ÂM MƯU LỢI DỤNG QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO ĐỂ GÂY MẤT ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI


Quyền khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định rõ: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình. Và thông qua đó, công dân đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.  Đây cũng là phương thức để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Tuy nhiên, thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền để phá hoại từ bên trong nội bộ, hòng tạo ra lực lượng chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước ta; gây rối loạn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hòng làm mất ổn định chính trị của nước ta.
Thực hiện mưu đồ đó, trong thời gian vừa qua các phần tử cơ hội chính trị trong nước và bọn phản động ngoài nước đang ra sức lợi dụng quyền dân chủ, những bất cập trong cơ chế, chính sách để cố tình tạo ra một số vụ việc dây dưa, tham gia khiếu kiện, tố cáo kéo dài, vượt cấp. Các đối tượng này cũng sẵn sàng lôi kéo, kích động các hộ khác tham gia khi có vấn đề liên quan đến quyền lợi với phương châm “đúng thì tốt, không đúng cũng chẳng sao”. Nghiêm trọng hơn có một số người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối an ninh trật tự, xúc phạm, lăng mạ cán bộ tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo, tụ tập đông người tại trụ sở nơi tiếp công dân để gây mất an ninh trật tự, làm giảm lòng tin của người dân đối với chính quyền” 
Mục đích khiếu nại, tố cáo còn ẩn chứa mưu đồ chính trị phản động, chống phá chính quyền nhân dân, môi trường đầu tư của nước ta để phá hoại nền kinh tế. Điều này được thể hiện rõ qua các khẩu hiệu được đưa ra trong các vụ tụ tập, gây rối. Đó là những khẩu hiệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tạo ra những luồng dư luận trái chiều trong quần chúng nhân dân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng còn sử dụng người già, phụ nữ, trẻ em như một công cụ, phương tiện để tiến hành chống lại sự cưỡng chế của các lực lượng chức năng. Nhiều nơi có thể tạo thành những điểm nóng về chính trị - xã hội rất nguy hiểm. Việc làm này, tạo điều kiện cho các trang mạng phản động trong và ngoài nước xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy thủ đoạn lợi dụng khiếu kiện, tố cáo để chống phá chính quyền nhân dân là hết sức nguy hiểm và nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.
 Khiếu nại, tố cáo là một quyền cơ bản của công dân. Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật kèm theo là công cụ pháp lý để công dân thực hiện các quyền cơ bản đó. Để góp phần tăng cường pháp chế XHCN, ổn định xã hội, củng cố và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đòi hỏi mọi công dân cần hiểu và thực hiện đúng qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, mỗi người dân chúng ta cần nâng cao cảnh giác, không để cho các đối tượng xấu lợi dụng kích động chống phá chính quyền.


NHÌN NHẬN VỀ CHỦ TRƯƠNG CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG THỜI GIAN QUA THƯ THẾ NÀO?


Thời gian qua, dư luận xã hội rất đồng tình với chủ trương phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta. Nhiều vụ án tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn ngân sách bị đưa ra ánh sáng với nhiều người nguyên là cán bộ cấp cao, cán bộ đang đương chức. Những bản án nghiêm khắc đã được tuyên đã thể hiện rõ quyết tâm tiến hành một cách triệt để, không có “vùng cấm”, vùng “bất khả xâm phạm”, không có chuyện “hạ cánh an toàn” trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Thế nhưng, như đã chầu trực sẵn, một số phần tử cơ hội chính trị chỉ chờ có thế, ngay lập tức dùng “cái lưỡi không xương” nhảy vào phản bác, bịa đặt, xuyên tạc. Họ “nhấn mạnh” rằng đó là do sự yếu kém của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta trong quản lý cán bộ, đảng viên, quản lý vốn ngân sách; có người còn ngang nhiên khẳng định đó là sự tranh giành,  “đấu đá chính trị”, sự “thanh trừng lẫn nhau” giữa các phe phái trong nội bộ…
Thật lòng mà nói, cá nhân tôi cũng buồn vì thấy một số cán bộ vướng vào tham nhũng, lãng phí. Ngân sách của Nhà nước bị những cá nhân đó tham ô hoặc do khâu quản lý yếu kém dẫn đến thất thoát vốn ngân sách, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy mừng vì đó chỉ là một số ít cán bộ, đảng viên tha hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống, chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Cùng với sự đồng tình của biết bao người dân, tôi cũng vui khi thấy quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam và cả hệ thống chính trị trong việc thanh lọc những con sâu đó bất kể họ là ai, đã và đang giữ cương vị gì…Đành rằng đây là công việc rất khó thực hiện, thậm chí là rất đau khi phải “cắt bỏ cái ung nhọt” trong cơ thể.
Vậy nên, tôi cũng mong muốn mỗi người cần đồng lòng cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy tốt vai trò giám sát, kịp thời phát hiện, mạnh dạn tố cáo những hành vi tham ô, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch ngay tại địa phương mình, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước ta làm trong sạch bộ máy chính trị, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, mọi người dân khi xem xét, nhìn nhận những sự việc này cần thận trọng, khách quan, toàn diện, có chính kiến, tránh cả tin để cho những phần tử cơ hội chính trị lợi dụng, lôi kéo làm những việc trái pháp luật Nhà nước, đi ngược lại với chủ trương quyết tâm phòng chống tham nhũng, lãng phí mà Đảng ta đang ra sức thực hiện.

Nghiêm trị những kẻ lợi dụng "Hội thánh Đức Chúa Trời"

     Thông tin về tổ chức tự xưng "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" thời gian gần đây khiến dư luận lo lắng về một hệ phái tôn giáo mới với hình thức truyền đạo có dấu hiệu lệch lạc về văn hóa, trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Thực tế hoạt động của hội, nhóm tà đạo này thường do một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Về kinh tế, người tham gia hội, nhóm này bị xáo trộn cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người bỏ việc để theo các hội, nhóm với giáo lý được truyền bá phản khoa học như "không làm vẫn giàu sang".
    Về hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng ở nước ta, nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người dân nhưng cũng nghiêm cấm hành vi xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội. Những hệ phái tôn giáo biến tướng khi xuất hiện ở nước ta thông thường sẽ tập trung truyền bá vào nhóm người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn hay gặp bất trắc trong cuộc sống vì nhóm người này thường rất dễ nghe theo những điều được truyền bá. "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" là hệ phái mới nên bị lạm dụng, biến tướng, lệch lạc trong các nghi thức, nghi lễ..., sự khủng hoảng về niềm tin hay những biến cố trong đời sống xã hội như mất công ăn việc làm, gia đình mâu thuẫn cũng khiến nhiều người rơi vào u mê khi bị các hệ phái biến tướng, mà cụ thể ở đây chúng thường lôi kéo đối tượng là phụ nữ, người già, học sinh, sinh viên - những nhóm người nhẹ dạ, cả tin. 
     Để ứng xử với những đối tượng cuồng tín này không được nóng vội mà phải thận trọng, bình tĩnh, nghiên cứu cụ thể để có hướng quản lý phù hợp. Cần tìm hiểu, xác minh những thành phần nào dễ bị lôi kéo vào các hệ phái tôn giáo mới, từ đó tìm hiểu gốc rễ nguyên nhân họ đi theo là gì? Nguyên nhân đó có thể là sự xáo trộn trong đời sống xã hội của họ, từ khủng hoảng niềm tin hoặc bất trắc trong cuộc sống. Từ đó phân tích, làm công tác dân vận cho họ hiểu về việc nhà nước không ngăn cấm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng nhưng người dân cần tỉnh táo để nhận ra những tôn giáo chính thống, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục, qua đó khai mở dần cho họ hiểu và thực hiện đúng pháp luật. 
    Để thực hiện nội dung trên, trước hết cần định hướng người dân theo tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh cần và có sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương. Trong đó, vai trò của mặt trận Tổ quốc làm nòng cốt để làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục không để các phần tử xấu mạo danh để hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng; pháp luật cần vào cuộc, làm rõ và  nghiêm trị để kịp thời chấn chỉnh không để những kẻ lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng ngang nhiên hoạt động nhằm trục lợi gây xáo trộn đời sống xã hội.