ĐỂ LUẬT QUỐC PHÒNG NHANH CHÓNG ĐI VÀO CUỘC SỐNG
Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ năm thông qua ngày 8-6-2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Luật Quốc phòng năm 2018 có 7 chương, 40 điều là sự kế thừa Luật Quốc phòng năm 2005, thể chế đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về quốc phòng, quân sự (QP, QS) bảo vệ Tổ quốc; cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan, có nhiều sự phát triển mới phù hợp với đặc điểm tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Luật Quốc phòng 2018 là đạo luật cơ bản về QP, QS, bảo vệ Tổ quốc, điều chỉnh các pháp luật khác về QP, QS có liên quan như: Luật Dân quân tự vệ, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Nghĩa vụ quân sự... Đồng thời, Luật Quốc phòng có quan hệ chặt chẽ với các luật về kinh tế-xã hội (KT-XH). Các nội dung của luật thể hiện rõ nét chiến lược quốc phòng, chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Luật Quốc phòng 2018 tiếp tục thể hiện nguyên tắc nhất quán: Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, Chính phủ điều hành, Chủ tịch nước thống lĩnh về lực lượng vũ trang (LLVT); xác định đường lối về chiến tranh nhân dân, về quốc phòng toàn dân (QPTD) là chủ đạo. Luật Quốc phòng 2018 quy định đầy đủ, toàn diện hơn về quốc phòng của đất nước, nhất là các hoạt động quốc phòng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước, đáp ứng hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Luật Quốc phòng năm 2018 giao Chính phủ quy định 10 nội dung, cụ thể: Chỉ huy, mối quan hệ phối hợp, công tác bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ quân khu; chỉ huy, mối quan hệ phối hợp, công tác bảo đảm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về khu vực phòng thủ; việc tổ chức xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện động viên quốc phòng theo quy định của Chính phủ; phòng thủ dân sự; kết hợp quốc phòng với KT-XH và KT-XH với quốc phòng; công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương và địa phương; việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật; trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm; khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng LLVT.
Để bảo đảm Luật Quốc phòng đến ngày 1-1-2019 có hiệu lực thi hành một cách hiệu quả, ngay sau khi Quốc hội thông qua luật, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã phối hợp rà soát các nội dung luật giao Chính phủ quy định (có 10 nội dung luật giao Chính phủ quy định); trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho các bộ có liên quan chủ trì soạn thảo các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Quốc phòng. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đã, đang xây dựng và trình Chính phủ quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành Luật Quốc phòng. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và chính quyền địa phương cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, báo cáo về Bộ Quốc phòng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với luật. Cùng với xây dựng các nghị định của Chính phủ, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Quốc phòng và tổ chức tập huấn Luật Quốc phòng cho cán bộ chủ trì các cấp ở Trung ương và địa phương.
Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, LLVT làm nòng cốt. Luật Quốc phòng 2018 có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến trách nhiệm thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước và hoạt động của tất cả cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc ban hành cơ chế, chính sách chung phù hợp với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì vấn đề quan trọng quyết định là các cấp, các ngành, các địa phương phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt và triển khai thực hiện đúng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã quy định trong luật để Luật Quốc phòng thực sự là khung pháp lý, làm cơ sở để tăng cường thể chế pháp quyền, nâng cao sức mạnh tổng hợp của cả nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mới. Đây là hành lang pháp lý nhằm xây dựng nền QPTD vững mạnh toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Luật Quốc phòng sẽ góp phần làm ổn định chính trị, xã hội tạo điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Mặt khác, Luật Quốc phòng có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức đúng đắn, chống lại các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân trong thời gian qua, nhất là về thực hiện chức năng lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với KT-XH…
(Theo Trung tướng NGUYỄN DUY NGUYÊN, Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ)


CÁCH MẠNG MÀU VÀ NGUY CƠ XẢY RA TẠI VIỆT NAM


SHARE ON:
Trong Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương chiều 02-7-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, thực chất vụ việc vừa qua tại Bình Thuận là “cuộc cách mạng màu” ở Việt Nam.
Cách mạng màu và nguy cơ xẩy ra tại Việt Nam
Cách mạng màu và nguy cơ xẩy ra tại Việt Nam
Vậy cách mạng màu là gì? Nguy cơ xảy ra tại Việt Nam ra sao?
“Cách mạng sắc màu” (colour revolution) hay còn được biết đến với tên gọi như “cách mạng cam”, nhung, hạt dẻ, hoa hồng, hoa tulip… là khái niệm dùng để chỉ các phong trào biểu tình quần chúng, các cuộc chính biến do các thế lực bên ngoài kích động tại một số quốc gia thuộc Liên Xô (cũ), Đông Âu vào thập kỷ cuối thế kỷ XX và ở Trung Đông – Bắc Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI. Sau sự kiện Đông Âu và Liên Xô tan rã, các cuộc “cách mạng sắc màu” diễn ra thường xuyên hơn và trở thành một trong những con bài chủ chốt của phương Tây để can dự vào nội bộ của các quốc gia, đặc biệt là các nước theo chế độ XHCN, thông qua việc thiết kế lực lượng đối lập, dựa vào sức ép dư luận, con bài dân chủ nhằm đẩy các nước rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng, tạo điều kiện cho phe đối lập lật đổ chính quyền, thiết lập chế độ mới thân phương Tây.
Đây là một chiêu bài trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá chính quyền, phá hoại thành quả cách mạng. Những cuộc cách mạng màu diễn ra ở nhiều quốc gia đều tận dụng tối đa qua sự lan tỏa nhanh mạnh, tính ẩn danh của internet, mạng xã hội, youtube nhằm kích động quần chúng nhân dân. Hàng ngày, hàng giờ chúng đưa tin bài xuyên tạc sự thật, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tập trung xoáy sâu vào những vấn đề đang còn tồn tại trong xã hội. Với chiến thuật “mưa dần thấm lâu”, chúng âm mưu sẽ reo rắc tâm trạng chán chường, bất mãn trong người dân. Đến thời điểm thích hợp, chúng sẽ đưa người về nước kích động, chủ mưu, cầm đầu để tiến hành biểu tình bạo loạn và chờ sự can thiệp của nước ngoài.
Tại Việt Nam, vụ việc tại Bình Thuận gần đây là minh chứng rõ ràng nhất, chúng đã cử người về Việt Nam, hướng dân, chủ mưu vụ gây rối. Với nguồn tài chính từ các tổ chức phản động, chúng đã trả mỗi người đi biểu tình từ 300-400.000 đồng, nếu đánh bị thương Công an thì số tiền lớn nhiều. Đa phần đối tượng kích động đều là đối tượng hình sự, trẻ thành niên thiếu hiểu biết,… Chúng sử dụng các đối tượng này để tấn công lực lượng chức năng, chờ mong sự thiếu kiềm chế, bình tĩnh từ cơ quan chức năng để thổi bùng ngọn lửa bạo lực. Một kế hoạch chuẩn bị rất kỹ, đợi đến kỳ họp quốc hội để xuyên tạc vấn đề đặc khu kinh tế, sự chuẩn bị tung tin xuyên tạc trên các trang mạng xã hội rất kỹ lưỡng. Có thể nói, vụ việc ở Bình Thuận vừa rồi đã có bàn tay của nước ngoài, là một cuộc tập dượt để tiến hành những vụ việc lớn hơn.
Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc sự việc vừa qua, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, làm cho mọi người hiểu đường lối, chủ trương của Đảng, thực hiện nghiêm túc Pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm minh các đối tượng cầm đầu, chủ mưu.

HÃY CẢNH GIÁC VÀ CHIA SẺ

Kính gửi tất cả các tài khoản Facebook của người dân Việt Nam! Hiện nay trên hệ thống tin nhắn mesenger đang loan truyền nội dung như sau:

("Hà nội đang có biến rồi. Biểu tình chống Trung cộng....)
Đây bản chất là lời kêu gọi bạo loạn và biểu tình của các thế lực thù địch (cụ thể là tàn dư của chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn). Chúng âm mưu lợi dụng sự cả tin của người dân để biểu tình lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Đây là thời điểm quyết định đến sinh mệnh chính trị của quốc gia trước thềm luật An ninh mạng được thông qua. Chế độ Nguỵ quyền đang ráo riết hoạt động chống phá Nhà nước trên chiến trường thông tin mạng XH hơn bao giờ hết.
Để bảo vệ thành quả của sự nghiệp cách mạng và sự ổn định, phát triển của đất nước. Đề nghị các tài khoản Facebook của người dân Việt Nam không loan truyền nội dung tin nhắn trên. Đồng thời vạch mặt và chặn đứng âm mưu cướp nước của chúng bằng cách chia sẽ thông tin HOẢ TỐC này trên các trang Facebook cá nhân để mọi người nắm được.

"THỔI PHỒNG" ĐỂ BÓP MÉO, XUYÊN TẠC

Nhằm triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước không cùng quỹ đạo, thổi phồng để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc, vấn đề là một trong những thủ đoạn được các thế lực thù địch,phản động thường xuyên áp dụng.

Theo Từ điển Tiếng Việt, thổi phồng được giải nghĩa là “thêm thắt, nói quá sự thật”. Còn bóp méo là “nói, phản ánh sai sự thật, do dụng ý xấu (bóp méo, bôi đen sự thật)”. Có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng theo quan niệm có tính phổ biến thì thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật thuộc phạm trù đạo đức ứng dụng mà cụ thể ở đây là đạo đức truyền thông (thông tin nặc danh, thổi phồng sự kiện, dấu nhẹm thông tin, khiêu khích sân hận).
Không phải đến bây giờ mà ngay từ khi xã hội có phân chia giai cấp, trên mọi lĩnh vực của đời sống đã xuất hiện những người, có khi là nhóm người vì động cơ, mục đích, dụng ý không trong sáng mà dùng những hình thức này, hình thức khác để thổi phồng, phản ánh sai sự việc, bóp méo sự kiện, xuyên tạc, bôi đen sự thật. Việc làm của họ nhằm hai mục đích chính: Một là gây thanh thế, đánh bóng tên tuổi bản thân, tâng bốc người này, tập thể này, lăng xê người kia, đề cao tập thể kia; Hai là thổi phồng lỗi lầm, khuyết điểm, sai phạm làm phức tạp hóa các sự việc, sự kiện, vấn đề có liên quan đến những tập thể, cá nhân không cùng phe cánh, để “dìm hàng” người này, hạ bệ người khác.
Trong cơ chế thị trường, những biểu hiện của chiêu trò “thổi phồng, bóp méo” càng bộc lộ rõ nét. Đặc biệt, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tình trạng thổi phồng, bóp méo sự thực về chất lượng hàng hóa, tác dụng của sản phẩm diễn ra khá phổ biến. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng về tiền bạc mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì lợi nhuận, vì đồng tiền không ít cá nhân lợi dụng những kẽ hở của thế giới ảo, sự lan truyền nhanh chóng của thông tin trên không gian mạng để thổi phòng, bóp méo sự việc, xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu, hạ thấp uy tín của doanh nghiệp này, chủ doanh nghiệp kia hòng trục lợi.
Nhìn rộng ra trong cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng chính trị chúng ta dễ dàng nhận thấy, nhằm triển khai chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá các nước không cùng quỹ đạo, thổi phồng để bóp méo, xuyên tạc, làm sai lệch bản chất sự việc, vấn đề là một trong những thủ đoạn được các thế lực thù địch,phản động thường xuyên áp dụng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế trở thành một xu thế lớn, tất yếu của thế giới, các thế lực thù địch, phản động coi đó là thủ đoạn hữu hiệu nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, gây rối an ninh chính trị và sự ổn định tại các quốc gia. Toan tính của họ khi sử dụng chiêu thức này là thêm thắt, nói quá về những sự việc, sự kiện xảy ra trong xã hội để thổi phồng cho nó lớn hơn so với thực tế, từ đó bóp méo, xuyên tạc, bôi đen sự thật, làm cho các vấn đề, các vụ việc thêm phức tạp để kích động, chống phá, lung lạc lòng tin của nhân dân, gây chia rẽ trong nội bộ của các quốc gia. Họ triệt để khai thác và sử dụng những lợi thế của internet làm phương tiện thực hiện các thủ đoạn thổi phồng để bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt, tung tin thất thiệt nhằm làm ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ và cá nhân lãnh đạo ở các quốc gia; gây nhiễu thông tin, làm suy giảm lòng tin từ đó đẩy tới rối loạn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nhìn lại vụ án gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, thông qua mạng xã hội, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ra sức thổi phồng làm tăng tính nghiêm trọng, phức tạp của vụ việc theo kiểu “có ít xít ra nhiều”, “bé xé ra to” để rồi bóp méo, xuyên tạc “chính trị hóa” một vụ án hình sự đơn thuần thành vụ án chính trị như cách nói của họ. Hay trong vụ án Lê Duy Phong, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bị Công an Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và truy tố về tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 280, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009... Thế nhưng trên một vài trang mạng, một số phần tử phản động, có tư tưởng thù địch đã thổi phồng, bóp méo, suy diễn, xuyên tạc về vụ việc theo kiểu lấy cái cụ thể để đánh giá, kết luận về cái tổng thể và cho rằng chính quyền Việt Nam “gài bẫy” để đưa các nhà báo chống tham nhũng vào vòng lao lý; Việt Nam “vi phạm tự do báo chí”... Hơn thế, từ sự việc này họ còn suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; xuyên tạc thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: “Cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”; có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng” của cấp ủy, chính quyền các cấp... Nguy hiểm hơn, họ còn chụp mũ cho rằng tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là hệ quả của cơ chế lãnh đạo độc tôn... Không chỉ thổi phồng, bóp méo các vụ việc phức tạp, nhạy cảm, các thế lực thù địch, phản động còn triệt để sử dụng chiêu trò này trước các sự kiện lớn, quan trọng của đất nước. Chẳng hạn trước thời điểm diễn ra Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, trên mạng xã hội, các thế lực thù địch ra sức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phá hoại đại hội Đảng các cấp và công tác chuẩn bị cho Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc. Chúng ra sức thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt về những hạn chế, yếu kém của Đảng và Nhà nước ta nhằm phủ nhận sạch trơn những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới; thổi phồng, xuyên tạc, bịa đặt đời tư nhằm bôi nhọ thanh danh, uy tín của cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây ra sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ XHCN...
Chỉ cần điểm qua một số nét như vậy đã đủ thấy “thổi phồng để bóp méo”, xuyên tạc sự thật là chiêu trò không có gì mới nhưng vẫn hết sức nguy hiểm mà các thế lực thù địch, phản động, những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị đã và đang triệt để khai thác sử dụng hòng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trước sự tác động đa chiều của thông tin hiện nay, vấn đề đặt ra là phải nâng cao khả năng “miễn dịch” cho nhân dân trước các chiêu trò thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, bất mãn. Cùng với đó chúng ta cần kịp thời đấu tranh kiên quyết, phê phán, phản bác mạnh mẽ với những bài viết có nội dung thông tin thổi phồng, bóp méo, xuyên tạc sự thật, nhất là trên không gian mạng. Đối với những phần tử cơ hội, bất mãn trong nước, tùy từng trường hợp, các cơ quan chức năng cần có biện pháp trừng trị thích đáng, nghiêm minh... Đó là những việc làm cơ bản, cấp thiết để xây dựng một trật tự xã hội ổn định, một môi trường thông tin an toàn, lành mạnh.

HẬU QUẢ NÀO CHO VIỆC THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC KHÔNG ĐÚNG CÁCH


       Trong hai ngày 10 - 11/6/2018, lấy lý do không đồng tình với dự luật Đặc khu của Quốc hội, các phần tử phản động trong nước và lưu vong ở nước ngoài đã cấu kết với một số đối tượng lưu manh chính trị và các phần tử bất hảo, quá khích... tụ tập biểu tình sử dụng gậy gộc, đất, đá, bom xăng... gây rối và đỉnh điểm ở một số nơi như tỉnh Bình Thuận đã trở điểm nóng bạo loạn. Các đối tượng quá khích đã tấn công lực lượng chức năng, tấn công đập phá các trụ sở cơ quan công quyền (trụ sở UBND tỉnh, doanh trại BĐBP và một số cơ quan các sở...).
           Rõ ràng đây là hành vi mà pháp luật không thể dung thứ, cần phải nghiêm trị. Do vậy, ngay sau đó hơn 200 đối tượng đã bị bắt, giữ phục vụ công tác điều tra. Hầu hết họ đều khai nhận với cơ quan điều tra là do bị các đối tượng xấu dùng tiền mua chuộc hoặc bị kích động bởi những thông tin thiếu chuẩn xác trên mạng xã hội. Bất luạn là nguyên nhân gì nhưng hậu quả của nó để lại là rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận. Tính đến sáng 14/6, các cơ quan chức năng chưa thống kê cụ thể số tiền thiệt hại, do các đối tượng quá khích gây ra trong 2 ngày 10 và 11/6, tuy nhiên thống kê sơ bộ ban đầu cho thấy, đã có rất nhiều tài sản bị các đối tượng quá khích đập phá hư hỏng và đốt cháy hoàn toàn.
Tại huyện Bắc Bình, trong ngày 10/6 có 1 xe vận chuyển cảnh sát cơ động và 1 xe cứu thương bị đốt, 1 xe ôtô và 1 xe môtô của lực lượng công an huyện bị đập phá, 4 cảnh sát cơ động bị thương. 
           Trong ngày 11/6, có 10 xe ôtô bị các đối tượng quá khích đốt, 16 xe môtô hư hỏng, 30 chiến sỹ cảnh sát cơ động bị thương. Trụ sở Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Bình Thuận tại Phan Rí Cửa bị đập phá nghiêm trọng. Tại Phan Thiết, có 3 xe ôtô và 20 xe máy bị đốt cháy hoàn toàn, 1 xe ôtô bị đập phá, ngoài ra trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh bị phá hỏng các cổng chính và phụ. Đối tượng quá khích cũng đốt cháy nhà bảo vệ Ủy ban Nhân dân tỉnh; Sở kế hoạch và đầu tư và một phần Sở Nội vụ bị ném đá. Tại thành phố Phan Thiết có 44 chiến sỹ bị thương... Đó là những thiệt hại trước mắt, còn những thiệt hại chưa được thống kê và thiệt hại về lâu dài thì còn lớn hơn nhiều. Cụ thể là thiệt hại về tâm lý xã hội, sự coi thường luật pháp với một số cá nhân bị phát sinh, lòng tin của một số nhà đầu tư ít nhiều sẽ bị giảm, một số công dân mất việc, các đối tượng quá khích đối diện với vòng lao lý trong sự thất vọng của con cái và người thân trước sự hả hê của lũ phản động bán nước.
Vậy, xin hỏi hậu quả của việc thể hiện lòng yêu nước không đúng cách nó sẽ như thế nào? Ai là người gánh chịu trách nhiệm? Ai là người thỏa mãn mục đích? Ai là người nhận hậu quả??? Suy cho cùng, tất cả sự yên bình, phát triển, ấm no, hạnh phúc có được là của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân tạo dựng lên thì cũng chính lực lượng này gánh chịu... coi như mình làm ra rồi chính mình đập phá...



CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU “GIẾT SẠCH, ĐỐT SẠCH, PHÁ SẠCH” CỦA BỌN LƯU MANH CHÍNH TRỊ

Ngày 20-6, trước trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh có hai tiếng nổ lớn khiến nhiều người ở gần giật mình. Vụ nổ làm hư hại một xe gắn máy và một cán bộ công an bị thương. Cơ quan điều tra trích xuất hệ thống camera và qua một số người dân ghi nhận có hai thanh niên mặc quần jean, áo khoác, mang giày thể thao, đeo khẩu trang có biểu hiện nghi vấn, đi trên xe gắn máy Wave RS màu đen, biển số 69R1-... Hai thanh niên này khi đi ngang qua trụ sở Công an phường 12 thì ném một vật vào chiếc xe gắn máy đang đậu tại đây rồi bỏ chạy. Sau đó thì xảy ra vụ nổ.
Như vậy, hành động này đã cảnh báo chúng ta về những âm mưu đen tối, nguy hiểm của các thế lực phản động đang chuyển từ “bất bạo động” sang “bạo động”; khủng bố. Từ kích động bạo loạn sang trực tiếp tiến hành bạo loạn. Mới đây nhóm khủng bố do Đào Minh Quân cầm đầu, đối tượng này cùng Phạm Lisa (đang sống tại nước ngoài) lôi kéo nhiều người thành lập các "nhóm hành động" để thực hiện các vụ khủng bố với chủ trương "giết sạch, đốt sạch, phá sạch". Chúng  đã lên kế hoạch đặt bom xăng ở các nơi công cộng: Sân bay Tân Sơn Nhất, siêu thị, và đã đốt kho giữ xe vi phạm của Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai gây thiệt hại 1,3 tỉ đồng.
Thực chất, tổ chức khủng bố Việt Tân đang được sự hà hơi, tiếp sức, nuôi dưỡng của những kẻ cơ hội, hằn học chính trị ở nước ngoài. Bọn chúng là những kẻ nối gót chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố, là những người Việt nhập tịch, vì không có nghề nghiệp mưu sinh chân chính, ổn định, vì thiếu lương tâm với quê hương và thừa sự đê hèn, hằn học đê tiện, để rồi bọn chúng chọn con đường mượn danh yêu nước để bán nước làm kế mưu sinh qua ngày.
Hành động trên đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp và sớm hay muộn, chắc chắn bọn khủng bố, gây rối sẽ bị trừng trị nghiêm minh trước pháp luật. Tuy nhiên, điều muốn đề cập ở đây là sự ổn định về trật tự - an toàn xã hội bao nhiêu đời nay của Việt Nam đã và đang bị đe dọa. Tăng trưởng kinh tế của đất nước có thể bị cản trở. Sự an toàn tính mạng của người dân lao động chân chính đang bị xâm phạm nghiêm trọng, tài sản của nhà nước, nhân dân có thể bị phá hủy bất cứ lúc nào bởi chủ nghĩa khủng bố. Đấu tranh, ngăn chặn, bài trừ chủ nghĩa khủng bố là trách nhiệm của toàn cầu trong đó có người dân Việt Nam.
Không phải ở Trung đông, Bắc Phi hay ở các nước phương Tây... mà ngày nay khủng bố, chủ nghĩa khủng bố theo gót chân của các tổ chức phản động đã đặt chân lên đất nước thân yêu của chúng ta, phá hoại cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Vậy nên chúng ta những người dân yêu nước phải cảnh giác trước luận điệu tuyên truyền phản động, tránh tập trung tuần hành, biểu tình để rồi lại trở thành tâm điểm "giết sạch, đốt sạch, phá sạch" của các thế lực thù địch./.


Chúng ta ra không biết bao nhiêu là nghị quyết về phòng  chống tham nhũng nhưng công cuộc chống tham nhũng của tabvẫn không đạt được thành công như mong đợi của nhân dân , điều này tại sao.
Chính là do Đảng ta chưa coi tham nhũng là giặc bởi chỉ có là giặc thì toàn dân mới tập trung đánh loại giặc này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chúng ta phải diệt cho được giặc đói
Giặc  dốt nát
Giặc ngoại xâm
Từ chủ trương đứng đắn trên Trung ương đảng đã lãnh đạo thành công diệt được 3 loại giặc trên. Thời gian gần đây dưới sự chỉ đạo quyết liệt,  mạnh mẽ của đồng chí Tổng bí thư trong công cuộc phòng chống tham nhũng bước đầu  tuy có những hiệu quả nhất định xong về lâu dài cần nỗ lực rất nhiều của các cấp, bộ, ngành từ trung ương đến địa phương, tóm lại chúng ta có thực sự kỳ vọng về vấn đề tham nhũng hiện nay không thì còn tùy thuộc rất nhiều ở vai trò người đứng đầu đánh mạnh đánh trúng xét xử nghiêm minh theo pháp luật, càng cán bộ cấp cao thì xử lý lại phải cao, nghiêm hơn.
Chúng ta đã có hơn 30 đổi mới mở cửa làm ăn nhưng so với các nước thì còn nghèo , bởi chúng ta làm ra nhưng quản lý nhà nước yếu kém do đó lãng phí, thất thoát nghiêm trọng tham nhũng bây giờ như quốc nạn làm nghèo đất nước, làm xói mòn lòng tin của dân với đảng, nguy cơ hơn nữa là mất Đảng,mất chế độ XHCN


“CHÍ PHÈO” CÕI MẠNG
Các tội phạm ma túy, trước giờ sa lưới vẫn còn “lai-chym” màn đọ súng, vừa cố thủ vừa hô hào “ối giời ơi công an đàn áp dân”. Thế mà cái kiểu ăn vạ như “Chí Phèo” ấy cũng đã kịp kéo được cả ngàn người chia sẻ trước khi bị bắt!
Quả thật, để tạo ra sự hằn học và cái nhìn tiêu cực đối với Đảng, với chính quyền, không có gì hiệu quả hơn là lấy hình ảnh bộ đội, hoặc công an ra để xuyên tạc.
Thế nhưng, lấy hình ảnh của những người lính cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ra thì quả là ngu ngốc, và tất nhiên phản tác dụng.
Gần 21 năm về trước, ngày 15/7/1997, có một lực lượng đứng ra tuyên thệ trước Đảng, trước Chính phủ và toàn thể nhân dân, thề kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma tuý. So về bề dày lịch sử, có thể không bằng nhiều lực lượng khác, nhưng nếu nói về thành tích, chiến công, và cả ấn tượng trong lòng dân, thì lực lượng phòng chống ma túy không hề thua kém ai. Những chuyên án thậm chí kéo dài vài năm, bắt hàng trăm đối tượng với lượng Hêrôin mua bán cả ngàn bánh đã đi vào huyền thoại của lịch sử đấu tranh chống tội phạm.
Tàng Kengnam, một thời như ông vua giữa núi rừng Tây Bắc, hô mây gọi gió, điều cả một đoàn nghệ thuật từ Xiêm về để phục vụ lễ hội mấy ngày đêm liền nhân dịp sinh nhật, cuối cùng cũng phải tra tay vào còng, nhìn 265 bánh H bị thu giữ trong sự ngỡ ngàng. Những vụ bắt giữ tội phạm ma túy vẫn hàng ngày nổi trên mặt báo, và cảm giác như nhiều người còn không buồn đọc.
Đằng sau những chiến công vinh quang đó, là cả một sự hi sinh thầm lặng của những người lính phòng chống ma túy. Thương tích, phơi nhiễm, thậm chí hi sinh tính mạng là những chuyện bình thường, lính ma túy đón nhận những thứ nguy hiểm nhất mà không một chút mảy may suy nghĩ, như một điều gì đó mặc định. Lên đường là lên đường, thế thôi, người thân, bố mẹ, vợ con, dường như đã miễn dịch với những câu chào tạm biệt, dù trái tim như thắt lại trong nỗi lo âu.
Kể từ ngày vang lên lời tuyên thệ cho đến nay, ít nhất đã có 22 cán bộ chiến sĩ thuộc các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và quần chúng nhân dân anh dũng hy sinh, đó chưa kể tới hàng trăm cán bộ, chiến sỹ bị thương, nhiều cán bộ, chiến sỹ đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS. Những mất mát, hi sinh của đồng đội, chỉ càng làm cho những người lính chống ma túy càng thêm nổ lực trên con đường gian lao phía trước.
Vụ tấn công vào ổ ma túy vừa rồi ở Lóng Luông, một nơi được coi là pháo đài của những ông trùm ma túy và những tội phạm trốn truy nã, một lần nữa cho thấy quyết tâm không khoan nhượng, ngăn chặn đến cùng nguồn ma túy thẩm lậu từ Tam giác vàng vào nước ta qua tuyến biên giới Việt - Lào.
Giữa thời bình, tiếng súng vẫn vang để bình yên còn mãi.
Bọn chia sẻ clip rồi xuyên tạc, ăn vạ hãy nhìn gương này!
Nguồn: Nguyễn Đình Điệp