HIỆN TƯỢNG VÀ NIỀM TIN

        Trong xã hội chúng ta đã và đang tồn tại trạng thái liên quan đến niềm tin: làm mất niềm tin và khôi phục niềm tin của người dân. Trạng thái thứ nhất đã được nhắc đến nhiều. Đó là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” làm giảm sút niềm tin của nhân dân. Trạng thái thứ hai là một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bộ Chính trị phân công nắm giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt tại một số bộ, ngành, địa phương đã tạo ra những xung chấn và hưng phấn mới trong xã hội, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân. Nhiều người đã gọi đó là “hiện tượng” trong xã hội. Xin nêu 2 hiện tượng tương đối tiêu biểu được xã hội quan tâm, người dân tin tưởng.
        Hiện tượng thứ nhất, đồng chí Nguyễn Bá Thanh (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng). Từ quá trình lãnh đạo Thành ủy, HĐND TP. Đà Nẵng, người ta đã rút ra từ “hiện tượng” này 3 vấn đề mấu chốt trong hành động của đồng chí:
        - Đồng chí Nguyễn Bá Thanh thể hiện rõ là một cán bộ chống quan liêu, luôn luôn đi sát cuộc sống, nhận rõ sự thật, nói đúng sự thật. Đồng chí chưa bao giờ tỏ ra là người giỏi lý luận. Sức thuyết phục lớn nhất của đồng chí không phải là lý luận mà là hành động. Có lần, đồng chí hỏi Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng: “Anh có biết trong nội thành còn có khu dân cư nào không có thùng đựng rác và họ đã xử lý rác như thế nào?”. Ông giám đốc lúng túng không đáp được. Đồng chí nói: “Sau cuộc họp này, anh nên chịu khó đến khu dân cư Mân Thái (huyện Sơn Trà) để biết về tình trạng này và mau chóng giải quyết cho bà con”. Khi ông Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng viện dẫn quy định của Bộ này để trả lời khó khăn trong việc xử lý dạy thêm, đồng chí Thanh nói: “Anh không phải bộ trưởng. Vấn đề của anh là trả lời câu hỏi của Đà Nẵng. Thành phố có hay không có chuyện các giáo viên tiểu học lên lớp dạy chính khóa, nhưng không chịu truyền đạt hết kiến thức cho các cháu mà để dành cho dạy thêm”. 

        - Đồng chí Nguyễn Bá Thanh khuyến khích sự công khai minh bạch trong mọi việc, không sợ vì thế mà mất uy tín của mình cũng như của cấp ủy, chính quyền. Qua chất vấn về tình trạng cảnh sát giao thông đòi mãi lộ chưa ngăn chặn được, đồng chí đề nghị lắp đặt ca-mê-ra giám sát các mối đường để loại bỏ ngay cảnh sát giao thông nào chặn xe giữa đường. Về tình trạng các ngân hàng làm khó doanh nghiệp đòi lãi suất trên 15%, Nguyễn Bá Thanh yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP. Đà Nẵng ngay buổi chiều phiên họp công bố 10 ngân hàng còn thu lãi suất trên 15%. Về tình trạng không ngăn chặn nổi việc lấn chiếm lòng - lề đường, đồng chí kết luận: “Công khai tên các chủ tịch phường còn để lấn chiếm lòng - lề đường, lần đầu kỷ luật cảnh cáo, nếu để tái phạm sẽ bị cách chức ngay”.
        - Đồng chí Nguyễn Bá Thanh tôn trọng luật pháp, đồng thời đòi hỏi luật pháp phải đi sát cuộc sống, đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc sống, phục vụ lợi ích lâu dài của số đông người dân, thậm chí có lúc đã “phá rào” để có lợi cho phong trào.
        Hiện tượng thứ hai, đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Đối với đồng chí Đinh La Thăng, không phải đến bây giờ mà những năm trước đó, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đồng chí đã phần nào trả được “món nợ” niềm tin của người dân đối với Ngành này. Khi Tổng cục Đường bộ đề xuất sửa chữa mặt cầu Thăng Long với chi phí hơn 300 tỉ đồng, Bộ trưởng Thăng “bác” thẳng thừng và cho rằng không phù hợp, gây lãng phí và yêu cầu Tổng cục Đường bộ đưa ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm nhất để sửa triệt để mặt cầu, ổn định khai thác lâu dài. Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng cục Đường bộ phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm trong việc tham mưu đề xuất phương án này bởi đã đưa ra một phương án thiếu tính toán, không khoa học và tốn kém. Đối với Cục trưởng Cục Đường sắt trước khi bị đình chỉ công tác, tại nhiều cuộc họp, chính Bộ trưởng Thăng đã công khai chỉ ra hàng loạt yếu kém của Ngành Đường sắt như tự coi mình là một bộ, ngồi chờ “sung rụng”, Ngành Đường sắt yếu kém mà lãnh đạo đánh golf nhiều hơn ngành hàng không… Với thực trạng như vậy, tạm đình chỉ chức vụ Cục trưởng Cục Đường sắt là cần thiết. Nhìn lại những việc Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm, những công trình giao thông quan trọng hoàn thành, có công trình hoàn thành trước thời hạn đưa vào sử dụng cho thấy sự quyết liệt nói đi đôi với làm. Bộ trưởng Đinh La Thăng khôi phục niềm tin của nhân dân bằng những hành động kiên quyết của mình ở Bộ Giao thông vận tải thời gian qua. 

        Khi được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, đồng chí Đinh La Thăng đã có những phát ngôn mạnh mẽ, những hành động rất sâu sát cuộc sống và quyết liệt không kém khi thời còn ở Bộ Giao thông vận tài. Ít ai ngờ khi mới “chân ướt chân ráo” bước chân vào địa hạt mới mẻ ở một thành phố rộng lớn, rất phức tạp và có nhiều vấn đề cần giải quyết, Bí thư chỉ đạo sau 3 tháng phải giảm được nạn cướp giật ở thành phố - một vấn nạn bức xúc, đe dọa trực tiếp cuộc sống an bình của nhân dân; lập đường dây nóng để lắng nghe và giải quyết những yêu cầu, đề xuất, hiến kế của nhân dân… Gần đây, ngày 20-3-2016, Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức "Chương trình thanh niên khởi nghiệp, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố khởi nghiệp dành cho giới trẻ". Đây là chương trình của Ban Thường vụ Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tạo diễn đàn để đoàn viên thanh niên kiến nghị, hiến kế về các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp, ứng dụng khoa học-công nghệ, cải cách hành chính, văn hóa ứng xử của công chức đối với nhân dân… nhằm góp sức xây dựng TP. Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Tuy nhiên, một số giám đốc sở không có mặt hoặc cử người không đúng thẩm quyền đi thay. Bí thư Đinh Là Thăng cho rằng: “Thái độ như thế là không nghiêm túc. Bận gì thì bận, một năm mới có một buổi để gặp gỡ riêng lắng nghe đối thoại, nghe hiến kế, bức xúc của các em”, như thế là “khinh dân, coi thường lãnh đạo” “đề nghị Chủ tịch UBND thành phố kiểm điểm các giám đốc sở không có mặt”.
        Có ý kiến cho rằng những lời nói, việc làm của đồng chí Nguyễn Bá Thanh và Đinh La Thăng - người đứng đầu tổ chức đảng “lấn sân” của chính quyền. Nhưng nhiệm vụ quan trọng và đầu tiên của người đứng đầu đảng bộ là gì nếu không phải là bằng mọi cách tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng trong đảng bộ mình với phương châm việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh và nói đi đôi với làm như Bác từng căn dặn? Tổ chức thực hiện không có nghĩa là chỉ tay năm ngón mà phải sâu sát chỉ đạo, tìm ra những nút thắt, chỉ ra cách tháo gỡ, kiểm tra giám sát, đôn đốc, và đặc biệt xử lý ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ai đi đầu nếu không phải là người đứng đầu? Đoàn tàu chuyển động nhanh hay chậm do đầu tàu hay do các toa tàu? Nhưng điều quan trọng nhất là hành động của các đồng chí đã và đang khôi phục niềm tin của nhân dân vào vai trò tiên phong của người đảng viên, vào mục đích ra đời và hoạt động của Đảng là vì lợi ích của nhân dân, đất nước, ngoài ra Đảng không có lợi ích nào khác. Hiện nay, không phải người lãnh đạo nào cũng “có gan” làm được như thế. Nhưng chắc cũng không phải quá hiếm. Do đó, người dân và các phương tiện truyền thông cũng nên phát hiện và tuyên dương nhiều cán bộ hơn nữa để có thêm những tấm gương sáng trong đội ngũ những cán bộ lãnh đạo, quản lý, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng.
        Có nhiều cách để chiếm lĩnh niềm tin của dân, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ lâu chỉ ra con đường tốt nhất, ngắn nhất, hiệu quả nhất. Đường lối, chủ trương của Đảng đã có rồi, giờ là lúc tìm biện pháp và con người thực hiện cho đúng, trong đó, “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Vì vậy, cách xa dân dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại. Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quan trọng trong việc lãnh đạo”. Bác Hồ cũng chỉ ra rằng, “công việc càng gay go thì sự lãnh đạo càng phải liên hợp chặt chẽ với quần chúng, càng phải liên hợp chặt chẽ giữa chính sách chung với sự chỉ đạo riêng, để phá tan cách lãnh đạo lờ mờ, quan liêu, chủ quan, bàn giấy”. Trong tình hình hiện nay, một số cán bộ lãnh đạo đã chiếm được niềm tin của người dân bằng lời nói và đi đôi với hành động quyết liệt của mình trên cương vị được giao. Niềm tin của người dân được khôi phục, củng cố, tăng cường bởi cán bộ lãnh đạo, quản lý đã học tập và làm theo cách mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra.

Dư luận hoang mang về tính minh bạch thông tin đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp

         Kết quả cuộc khảo sát nước mắm toàn quốc do Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) tiến hành trên 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu cho thấy 125/150 mẫu khảo sát có ít nhất 1 tiêu chuẩn (trên tổng số 5 tiêu chuẩn trong nhóm hoá học) không đạt so với tiêu chuẩn hoặc so với công bố trên nhãn hàng hoá. Đặc biệt, thông tin 101/150 mẫu thử, chiếm 67,33%, có chứa hàm lượng arsen (thạch tín) tổng vượt ngưỡng so với quy định của Bộ Y tế, 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định… đã khiến cho người tiêu dùng hoang mang. Nhiều chuyên gia cho rằng, thông tin trên mập mờ, vì không đưa ra nước mắm nhiễm arsen hữu cơ hay vô cơ. Việc công bố của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) khẳng định, “nước mắm vẫn an toàn”, các nhãn hiệu được khảo sát có sai phạm thì không nhận được câu trả lời cụ thể. “88 thương hiệu nước mắm, có tất cả các thương hiệu trên thị trường, trong đó có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng. 
      Theo phân tích của một số chuyên gia hàng đầu về Công nghệ Sinh học và Thực phẩm cho biết, arsen tồn tại ở 2 dạng: một là arsen vô cơ, tức là arsen ở trạng thái nguyên tử hoặc phân tử chưa kết hợp với chất nào khác (tức arsen nguyên chất). Arsen vô cơ thì rất độc hại. Loại thứ 2 là arsen đã tham gia quá trình phản ứng hóa học và tạo thành arsen có hóa trị. Khi nó kết hợp với một chất nào đó tạo thành một hợp chất ở trạng thái hữu cơ. Loại arsen hữu cơ này không độc. Trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), cơ quan chức năng chỉ quan tâm đến arsen vô cơ, tức là những gì độc hại mà nó gây ra đối với sức khỏe người tiêu dùng.
     Việc VINASTAS đã xác định 20 mẫu nước mắm không có arsen vô cơ trong số mẫu có arsen tổng hợp, thì có thể khẳng định các sản phẩm nước mắm này an toàn. Tuy nhiên, việc công bố của Hội này là chung chung, mập mờ, gây ra hoang mang dư luận, bởi người dân chỉ biết đó là arsen mà không biết đó là arsen vô cơ hay hữu cơ. Một số dư luân cho rằng: “Công bố được đưa ra quá vội vàng, không định nghĩa rõ ràng arsen hữu cơ hay vô cơ, phương pháp xét nghiệm từ đó cũng sẽ khác nhau. Về mặt nghiên cứu khoa học, như vậy là sai nguyên tắc. Một công bố lập lờ như vậy, chắc chắn sẽ làm người tiêu dùng hoang mang, có thể vô tình hay hữu ý làm hại các doanh nghiệp”. Ngoài ra, với việc tuyên bố 95,65% nước mắm có độ đạm cao có chứa nhiều arsen, nhưng không nói rõ là arsen hữu cơ hay vô cơ, thì có thể ảnh hưởng đến những nhà sản xuất nước mắm chứa nhiều đạm. Trong khi hiện nay, việc sản xuất nước mắm nhiều đạm đang được khuyến khích. 
    Thiết nghĩ để thể hiện tính minh bạch thông tin đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp đề nghị Cục  ATTP (Bộ Y tế) nên tiến hành kiểm tra và xác minh chính xác kết quả khảo sát nước mắm trên và giải quyết nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Sư đoàn 968 vào vùng lũ Quảng Bình giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt

Đại tá Hà Thọ Bình, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 968 (Quân khu 4) cho biết: 13 giờ 30 phút ngày 16/10, 500 cán bộ, chiến sĩ cùng phương tiện của Sư đoàn bắt đầu hành quân vào vùng lũ các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) làm nhiệm vụ giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt và phòng chống cơn bão số 7.

                        Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 968 (Quân khu 4) triển khai đội hình hành quân.

Theo thông tin từ Phòng Cứu hộ, cứu nạn (Quân khu 4), tính đến 8 giờ sáng ngày 16-10, tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế mưa đã giảm đáng kể, lượng mưa chủ yếu tại Hà Tĩnh, Quảng Bình phổ biến từ 50 đến 80mm. Mực nước các sông trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xuống mức báo động 1, 2, 3. Các hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn đang bảo đảm an toàn, riêng hồ Bộc Nguyên, Kẻ Gỗ đã đóng, không xả lũ. Mưa lũ cũng đã khiến 23 người chết và mất tích (18 người chết, 5 người mất tích), 1.692 ha lúa, hoa màu bị hư hỏng cùng nhiều tuyến đường bộ và đường sắt bị sạt lở, ngập úng. Các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đã tổ chức di dời 2.567 hộ dân.
Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã tổ chức 3 đoàn công tác vào trực tiếp các tỉnh nắm tình hình và chỉ đạo Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bảo đảm nhu yếu phẩm cần thiết, hỗ trợ hành khách bị mắc kẹt tại các ga tàu trên địa bàn. Gần 6.000 cán bộ, chiến sĩ bộ đội, DQTV và hàng trăm phương tiện tàu thuyền, ô tô đã được huy động làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp dân.
Cơ quan quân sự các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống ứng phó tình hình mưa lũ trên địa bàn, giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ, tu sửa nhà cửa bị hư hại và phối hợp với chính quyền địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích. Các đơn vị chủ lực của quân khu sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia giúp nhân dân các địa phương bị ngập lụt.
Bộ tư lệnh Quân khu đã triển khai công điện số 71/TK của BTTM ngày 15-10-2016 cho các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động theo dõi nắm chắc tình hình mưa lũ trên địa bàn và diễn biến của cơn bão Sarika để sẵn sàng ứng phó. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh tiếp tục kiểm, đếm thông báo cho các chủ phương tiện trên tàu biết vị trí hướng đi của bão Sarika để chủ động phòng tránh.

Thủ tướng đề nghị phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.

                                               Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với không khí lạnh, từ ngày 13 -16/10/2016, tại các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh (tổng lượng mưa có nơi trên 1000mm); lũ trên một số sông, suối lên rất nhanh, có nơi xấp xỉ mức lũ cao nhất trong lịch sử. 
Mưa lũ đã làm chết và mất tích 29 người, trên 121.000 ngôi nhà, nhiều công trình cơ sở hạ tầng như trạm xá, bệnh viện, trường học, giao thông, thủy lợi bị ngập, hư hại, đời sống của nhiều hộ dân vùng ngập lũ, nhất là tại hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh đang hết sức khó khăn. 

Để chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đồng bào và các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phát động tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị để quyên góp ủng hộ các địa phương và nhân dân vùng bị thiệt hại sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất./.

Bộ đội về làng giúp dân khắc phục hậu quả lũ lụt

          Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị huy động tối đa lực lượng bộ đội thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên về các địa Hương Khê, Vũ Quang, Thạch Hà... giúp nhân dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ.






Ngoài lực lượng bộ đội địa phương, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cũng điều động 332 cán bộ, chiến sỹ về tại địa bàn huyện Hương Khê giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt.







Cán bộ, chiến sỹ và các lực lượng đã tập trung vét bùn, lau rửa bàn ghế, đồ dùng phục vụ công tác dạy học và sinh hoạt của các gia


Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo các đơn vị cử cán bộ vừa nắm tình hình lũ lụt, rà soát tình hình thiệt hại, kịp thời báo cáo cấp trên và đề xuất một số nội dung hỗ trợ ban đầu cho địa phương trong công tác khắc phục hậu quả, đồng thời thăm hỏi, tặng quà, động viên nhân dân vượt qua khó khăn.
BỘ MẶT THẬT CỦA LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM

Trong những năm qua Đảng Nhà nước ta luôn có những quan tâm chính sách đối với công giáo, coi đồng bào theo đạo, là hiện tượng sinh hoạt tín ngưỡng bình thường. đồng bào tôn giáo cũng coi đây là sự tin lành sống phúc âm trong lòng dân tộc, hay cũng có câu sống tốt đời đẹp đạo vvv. đại bộ phận các linh mục giảng đạo cho giáo dân thường lấy những việc thiện nguyện, nhân đức để giảng tuyên truyền cho các giáo dân, không mấy khi đi can hệ vào vấn đề chính trị.
TUY NHIÊN LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM Ở GIÁO HỘI NGHỆ AN LẠI LUÔN THƯỜNG XUYÊN GIAO GIẢNG VỀ NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VIỆT NAM, NÓI XẤU CHẾ ĐỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, BÔI NHỌ CÁC CHÍNH SÁCH ƯU VIỆT CỦA NHÀ NƯỚC, ĐẢ KÍCH CHÍNH QUYỀN SỞ TẠI, THIẾT NGHĨ ĐÂY LÀ ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG ĐỘI LỐT CHÚA NÚP BÓNG CHÚA ĐỂ LÀM BÌNH PHONG CHE CHẮN CHO CÁC HÀNH VI CHỐNG ĐẢNG CỦA NAM, NHÂN DÂN CŨNG NHƯ CHÍNH QUYỀN TA PHÁT HIỆN RA BỘ MẶT THẬT CỦA Y ĐÃ NHIỀU LẦN GẶP GỠ NHẮC NHỞ NHƯNG ĐẶNG HỮU NAM VẪN CỐ TÌNH VI PHẠM NHỮNG CHÍNH SÁCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG THƯỜNG XUYÊN KÍCH ĐỘNG LÔI KÉO GIÁO DÂN BIỂU TÌNH, LÀM MẤT AN NINH TRẬT TỰ, NGUY HẠI HƠN NAM CÒN CHIA RẼ NHỮNG NGƯỜI THEO ĐẠO, VỚI ĐỜI,, ĐÒI DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN,
PHẢI HIỂU RẰNG BẤT CỨ ÔNG LÀ AI ĐÃ LÀ CÔNG DÂN CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÌ PHẢI CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CHO ĐÚNG, SỐNG TRÊN ĐẤT NƯỚC MÌNH ĐƯỢC SỰ TRỞ CHE GIÁO DỤC CỦA ĐẤT NƯỚC MÀ NÓI XẤU CHẾ ĐỘ VẬY THÌ SAO CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC, LINH MỤC NÀY KHÔNG THỂ ĐỂ LÀM NHƯ VẬY MÃI ĐƯỢC TA PHẢI QUẢN THÚC, CẦN THIẾT TRỤC XUẤT RA KHỎI ĐẤT NƯỚC  BỞI XÉT CHO CÙNG THÌ CHÚA CHẲNG BAO GIỜ ĐI DẠY CON NGƯỜI NHẤT LÀ ÔNG CHIA RẼ CHÍNH SÁCH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CẢ, VÀ KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ CỨ NHƯ CON RỐI NAY KÍCH ĐÔNG Ở ĐÂY MAI ĐI KÍCH ĐỘNG CHỖ KHÁC. TRỪ KHI ÔNG ĐANG THEO ĐỔI MỤC ĐÍCH ĐEN TỐI VÀO ĐẢNG VIỆT TÂN ĐỂ PHÁ ĐẤT NƯỚC

Các vụ hành hung, đánh hội đồng cảnh sát giao thông góc nhìn từ dư luận


      Thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện tình trạng các chiến sĩ Cảnh sát giao thông bị hành hung, đánh hội đồng, khi làm nhiệm vụ khiến dư luận hết sức bất an. Chỉ tính riêng trong vài tháng trở lại đây, tại nhiều tỉnh, thành phố xảy ra nhiều vụ đối tượng vi phạm trật tự an toàn giao thông bị ra tín hiệu dừng phương tiện để kiểm tra đã có hành vi chống lại lực lượng CSGT làm nhiệm vụ.
     Nghiêm trọng hơn, nhiều đối tượng đã dùng vũ lực, ném đá thậm chí rồ ga đâm thẳng vào lực lượng làm nhiệm vụ gây gây thương tích nặng cho người thi hành pháp luật rồi phóng xe bỏ trốn. Ngoài ra, từng có không ít vụ CSGT bị hành hung, chống đối bởi nhiều thành phần kích động, ngổ ngáo bị dư luận và xã hội lên án mạnh mẽ.
     Điển hình như vụ việc xảy ra vào sáng ngày 19/9/2016, Trung úy T. của Đội CSGT số 3 đang đi làm nhiệm vụ trên đường Láng (thuộc địa phận quận Đống Đa, TP Hà Nội) thì phát hiện 1 thanh niên xăm trổ không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe máy có biểu hiện lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông nên Trung úy T. đã ra hiệu lệnh dừng xe.
Thanh niên đánh vào mặt và người Trung úy T
     Tuy nhiên, thanh niên trên đã không chấp hành hiệu lệnh mà chạy lại túm cổ áo gây gổ rồi đánh vào mặt và người Trung úy T.. Sau đó, thanh niên xăm trổ đã bị lực lượng CSGT làm nhiệm vụ gần đó khống chế. 
     Hay trước đó tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang, khi Thượng úy Lê Tuấn Trung (thuộc Đội CSGT huyện Chợ Gạo) đang trên đường tuần tra khu vực gần bến phà Bình Ninh (ấp Bình Phú, xã Bình Ninh) thì phát hiện Nguyễn Trọng Nghĩa (22 tuổi, ngụ xã Hòa Định) điều khiển xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm, có dấu hiệu say rượu nên yêu cầu thanh niên này dừng xe, xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Tuy nhiên, Nghĩa không chấp hành và chống đối, đặc biệt còn dùng chân đạp đổ xe tuần tra của CSGT. 
Nguyễn Trọng Nghĩa cầm đá tấn công Thượng úy Trung

 Sau đó, Nghĩa cầm đá tấn công Thượng úy Trung nhưng không trúng. Lúc này, nhóm bạn của Nghĩa là Trương Nhật Quang (16 tuổi, ngụ xã Xuân Đông), Nguyễn Duy Khang (22 tuổi, ngụ xã Bình Ninh) và Tô Kim Phụng (24 tuổi, ngụ ấp An Lạc Trung, xãXuân Đông) đang nhậu gần đó thấy vụ việc nên cũng chạy ra xem. “Ngứa tay”, Quang cũng xông vào đánh Thượng úy Trung...
     Có thể nói, chống CSGT khi làm nhiệm vụ là thực trạng đáng báo động về sự xuống cấp về đạo đức, ý thức công dân và ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông, nhất là ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Những hành vi đó không chỉ đơn thuần là vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, cũng không chỉ đơn giản là coi thường cá nhân người thi hành công vụ mà nó thể hiện sự coi thường pháp luật, thậm chí đó còn là hành vi thách thức pháp luật. Một số đối tượng còn thể hiện sự cố ý xâm hại an toàn về tính mạng, sức khỏe người thi hành công vụ như một số trường hợp đã nêu ở trên.
     Trước tình trạng số vụ chống người thi hành công vụ liên tục xảy ra trong thời gian gần đây với mức độ ngày càng nguy hiểm, gây thương tích nặng cho lực lượng làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện bỏ chạy gây nguy hiểm cho chính bản thân người lái cũng như người tham gia giao thông, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần tăng nặng khung hình phạt tù có thời hạn, đồng thời áp dụng thêm hình phạt bổ sung như: phạt tiền ở mức cao hơn, tăng gấp đôi thời gian tạm giữ phương tiện và cấm điều khiển phương tiện trong thời gian dài để tạo sức răn đe cho toàn xã hội!



XIN KÍNH TẶNG NHỮNG MẸ ANH HÙNG

Chiến tranh đi qua nhưng tàn dư của nó để lại thì  thật khủng khiếp Cha mất con, con mất Cha,vợ mất chồng Anh em mất nhau rồi Mẹ mất con nhiều những bà mẹ tôi đã gặp mất cả chín đứa con yêu mà Mẹ đứt ruột đẻ ra, ra đi không về


                                                                 CON XIN ƠN MẸ

Con xin cúi đầu con xin ơn Mẹ, ơi Mẹ anh hùng lòng Mẹ thủy chung
đất nước hôm nay hạnh phúc sum vầy,ôi nụ cười Mẹ mùa xuân đắm say
MẸ CHO CON HIỂU THỜI LỬA BOM
MẸ CHO CON BIẾT NỖI CĂM HỜN
MẸ CHO CON HIỂU THỜI CHIẾN TRANH
MẸ CHO CON TẤT CẢ CUỘC ĐỜI
 CHO CON YÊU MÁU XƯƠNG CÒN NẰM LẠI 
VÀ TỰ HÀO, TỰ HÀO SẮC THẮM CỜ BAY
MẸ CHO CON HÔN BÀN TAY MẸ
ĐÔI BÀN TAY, ĐÔI BÀN TAY NUÔI LỚN NHỮNG ANH HÙNG 

Phẫn nộ clip con trai tát mẹ, chửi “sao bà chưa chết đi”!

        Ngày 16/10, một đoạn clip dài hơn 1 phút ghi lại sự việc trên lan truyền trên các diễn đàn mạng xã hội. Những hình ảnh trong clip cho thấy, một phụ nữ cao tuổi cùng 2 người con ngồi chờ đến lượt khám tại bệnh viện. Ngay mở đầu đoạn clip, người con trai vung tay tát mẹ, luôn miệng chửi rủa “Sao bà không chết đi, chết m... bà đi cho nó sớm”.
   

`
 
Liên tục sau đó trong đoạn clip,người con trai này có những lời lẽ chửi rủa, mắng nhiếc người mẹ với những lời lẽ khó nghe: “sao bà mãi chưa chết”, “cả bao năm nay bà đã chết đâu”. Ngồi giữa bà mẹ và người con trai là một người phụ nữ có lẽ cũng là con của mẹ này. Người phụ nữ này có vẻ bình thản, không đứng ra can ngăn, khuyên nhủ người con trai. Trong khi đó, bà mẹ già chỉ lẩm bẩm như than thân trách phận, tay run run cầm chiếc khăn.
      Đoạn clip được lan truyền trên các diễn đàn khiến cư dân mạng dậy sóng, sục sôi căm phẫn trước thái độ vô cùng bất hiếu của người con trai đối với người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Theo tìm hiểu được biết, vào ngày 15/10 trong lúc đưa người thân đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Bất bình khi chứng kiến cảnh tượng con trai chửi rủa mẹ, người này đã dùng điện thoại quay lại, đăng tải lên các mạng xã hội nhằm cảnh báo một thực trạng đáng buồn của xã hội. Được biết hành vi thường xuyên chửi bới, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng; đồng thời, buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. “Nếu đã ngược đãi, hành hạ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trên mà còn vi phạm, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự. Trường hợp này, người vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.”

BẮT XỬ MẸ NẤM THẬT NGHIÊM THEO PHÁP LUẬT

Vừa qua cơ quan an ninh đã cho bắt khẩn cấp BLOGGER mẹ nấm dư luận hết sức hoan nghênh, tuy nhiên dư luận cũng mong sao cơ quan an ninh sớm điều tra kết tội đưa những bằng chứng sát thực về những hành vi chống đối chế độ ra xét xử công khai  lưu động trước toàn dân có mức án thật nặng đối với đối tượng này để làm gương cho những kẻ khác.
Hiện nay trên các trang mạng PACEBOOK - YOUTUBE, Hay những trang mục dân làm báo xuất hiện nhan nhản những  luận điệu xuyên tạc nói xấu BÔI NHỌ CHẾ ĐỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, NÓI XẤU LÃNH TỤ, NÓI XẤU CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, đả kích bè phái này nọ trong nội bộ Đảng ta, thật nguy hiểm hơn nữa đó là chúng còn ngang nhiên viết vẽ, giải truyền đơn kích động hận thù dân tộc chia rẽ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tần xuất rất cao, thu hút không ít các cá nhân truy cập vào trang thông tin của chúng, việc này rất nguy hiểm lớp trẻ bây giờ hiểu biết còn non khó có thể nói khi truy cập vào mà không bị giao động, những đối tượng như mẹ nấm này ta cần phải cho trục xuất ra khỏi đất nước với lí do như sau thứ nhất là chị này đang ở trong nước mà có hành vi chống đối Đảng như vậy là coi thường pháp luật, bởi điều 88 quy định rất rõ tội chống phá nhà nước việt nam là thế nào, không thể lợi dụng nhân quyền ưu ái của chế độ Đảng mà manh động coi thường kỷ cương phép nước muốn nói gì chống gì cũng được.
Thứ hai xem xét việc giáo dục con cái của gia đình tại sao còn trẻ vậy mà có hành vi như thế trong khi không có nợ máu với đất nước, đưa ra khu phố để nhân dân giáo dục, đồng ý Cha sinh con trời sinh tính, và cũng đồng ý quan điểm về lập trường cũa mỗi người có khác nhau nhưng tựu chung lại cách suy nghĩ đơn giản nếu đã là người Việt nam ai cũng hiểu rằng ăn quả phải nhớ người trồng cây, lịch sử đã phải khắc ghi bằng máu của cả vạn đồng bào chiến sĩ ta hy sinh mới có ngày độc lập tự do như hôm nay, rũ bỏ lịch sử là tội đồ tội này chế độ phong kiến của ta là đem ra chu di tam tộc đến 3 đời đó, ĐẢNG TA BÂY GIỜ CÓ QUAN ĐIỂM ĐÁNH KẺ CHẠY ĐI KHÔNG AI ĐÁNH KẺ QUAY LẠI tuy nhiên cố tình chống phá cách mạng thì phải cương quyết loại khoỉ đời sống xã hội làm trong sạch lý tưởng cách mạng XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Cơ quan an ninh điều tra cần truy tìm mạnh hơn các máy chủ, đánh sập cho gỡ bỏ các trang mạng  nói xấu chế độ để tránh những nguy hại đầu độc con trẻ.