DÂN CHỦ THỰC SỰ CỦA NHÂN DÂN

Ở Việt Nam, Từ khi thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, là chính đảng lãnh đạo và đưa đất nước ta đi hết từ thắng lợi này đến thằng lợi khác, là người mang tới hạnh phúc thật sự cho người dân Việt Nam, quần chúng nhân dân thực sự làm chủ cuộc sống của mình.

Trong thế giới hiện tại đang diễn ra sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng: đa đảng và một đảng. Các nước theo chế độ đa đảng luôn tìm mọi cách, thực hiện mọi thủ đoạn để mang đa đảng, đa nguyên vào đất nước chỉ có một chính đảng. Chính người Mỹ thực hiện chế độ đa đảng, họ nói rằng nước Mỹ là một nước “tự do”, người dân được tự do biểu tình, báo chí tự do phanh phui những thông tin cá nhân…. Mỹ tự xưng là đa đảng, nhưng thực chất chỉ là một đảng, dù là đảng Dân chủ hay đảng Cộng hòa lên cầm quyền thì vẫn chỉ là để đảm bảo cho sự thống trị của giai cấp tư sản, chứ dân chủ đây không phải là dân chủ của đa số, không phải thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân”. Ở Mỹ sự phân biệt giàu nghèo rất rõ nét, tài sản phần lớn thuộc về giai cấp tư sản, nguời có quyền hành địa vị, còn số lớn người dân lao động là người nghèo. Còn ở Việt Nam người dân có cuộc sống bình đẳng, sự chênh lệch không lớn, người dân luôn được Đảng Cộng sản quan tâm giúp đỡ cải thiện cuộc sống hàng ngày, mọi người được sống trong hòa bình, ổn định.
Tuy nhiên các thế lực thù địch lại luôn có tư tưởng chống phá Việt Nam, chúng vu cáo, xuyên tạc vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng ở Việt Nam, chúng luôn muốn phủ nhận lịa mọi thành quả cách mạng mà Đảng và Nhà nước ta đã đạt được. Đứng trước những sự chống phá của kẻ thù, Việt Nam vẫn không hề nao núng, luôn nêu cao tinh thần chính nghĩa, vạch trần bộ mặt, âm mưu thâm độc của kẻ địch, không để chúng có cơ hội lũng đoạn, làm hại nhân dân, đất nước.


Một số người dân Việt Nam đã có những suy nghĩ tiêu cực, những quan điểm lệch lạc cho rằng Việt Nam phải đa nguyên, đa đảng nhưng họ không thể nhận thức được rằng nếu đa nguyên, đa đảng sẽ làm cho đất nước luôn ở trong tình trạng bất ổn, các đảng chỉ có tranh giành, đấu đá nhau mà làm cho cuộc sống nhân dân không có chút sự bình yên, ổn định nào, làm đổ vỡ dần nền kinh tế, rơi vào thảm họa như ở một số nước mà Liên Xô và các nước Đông Âu là những bài học đắt giá. Nếu như các nước tư bản như Mỹ, Thái Lan…người dân ra đường lúc nào cũng lo sợ bị khủng bố, bị xả súng.. thì ở Việt Nam lại là một đất nước yên bình, chính trị – xã hội luôn được đảm bảo, người dân không lo sợ bị khủng bố mà yên ổn làm ăn, sinh sống. Thế giới này rất rộng lớn và Việt Nam chỉ là một đất nước nhỏ bé. Nhưng chúng ta luôn tự hào về quê hương, đất nước và mảnh đất nơi mình sinh ra. Một dân tộc với những trang sử hào hùng, những truyền thống dân tộc bất khuất, sự dân chủ, văn minh và một nền văn hóa tiên tiến đâm đà bản sắc

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN “PHI LỊCH SỬ” TRONG THẾ HỆ TRẺ CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG

     Ngày nay các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá cách mạng nước ta, sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Mục tiêu chống phá về tư tưởng của chúng là gây ra sự hỗn loạn về lý luận, tư tưởng, tạo ra "sự mơ hồ về chính trị", "khoảng trống về tư tưởng", gây tâm lý hoài nghi, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Để thực hiện mục tiêu trên, các thế lực thù địch áp dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trong đó chúng đặc biệt coi trọng thủ đoạn xuyên tạc, bôi nhọ và bóp méo lịch sử; triệt để lợi dụng những khúc quanh của lịch sử, những "khoảng trống" hoặc là sự thiếu hiểu biết về lịch sử… để xuyên tạc và phủ nhận những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Những thủ đoạn trên của các thế lực thù địch là cực kỳ nguy hiểm vì nó tạo ra sự nghi ngờ, gây hoang mang trong quần chúng, làm cho quần chúng mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Với ý nghĩa đó, để nhận diện đúng đắn và vạch trần âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt của các thế lực thù địch trong việc xuyên tạc, bóp méo lịch sử là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay.

      Các thế lực thù địch luôn lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ về lịch sử, xem nhẹ truyền thống và chạy đua theo lối sống thực dụng của một bộ phận nhân dân trong đó chủ yếu là thanh niên để xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Trong bối cảnh quốc tế mới, với sự bùng nổ thông tin và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ như hiện nay, các thế lực thù địch với âm mưu "diễn biến hoà bình", không bỏ lỡ cơ hội ra sức tuyên truyền tác động vào thế hệ trẻ tư tưởng sống gấp, chạy theo đồng tiền, xem thường quá khứ… Sự nguy hiểm của âm mưu thủ đoạn này là ở chỗ chúng gieo rắc tư tưởng hoài nghi, phủ định quá khứ; lịch sử là cái để phê phán, còn hiện tại chỉ đơn thuần là lối sống hưởng thụ, thực dụng theo cơ chế thị trường tự do v.v… Chúng ta nhận thức rằng, đất nước ta có được như ngày nay là sự phát triển liên tục của hàng ngàn năm lịch sử được Đảng ta nâng lên một tầm cao mới. Trách nhiệm của chúng ta là phải giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu và xây dựng, nhân nghĩa, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống; không ngừng chăm lo giáo dục ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho thanh niên, tạo công ăn việc làm, lôi cuốn họ đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là những biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn có hiệu quả ảnh hưởng tiêu cực của các luận điệu tuyên truyền tư sản tới thế hệ trẻ, xây dựng những người kế tục sự nghiệp của ông cha, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước./.                                                                                      

UY TÍN GIẢ - “CON SÂU LÀM RẦU NỘI BỘ”

    Uy tín là một hiện tượng tâm lý xã hội hình thành trên cơ sở phẩm chất, năng lực và giá trị xã hội của cá nhân (hay tổ chức xã hội) có tác dụng cảm hóa, thu hút, lôi kéo người khác, được mọi người thừa nhận, tin tưởng và tuân theo. Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là ở cơ sở, uy tín có vai trò rất quan trọng, giúp cho cán bộ, đảng viên thu hút, cảm hóa quần chúng, nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ quan, đơn vị, địa bàn phát triển…
          Tuy nhiên, dưới những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, ảnh hưởng của “bệnh thành tích”, “bệnh hình thức”, nhiều cán bộ, đảng viên sẵn sàng tạo cho mình một “vỏ bọc uy tín” mà không dựa trên phẩm chất, năng lực và giá trị xã hội thật sự. Loại uy tín này trong những thời điểm nhất định có tác dụng che đậy những cái sai, cái xấu, vượt qua các đợt “tín nhiệm”, bầu cử. Nhưng khi bị phát hiện, nó không chỉ ảnh hưởng tới những cá nhân cụ thể, mà còn làm suy yếu tổ chức Đảng, chính quyền, ban hành những quyết định sai gây thiệt hại kinh tế, suy giảm lòng tin của nhân dân, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch mượn cớ chống phá Đảng, Nhà nước….
          Để mỗi cán bộ, đảng viên chân chính và quần chúng nhân dân có cơ sở đấu tranh, ngăn chặn hiện tượng uy tín giả trong cán bộ, đảng viên, chúng ta cần chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh uy tín giả, cụ thể là:
          Thứ nhất là: lạm dụng quyền uy bắt buộc người khác tuân theo. Có không ít người khi được giao trọng trách nào đó đã lạm dụng, coi đó là “tài sản” của mình, ban hành quyết định thiếu cân nhắc, thiếu tính toán. Khi người khác phát hiện những điểm sai sót, không thực hiện họ liền sử dụng quyền lực của mình ép buộc trắng trợn, dọa nạt (như đòi cho thôi việc, chuyển công tác…), yêu cầu phải thực hiện. Người kia vì sợ ảnh hưởng đến quyền lợi của mình mà không dám phản bác, lên án, thực hiện những việc sai quy định.
          Thứ hai là: mỵ dân. Bằng cách sử dụng những lời nói ngon ngọt hoặc ban cho những quyền lợi về kinh tế, chính trị nào đó, người cán bộ đã lôi kéo, dụ dỗ người khác thực hiện những hành động có lợi cho mình hoặc ủng hộ, “bỏ phiếu” cho mình trước tập thể.
          Thứ ba là: hạ thấp yêu cầu đối với cấp dưới. Không ít trường hợp, người cán bộ cấp trên vì muốn tìm sự ủng hộ, quý mến của cấp dưới đã hạ thấp yêu cầu, trong công việc. Chẳng hạn như phân công công việc nhàn hạ,  kiểm tra qua loa, đại khái, không để ý đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ…làm cho cấp dưới dễ nhầm lẫn đó là “tình cảm chân thành” mà bỏ qua các khuyết điểm, sai sót.

          Ngoài ra, một số cán bộ, đảng viên còn khéo léo thổi phồng thành tích của mình, đề cao khuyết điểm của người khác cũng là một trong những nguyên nhân gây nên uy tín giả. Nắm bắt được nguyên nhân nảy sinh uy tín giả giúp cho mọi người kịp thời phát hiện những “con sâu làm rầu nội bộ” ở địa phương, đơn vị, tổ chức mình, từ đó có cơ sở đấu tranh ngăn chặn, giữ vững sự ổn định, trong sạch của Đảng, bộ máy chính quyền, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đồng thời, đây cũng là biện pháp “tự soi, tự sửa” từ bên trong, không tạo ra kẽ hở cho các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, chống phá Đảng, Nhà nước ta./.