VẠCH TRẦN XUYÊN TẠC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

Thật nực cười khi đọc bài viết “Chính trị bình dân – Chính trị công dân!!!” đăng trên trang mạng danlambao.
Không hiểu tác giả là ai, nhưng khi đọc bài viết, tôi thấy lộ rõ mưu đồ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta. Thực chất nội dung bài viết, thể hiện rõ, các thế lực thù địch âm mưu muốn thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hướng lái nền dân chủ nước ta sang dân chủ tư sản. Tính chất nguy hiểm của những âm mưu, thủ đoạn này còn biểu hiện ở chỗ, nó dễ gây nên sự ngộ nhận, mơ hồ, lẫn lộn trong nhận thức về giá trị dân chủ, dễ gây nên sự dao động về tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Trở lại vấn đề nhân dân làm chủ, nhân dân là chủ, xin dẫn một số nội dung để mọi người chúng ta cùng suy ngẫm về quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam được thể hiện trên thực tế như thế nào.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước công – nông được thành lập năm 1945, năm 1946 toàn dân Việt Nam được đi bầu cử tự do với hình thức phổ thông đầu phiếu để chọn ra chính phủ của mình, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, tôi tớ đã thực sự được hưởng quyền dân chủ, thực sự làm chủ đất nước và quyền đó ngày càng được phát huy trong quá trình xây dựng xã hội mới. Chế độ dân chủ đó “gấp triệu lần” hơn bất cứ chế độ dân chủ nào trong lịch sử. Nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, quản lý và xây dựng xã hội mới, đó là thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà nhân dân ta đổ biết bao công sức, máu xương mới giành được. Bản chất chế độ dân chủ ở nước ta là tốt đẹp, ưu việt và được thực hiện trên thực tế.
Chế độ dân chủ ở nước ta, trong đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tinh thần được phát huy cao độ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thể hiện trong các văn bản Hiến pháp, pháp luật, mà ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày.
Trên thực tế, dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Chính từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta mới có được nền dân chủ thực sự, nhân dân được làm chủ thực sự. Vì vậy, Đảng ta luôn nhất quán chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với xây dựng và không ngừng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Biểu hiện ở chỗ, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ và được phát huy cao độ tính tích cực, tự giác của mình, sức lao động được giải phóng, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn của Quốc hội; việc thực hiện đối thoại, những cuộc tiếp xúc của các đại biểu Quốc hội với cử tri đã tạo điều kiện tốt hơn cho người dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Điều đó thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta; thể hiện rõ mục tiêu, động lực của dân chủ xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển đất nước.
Như vậy, những lập luận trong bài viết nói trên là hoàn toàn không có căn cứ thực tiễn, thực chất đó chỉ là những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật, là sự vu khống, là “trở lực” chính cho việc thực hiện dân chủ ở Việt Nam cần phải được vạch trần và xử lý kiên quyết theo đúng pháp luật của Việt Nam. Mỗi người dân cần hết sức cảnh giác không để các thế lực thù địch lừa bịp, lôi kéo; đồng thời phải giữ vững niềm tin vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo./.
GIẶC NỘI XÂM


ĐẤT NƯỚC HÒA BÌNH THỐNG NHẤT CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG, CŨNG NHƯ THÀNH TỰU KINH TẾ MÀ ĐẢNG TA MẠNH DẠN ĐỔI MỚI ĐÃ GẶT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH CÔNG NHẤT ĐỊNH, CHÚNG TA BẮT TAY LÀM ĂN LÀM ĂN VỚI CÁC ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ BƯỚC ĐẦU CÓ NHỮNG BỠ NGỠ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ, TUY NHIÊN ĐẾN NAY CƠ BẢN CHÚNG TA HỘI NHẬP SÂU QUẢN LÍ NGÀY MỘT CHẶT CHẼ HƠN XONG CŨNG PHẢI NHÌN NHẬN THẲNG THẮN LÀ MỘT BỘ PHẬN CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN KHI ĐƯỢC GIAO TRỌNG TRÁCH QUẢN LÍ ĐÃ BUÔNG NỎNG, THẬM CHÍ CÒN TIẾP TAY CHO CÁC PHẦN TỬ XẤU CƠ HỘI.
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG TA TRIỂN KHAI LÀM MẠNH LÀM QUYẾT LIỆT ĐÃ CÓ NHIỀU CÁN BỘ CAO CẤP PHẢI HẦU TÒA PHẢI KHẲNG ĐỊNH RẰNG ĐÂY LÀ VIỆC LÀM BÌNH THƯỜNG LÀM TRONG SẠCH ĐẢNG, NGĂN CHẶN VÀ ĐẦY LÙI SUY THOÁI CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG, LÀM ĐẢNG NGÀY MỘT MẠNH HƠN NHÂN DÂN PHẤN KHỞI TIN TƯỞNG VÀO ĐẢNG TA HƠN, VIỆC LÀM NÀY CỦA CHÚNG TA LÀ RẤT TỐT TUY NHIÊN CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH PHẢN ĐỘNG CHÚNG LẠI CÔNG KÍCH NÓI XẤU ĐẢNG TA LÀ THANH TRỪNG PHE NHÓM TUNG TIN VU KHỐNG BỊA ĐẶT NÓI XẤU CÁC ĐỒNG CHÍ TRUNG ƯƠNG. THẬT LỰC CƯỜI BẤT CỨ MỘT QUỐC GIA DÂN TỘC NÀO NẾU MUỐN ĐẤT NƯỚC PHÁT TRIỂN TRƯỚC TIÊN PHẢI XỬ LÍ NGHIÊM TRIỆT ĐỂ THAM NHŨNG, THỨ HAI PHẢI THƯỜNG XUYÊN LÀM TRONG SẠCH BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN, VỚI CHÚNG TA CŨNG KHÔNG NGOẠI LỆ, VÀ NHÂN DÂN TA, ĐẢNG TA CÒN COI NHỮNG LŨ XÂU MỌT THAM NHŨNG LÀ LOÀI GIẶC NỘI XÂM CỦA DÂN TÔC VÌ NÓ LÀM CHẬM SỰ PHÁT TRỂN ĐI LÊN CỦA ĐẤT NƯỚC.

BẢO VỆ TỔ QUỐC GẮN LIỀN VỚI BẢO VỆ CHẾ ĐỘ - MỤC TIÊU NHẤT QUÁN CỦA SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY



Từ lý luận và thực tiễn sinh động của lịch sử cho thấy tổ quốc bao giờ cũng gắn với một chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhất định. Sự xuất hiện của các loại hình tổ quốc trong lịch sử luôn gắn với một chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cụ thể. Chẳng hạn, Tổ quốc phong kiến; Tổ quốc tư sản; Tổ quốc xã hội chủ nghĩa… Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa tồn tại và phát triển với “cương vực” riêng: có một nền văn hóa, ngôn ngữ riêng với một chế độ kinh tế, chính trị xã hội chủ nghĩa không thể tách rời.
Thực tế hiện nay, có người do nhận thức chưa đầy đủ nội hàm của khái niệm Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hoặc do những mục đích chính trị đen tối, họ vô tình hoặc cố ý tách rời Tổ quốc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó, họ đưa ra các quan điểm sai trái, phản động, tách dời mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cần nhận thức rằng trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, mở cửa, hội nhập quốc tế thì vấn đề mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần được quan niệm toàn diện hơn. Vừa phải bảo đảm lợi ích đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc vừa phải đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho các nước hợp tác, đầu tư vào Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc trên một ý nghĩa nào đó còn là việc bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của cả đối tác kinh tế, bạn bè quan hệ với Việt Nam. Trong quá trình mở cửa hội nhập, cùng với những thuận lợi là những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, phức tạp hơn. Trong điều kiện đó vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, lợi ích quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực, đặc biệt là lợi ích kinh tế, chính trị, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được đặt ra cấp thiết và cụ thể hơn.
Hiện nay, cần đặc biệt quan tâm bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng, văn hóa và an ninh xã hội. Kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn những cuộc xâm nhập, “tiến công mềm” bằng các thủ đoạn thông tin trên các mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ “Quyền tự bảo vệ” hợp hiến và hợp pháp.
Hội nghị TƯ8 (khóa XI) xác định: vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới; công nghiệp hóa - hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để gắn chặt bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ chế độ cần thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể: Tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, hiện tượng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”… trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và lòng tin của nhân dân với Đảng, nhà nước;  Tập trung thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng khó khăn, có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc hơn; Chủ động ngăn ngừa và làm thất bại mọi hoạt động chống phá của các thế lực thù định. Khắc phục hiện tượng sơ hở, mất cảnh giác, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển, đảo, chiến tranh mạng, không để xảy ra bạo loạn, khủng bố, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập. Bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực làm chuyển biến rõ về trật tự xã hội, xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh; Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đảm bảo giành thắng lợi trong mọi tình huống; Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển toàn diện đất nước, gia tăng đan xen các lợi ích với các nước đối tác quan trọng, các nước lớn, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới. Phấn đấu giải quyết cơ bản các vấn đề biên giới trên bộ. Thúc đẩy giải quyết có hiệu quả vấn đề biên giới biển với các nước láng giềng.
Hiện nay cần quán triệt sâu sắc quan điểm, phương châm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới:
Giữ vững sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nắm chắc nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, củng cố quốc phòng an ninh là trọng yếu, thường xuyên. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; Vận dụng đúng đắn quan điểm về đối tác, đối tượng.
Sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa  là sức mạnh tổng hợp của cả vật chất và tinh thần; cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại, của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, của cả truyền thống và hiện đại, cả trong nước và quốc tế. Nền tảng tạo nên sức mạnh tổng hợp là sức mạnh của nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh chính trị tinh thần được xây dựng vững mạnh đóng vai trò quyết định. Sức mạnh của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với sức mạnh của khoa học công nghệ đòng vai trò quan trọng. Sức mạnh của quốc phòng quân sự đóng vai trò trực tiếp. Đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu của của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Trong mối quan hệ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nguồn nội lực của đất nước, nhân tố bên trong là quyết định. Để tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc, cần quan tâm xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó là tư duy khoa học, gắn chặt lý luận với thực tiễn, thể hiện quan điểm bảo vệ Tổ quốc là gắn bó chặt chẽ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ mọi lợi ích quốc gia, dân tộc. Đây là điều kiện tiên quyết để giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trưởng phát triển bền vững đất nước đồng thời là quy luật tồn tại phát triển của dân tộc ta trong điều kiện mới./.
                                                            
           Trọng Phúc