HÃY CẨN TRỌNG KHI TIẾP CẬN THÔNG TIN TỪ CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI


Mạng xã hội liệu có đầu độc giới trẻ?
Đây là sự cảm nhận của rất nhiều người nhất là đối với giới trẻ khi mỗi ngày các bạn trẻ đã giành rất nhiều thời gian để truy cập vào các trang mạng xã hội. Họ cảm thấy những tiện ích đa dạng của mạng xã hội đã đánh trúng đặc điểm tâm lý, sở thích và nhu cầu giao lưu của giới trẻ. Nhưng thật ra mạng xã hội đã và đang từng ngày cướp đi thời gian, sức khỏe và có lúc tác động tiêu cực đến trạng thái tâm lý nếu như giơi trẻ của chúng ta tiếp tục lạm dụng.
Tại sao vậy?
Các thông tin, hình ảnh… trên mạng xã hội bắt mắt, được biên soạn, diễn giải lôgíc và cuốn hút sự tò mò của giới trẻ. Mạng xã hội kết nối mọi người nhanh chóng trong một khoảnh khắc. Khi một ý kiến, một thông tin, hình ảnh, video hay sự kiện nào đó đưa lên thì ngay lập tức có thể có nhiều người đọc, một comment nào đó có thể được nhiều người thích… Rồi dần dần, tính tiện ích đó của công nghệ khiến chúng ta có xu hướng biểu đạt ý kiến, bày tỏ quan điểm nhiều hơn với cộng đồng.
Những thông tin trên mạng xã hội có rất nhiều nguồn khác nhau, có nội dung không chính thống, không được kiểm duyệt chặt chẽ, không có sự quản lý của các cơ quan chức năng, thậm chí có rất nhiều thông tin không có nguồn gốc rõ ràng, bịa đặt, cắt ghép không đúng bản chất vấn đề; có rất nhiều nội dung được kẻ xấu sửa chữa, xuyên tạc, bóp méo sự thật, đổi trắng thay đen nhằm mục đích xấu là tạo ra sự hoang mang, ảo tưởng về cuộc sống thật, mất niềm tin vào con người, vào bản chất tốt đẹp của xã hội ta. Sự tác động này cứ như những giọt nước nhỏ lâu ngày thấm sâu vào lòng đất dẫn đến những nhận thức lệch lạc, sai trái trong suy nghĩ từ đó làm tha hoá hành vi, lối sống của nhiều người.
Mạng xã hội nói riêng và internet nói chung đã trở thành một phương tiện, một môi trường ảo, thế giới ảo của rất nhiều người thực. Sự dễ dãi và sự tiện ích của công nghệ đang làm cho xu hướng vào mạng, bày tỏ thái độ với tất cả mọi vấn đề, trong đó có những vấn đề chẳng quan trọng gì, có cả những vấn đề thậm chí không liên quan gì đến mình đã và đang ăn vào lối sống của nhiều người. Trong khi cuộc sống vẫn còn đó bao nhiêu vấn đề khác phải làm.
          Chúng ta không cảnh giác sẽ bị mạng xã hội ăn vào lối sống của mình một cách rất tự nhiên, công nghệ sẽ làm thay đổi hành vi và thay đổi con người chúng ta, thậm chí thay đổi văn hóa của mình từ lúc nào không biết. Mình từ một người dù không có mạng xã hội vẫn sống rất tốt, và rồi trở thành một người “ngáo face” chẳng hạn. Tự nhiên thấy mình sống mà luôn bị thôi thúc, mỗi ngày “check mạng” vài lần, thậm chí có người vài phút một lần; xem có bao nhiêu like hay comment..., để rồi tự nhiên phải tỏ một thái độ, hay dòng cảm xúc lạc lõng nào đó, điều đáng nói hơn là sau những lần như vậy thì sự chuyên tâm vào học tập, trách nhiệm và chất lượng công việc lại bị giảm sút và sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bản thân, gia đình và toàn xã hội; chưa kể đến những thông tin cá nhân, những thông tin nội bộ của nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị, xã hội sẽ bị lộ lọt dẫn đến mối nguy hại về an ninh, an toàn mạng gây thiệt hại không nhỏ đến giá trị kinh tế, uy tín, nhân phẩm của cá nhân và tổ chức...
          Thời gian vẫn đủ để các bạn trẻ đang sử dụng mạng xã hội hiện nay rút ra trải nghiệm của mình. Các bạn nên sống với thế giới thật của mình là học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân để trở thành những con người có ích cho xã hội. Hãy lạc quan tin tưởng vào những điều tốt đẹp hàng ngày vẫn đang diễn ra quanh chúng ta. Phải hết sức cảnh giác với những tác động tiêu cực hoặc những nội dung phản tác dụng của mạng xã hội. Đã đến lúc chúng ta cần phải suy nghĩ lại, nhận thức rõ về vấn đề này và hành động để làm cho cuộc sống thật của chính chúng ta tốt đẹp hơn./.                                                  

Chiến dịch Điện Biên Phủ - đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam

     Trải qua 64 năm, ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới; tạo ra bước ngoặt lịch sử làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. 
    Ngay từ cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi bắt đầu triển khai Kế hoạch Na-va, theo đánh giá giới quân sự Pháp và Mỹ thì Điện Biên Phủ ở vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương, bởi vậy, thực dân Pháp đã điều động và bố trí lực lượng ở Điện Biên Phủ lúc cao nhất lên đến 16.200 quân cùng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, tại 49 cứ điểm với 3 phân khu: Phân khu Bắc, Phân khu Nam và Phân khu Trung tâm.
   Trước âm mưu và hành động mới của địch, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận; đánh giá tầm quan trọng của chiến dịch này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.         Với 5 đòn tiến công chiến lược vào Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào - Đông Bắc Cam-pu-chia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào. Quân ta đã đập tan Kế hoạch Na-va, buộc phải phân tán binh lực.
     Sau 3 đợt tiến công: Đợt 1 (từ 13 - 17/3/1954), đợt 2 (từ từ 17 giờ ngày 30/3 - 30/4/1954), đợt 3 (từ 1/5 - đến 17 giờ 30 ngày 7/5/1954). Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường và anh dũng trong điều kiện “khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn…”, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 sinh lực địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của Quân đội Pháp.
       Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần đánh bại Kế hoạch Na-va, làm tiêu tan hy vọng của Pháp và can thiệp Mỹ hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tìm “lối thoát danh dự”; đồng thời tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định đến việc ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Đó là “một cái mốc chói lọi bằng vàng” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
      Điện Biên Phủ là một trong những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam, là đòn tiến công tiêu diệt lớn nhất của quân đội ta, quyết định “số phận” quân đội viễn chinh Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Chiến thắng đó không những là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh, tính sáng tạo và độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chủ động, sáng tạo của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, trực tiếp là Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch, mà còn thể hiện tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, ngoan cường của quân và dân ta.
     Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Khi mới thành lập, Quân đội ta mới có 34 chiến sỹ với vũ khí thô sơ, tầm vông, giáo mác, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã không ngừng lớn mạnh, càng đánh càng mạnh, trưởng thành về mọi mặt, góp phần làm nên một Điện Biên Phủ. Đây là cơ sở quan trọng để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vững tin dám đánh, quyết đánh và đánh thắng Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
     Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi sâu theo dòng chảy của thời gian nhưng ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc Việt Nam và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới; xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

“VIẾT LẠI LỊCH SỬ” - HÀNH ĐỘNG ĐÊ HÈN CỦA BỌN CƠ HỘI CHÍNH TRỊ


Thiết nghĩ, xuyên tạc lịch sử là hành động chống lại sự phát triển tất yếu của loài người. Bởi lịch sử là những hiện thực khách quan đã diễn ra trong quá khứ mà chủ thể của nó là con người. Xuyên tạc, bẻ cong lịch sử ở Việt Nam cũng là một chiêu bài chống phá mà kẻ địch đang ráo riết thực hiện. Đáng tiếc, một số người, hoặc do nhận thức lệch lạc, hoặc vì thói a dua mà vô tình hay cố ý cổ súy cho những quan điểm xét lại, làm sai lệch bản chất lịch sử. Có thể thấy điều này qua một số cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta bị các đối tượng xuyên tạc như: Cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, các trận chiến xảy ra ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…
Chiến thắng ngày 30/4/1975 của nhân dân ta được thế giới thừa nhận, trong đó có cả những chính khách, tướng lĩnh Mỹ từng trực tiếp tham gia, xem đó là một biểu tượng của tinh thần quả cảm, tất cả vì nền độc lập dân tộc.
Sự thật, ý nghĩa lịch sử hiển nhiên như vậy nhưng trên một số website từ nước ngoài, blog cá nhân vẫn có những kẻ mưu đồ chống phá đất nước đã tìm cách bôi nhọ sự thật dưới dạng xét lại lịch sử, không thừa nhận thắng lợi đó và cố tình suy diễn sai lệch bản chất. Bọn chúng đã đưa ra cái gọi là “sử liệu” vu vơ, họ đã nhào nặn một cách chủ quan để rồi đi đến những kết luận hết sức sai trái, đại loại như: Trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, người Mỹ không hề muốn cai trị người Việt Nam, người Mỹ can thiệp vào Việt Nam là để giải phóng chứ không phải để cai trị, hay chiến tranh Việt Nam là cuộc “nội chiến” giữa hai miền Nam Bắc…
Cùng với việc cố tình xuyên tạc bản chất cuộc chiến tranh, họ còn tìm cách hạ thấp ý nghĩa của chiến thắng 30/4/1975. Những luận điệu trên làm sai lệch bản chất, ý nghĩa cuộc kháng chiến vệ quốc của nhân dân ta, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, chính nghĩa của cả một dân tộc; phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, sự hy sinh, đóng góp của nhân dân ta, của bạn bè quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Hành vi này đồng thời chúng còn nhằm kích động các phần tử chống đối, lực lượng tay sai, phản động chống phá cách mạng Việt Nam.
Việc diễn giải sai lệch bản chất cuộc chiến tranh cho thấy sự lạc điệu của những kẻ chống phá. Bởi lâu nay, những nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lần khẳng định, đánh giá cuộc chiến theo hướng khách quan hơn, cùng với đó là thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Còn nhớ, tháng 11/2000, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã tiếp Tổng thống Hoa Kỳ W.J. Clinton khi ông thăm chính thức Việt Nam. Tại buổi tiếp này, nói về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Tổng thống W.J. Clinton cho hay, nhiều người ở Hoa Kỳ đã hiểu sai, lầm tưởng rằng họ sang chiến đấu để “Giúp người Việt Nam được tự do và tự quyết”. Liên quan điều này, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói: “Về quá khứ, tôi đồng ý với ngài là chúng ta không quên quá khứ, không làm lại được quá khứ. Vấn đề quan trọng là hiểu cho đúng thực chất cái quá khứ ấy. Cụ thể là hiểu cho đúng thực chất cuộc kháng chiến chống xâm lược mà chúng tôi đã phải tiến hành. Căn nguyên cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là từ đâu? Sâu xa là từ khi chủ nghĩa đế quốc đi đánh chiếm thuộc địa. Nước Việt Nam có đem quân đi đánh Hoa Kỳ đâu mà Hoa Kỳ lại đem quân sang đánh Việt Nam? Kết quả của cuộc kháng chiến chống xâm lược của chúng tôi là chúng tôi đã giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội”…
Việc bẻ cong lịch sử là hành vi mà các nước trên thế giới đều phản ứng với các lập trường rõ ràng. Chúng ta còn nhớ hồi 1/2015, Văn phòng báo chí Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố: "Bất kỳ nỗ lực nào nhằm viết lại lịch sử và xem xét lại đóng góp của chúng tôi (Liên bang Nga) đối với chiến thắng vĩ đại (trong chiến tranh thế giới thứ hai) đều đồng nghĩa công nhận tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức, đồng thời mở đường cho tư tưởng chết người này tồn tại".
Tổng thống Nga nhấn mạnh, chính Hồng quân Liên Xô đã cứu người Do Thái và nhiều người khác trên thế giới thoát khỏi sự hủy diệt tàn nhẫn của Đức Quốc xã. Hành vi, cao hơn là một trào lưu cơ hội xét lại lịch sử, làm biến dạng bản chất các sự kiện lịch sử, nhất là mục đích, ý nghĩa các cuộc chiến tranh vệ quốc đều mang màu sắc chống đối cực đoan. Sự thật, lẽ phải được khẳng định với những bằng chứng vững chắc, hiển nhiên. Những âm mưu bẻ cong lịch sử của các thế lực thù địch không thể làm thay đổi bản chất, trái lại nó chỉ cho thấy sự lố bịch, khôi hài.
Vì vậy những tên cơ hôi chính trị ở Việt Nam muốn bẻ cong lịch sử để mưu cầu lợi ích chẳng khác gì một trò lố bịch. Bởi luận điệu đó không thể che mắt thiên hạ, mà chỉ có một bộ phận thiếu hiểu biết mới a dua theo chúng. Chân lý vẫn là chân lý, giá trị lích sử Việt Nam được cả thế giới thừa nhận, không thể bôi nhọ được. Hành động đó càng làm cho mọi người thấy rõ bản chất bộ mặt thật của những kẻ vong nô./.          


KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC SỰ THỐNG NHẤT TỔ QUÔC SAU ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975


Trong những ngày tháng tư lịch sử, trên các trang mạng phản động nhất là trang mạng của “Danlambao” có đăng tải bài viết với nội dung “Vẫn còn là những câu hỏi 30/4 sau 43 năm” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình. Trong đó, bài viết đã đăng tải có nội dung rằng: “Ngày 30/4 đã trở thành một nhát cắt tàn nhẫn của thời gian, phân biệt trước và sau cho lý lịch một con người, cũng như cho những sự kiện của đất nước, cả về chính trị lẫn văn hóa, đời sống. Thậm chí, sự chia rẽ sau thống nhất đất nước còn trở nên trầm trọng hơn, một cách bất thường”. Thực chất đây là những nhận định hết sức sai trái, phản động, mang tính chủ quan, duy ý chí, nhằm vu cáo, xuyên tạc sự thật lịch sử, gây ra dư luận xấu trong xã hội và các tầng lớp quần chúng nhân dân.
Ngày Đại thắng mùa Xuân 30/4/1975 đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Dân tộc ta. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV tháng 12/1976 đánh giá và khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đây là minh chứng không thể chối cãi về ý nghĩa lịch sử, vai trò to lớn của chiến thắng 30/4/1975 không chỉ riêng đối với đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mà nó còn vươn ra toàn thế giới.
Tiếp đến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại tiếp tục nhấn mạnh: “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, ba mốc son chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”.
Điều đó đã cho thấy với mỗi người dân Việt Nam, ngày 30/4/1975 là một ngày lịch sử trọng đại. Đó là ngày mà chiến tranh kết thúc, đất nước sạch bóng quân xâm lược, đem lại nền hòa bình, cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam từ Nam chí Bắc. Đó là ngày mà cả nước đoàn tụ, non sông thu về một mối, Bắc - Nam sum họp một nhà. Ngày 30/4 là ngày hòa hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới mái nhà chung Việt Nam, người một nước cùng nhìn về một hướng, cùng chung một con đường… Hòa hợp dân tộc đã hóa giải xung đột, xóa bỏ hận thù, giải phóng người dân khỏi áp bức, nô lệ để cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do cùng đi lên Chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, để sánh vai cùng với các cường quốc, năm châu như Bác Hồ của chúng ta hằng mong muốn
Mỗi người dân Việt Nam có trải qua những năm tháng chiến tranh lịch sử, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy được ý nghĩa to lớn của chiến thắng lịch sử 30/4/1975, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hòa bình và sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Hơn ai hết, mỗi người dân Việt Nam càng quý trọng hòa bình, sẵn sàng hy sinh tất cả để đánh đổi nền độc lập, tự do đó.

Những luận cứ của Nguyễn Thị Thanh Bình trên trang danlambao là hoàn toàn sai trái, mang tính chủ quan, nhằm kích động, xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, đi ngược lại lợi ích chung của toàn thể nhân dân và toàn thể dân tộc Việt Nam, đã và đang gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân.
Vì vậy, mỗi chúng ta cần tỉnh táo và có cái nhìn thật đầy đủ, đúng đắn, nêu cao cảnh giác, đấu tranh kiên quyết với các luận điệu sai trái, hòng xuyên tạc, bóp méo lịch sử của những kẻ đục nước, béo cò, phản dân hại nước, phủ nhận lịch sử hào hùng của Dân tộc ta. Chúng ta tích cực tuyên truyền cho toàn thể nhân dân có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa lịch sử chiến thắng vĩ đại 30/4/1975, để các thế lực thù địch, phản động không còn cơ hội dụ dỗ, mua chuộc, kích động, chia rẽ các tầng lớp nhân dân. Mọi người dân Việt Nam ra sức thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.                 

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN TÍNH SÁNG TẠO CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


Hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang ra sức chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó lĩnh vực tư tưởng chúng coi là một mặt trận. Chúng đưa ra các luận điệu phi lý hòng  phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó, chúng cho rẳng: “Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam”. Đây là một luận điểm sai trái, phi thực tế, cần được nhìn nhận rõ và bác bỏ thích đáng.
          Ngược dòng lịch sử vào những năm 20 của thế kỷ trước, đất nước chìm trong đêm đen nô lệ, các phong trào yêu nước liên tục nổ ra, nhưng cuối cùng đều bị dìm trong biển máu do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn. Trong bối cảnh đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã vượt trùng dương ra đi tìm đường cứu nước, sau nhiều năm bôn ba khắp năm châu, bốn biển, đến tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân Đạo. Sơ thảo Luận cương đã nói về giải phong dân tộc, một vấn đề mà Hồ Chí Minh đang tìm kiếm để cứu nước khỏi ách thống trị của thực dân phong kiến, đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Từ đó, Người đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, tích cực chuẩn bị tư tưởng, chính trị, tổ chức để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
          Trong quá trình nghiên cứu, truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của một nước thuộc địa nửa phong kiến, chúng ta thấy rõ rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không rập khuôn máy móc, mà vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của một nước Á Đông. Không khó để đưa ra các dẫn chứng, chẳng hạn khi đề cập đến vấn đề thành lập Đảng Cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học và phong trào công nhân. Nhưng khi vận dụng vào điều kiên xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rằng, nếu chỉ hai yếu tố đó thôi thì chưa đủ, mà: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữ chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước; vấn đề phong trào yêu nước là một thành tố không thể thiếu trong quá trình hình thành Đảng bởi lẽ: Ở nước ta phong trào yêu nước xuất hiện trước phong trào công nhân; và giữa hai phong trào đó có liên hệ mật thiết với nhau, những người công nhân ở các hầm mỏ, đồn điền,.. đều là con em của nhân dân mà ra, vì thế họ có chung muc tiêu là độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc.
          Một ví dụ khác: Khi đề cập đến mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa Mác – Lênin nin cho rằng: Cách mạng vô sản ở chính quốc nổ ra và giành thắng lợi trước, tạo điều kiện cho sự thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa. Tuy nhiên qua nghiên cứa và khảo sát thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Không nhất thiết là cách mạng vô sản ở chính quốc  nổ ra và giành thắng lợi trước; mà cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước. Cách mạng tháng 8/1945 sau này đã chứng minh cho điều đó.
          Thêm nữa, với đặc thù hơn 95% nhân dân mù chữ, hậu quả nặng nề của chính sách áp bức, bóc lột mà thực dân phong kiến gây ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam cũng rất sáng tạo, thay vì những lý luận trừu tượng khó hiểu, mà ngay cả những kẻ hôm nay đang xuyên tạc, tự cho mình là có học cũng chưa chắc đã hiểu, Người sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu dễ nhớ.
           Khi vạch trần bản chất của chủ nghĩa thực dân, người sử dụng hình tượng: Con đỉa hai vòi, một hình tượng mà không một người dân nào không biết. Khi đề cập đến vai trò của Đảng Cộng sản, người ví như người cầm lái con thuyền, Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.v.v...  
          Như vậy, có thể khẳng định rằng, Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển lý luận Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; đó là một sự thật hiển nhiên không cần phải bàn cãi, ấy vậy mà lại có những kẻ vô công rồi nghề ra sức rêu rao quan điểm sai trái, để phủ nhận một chân lý đã được lịch sử chứng minh, họ không hiểu hay cố tình không hiểu, điều đó giờ đây không quan trọng. Vấn đề ở chỗ, không một người con đất Việt yêu nước nào chấp nhận những luận điểm giả dối và ngụy biện trên, vì đó là sự phi lý./.

KHÁT VỌNG THEO ĐẢNG

Thơ:
Ngàn năm sau thì tôi vẫn theo đảng
Như buổi đầu tôi hôn cờ tổ quốc
Nước mắt nhòa đi,  giờ sung sướng đủ đầy.
Cơm đảng giờ ngon,  áo đảng giờ đã đẹp.
Không khổ nữa như cha tôi xưa sinh thời mất nước.
Kiếp người sinh ra không bằng trâu ngựa.
Trăm thứ thuế đè nặng trên vai mẹ
Một ngày kia đảng vùng lên cha hướng con theo.
Giờ thì cha con mình đã thành đồng chí
Cha con mình cộng lại tuổi 80.