HƠN 54.000 CÁN BỘ, CHIẾN SĨ QUÂN ĐỘI
 THAM GIA ỨNG PHÓ BÃO SỐ 4
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó khẩn cấp với bão số 4 và mưa lũ.
Chiều tối 16-8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bộ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Xây dựng, Y tế... Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khẩn trương, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung.
Cụ thể, đối với khu vực trên biển cần quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tàu thuyền khi vào tránh trú; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại các khu vực neo đậu; tuyệt đối không để người dân ở lại lồng bè, chòi canh, tàu thuyền.
Chủ động triển khai các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản đối với các hoạt động du lịch trên các đảo và lồng bè nuôi trồng thủy hải sản ven biển. Đối với khu vực trên đất liền, chỉ đạo hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, biển quảng cáo, chặt tỉa cành cây. Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, bến cảng, khu công nghiệp ven biển, các dự án đang thi công, kho tàng, hầm lò, hệ thống truyền tải điện, bãi thải khai thác khoáng sản... Riêng đối với các tỉnh dự báo có mưa lớn, đặc biệt lớn (Thanh Hóa, Hòa Bình, Thủ đô Hà Nội…) cần quan tâm triển khai các giải pháp: Chống ngập úng vùng trũng thấp, ngập úng đô thị; lũ lớn trên các tuyến sông, hồ chứa; an toàn dân cư, đặc biệt những khu vực mới xảy ra ngập úng kéo dài như Chương Mỹ, Hà Nội.
Các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ cần kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, thông báo cho người dân để chủ động phòng tránh và kiên quyết sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tổ chức cắm biển cảnh báo, tuần tra canh gác các khu vực ngầm tràn, đường bị ngập sâu và nghiêm cấm vớt củi khi có lũ. Các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, đặc biệt là các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình chủ động tiêu thoát nước đệm để chống úng cho các diện tích lúa và hoa màu...
Sơ tán 17.337 người đến nơi an toàn: Về công tác ứng phó bão số 4, theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT), tính đến 18 giờ ngày 16-8, lực lượng biên phòng và chính quyền các địa phương thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn về nơi neo đậu an toàn 36.314 phương tiện với 137.774 người; 13.420 lồng bè, lều, chòi canh. Sơ tán 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh nuôi trồng thủy sản và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn. Đồng thời cũng trong ngày 16-8, các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển.
* Ngày 16-8, Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 4 tại tỉnh Thanh Hóa; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đi kiểm tra, chỉ đạo tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Đồng thời, Bộ NN&PTNT đã cử các đoàn công tác đi kiểm tra tình hình an toàn hồ chứa nước, chỉ đạo các biện pháp chống úng tại một số tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Hồ Sơn La, Tuyên Quang đóng cửa xả đáy: Căn cứ vào diễn biến mưa và mực nước về hồ thủy điện Tuyên Quang, hồ Sơn La và quy trình vận hành liên hồ chứa, ngày 16-8, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT đã có Công điện số 40 gửi Công ty Thủy điện Tuyên Quang, Công điện số 41 gửi Công ty Thủy điện Sơn La yêu cầu đóng nốt cửa xả đáy còn lại ở hai hồ thủy điện này. Như vậy, hiện hồ Tuyên Quang, hồ Sơn La đã đóng hoàn toàn các cửa xả đáy. Đồng thời, công điện yêu cầu hai công ty theo dõi diễn biến mưa lũ, lưu lượng nước về hồ, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và các cơ quan chức năng để có chỉ đạo vận hành hồ phù hợp với tình hình thực tế.
54.732 cán bộ, chiến sĩ cùng 2.728 phương tiện các loại tham gia ứng trực
Trong ngày 16-8, các đơn vị quân đội cùng các lực lượng khác tại các địa phương đã chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó bão số 4. Theo Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu) có 528.367 người tham gia ứng phó bão (bộ đội 54.732, dân quân 362.576, dự bị động viên 111.059); 2.728 phương tiện các loại (35 tàu, 923 xuồng, 1.575 ô tô, 148 xe đặc chủng). Các đơn vị đã thành lập kíp trực, tổ chức kiểm tra các khâu chuẩn bị cuối cùng sẵn sàng ứng phó hiệu quả với bão.
Tại địa bàn Quân khu 3, vùng được dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, Bộ tư lệnh Quân khu 3 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bảo đảm trực 100% quân số, sẵn sàng cơ động lực lượng, phương tiện để ứng phó với bão.
Chiều ngày 16-8, Bộ tư lệnh Quân khu 3 đã thành lập hai đoàn công tác trực tiếp đến các địa phương trọng điểm để kiểm tra, nắm tình hình, yêu cầu LLVT các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú an toàn, giúp nhân dân chằng chống nhà cửa nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do bão gây ra.
Tại tỉnh Thái Bình, Bộ CHQS tỉnh đã lệnh chỉ đạo cho LLVT tỉnh thực hiện trực chiến 100% quân số, chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện, vật chất để sẵn sàng cơ động tham gia chống bão (gồm 4 tàu, 10 xuồng cao tốc, 8 xe thiết giáp, l24 máy điện đàm thông tin, 2 máy phát điện và 2 máy bơm công suất cao, cùng các trang bị vượt sông). Hiện các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân trên biển đã được kêu gọi, sơ tán vào nơi tránh trú bão an toàn.
Cũng với tinh thần tích cực, chủ động ứng phó với cơn bão, Trung đoàn 8, Sư đoàn 395 bảo đảm trực 100% quân số, sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia giúp dân ứng phó bão khi có tình huống xảy ra.
 Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Nam Định đã triển khai 20 tàu, ca nô và xe ô tô cùng 350 cán bộ, chiến sĩ sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả của bão. Đơn vị đã thành lập 3 đoàn công tác đi kiểm tra công tác phòng, chống bão ở các đơn vị cơ sở. Tổ chức lực lượng nắm, kiểm đếm, thống kê số người, phương tiện đang hoạt động trên biển... Tổ chức 4 điểm bắn pháo hiệu theo quy định, duy trì 5 đài canh trực 24/24 giờ trong ngày, giữ vững thông tin liên lạc với tàu cá của ngư dân trên biển. Phối hợp với địa phương thông báo, kêu gọi 2.127 lượt tàu thuyền với 5.738 lượt ngư dân đang hoạt động trên biển và 1.317 lao động ở 1.124 lều, chòi ven biển biết về tình hình bão để chủ động vào nơi neo đậu an toàn. 

Tuyên phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’


Ngày 16/8 tại thành phố Vinh, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa công khai xét xử sơ thẩm vụ án Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Lê Đình Lượng, sinh ngày 10/12/1965, trú quán tại xóm 9, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Ngày 24/7/2017, Lê Đình Lượng bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.
Trên cơ sở nội dung của vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định Lê Đình Lượng là người hoạt động đắc lực của tổ chức Việt Tân tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Hành vi của Lê Đình Lượng đã lôi kéo những người là công dân Việt Nam vào tổ chức Việt Tân, phát triển tổ chức Việt Tân trên lãnh thổ Việt Nam. Lê Đình Lượng đã thể hiện tích cực, thực hiện tôn chỉ, mục đích của tổ chức Việt Tân hòng làm suy yếu, tiến tới bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân, chống lại chính quyền nhân dân Việt Nam. Thủ đoạn là thông qua kết nối mạng, like hoặc phản hồi, chia sẻ với các tài khoản Facebook khác với nội dung là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, từ đó tìm cách tiếp xúc, dụ dỗ, lôi kéo nhiều người vào tổ chức Việt Tân. Quá trình sử dụng Facebook, Lê Đình Lượng đã thể hiện rõ tình cảm, ý chí đồng lòng cùng tổ chức Việt Tân, tích cực theo dõi, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên tuyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của tổ chức khủng bố Việt Tân, xuyên tạc về tình hình Việt Nam, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Xét hành vi, tính chất, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo diễn ra trong thời gian dài, lôi kéo nhiều người tham gia, tiến hành cùng với việc có nhiều bài viết lợi dụng các vấn đề xã hội trong nước để xuyên tạc lịch sử, kích động quần chúng nhân dân, đưa tin, vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan công quyền, phá hoại tư tưởng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Bị cáo ý thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nhưng không dừng ở đó mà còn dụ dỗ, lôi kéo nhiều người tham gia để phát triển tổ chức Việt Tân. Hành vi đó đã xâm phạm chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Vì vậy cần xử phạt nghiêm minh để cải tạo, giáo dục bị cáo và có tác dụng phòng ngừa chung.
Áp dụng khoản 1, Điều 79, Điều 38, Điều 39, Điều 92, Bộ luật Hình sự năm 1999, Hội đồng xét xử xử phạt Lê Đình Lượng 20 năm tù và phạt quản chế bị cáo 5 năm kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cũng khẳng định: Qua vụ án này cho thấy các thế lực thù địch nói chung, tổ chức Việt Tân nói riêng cũng như những người phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có những phương thức, thủ đoạn khác nhau, khi thì kích động, khi thì xuyên tạc, khi thì đóng vai là người đi đầu trong các phong trào chống tiêu cực, nhìn bề ngoài chúng ta nghĩ rằng họ là những người yêu nước, yêu chế độ, yêu dân tộc, nhưng dù phương thức, thủ đoạn thay đổi nhưng bản chất không thay đổi, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng là lật đổ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Điều đó nhắc mọi người luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng phong trào vì an ninh Tổ quốc, không nghe theo lời xúi giục, lôi kéo, kích động, tụ tập, biểu tình  của các thế lực thù địch. Làm như vậy là phản bội Tổ quốc, là xâm phạm an ninh quốc gia, kìm hãm sự phát triển của đất nước; khi phát hiện thì tích cực phối hợp, trình báo với  cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời.


NỔI ĐAU CỦA KẺ VỌNG NÔ BÙI TÍN
Tháo quân hàm Đại tá, chạy theo lời hứa danh quyền, địa vị, danh lợi của Việt Tân, của cái gọi là phục hưng Việt Nam Cộng hoà, chế độ XHCN ở Việt Nam sẽ sụp đổ như Đông Âu – Và lời hối hận sau khi bỏ chạy theo Việt Tân được 17 năm. Thế mới hiểu hơn, lý luận cao, kiến thức rộng mà không có bản lĩnh vững vàng, không có niềm tin thì cũng chỉ là "con sâu bám lá cây".
Bùi Tín – Nguyên Đại tá quân đội, Phó tổng biên tập Báo Nhân dân; Ông ta sinh năm 1927 tại Huế, trước khi lầm đường lạc lối ông ta từng được mệnh danh là người chiến sĩ, sĩ quan, nhà báo lão thành cách mạng, kiên trung với những bài viết khiến hàng triệu người nể phục.
Nếu không có một ngày bi kịch của đời Ông ta, thì danh phận Ông ta đã rất rực rỡ. Ngày ấy vào tháng 9 năm 1990 sang Pháp dự hội hàng năm của báo “L’Humanité” và quyết định không trở lại với cơ quan, đồng nghiệp. Ông ta day dứt “Tưởng Việt Nam cũng sẽ sụp đổ như các nước ở Đông Âu thời ấy” và ông ta sẽ được bố trí vị trí xứng đáng trong bộ máy nhà nước Việt nam cộng hòa (theo như lời dụ dỗ) và rồi ông ta quyết định ở lại Pháp để đến nay vẫn mang tiếng với đồng nghiệp là “kẻ đào nhiệm” phản bội Nhân dân, Tổ quốc.
Sự ảo tưởng đã giết chết lý trí, tinh thần và bản lĩnh của Hắn. Nó làm Hắn lao vào viết, viết và viết điên cuồng như một con thiêu thân. Không từ một thuật ngữ, không ngại ngần viết về những cái không có thật… miễn sao “bôi xấu” vào cái chế độ, Đảng, Nhà nước mà Hắn từng khôn lớn, trưởng thành. Hắn ghê sợ những gì Hắn viết ra và không giám nhìn, nhớ về những bài viết ấy.
Giờ đây ngồi bên xứ người, bị đối xử thậm tệ của kẻ “hết giá trị lợi dụng”, Ông ta nói “tôi không ân hận về những gì đang xảy đến với tôi đó là cái giá tôi phải trả nhưng cái đau nhất…”. Ông ta lặng người nhìn về phía xa xa một cách vô vọng. Ông ta tiếp “lúc này đây tôi thực sự thấm thía câu nói của cha ông “đồng tiền và danh vọng nó bạc như vôi” và chúng tôi cảm nhận rằng:
Nỗi đau của ông ta lúc này là nỗi nhớ quê hương, nhớ từng bước chân trên con phố nhỏ hay giữa dòng người đông đúc hoặc nhớ buổi chiều ngồi ngắm cảnh bên dòng sông Hương nơi chôn rau cắt rốn của ông hoặc Hồ Tây nơi gắn bó nhiều kỷ niệm. Chắn hẳn, ông ta vẫn mong lúc sống không dễ gì nhân dân Việt Nam tha thứ nhưng khi ông ta chết đi chỉ mong được mang nắm tro tàn về chôn ở quê cha, đất mẹ.

Nỗi đau lớn nhất lúc này với ông ta đó là sự “ghẻ lạnh”, “hắt hủi” của những người mà ông từng coi là “cùng chiến tuyến”, “cùng phản phản bội Tổ quốc”… Ở cái tuổi 90, ông ta ốm đau liên tục và không còn sức viết nổi nửa trang tin thì cũng là lúc không có thằng nào “ngó đến xem Hắn sống thế nào ? đau ốm thế nào ?…”. Giọt nước mắt luôn chảy ra và ông ta lại hận những kẻ tưởng chừng thề cùng sống chết thì lại dễ dàng bỏ mặc ông ta trong lúc ông ta cần chỗ dựa tinh thần.
Giờ đây ở tuổi gần đất xa trời, cái giai đoạn người ta nhận rõ đúng sai nhất của cuộc đời, ngay tại Paris, thân già lủi thủi, cô đơn không một người Việt nào ở Pháp hỏi thăm khi ốm, khi đau, khi trái gió trở trời… và đã làm ông ta hận vì sự “ảo tưởng” của chính mình. Ông ta đau đớn khi bị bỏ rơi như một đứa trẻ bơ vơ nơi đất khách. Ông ta càng đau đớn hơn khi tất cả quay lưng với chính ông ta vì ông ta không còn tác dụng… Hắn nhớ lại, lúc họ cần mình thì “sao ngọt ngào đến thế nhưng khi không còn sử dụng họ rũ bỏ như rũ một con bọ ve trên vai áo”.
Khi tiếp xúc với Ông Hà Minh Huệ, nguyên Phó tổng biên tập TTXVN, Ông ta hối hận rằng: “Nỗi đau thứ nhất, ông ta bị nhân dân Việt Nam coi như một Trần ích Tắc phản nước hại dân. ở Việt Nam ai cũng căm ghét Bùi Tín. Ai cũng cho rằng Bùi Tín là kẻ vô ơn bạc nghĩa.

Nỗi đau thứ hai, giới trí thức ở hải ngoại cho rằng Bùi Tín được ăn rất nhiều lộc của Việt Nam mà trở cờ như vậy là “thất đức, khó tin”. Trong một lần cùng tiến sĩ Trần Ngọc Vương đến thăm họa sĩ Lê Bá Đảng, Đặng Tiến, nhà phê bình nổi tiếng ở hải ngoại, đã nhận xét: “Bùi Tín thuộc loại ăn cháo đái bát không đáng chơi”. Ngay đến Võ Văn ái, tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”.
Nỗi đau thứ ba, nhiều Việt kiều yêu nước không thể tin được hành động chạy trốn của Bùi Tín nên đoán già đoán non rằng Bùi Tín giả danh đào nhiệm để hoạt động gián điệp. Chính vì lẽ đó có người đã cho Bùi Tín vay khá nhiều tiền mà mãi đến nay vẫn không dám đòi”.
Lúc này đây, bệnh tuổi già làm ông ta đau ốm liên miên nhưng cái đau nhất không phải về thể xác mà đó là lương tâm và sự hận thù những kẻ đã từng “cưng phụng ông ta ”, “tô vẽ ông ta” lại bỏ lại ông ta với sự cô đơn.
Nỗi đau của ông ta lúc này, chỉ có những người quan tâm đến ông mới hiểu được và chúng tôi thực hiện bài viết này cũng không dám mạo muội đặt ra lời khuyên đối với những ai từng ảo tưởng, đang ảo tưởng … như ông ta sẽ sớm tỉnh ngộ quay lại với thực tế. Có lẽ, ông ta cũng muốn nói lên điều này mặc dù có thể không thức tỉnh được ai nhưng cũng sẽ là một bài học thực tế cho muôn đời.
Hỡi những tên tay cầm Đôla, miệng hô hào, chửi Đảng, nói xấu chế độ, đả kích, bôi nhọ lãnh tụ, “đấu tranh cho dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do”, “tôn giáo” theo ý phản động…..ơi, hãy đọc, ngẫm nghĩ, đừng bỏ cả đời mình đi theo tội lỗi, để rồi cuối đời cô độc, ân hận, oán thân mình. Dừng lại đi, nếu máu các ngươi còn của dân Việt.
Theo Lâm Hoàng Ân