LÊ VĂN THƯƠNG- KẺ LỢI DỤNG BỘ QUÂN PHỤC QĐNDVN
VỚI NHỮNG CHIÊU TRÒ “NGÁO DÂN CHỦ”

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tài khoản mang tên Lê Thương phát tán nhiều bài viết, hình ảnh một thanh niên mặc quân phục với những tuyên bố như “ doanh nhân, cựu thượng úy, bỏ Đảng, bỏ quân đội để đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”; “có khả năng thao lược quân sự”, “kêu gọi mọi người đứng lên vì một ngày mai tươi sáng…”. Vậy sự thật về nhân vật này như thế nào?
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ An ninh Quân đội (Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng), Lê Văn Thương sinh ngày 4-8-1988, quê quán ở xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, hiện cư trú tại số 329 Lê Lợi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi. Thương nhập ngũ tháng 3-2007 và đã qua huấn luyện tại Trường Quân sự Quân đoàn 3 từ tháng 3 đến tháng 8-2007.
Sau đó, Thương đi học lớp đào tạo sỹ quan chỉ huy cấp phân đội 3 năm (2008-2011). Trước khi phục viên, Thương từng là thượng úy, Phó đại đội trưởng đại đội 1, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 320 (Quân đoàn 3). Thương vào Đảng ngày 29-6-2010.
Sinh ra trong một gia đình bố mẹ đều làm ruộng, được quân đội đào tạo trở thành sĩ quan, công tác tại một đơn vị chủ lực, lẽ ra Thương phải xác định rõ trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện nhưng Thương lại nhiều lần vi phạm kỷ luật Quân đội, vắng mặt trái phép và bị đơn vị kỷ luật khiển trách về Đảng và chính quyền từ năm 2016. Tháng 4-2017, Thương được giải quyết phục viên về địa phương. Cá nhân Thương đã 02 lần kết hôn, lần đầu vợ xin ly hôn vì bị đánh đập, hành hạ và do không sinh được con trai.
Sau khi phục viên, Thương về quê mở cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ Tây Nguyên Lê Thương tại địa chỉ số 329 Lê Lợi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi. Cửa hàng này ban đầu có nhiều sản phẩm đồ gỗ phong thủy đẹp mắt, khéo tay, được khách hàng khen ngợi. Thương cũng thường xuyên đăng tải hình ảnh các sản phẩm lên trang facebook cá nhân của mình.
Thế nhưng, từ đầu năm 2018, trên trang cá nhân, Thương bắt đầu cho đăng tải nhiều bài viết với nội dung cực đoan, nói xấu Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, thời gian gần đây, Thương đăng tải một số bài viết tuyên bố vì dân chủ, nhân quyền nên bỏ Đảng, ở trong môi trường quân đội nhiều bất cập nên tự nguyện ra quân để “đấu tranh”. Thương còn tán phát tài liệu có nội dung kêu gọi chống chế độ XHCN kèm theo hình ảnh mặc quân phục sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Dù chỉ là một sĩ quan pháo binh cấp phân đội đào tạo 3 năm, nhưng trong một bài viết, Thương còn có biểu hiện hoang tưởng chính trị, “ngáo dân chủ” khi tự vỗ ngực khẳng định mình “đủ khả năng nhận định, phân tích và chỉ huy thao lược quân sự” và kêu gọi mọi người đi theo mình để “đứng lên tiêu diệt kẻ thù”.
Ngày 1-9 vừa qua, trên trang cá nhân của Thương đã đăng tải nội dung kêu gọi dân oan ba miền, trí thức, học sinh, các nhà dân chủ, quân nhân…tham gia biểu tình vào ngày 2-9 theo lời kêu gọi Tổng biểu tình toàn quốc ngày 2-9 từ nước ngoài. Thương cũng thường xuyên chia sẻ các thông tin, clip từ các trang mạng phản động, chống phá Đảng, Nhà nước từ nước ngoài. Trước những hành vi sai trái của Thương, trên mạng xã hội, có người đã khuyên răn Thương, “có cửa hàng vậy lo kinh doanh sao còn quậy phá làm gì tù tội cho khổ” nhưng Thương vẫn lún sâu vào những điều sai phạm.
Trước đó, với những hành vi vi phạm pháp luật, Thương đã bị cơ quan Công an yêu cầu làm việc để làm rõ. Thương đã thường xuyên tường thuật sự việc này và tán phát thông tin cho rằng vì lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền mà bị cáo buộc oan sai… Đặc biệt, dù đã phục viên, việc Thương tiếp tục tán phát hình ảnh mặc quân phục kèm theo những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đang khẩn trương xác minh, làm rõ và sẽ xử lý nghiêm minh các hành vi sai trái của Lê Văn Thương theo quy định của pháp luật.
 Theo NGUYÊN MINH



Nhận diện sự chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa


TCCS - Thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là tổng hợp các phương thức, biện pháp được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, ngoại giao... Trong đó, các thế lực thù địch xác định tấn công trên mặt trận tư tưởng - văn hóa là “mũi đột phá”, “thọc sâu” làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra “khoảng trống” để dần dần đưa hệ tư tưởng tư sản vào và tiến tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa.
Các thế lực thù địch cho rằng, để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam, cần phải điều chỉnh các biện pháp và phương thức, thay đổi các thủ đoạn tiến hành “diễn biến hòa bình” cho thích hợp, vì tình hình Việt Nam không giống như bối cảnh các nước Đông Âu hay Liên Xô trước đây. Chúng chủ trương phá hoại trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội, ngoại giao, quốc phòng - an ninh, khoa học, giáo dục... Và, khi cần thì dùng cả biện pháp quân sự. Song, trọng tâm then chốt vẫn là phá hoại về tư tưởng - văn hóa. Chúng xác định rằng, tước bỏ vũ khí tư tưởng của nhân dân là khâu đột phá quan trọng trong “diễn biến hòa bình”.
“Diễn biến hòa bình” là một thủ đoạn phi quân sự, chú trọng chiến tranh tâm lý, đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh của tư tưởng - ý thức hệ. Trong đó, chủ yếu là “mặt trận tư tưởng - văn hóa”. Các thế lực thù địch xác định, xâm nhập được tư tưởng - văn hóa của đối phương sẽ thu được hiệu quả phi thường. Xâm nhập tư tưởng - văn hóa, trên thực tế, là mở cuộc tấn công ý thức hệ vào nước Việt Nam XHCN. Chúng gọi đó là “tiến công vào lòng người” để làm sụp đổ tinh thần chiến đấu của đối phương; làm tan rã đối phương về nội tâm, tinh thần và tư tưởng; gây hỗn loạn về tư tưởng, gây tâm lý sợ hãi; kích động tâm trạng bất mãn, thù địch với chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản; truyền bá mô thức chính trị, mô thức kinh tế, quan niệm giá trị và lối sống của chủ nghĩa tư bản, đòi đa nguyên hóa và thị trường hóa nền kinh tế.
Hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch thông qua “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với nước ta trong những năm vừa qua được thể hiện qua các thủ đoạn và nội dung chủ yếu sau: Xuyên tạc, bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc; đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống XHCN - những giá trị tinh thần của chế độ XHCN; truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta - lối sống thực dụng, vụ lợi cá nhân, sùng bái đồng tiền, dâm ô, trụy lạc phi nhân tính...; kích thích sự phục hồi, phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần; tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội, hữu khuynh cực đoan, sa đọa về phẩm chất đạo đức,... vào con đường phản bội, chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân; tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng XHCN.
Tác động của “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa ở nước ta trong những năm qua được thể hiện trên những phương diện chủ yếu sau:
Phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chế độ XHCN ở Việt Nam

Kích động biểu tình, bạo loạn: Đừng ảo tưởng và nhầm lẫn


Sau các cuộc biểu tình, đập phá tài sản xảy ra vào cuối tuần trước, hàng loạt đối tượng cầm đầu, quá khích đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Cơ quan chức năng xác định, có bàn tay 'đạo diễn' của các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài và mục tiêu mà chúng hướng đến là gây rối an ninh trật tự, tiến tới bạo loạn và lật đổ. Nhưng họ đã ảo tưởng và nhầm lẫn.
Cách đây không lâu, Phó giám thị tại một trại giam tâm sự: “Trong trại của ông có những người tù rất trẻ. Họ vào đây với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Thay vì ăn năn, hối cải, những thanh niên này lại làm một công việc ngược lại. Họ tranh thủ “vận động” những cán bộ quản giáo và hứa hẹn, sẽ dành cho họ một chức vụ xứng đáng trong “chính phủ mới” khi lật đổ được chính phủ hiện thời…”. Vị cán bộ trại giam mỉm cười khi kể lại câu chuyện này vì sự ảo tưởng của những thanh niên mới lớn.
Nay, khi những đối tượng kích động biểu tình, bạo loạn ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh, Thanh Hóa… bị bắt tạm giam, họ đã không giấu diếm ý đồ của mình: kêu gọi người dân lật đổ chính quyền nhân dân. Chỉ buồn một nỗi, trong số những “hạt nhân” trực tiếp xuống đường biểu tình hoặc kích động trên mạng xã hội nhân danh "lòng yêu nước”, có kẻ từng có tiền án, tiền sự, có kẻ hành động vì những đồng đô la… 
Cuối cùng thì cái đuôi phản động cũng phải lòi ra. Phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng cũng chỉ là cái cớ. Trong dòng người đổ xuống đường ngày hôm đó, bao nhiêu người thực sự lo lắng cho quốc phòng- an ninh? bao nhiêu người hiếu kỳ? bao nhiêu người bị lợi dụng vào những mục tiêu đen tối?
Bày tỏ thái độ chưa hài lòng, chưa đồng thuận với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều chuyên gia, nhân sĩ, trí thức đã dám lên tiếng với mong muốn, khi chính sách đó được thông qua thì sau này, con cháu chúng ta không phải trả giá cho những sai lầm của những thế hệ trước. Nhưng, có người lên tiếng với tinh thần xây dựng, lại có người lên tiếng với giọng điệu thiếu thiện chí, vô hình trung làm cho những bức xúc trong xã hội ngày càng lên cao. 
Hay, khi xảy ra biểu tình, đập phá tài sản tại Bình Thuận, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao lại là Bình Thuận, không phải là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng hay các tỉnh có đặc khu? Rồi nhiều người phỏng đoán, có thể, dân Bình Thuận bị dồn nén những bức xúc về môi trường, đất đai, về sự tắc trách của chính quyền cơ sở… Họ tự đi tìm câu trả lời, rồi đưa lên mạng xã hội… Trong khi, chính những phóng viên có mặt tại hiện trường vào giờ đó, ngày đó khẳng định: dân Bình Thuận không như họ nghĩ. Chính người Bình Thuận cũng thấy sợ hãi vì sự quá khích của những đối tượng cầm đầu.
Nhưng, dù những trí thức góp ý chưa thật khéo léo hay người Bình Thuận có thể chưa hài lòng với dự luật đặc khu, có những bức xúc nào đó thì chắc chắn, tất cả trong số họ đều không mong muốn xảy ra cơ sự như ngày 10 và 11/6 vừa qua. Họ càng không thể hình dung nổi, cuộc biểu tình, xuống đường ngày hôm đó đã bị lợi dụng cho những âm mưu bạo loạn. Đập phá trụ sở chính quyền, trạm cảnh sát phòng cháy chữa cháy và đốt phá xe cứu thương… Vậy, nếu xảy ra cháy nổ và có người bị thương thì lấy gì để cứu dân đây? Cố tình tạo ra điểm “nóng”, tạo ra bất ổn về chính trị- xã hội để bên ngoài can thiệp. Dã tâm đó đã từng xuất hiện trong các dịp lễ lớn, các dịp bầu cử, đại hội Đảng hay những sự kiện quốc tế lớn mà Việt Nam đăng cai… 
Chúng ta phải làm tốt công tác ngăn chặn ý đồ bạo loạn và lật đổ, nhắc nhở tất cả những ai ảo tưởng và nhầm lẫn. Nó cũng không là cũ với những chính quyền sở tại khi vô tình hay cố ý tạo nên những bức xúc trong dân./.