Không để các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

       Cũng như trước đây, hiện nay và trong những năm tới, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội đang và sẽ ráo riết tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Họ đòi chúng ta “lựa chọn lại” mục tiêu, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; đòi chúng ta phải từ bỏ con đường CNXH, muốn đất nước ta lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, đòi đổi tên Đảng, tên nước, công khai hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ lập luận rằng, đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, là không tưởng. 
      Gần đây, họ cho rằng, con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập nhau!
     Thực hiện mưu đồ này, chúng ra sức bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, công khai ca ngợi chế độ tư bản chủ nghĩa và ra sức cổ súy, tô son, trát phấn cho chủ nghĩa tư bản, rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, chủ nghĩa tư bản có thể hội tụ với CNXH trong thời đại hậu công nghiệp, văn minh tin học!


Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: TTXVN.Họ lấy một số khuyết điểm, yếu kém của ta về quản lý kinh tế, quản lý xã hội để quy chụp cho bản chất của CNXH, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có CNXH. Trong khi nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, họ lại đòi hỏi những nhân tố của CNXH phải xuất hiện đầy đủ ngay ở nước ta. Tiến công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng, phải phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết những vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó theo CNXH dân chủ!
       Những luận điệu nói trên của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội không có mục đích nào khác là gây sự hoài nghi; phá vỡ sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta đi vào con đường tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.
        Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH-ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”(1). Đây là một sự tổng kết lịch sử cách mạng Việt Nam, vạch rõ nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chỉ rõ mục tiêu, lý tưởng mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tiếp tục kiên định trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
      Hơn 85 năm qua, đó là khoảng thời gian đủ để mỗi người Việt Nam kiểm nghiệm và rút ra kết luận về sự đúng đắn, sáng tạo của mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và CNXH mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 85 năm qua cho thấy, độc lập dân tộc và CNXH đã được Đảng ta xác định là mục tiêu, là cái đích phải đến của cách mạng Việt Nam ngay từ Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (1930). Từ đó cho đến nay, độc lập dân tộc và CNXH luôn luôn là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
       Giải quyết đúng đắn mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và CNXH trong từng thời kỳ cách mạng là nét độc đáo, sáng tạo, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình của thế giới, khu vực và đất nước, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng; trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ đường lối, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phù hợp với yêu cầu của lịch sử.
        Đặc biệt, khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình thế giới, khu vực có những biến đổi to lớn và cực kỳ phức tạp. Độc lập dân tộc và CNXH đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Trước những biến cố của lịch sử trong những thập niên 90 của thế kỷ 20, công cuộc cải cách, cải tổ, đổi mới CNXH đã trở thành một đòi hỏi tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; tìm ra con đường phát triển thích hợp của CNXH hiện thực đối với mỗi nước.
       Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng ta khẳng định, đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu CNXH mà chính là để đạt mục tiêu đó một cách có hiệu quả bằng những phương pháp, bước đi thích hợp, phù hợp với quy luật để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khắc phục sự tụt hậu, chệch hướng, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã tổng kết, rút ra một trong những bài học quan trọng: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”(2).
     Trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định độc lập dân tộc và CNXH tiếp tục là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH cần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của thời đại và tình hình đất nước. Kết hợp độc lập dân tộc và CNXH phải đặt trong xu thế phát triển của thời đại và quá trình vận động của các nhân tố dân tộc, giai cấp trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của xu thế toàn cầu hóa. Quan hệ giữa các quốc gia-dân tộc trên thế giới được hình thành và vận động trên cơ sở tác động tổng hợp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu. Sự kết hợp, đan xen và thống nhất giữa lợi ích dân tộc, giai cấp, quốc tế tạo ra động lực mới cho sự phát triển các quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay.
      Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Độc lập dân tộc và CNXH là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng của sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đương nhiên, hành trình đi tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cùng với những thời cơ, thuận lợi mới, chúng ta vẫn còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới.
      V.I.Lê-nin đã từng căn dặn những người cộng sản, không bao giờ được chán nản hoặc rơi vào tuyệt vọng. Cần phải kiên định con đường đã chọn, biết củng cố, nuôi dưỡng niềm tin vào thắng lợi ngay cả trong những thời điểm, những hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; không bi quan, dao động, mất niềm tin trước những khó khăn, thử thách. Phải nhạy cảm nắm bắt cái mới, giữ vững nguyên tắc chiến lược, đồng thời, phải linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để thực hiện mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.


Chấm dứt luận điệu thiếu thiện chí về tự do tôn giáo ở Việt Nam

        Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành và lãnh đạo triển khai thực hiện nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình.
      Thế nhưng, báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo thế giới công bố ngày vẫn thể hiện tư duy lối mòn, lặp lại những luận điệu cũ và được sao chép lại từ nhiều năm trước về đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.  Như thường lệ, Washington tự cho mình quyền phán xét về nhiều vấn đề thuộc công việc nội bộ của nước khác, với cách nhìn chủ quan và thiếu thiện chí. Tương tự như các bản báo cáo trước, bản báo cáo năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục chỉ trích Việt Nam hạn chế các hoạt động tự do tôn giáo... Những thông tin mà báo cáo đề cập không có gì mới mà mang đậm màu sắc chủ quan và phiến diện. Thực tế đời sống tôn giáo sinh động và tính thượng tôn pháp luật trong bảo vệ các quyền con người tại Việt Nam là sự phủ nhận mạnh mẽ nhất những luận điệu đó.
       Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và đứng thứ ba thế giới về sự đa dạng tôn giáo, tín ngưỡng. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.” Trên thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống. Trong những năm qua, nhiều tôn giáo đã được Nhà nước ta công nhận.
      Đến nay, Việt Nam có 14 tôn giáo, 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 78.000 chức sắc và hơn 23.000 cơ sở thờ tự. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ngày càng diễn ra sôi nổi. Việc mở trường và đào tạo chức sắc tôn giáo luôn được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi. Hiện đã có 13 trường đào tạo cử nhân tôn giáo của các giáo hội, 40 trường đào tạo trung cấp và cao đẳng của các tổ chức tôn giáo; khoảng 13.000 người đang học ở các trường đào tạo tôn giáo; hơn 1.000 người thuộc các tổ chức tôn giáo đang học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài.
     Hoạt động quốc tế của các tổ chức tôn giáo trong những năm qua diễn ra hết sức sôi động với nhiều đoàn của các tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam và nhiều đoàn của các tổ chức tôn giáo Việt Nam ra nước ngoài. Các tổ chức tôn giáo ở trong nước cũng được tạo điều kiện tổ chức nhiều hoạt động quan trọng như như Đại lễ Vesak năm 2008 và năm 2014, Đại hội Hội đồng Giám mục các nước châu Á...
     Không phải ngẫu nhiên mà Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thế giới - đã tới thăm Việt Nam 7 lần. Mới đây nhất, vào trung tuần tháng Chín vừa qua, Đức Pháp Vương đã tới thăm Việt Nam với nhiều hoạt động tôn giáo như cử hành các Pháp hội cầu nguyện cho hòa bình thế giới, quốc thái dân an, đại lễ cầu siêu, khiển trừ chướng ngại, tăng phúc trường thọ....
       Tôn giáo cùng với các tín ngưỡng đã hòa vào dòng chảy văn hóa Việt Nam, làm phong phú thêm nét văn hóa đa dạng của người Việt. Đông đảo những người theo tôn giáo đã và đang tham gia các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo. Chỉ có những phần tử lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm luật pháp, chống phá Nhà nước Việt Nam hoặc có các hoạt động đi ngược lại chính sách của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu nhằm mưu cầu lợi ích cá nhân mới bị xử lý theo các quy định của pháp luật như mọi công dân khác.
     Rõ ràng, bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là xa rời thực tế, phiến diện, một chiều. Bản báo cáo hoàn toàn không giúp ích và không phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ./.
AN NINH NHÂN DÂN CÓ VAI TRÒ QUAN TRONG
 TRONG CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC
Những năm qua các thế lực phản động, thù địch ra sức chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực như Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Bằng những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm và luận điệu sai trái, thù địch, chúng tập trung tuyên truyền  xuyên tạc bản chất của chế độ ta; bôi nhọ, làm mất uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hô hào hạ bệ thần tượng của nhân dân Việt Nam; kích động các phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất, số cơ hội chính trị điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, các thế lực thù địch đã tập trung chỉ đạo, tài trợ; tăng cường hệ thống thông tin tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam. Đã có gần 40 đài phát thanh, truyền hình có chương trình tiếng Việt, gần 500 tờ báo, tạp chí, bản tin bằng tiếng Việt xuất bản ở nước ngoài, chĩa mũi nhọn chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều mặt, trong đó Trên các trang mạng xã hội, các trang website (một số Blog điển hình như: Dân làm báo, Quan làm báo, Vua làm báo, Chân dung quyền lực...) có máy chủ đặt ở nước ngoài, xuất hiện nhiều nguồn tin xuyên tạc, kích động có chủ đích chống phá  Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nguy hiểm hơn, chúng tập trung vào những vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động, gây áp lực, hòng thay đổi chủ trương, đường lối của Đảng, phủ nhận thành quả cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được. Có thể thấy, hệ thống báo nói, báo in, báo hình... do các thế lực thù địch tổ chức đã có mặt ở hầu hết các quốc gia có người Việt Nam sinh sống. Phần lớn các đài phát thanh, truyền hình, báo chí bằng tiếng Việt ở các nước đều bị các thế lực thù địch, các đảng phái, các tổ chức phản động lưu vong chi phối, thao túng hoặc lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam, với quan điểm của tôi nhằm miễn dịch tiến tới ngăn chặn tạo một bức tường thép bất khả xâm phạm tấn công vào đất nước cần thực hiện tốt 2 nội dung quan trọng như sau. Thứ nhất bộ phận an ninh mạng trong nước cần theo dõi quản lý chặt các trang mạng xã hội có quan điểm chống Đảng để đưa vào diện theo dõi quản lý. Thứ 2 an ninh ngoại, nội tuyến nắm chắc tình hình địch khi chúng thâm nhập về trong nước phá hoại đất nươc. Thứ 3 đó là tăng cường hơn nữa công tác truyền thông thôn bản mở chuyên mục phản bác các luận điệu lôi kéo kích động chống phá cách mạng của các thế lực phản động khi bắt được các đối tượng cần xử lí nghiêm minh trước pháp luật, để ngăn ngừa răn đe những ai có tư tưởng chống Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.


PHÒNG, CHỐNG “DBHB” VỚI NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI HIỆN NAY


Có thể khẳng định, cuộc đấu tranh chống chiến lược “DBHB” của toàn Đảng, toàn dân ta phải được nâng lên một tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả hơn. Đây là cuộc đấu tranh cam go, phức tạp, quyết liệt, trên tất cả lĩnh vực, của tất cả các lực lượng. Vì vậy, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung những biện pháp cơ bản:
Trước hết, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi tầng lớp nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về chiến lược “DBHB”, về âm mưu chống phá, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán, không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Và hiện nay, âm mưu, thủ đoạn đó được chúng che đậy bằng những luận điểm, hành động hết sức tinh vi, xảo quyệt.
Thứ hai, tăng cường đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tư tưởng, văn hóa là mũi đột phá trong chiến lược “DBHB”. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống “DBHB” phải góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng, trọng tâm là làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội.
Thứ ba, tập trung giải quyết, xử lý dứt điểm, triệt để các vấn đề bức xúc nổi lên trong xã hội thời gian qua. Đấu tranh phòng, chống “DBHB” là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, chúng ta phải tập trung giải quyết dứt điểm, triệt để các vấn đề xã hội bức xúc như tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền với nhân dân; tình trạng chạy chức, chạy quyền, lợi ích nhóm; tình trạng ô nhiễm môi trường. Niềm tin của nhân dân là bức tường vững chắc nhất chống lại chiến lược “DBHB”.


KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC, PHỦ NHẬN MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Cũng như trước đây, hiện nay và trong những năm tới, các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội đang và sẽ ráo riết tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Họ đòi chúng ta “lựa chọn lại” mục tiêu, con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; đòi chúng ta phải từ bỏ con đường CNXH, muốn đất nước ta lùi về giai đoạn dân chủ nhân dân, đòi đổi tên Đảng, tên nước, công khai hô hào đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Họ lập luận rằng, đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chắp vá, là không tưởng. Gần đây, họ cho rằng, con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập nhau!
Thực hiện mưu đồ này, chúng ra sức bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, công khai ca ngợi chế độ tư bản chủ nghĩa và ra sức cổ súy, tô son, trát phấn cho chủ nghĩa tư bản, rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, chủ nghĩa tư bản có thể hội tụ với CNXH trong thời đại hậu công nghiệp, văn minh tin học!
Họ lấy một số khuyết điểm, yếu kém của ta về quản lý kinh tế, quản lý xã hội để quy chụp cho bản chất của CNXH, xuyên tạc rằng, ở nước ta không có CNXH. Trong khi nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, họ lại đòi hỏi những nhân tố của CNXH phải xuất hiện đầy đủ ngay ở nước ta. Tiến công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng, phải phát triển chủ nghĩa tư bản dưới sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết những vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó theo CNXH dân chủ!
Những luận điệu nói trên của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội không có mục đích nào khác là gây sự hoài nghi; phá vỡ sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta đối với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta đi vào con đường tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, việc đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch; củng cố, giữ vững sự kiên định niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH-ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và mai sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”. Đây là một sự tổng kết lịch sử cách mạng Việt Nam, vạch rõ nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chỉ rõ mục tiêu, lý tưởng mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải tiếp tục kiên định trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Hơn 85 năm qua, đó là khoảng thời gian đủ để mỗi người Việt Nam kiểm nghiệm và rút ra kết luận về sự đúng đắn, sáng tạo của mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và CNXH mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn. Nhìn lại lịch sử cách mạng Việt Nam trong hơn 85 năm qua cho thấy, độc lập dân tộc và CNXH đã được Đảng ta xác định là mục tiêu, là cái đích phải đến của cách mạng Việt Nam ngay từ Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (1930). Từ đó cho đến nay, độc lập dân tộc và CNXH luôn luôn là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và CNXH trong từng thời kỳ cách mạng là nét độc đáo, sáng tạo, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình của thế giới, khu vực và đất nước, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng; trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ đường lối, nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH phù hợp với yêu cầu của lịch sử.
Đặc biệt, khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tình hình thế giới, khu vực có những biến đổi to lớn và cực kỳ phức tạp. Độc lập dân tộc và CNXH đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Trước những biến cố của lịch sử trong những thập niên 90 của thế kỷ 20, công cuộc cải cách, cải tổ, đổi mới CNXH đã trở thành một đòi hỏi tất yếu nhằm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết, sai lầm trong quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu; tìm ra con đường phát triển thích hợp của CNXH hiện thực đối với mỗi nước.
Trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, Đảng ta khẳng định, đổi mới không phải là từ bỏ mục tiêu CNXH mà chính là để đạt mục tiêu đó một cách có hiệu quả bằng những phương pháp, bước đi thích hợp, phù hợp với quy luật để nhanh chóng đưa đất nước thoát  khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khắc phục sự tụt hậu, chệch hướng, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã tổng kết, rút ra một trong những bài học quan trọng: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Trong thời kỳ mới, Đảng ta xác định độc lập dân tộc và CNXH tiếp tục là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH cần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của thời đại và tình hình đất nước. Kết hợp độc lập dân tộc và CNXH phải đặt trong xu thế phát triển của thời đại và quá trình vận động của các nhân tố dân tộc, giai cấp trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, của xu thế toàn cầu hóa. Quan hệ giữa các quốc gia-dân tộc trên thế giới được hình thành và vận động trên cơ sở tác động tổng hợp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu. Sự kết hợp, đan xen và thống nhất giữa lợi ích dân tộc, giai cấp, quốc tế tạo ra động lực mới cho sự phát triển các quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay.
Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Độc lập dân tộc và CNXH là hai mặt của một quá trình thống nhất biện chứng của sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đương nhiên, hành trình đi tới mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cùng với những thời cơ, thuận lợi mới, chúng ta vẫn còn gặp phải những khó khăn, thách thức mới.

V.I.Lê-nin đã từng căn dặn những người cộng sản, không bao giờ được chán nản hoặc rơi vào tuyệt vọng. Cần phải kiên định con đường đã chọn, biết củng cố, nuôi dưỡng niềm tin vào thắng lợi ngay cả trong những thời điểm, những hoàn cảnh khó khăn nhất. Trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; không bi quan, dao động, mất niềm tin trước những khó khăn, thử thách. Phải nhạy cảm nắm bắt cái mới, giữ vững nguyên tắc chiến lược, đồng thời, phải linh hoạt, mềm dẻo về sách lược, theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” để thực hiện mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và CNXH, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

SUY NGẪM VỀ NHỮNG KẺ CHỐNG CỘNG CỰC ĐOAN


Sự kiện kỳ thủ Lê Quang Liêm cầm cờ đỏ sao vàng vinh danh Tổ quốc tại buổi lễ tốt nghiệp của mình ở Mỹ đã khiến bọn chống cộng cực đoan lồng lộn lên buông lời thóa mạ. Chúng thóa mạ Liêm chưa đủ, chúng quay sang cắn vào cả trường đại học nơi Liêm tốt nghiệp vì “dám” để sinh viên cầm cờ đỏ sao vàng bất chấp “nghị quyết” rởm, một kiểu trò hề của chúng, đã đưa ra về việc cấm cờ cộng sản Việt Nam (CSVN) tại một số tiểu bang của Mỹ.
Thật là một câu chuyện nực cười. Thế quái nào cóc nhái lại nhảy hết lên bàn thờ mà ngồi vậy? Các người đang sống LƯU VONG đấy nhé, các người lấy đâu ra cái quyền thay mặt chủ mà ra lệnh cấm? Các người đang sống ở nước Mỹ thần thánh, hàng ngày rao giảng về tự do, về chính nghĩa cái khỉ gì đấy nhưng lại cay cú với em sinh viên tự hào về tổ quốc mình, một quốc gia được thế giới công nhận, kính trọng, hành động của em được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Vậy mà lại bị những kẻ rao giảng đạo đức đem ra soi mói. Quá sức tào lao. Có thể thấy cộng đồng CCCĐ chỉ là 1 dúm những kẻ độc đoán, bảo thủ hoàn toàn không có tư cách đại diện cho người Việt hải ngoại thậm chí sự cực đoan của chúng còn không ít lần làm xấu mặt Việt Nam.
Còn đối với Lê Quang Liêm, chúc mừng em. Bạn sinh ra là người Việt Nam, có thể bạn có một xuất thân thua kém so với bạn bè quốc tế nhưng khi bạn bước lên bục vinh quang thì chính cái xuất thân xoàng xĩnh ấy sẽ tô điểm thêm cho những giá trị cao hơn, đẹp hơn đó chính là ý chí, nghị lực và tinh thần người Việt. Bạn có quyền tự hào vì bạn cũng như các bậc cha ông như cụ Trần Đại Nghĩa, cụ Lê Đức Thọ… đã làm vẻ vang thêm truyền thống tốt đẹp của tổ quốc mình.
Không bao giờ có chuyện mấy con bò cứ thấy màu đỏ là lồng lộn lên lại có quyền cấm bạn tự hào về quốc gia, dân tộc mình cả.