Điều kiện để có… văn hóa từ chức!



 “Từ chức là chuyện văn hóa hơn là chuyện pháp lý, chế tài ở đây chính là lương tri. Nếu có một văn hoá chính trị dựa trên lương tri thì việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ là điều gần như bắt buộc”
 Với nhiều quốc gia trên thế giới, việc xin từ chức của các quan chức, lãnh đạo là điều rất bình thường. 
Có một số lý do để các quan chức, lãnh đạo trên thế giới xin từ chức như: Bị cáo buộc tham nhũng, tự thấy năng lực hạn chế, tự thấy có lỗi với dân chúng vì sự vụ nào đó; do cấp dưới sai phạm hay thậm chí do phát ngôn “lỡ lời”... Từ chức vì thế được xem là một hành vi, một cách ứng xử có văn hóa vốn đã trở thành thói quen, nếp nghĩ thường trực của con người ở những quốc gia văn minh, tiến bộ mà chúng ta hay gọi là “văn hóa từ chức”.
Mới đây nhất, là trường hợp xin từ chức của Thủ tướng Ý - ông Matteo Renzi và Thủ tướng New Zealand - ông Jonh Key. Ông Thủ tướng Ý từ chức là vì sự thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý về kế hoạch cải tổ hiến pháp của mình. Còn Thủ tướng New Zealand từ chức là vì… “lý do gia đình”. 
 Ở Việt Nam thời gian quan, khách quan mà nói, không phải không có trường hợp quan chức, lãnh đạo xin từ chức. Có thể kể ra đây trường hợp ông Lê Huy Ngọ - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin từ chức năm 2004. Ông Trần Đăng Tuấn – Phó giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, xin thôi chức năm 2010. Ở mức độ nào đó có thể kể thêm trường hợp ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An. Năm 2015, ông Sự xin được nghỉ hưu sớm dù vẫn còn được tín nhiệm.
Tuy vậy, dường như với vài trường hợp hiếm hoi và lẻ tẻ nêu trên chưa thể làm hài lòng đại bộ phận dân chúng vì trên thực tế có quá nhiều sự vụ gây bức xúc mà người đứng đầu đơn vị lẽ ra phải từ chức. Vì lẽ đó mà trong các kỳ họp Quốc hội không ít lần các vị đại biểu đã mang ra trao đổi, chất vấn. 
Báo chí truyền thông và dư luận xã hội cũng tốn khá nhiều giấy mực cho về vấn đề này. Các nhà quản lý và chuyên gia văn hóa thì luận bàn tại sao từ chức lại là điều rất khó và rất xa lạ đối với xã hội này. Thậm chí mới đây, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ (ngày 28/11), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải giao cho Bộ Nội vụ chủ trì biên soạn Nghị định về“văn hóa từ chức” xem như cơ sở pháp lý bắt buộc các lãnh đạo từ chức khi cần thiết…
Từ chức vốn là hành vi văn hóa trước hết thuộc về mỗi cá nhân; là sự chủ động, tự giác và thôi thúc từ bên trong mỗi quan chức biết tự trọng và xấu hổ về năng lực hay những lỗi lầm, khuyết điểm của bản thân. 
Điều này càng cho thấy từ chức thật ra không phải là chuyện khó nếu như mỗi quan chức, lãnh đạo đều được trang bị trước hết là bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm và sự tận tụy phục vụ nhân dân. Kế đến là trình độ học vấn, sự hiểu biết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Sở dĩ các lãnh đạo, chính khách phương Tây luôn chủ động và mạnh dạn từ chức, rút khỏi chính trường một phần là vì họ có niềm tin vào bản thân có thể xin việc kiếm sống ở môi trường khác bằng chính sự hiểu biết của mình.
Thế nên, một xã hội, một quốc gia muốn có “văn hóa từ chức” điều bắt buộc trước hết là phả có những người dám tự nguyện …xin từ chức khi còn đương nhiệm. Nói khác đi “văn hóa từ chức” chính “là một trong những biểu hiện sinh động, cụ thể và thiết thực nhất về một nền chính trị văn minh dựa trên phẩm giá, lòng tự trọng và bản lĩnh của những nhà lãnh đạo thực sự có tâm huyết và đầy dũng khí.
Trong hoàn cảnh chưa ai mạnh dạn từ chức dù chưa hoàn thành nhiệm vụ thì việc Chính phủ ban hành một Nghị định bắt buộc là rất cần thiết. Đây có thể xem là những bước đi đầu tiên để dần dần hình thành “văn hóa từ chức” đối với mọi phẩm hàm. 
Với sự quyết liệt của chính phủ hiện nay, hy vọng rằng văn hóa chính trị dựa trên lương tri sẽ sớm hình thành.

TRÁCH NHIỆM CỦATUÔI TRẺ
TRONG NÂNG CAO Ý THỨC BẢO VỆ TỔ QUỐC

      Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần  quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên.
CHỐNG MIỄN DỊCH CỦA KẺ THÙ
Có thể thấy, chưa bao giờ các thế lực phản động lại ráo riết, điên cuồng chống phá ta như thời điểm này. Thể hiện rõ nhất là chúng tung lên mạng với số lượng rất lớn thông tin sai trái, thù địch; nhất là từ khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nỗ lực, phấn khởi, tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Phái bộ Mỹ tại Việt Nam cho rằng: hiện công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp của Việt Nam còn “thiếu tính dân chủ và minh bạch”, việc kiểm duyệt kết quả bầu cử vẫn chưa được công khai, không có sự giám sát; Ở các địa phương, ủy ban bầu cử thường “sắp đặt” kết quả bầu cử để không ai chệch hướng “chỉ đạo” của trên; việc phát huy dân chủ ở mức độ “đủ mạnh” tại Việt Nam sẽ giúp hạn chế tới mức thấp nhất những yếu kém, hạn chế gây ra do tình trạng một đảng độc quyền lãnh đạo… Do đó, Mỹ đang tìm cách: tìm hiểu chi tiết các vấn đề trên để đánh giá một cách thực chất về vấn đề bầu cử tại Việt Nam; thông qua các kênh tổ chức phi chính phủ, các cá nhân, hội, nhóm chống đối, các tổ chức “xã hội dân sự” tập họp các vấn đề này; nâng cao quyền và nghĩa vụ của người dân Việt Nam đối với quá trình thúc đẩy “tiến trình dân chủ” tại Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi dụng sự kiện cá chết tại bốn tỉnh miền Trung; chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama,… các tổ chức phản động ở nước ngoài (đảng Việt Tân, đảng Nhân bản Xã hội, Việt Nam Quốc dân đảng…) và các phần tử cơ hội chính trị chống đối ở trong nước (Tổ chức Xã hội dân sự, Con đường Việt Nam…), tăng cường truyền bá các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam trên các báo điện tử, trang tin điện tử, blog cá nhân. Chúng kết hợp đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” với việc khuyến khích, tạo điều kiện, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Tính chất phản động, mục tiêu chống phá thể hiện rõ ở một số nội dung trọng điểm như: xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, thân thế sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng; bôi nhọ nhân sự cấp cao và kích động, chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm làm giảm niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng. Do đặc thù của internet là tốc độ truyền thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, thông tin gần như tức thì, tính “tự do” tương đối của những chủ thể thông tin, khả năng “gây nhiễu” lại khá rộng… nên những quan điểm sai trái trên mạng internet có khả năng ảnh hưởng nhanh, rộng đến nhiều đối tượng. Thực tế cho thấy thời gian qua không ít thông tin trên mạng đã gây hoài nghi, hoang mang trong xã hội, nhất là một bộ phận trí thức và thanh niên – đối tượng thường xuyên tiếp cận với phương tiện này