Bùi tín đại tá quân đội, nguyên Tổng biên tập Báo Quân đội kẻ phản động từ bỏ chế độ XHCN  kích động , xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ đảng, tuyên truyền nhiều bài viết phủ nhận vai trò lịch sử dân tộc ta, bỏ đất nước chạy theo giặc  sống tỵ nạn chính trị ở pháp.
Hôm nay ngày 11 tháng 8 năm 2018 Y đã chết thọ 91 tuổi. Kết thúc một cuộc sống nhơ nhớp nơi đất khách quê người, làm ô danh dòng họ bùi,  lịch sử sẽ còn nhắc nhiều về cuộc đào tẩu bỏ quê hương, đất nước chạy ra nước ngoài hưởng thụ của Bùi tín, và căm phẫn trước sự miệt thị đất nước nghèo khổ  mà những bài báo Y đã viết về đất nước Việt Nam, người Việt Nam ta có câu chó không chê chủ nghèo ý nói con vật khi sống  ở đất nước Việt Nam nó không học cũng biết không bao giờ chê chủ, phản chủ.
Bùi tín là người, lại được đào tạo cơ bản dưới mái trường  chế độ XHCN mang quân hàm cấp cao của đảng , hạt giống đỏ người đã từng ngày đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tuy nhiên với cách sống tư bản chủ nghĩa hèn mọn  không chịu gian khổ, bất đồng đã phản cách mạng, cái chết hôm nay đã kết thúc một số phận một con người tội lỗi bỏ đảng, chế độ âu cũng là thói đời phản phúc.

VŨ NHÔM LÀ AI?
Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh ngày tháng năm 1975 tại Đà nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em ( 5 trai 4 gái ). Vũ Nhôm là con áp út.
Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978 . Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao.
Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang "đường hoa danh vọng".

Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ "bắc cầu" quan hệ với các "tai to mặt bự" của Đà nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi tp ĐN thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ VNCH và trong quá trình "cải tạo công thương nghiệp", Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty "quân xanh quân đỏ", được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố.
Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà.
Vũ là người duy nhất sở hữu 2 "du thuyền" bê tông trên sông Hàn.
Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh "người giàu nhất ĐN" và có một thế lực quyền uy vô song.
Ở ĐN, từ một bác xe thồ đến một anh công nhân, từ một cô công chức đến một chị tiểu thương, ai mà không biết Vũ thân với dàn lãnh đạo Đà Nẵng, từ thời ông NBT về sau, như anh em ruột trong nhà.
Từ năm 2005, "giang hồ" ĐN đã đồn Vũ là "thiếu tá an ninh", và sự thật đến 2017 Vũ đã lên lon..thượng tá.
Nói nghe khó tin, nhưng là sự thật, tại ĐN Vũ là kẻ "dưới một người trên vạn người".
Tổng tài sản của Vũ, chưa có thống kê chính thức, nhưng được ước đoán không dưới 2 tỷ USD.
Quan chức cũng ngán Vũ, công chức còn sợ Vũ, huống gì dân thường. Chuyện khôi hài là khối anh muốn được đề bạt, cấc nhắc lên phó giám đốc các sở ban ngành, không tìm đến nhà giám đốc sở, PCT, CT tp mà lại gõ cửa nhà..Vũ Nhôm !!!
Tại ĐN, Vũ xây một căn biệt thự, hiện đại đến nỗi, người lạ hoặc kẻ trộm nếu đột nhập vào được, nhưng sẽ mãi đừng hòng tìm lối ra.
Không dừng lại tại ĐN, Vũ "vươn vòi" vào tp HCM.

Vũ "thâu tóm" cty lừng lẫy Seaprodex, tham gia ngân hàng Đông Á, mở dự án ngàn tỷ..
Cách đây mấy năm, mẹ của Vũ Nhôm đi chữa bệnh, mất tại tp HCM. Vũ, với thế lực của mình, đưa bà ra sân bay trong vai hành khách bệnh tật đi xe lăn đang ngon giấc, lên máy bay về ĐN, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đi cùng với một "hành khách" đã chết mà không hề hay biết (!)
Tang lễ mẹ mình, Vũ đặt mua quan tài là một thân gỗ quý nguyên cây, khoét ruột và làm nắp, đường kính lên đến 1,2m, đặt từ Campuchia, xe container chở từ đó qua ngả Tây Ninh chạy suốt về ĐN.
Lúc tẩm liệm, Vũ cho rắc xung quanh mẹ nằm 100 triệu VNĐ, gồm toàn tiền mệnh giá 500.000 mới toanh, hầu mẹ xài lúc về địa phủ.
Đám tang mẹ Vũ to nhất ĐN từ trước đến giờ. 
Quan chức ĐN không thiếu mặt. Máy bay đưa các quan chức khắp nơi đổ về ĐN, đông đến nỗi phải có cả xe dẫn đường. Có đoàn quan chức cao cấp, sau khi phúng viếng xong, mỗi vị (thông qua tài xế) sẽ được giao cho một túi quà bằng vải nhung,trong mỗi một túi có 2 chai Chivas 38. Sau đó sẽ có người đưa ra nhà hàng ngoài phía biển Sơn Trà để tiếp thân mật.
Vũ ngồi ở Memory, ở vũ trường, bar cafe hay bất kỳ nhà hàng nào, đố ai dám xấc láo nhìn vào mặt Vũ hay tỏ thái độ bất nhã , thì xem như kẻ đó đã "chán sống" rồi.

Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ 'nhôm', SN 2/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/05/1975, CMTND số 201700779).
Tại nhà riêng ông Trần Thọ, bí thư thành uỷ ĐN năm ấy, chỉ vì bác bỏ dự án xây "du thuyền" trên sông của Vũ, Vũ đến nhà "tay đôi" ăn thua đủ với ông. Bực mình vì không thuyết phục được ông Thọ, Vũ đứng dậy lật bàn trà dằn mặt, bỏ ra về.
Thời Nguyễn Xuân Anh làm bí thư, Vũ đã dẫn cả 4 công an súng ống đầy đủ, đến nhà một sĩ quan biên phòng để "lên mặt", chỉ vì vị sĩ quan chỉ trích dự án Vầng Trăng có vốn lên đến 10 ngàn tỷ của Vũ gây ô nhiễm môi trường.
Đầu năm 2017, trong cuộc gặp của UBND tp với giới doanh nhân. Giờ giải lao bên hành lang,có nhiều người, Vũ chỉ xấp tài liệu đang cầm vào mặt, doạ đánh chủ tịch tp Huỳnh Đức Thơ. Vũ xẵng : "Ông có tin, tôi sẽ bứng cái chức chủ tịch tp ĐN của ông không?".

Việt Nam là nhà nước pháp quyền.
Vụ án "Vũ nhôm và đồng bọn" đang được điều tra khẩn trương. Một vụ án mà đích thân Tổng Bí Thư có ý kiến chỉ đạo điều tra cho ra nhẽ, thì chắc chắn sẽ được xử lý nghiêm minh.
Quân pháp bất vị thân ! Bất kỳ ai ngông cuồng, ngồi trên pháp luật , gây hại cho dân cho nước đều sẽ bị trừng trị. "Ông trời con" Vũ Nhôm đã bị khởi tố và tống giam, và sắp đến sẽ có khối anh theo chân Vũ bóc lịch là một minh chứng.


VIỆT NAM CHIA SẺ QUAN NGẠI VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG TẠI ARF 25
Về tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ quan ngại về các hoạt động diễn ra trên thực địa, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới tới hòa bình và an ninh khu vực; đề nghị các bên kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình...
Chiều 4/8, tại Singapore, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 25 đã diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 27 nước và tổ chức, bao gồm 10 nước ASEAN, 10 Đối tác đối thoại của ASEAN (Australia, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Mỹ) và các nước Papua New Guinea, Triều Tiên, Mông Cổ, Pakistan, Timor-Leste, Bangladesh và Sri Lanka.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Hội nghị nhất trí rằng trải qua 25 năm thành lập và phát triển, ARF đã tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những diễn đàn chủ chốt để đối thoại và hợp tác về chính trị-an ninh, xây dựng lòng tin và thực hiện ngoại giao phòng ngừa ở khu vực.
Hội nghị nhất trí ARF cần kiên trì những nguyên tắc cơ bản đã thoả thuận, trong đó có quyết định theo đồng thuận, phát triển tiệm tiến, tốc độ thoải mái với tất cả các bên cũng như tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN; tiếp tục thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đi đôi với thực thi ngoại giao phòng ngừa, triển khai đầy đủ và hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội, thực hiện Tầm nhìn ARF 2020 thông qua các hoạt động thiết thực nhằm ứng phó hữu hiệu với những thách thức an ninh đang ngày càng trở nên phức tạp ở khu vực.
Mặt khác, ARF cần tăng cường phối hợp với các khuôn khổ, cơ chế hợp tác an ninh-quốc phòng khác của ASEAN và khu vực, cũng như tiếp tục duy trì quan hệ với các cơ quan nghiên cứu để tranh thủ ý kiến tư vấn.
Nhân dịp này, các bộ trưởng nhất trí thông qua Tuyên bố ARF về hợp tác cứu trợ thảm hoạ, Danh mục các hoạt động của ARF trong năm giữa kỳ 2018-2019 và các Kế hoạch công tác ARF về an ninh biển và về cứu trợ thảm họa giai đoạn 2018-2020.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và vai trò của các tổ chức đa phương; coi đây là trụ cột cho hoà bình, ổn định và phát triển quốc tế.
Về các vấn đề khu vực, các bộ trưởng hoan nghênh những tiến triển tích cực gần đây, kêu gọi các bên liên quan thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những thỏa thuận đã đạt nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định bền vững trên Bán đảo Triều Tiên.
Các bộ trưởng cũng chia sẻ quan ngại về những thách thức an ninh đang nổi lên, gồm khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, an ninh mạng, thiên tai, thảm họa...; theo đó, nhất trí cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ ARF và các cơ chế khu vực khác nhằm ứng phó hữu hiệu với những thách thức này.
Về tình hình Biển Đông, các bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Nhiều bộ trưởng nêu quan ngại về những hoạt động làm xói mòn lòng tin, trong đó có các hoạt động quân sự hóa, gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Các bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của việc kiềm chế và không có các hành động làm phức tạp tình hình hay gia tăng căng thẳng; giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và không quân sự hoá; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao vai trò và đóng góp của ARF thời gian qua, trong đó có việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác xây dựng lòng tin và ứng phó với những thách thức an ninh.
Phó Thủ tướng đề nghị ARF cần tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch Hành động Hà Nội và các kế hoạch công tác đã thỏa thuận, đồng thời tiếp tục có những cải tiến, đổi mới trong phương thức hoạt động để có thể linh hoạt thích ứng với những chuyển biến trong tình hình khu vực và quốc tế.
Về tình hình Biển Đông, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chia sẻ quan ngại về các hoạt động diễn ra trên thực địa, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và gây phương hại tới tới hòa bình và an ninh khu vực; đề nghị các bên kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, không quân sự hóa, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng thông báo các sáng kiến của Việt Nam đăng cai Hội thảo ARF về tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và Hội thảo ARF về vận dụng UNCLOS 1982 và các công cụ pháp lý quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức trên biển./. 

Theo TTXVN/Vietnam



Hãy cảnh giác với những thông tin bịa đặt sai sự thật


Thời gian gần đây, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam đã biến internet, mạng xã hội, thành nơi truyền tải tin tức giả mạo, mục đích là gây hoang mang, nghi ngờ, gieo mầm và hướng sự bức xúc của người dân vào vai trò lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, nhằm tác động và lũng đoạn niềm tin xã hội, đẩy tới hành vi chống đối. Có thể liệt kê một số sự kiện dối trá tiêu biểu của họ như: tung tin Nguyễn Văn Hải bị “đánh gãy tay trong tù”, song thực tế khi được ra tù Nguyễn Văn Hải đã đến định cư tại Mỹ và hai tay vẫn lành lặn nguyên vẹn; sử dụng ảnh cá chết dày đặc ở hồ Mona (Michigan, Mỹ) năm 2008 để bịa chuyện cá chết ven biển miền trung Việt Nam năm 2016; đưa tin công an đàn áp người dân Công giáo, trong khi đó hình ảnh tại hiện trường lại cho thấy một số người theo Công giáo đã đập phá xe cảnh sát và trụ sở chính quyền, tràn ra đường gây tắc nghẽn giao thông.