"Không chúc tết lãnh đạo, không phong bao phong bì", một Chính phủ liêm chính, văn minh, vì dân phục vụ


            Tại phiên họp thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: “Ngay trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, đề nghị tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì..." Có thể khẳng định, đây là động thái quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, nhằm ngăn chặn sự lãng phí, biến tướng của việc chúc Tết lãnh đạo trong thời gian qua. Và khẳng định, trước hết, Chính phủ sẽ làm gương nên có ý nghĩa tích cực và có tác dụng thực thi trong toàn bộ hệ thống hành chính.
          Mục đích của việc tặng quà Tết là cầu chúc an lành và may mắn cho năm mới. Thông qua việc đem tặng nhau những món quà đầu năm, không chỉ lời cảm ơn những người đã giúp đỡ, quan tâm và thương yêu mình, mà còn thông qua đó mong muốn tăng cường mối quan hệ tình cảm, tình bạn tốt hơn trong năm mới và là dịp để giao lưu tình cảm giữa mọi người với nhau. 
       Ý nghĩa nhân văn là thế, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân vẫn lợi dụng phong tục tặng quà Tết để mang những món quà như tiền, vàng, xe ôtô, nhà cửa hoặc những tài sản có giá trị khác nhằm hối lộ cán bộ, công chức để được quan tâm, giúp đỡ công việc làm ăn trong năm mới. Đối với cơ quan nhà nước thì ngày Tết cũng thường chuẩn bị quà để tặng lãnh đạo cấp trên; cán bộ, công chức cũng chuẩn bị quà riêng để tặng cho lãnh đạo trong dịp Tết để cầu xin sự giúp đỡ hoặc nhờ lãnh đạo quan tâm, giúp thăng quan, tiến chức… Đây thường xem là dịp để tham nhũng, hối lộ một cách hợp pháp. 
        Do vậy, cần phải ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực này; xử lý nghiêm đối với người dân, cán bộ, công chức lợi dụng phong tục tặng quà Tết để tham nhũng, hối lộ… Một số trường hợp lợi dụng tình trạng chúc Tết lãnh đạo thông qua việc quà cáp, phong bao, phong bì là sự trao đổi, thỏa thuận ngầm, ăn chia lợi ích, hoa hồng với nhau hoặc chạy dự án, chạy chức, chạy quyền… khó có thể kiểm soát được. Bởi người đưa quà, người nhận quà không khai ra giá trị phần quà, không khai ra mục đích của việc tặng quà thì không có cơ sở để xác định có tiêu cực xảy ra hay không.
        Mặt khác, tình trạng cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước lợi dụng ngày Tết để sử dụng ngân sách nhà nước trái với nguyên tắc tài chính như dùng tiền ngân sách để mua quà hoặc bỏ phong bì để biếu xén lãnh đạo cấp trên… Việc tặng quà và nhận quà trong bộ máy hành chính nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ trở thành bệnh nan y khó có thể chữa, xuất hiện tình trạng đòi hỏi, vòi vĩnh quà cáp nhân dịp Tết đến; nếu không đáp ứng sẽ gây khó dễ, làm ách tắt, không thông suốt trong mối quan hệ giữa các cấp hành chính với nhau, giữa lãnh đạo cấp trên trên với lãnh đạo cấp dưới; giữa lãnh đạo đơn vị với cán bộ, công chức với nhau. 
       Nếu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ khắc phục tình trạng lãng phí tài sản công, lãng phí thời gian, công sức của cán bộ, công chức; khắc phục tình trạng tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra; nâng cao đạo đức công vụ của từng cán bộ, công chức, hướng đến xây dựng các cơ quan hành chính liêm chính, văn minh, hiện đại và vì dân phục vụ. Và có thể khẳng định, chỉ đạo không chúc Tết lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ rất hợp lòng dân.

Kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực của Đảng


Có thể thấy trong những năm gần đây, Đảng ta đã kiên quyết đấu tranh loại bỏ những cán bộ, đảng viên biến chất, tham ô, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Đảng. Đây là hệ quả tất yếu của cuộc đấu tranh không khoan nhượng vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng trước những yêu cầu đòi hỏi bức thiết của nhân dân và của dân tộc. Làm trong sạch bộ máy của Đảng có ý nghĩa quyết định đến sinh mệnh chính trị, đến hiệu quả mọi mặt hoạt động của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước. Tệ nạn tham nhũng, tham ô, lãng phí, chạy chức chay quyền, tiêu cực trong các cơ quản nhà nước không hề ít trong xã hội ta ngày nay. Đặc biệt là tệ tham ô, tham nhũng, tham ô tài sản của nghà nước được coi như là thứ "giặc nội xâm", một trong các nguy cơ trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, nếu không chiến thắng nó thì sự nghiệp xây dựng xây dựng CNXH ở nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn; Hiện nay không ít cán bộ, đảng viên đang gây mất lòng tin trước nhân dân, làm ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Qua các nhiệm kỳ đại hội gần đây, Đảng xác định tham nhũng, tham ô, lãng phí là một trong các nguy cơ của chế độ và kiên quyết tuyên chiến với nạn tham nhũng, hối lộ. Đảng và Nhà nước ta rất kiên quyết trong phòng, chống tham nhũng và có những biện pháp kiên quyết trong vấn đề chống tham nhũng, lãng phí, và các vấn đề tiêu cực trong xã hội. Dẫu biết rằng, đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ để đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ không thể không có tiêu cực trong xã hội, và nhưng bất cập trong vấn đề quản lý, điều hành của nhà nước. Những chủ trương chính sách, hệ thống luật pháp, chế tài xử phạt của nhà nước sẽ dần được hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn của lịch sử. Mặt khác, một số cán bộ, đảng viên có chức quyền đang thiếu đi sự gương mẫu trong thực hiên chức trách, nhiệm vụ trước nhân dân làm giảm sút lòng tin từ nhân đân, đồng thời là khẽ hở, là cái cớ để các “nhà dân chủ” “nhà yêu nước” lợi dụng để “kiến nghị”  để mong làm “rối loạn” xã hội. Không ít “nhà dân chủ” đã mạnh dạn hơn lên tiếng tìm mọi nguyên cớ để nói xấu Đảng, làm mất uy tin của lãnh đạo Đảng và nhà nước, kích động tổ chức khiếu kiện, biểu tình gây mất trật tự xã hội.
 Những bước đi kiên quyết trong  giải quyết các vấn đề tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta gần đây cho thấy tính chất nguy hại đã đến lúc phải được giải quyết dứt điểm. Đảng ta nhận thấy rõ, muốn chống  phải chống từ bên trong và tập trung vào vấn đề xây dựng Đảng. Xây dựng Đảng từ lâu đã được Đảng ta xem là “nhiệm vụ then chốt”; những cán bộ thái hóa biến chất, thiếu gương mẫu, vi phạm đạo đức lối sống, quản lý kinh tế thua lỗ, làm thất thoát tài sản của nhà nước được xét xử công khai minh bạch phần nào đã tăng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tin vào kỷ cương phép nước. Đảng yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục, đồng thời xử lý nghiêm những kẻ vi phạm với các hình thức thích đáng, từ kỷ luật hành chính, đến cách chức, bỏ tù, tịch thu tài sản, thậm chí phải chịu mức án cao nhất nếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đảng, Chính phủ đã kiên quyết chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật tiến hành điều tra làm rõ mọi sai phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thấy rõ bộ mặt của những kẻ đục khoét, phá hoại tiền của của nhân dân. Các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng đều có thái độ kiên quyết và yêu cầu phải xử lý đúng người, đúng tội theo luật định. Đảng ta rút ra bài học đắt giá trong quản lý Nhà nước, về công tác xây dựng Đảng, về lựa chọn, sử dụng, giám sát cán bộ, về sự bao che, nể nang đối với các vấn đề tiêu cực, về những tác hại của bệnh quan liêu... Còn với nhân dân cần phải bình tĩnh, sáng suốt nhận rõ: đâu là những kẻ sâu mọt; đâu là kể chống phá đảng và đâu là đông đảo cán bộ, đảng viên của Đảng đang lao động sáng tạo, chiến đấu quên mình cùng nhân dân cả nước làm nên những thành tựu của 30 năm đổi mới. Đa số nhân dân hết sức, đồng tình và tin tưởng các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ sớm làm rõ mọi sai trái để đưa ra trước vành móng ngựa. Có như vây, đảng mới có được niềm tin từ nhân dân, là côi nguồn sức mạnh để lãnh đạo đất nước đi đến mọi sự thắng lợi


Phòng chống tham nhũng phải làm từ việc nhỏ tới việc lớn



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ ngành; lãnh đạo các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết.
Đây là một trong những nội dung chỉ đạo rất đáng chú ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra.
Nhấn mạnh tình hình tham nhũng lãng phí vẫn còn phổ biến, nghiêm trọng, Thủ tướng yêu cầu “phải kiên quyết xử lý, không loại trừ bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng”.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ chỉ đạo quyết liệt triển khai các giải pháp phòng chống tham nhũng; tập trung vào hoàn thiện thể chế không để kẽ hở cho tham nhũng; phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát quyền lực, xóa bỏ cơ chế xin - cho. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công khai minh bạch; chống mọi hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực…
Đặc biệt, Thủ tướng chỉ đạo ngay trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, tất cả hệ thống hành chính không chúc Tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.
“Tôi yêu cầu không chúc Tết Thủ tướng, lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành. Yêu cầu các tỉnh không về Hà Nội chúc Tết. Ở các địa phương cũng vậy. Cần thực hiện nghiêm việc này. Chính phủ cần làm gương, từng thành viên Chính phủ thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng”, Người đứng đầu Chính phủ chỉ rõ.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn xã hội; quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách mua sắm và sử dụng tài sản công, xe ô-tô công, tiếp khách, tổ chức hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước…
Thủ tướng cũng nhấn mạnh phải tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cổ phần hóa, bán hết vốn nhà nước ở những doanh nghiệp không cần nắm giữ nhưng không để lợi ích nhóm thao túng, thất thoát vốn, tài sản nhà nước. Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, người đứng đầu các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty phải chịu trách nhiệm cả về thực hiện kế hoạch tái cơ cấu và không để mất vốn, tiêu cực.
Đối với 5 dự án đầu tư gây thua lỗ, lãng phí đã báo cáo Quốc hội, Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương có biện pháp xử lý ngay, “không để tình trạng đắp chiếu để đấy”; kỳ họp tới phải báo cáo Quốc hội cụ thể kết quả xử lý. Phải bảo đảm thu hồi tối đa vốn, tài sản nhà nước; làm rõ trách nhiệm, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm.
Không dừng lại ở 5 dự án này, Thủ tướng giao các Bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc; thực hiện nghiêm các quy định về bổ nhiệm cán bộ, sử dụng lao động; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Thủ tướng cũng chỉ đạo tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tiêu cực trong nhiều lĩnh vực cụ thể, nổi cộm. “Đại biểu Quốc hội chất vấn tôi về tình trạng xây nhà cao tầng ở trung tâm thành phố, gây quá tải về hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, dịch vụ công, an ninh trật tự, an toàn, gây bức xúc xã hội. Đây là một thực tế, dư luận nói lợi ích nhóm từ việc này rất lớn”, Thủ tướng nói và yêu cầu chấn chỉnh quản lý quy hoạch đô thị, thực hiện đúng các quy hoạch, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm.


NHẬN DIỆN VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA KẺ ĐỊCH
TRONG CHIẾN LƯỢC DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CHỐNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

       Trong chiến lược Việt nam hóa chiến tranh chống phá cách mạng của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam ta khi giải quyết bằng súng đạn trên chiến trường để xâm lược đã  không khuất phục được chế độ Đảng cộng sản (ĐCS) kẻ thù đã thực hiện áp dụng phương án B đó là chiến lược mới chiến tranh bằng diễn biến hòa bình, mục đích của chúng là không sử dụng súng đạn, nhưng đối phương sẽ phải  tự diễn biến, tự chuyển hóa " bằng viên đạn bọc đường".
             Những viên đạn bọc đường là gì: Xin nêu ra 8 phương thức chính như sau.
1. Bệnh quan liêu xa dân.
2. Bệnh thoái hóa biến chất về đạo đức lối sống.
3. Bệnh su nịnh, bè phái cục bộ địa phương.
4. bệnh ngậm miệng thấy đúng không ủng hộ, sai không đấu tranh.
5. Bệnh sa đọa tham nhũng, nhũng nhiễu dân.
6. Bệnh cơ hội đục nước béo cò.

 7. Bệnh phai nhạt lí tưởng đạo đức cách mạng.
8. Bệnh thành tích, tô vẽ cho bản thân và đơn vị.
     Tám phương thức tạm coi là chiến lược chính cái đích mà chúng nhìn thấy sau khi cách mạng ĐCS thành công thường hay vướng vào những vấn đề trên. Thấy được âm mưu đó Đảng ta  đã có những chủ trương trong xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân bởi không vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong vong của dân tộc, Đảng cũng như mỗi con người  thường cũng phải có bệnh có những khuyết điểm vì vậy cũng phãi uống thuốc nhằm miễn dịch bệnh. Bác Hồ nói MỘT ĐẢNG MÀ KHÔNG BIẾT SỬA CHỮA NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CỦA MÌNH LÀ MỘT ĐẢNG TỒI, MỘT ĐẢNG BIẾT SỬA CHỮA SAI LẦM KHUYẾT ĐIỂM TỪ ĐÂU MÀ CÓ LÀ MỘT ĐẢNG TIẾN BỘ.
     Trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập đi lên của dất nước hiện nay có những cán bộ, Đảng viên đã không giữ được khí tiết cách mạng phai nhạt lí tưởng cộng sản chủ nghĩa thoái hóa biến chất ăn chơi sa đọa đã bị kẻ địch kích động lôi kéo mua chuộc phản bội lại Đảng, dồng chí mà những năm tháng chiến tranh khốc liệt đã cùng thề vào sinh ra tử, nguy hại hơn cả nằm trong số đó còn có cả những hạt giống đỏ cách mạng nhân thân tốt đóng góp nhiều cho cách mạng, những nhà văn, nhà báo cũng bị những viên đạn bọc đường giết chết.
     Đại hội Đảng XII của Đảng đã chỉ rõ hơn lúc nào hết lúc này là lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật đánh giá đúng thật vấn đề đó là nguy cơ TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA, sửa đổi cách nề nối làm việc cán bộ phải thật sự là người đầy tớ của nhân dân hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, để nhân dân tin tưởng Đảng hơn, củng cố vững chắc hơn niềm tin của  nhân dân với Đảng, chế độ XHCN