BÁC BỎ LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ CỦA TRÂN VĂN

Chống phá Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là một trong âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Điển hình như bài viết Công an và quân đội có quá nhiều tướng của Trân Văn được phát tán trên nhiều trang mạng phản động trong những ngày gần đây. Trân Văn đã “mượn chuyện” sửa đổi, điều chỉnh việc phong quân hàm cấp tướng để phủ nhận bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; từ đó “hỗ trợ” đồng bọn, thực hiện mưu đồ chính trị chống phá của mình. Lợi dụng việc sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận xã hội, Trân Văn đã cố tình xuyên tạc, tung “hỏa mù”, hòng gây nhiễu loạn lòng dân, bằng việc đưa ra nhiều thông tin thiếu căn cứ với luận điệu xảo trá, để rồi kết luận:Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có… nhiều tướng quá.
Chúng ta nên biết, trước khi đưa ra Quốc hội, hai dự thảo sửa đổi luật này đã được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Vậy, tại sao Trân Văn là “nhà báo” có nhiều năm làm việc, nếu thực sự “có tâm”, “có trách nhiệm”, sao không tham gia đóng góp và gửi những ý kiến cho việc sửa đổi này đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền, một cách công khai, thay vì “đục nước béo cò”, ngồi “tung tin vỉa hè” để phục vụ cho những mục đích chính trị xấu xa, đen tối của mình.
 Không chỉ dừng lại ở việc gây nhiễu loạn thông tin dư luận từ việc phong, thăng quân hàm cấp tướng của Quân đội và Công an; Trân Văn trơ trẽn tuyên bố: từ lâu quân đội đã thôi thề “trung với nước” để “trung với Đảng”, công an cũng đã thôi hứa “vì nhân dân phục vụ”. Rõ ràng, đây là hành vi bôi nhọ danh dự, uy tín Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, là hành vi vi phạm pháp luật của Trân Văn.

Như vậy chúng ta, không quá khó để nhận ra mưu đồ xấu xa, đen tối ẩn sau bài viết của Trân Văn. Cần khẳng định ngay rằng đó là những lời lẽ xảo trá, nhằm xuyên tạc bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân, chia rẽ tình đoàn kết máu thịt giữa nhân dân với lực lượng vũ trang, tạo cớ “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch.                                                  

CHIÊU BÀI MỚI CỦA NHỮNG KẺ LỪA BỊP

Thời gian qua, trên một số trang mạng, các thế lực phản động ra sức kêu gọi “Việt Nam không cần chống diễn biến hòa bình nữa”. Đây chính là chiêu bài mới của các thế lực phản động hòng chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần nhận diện rõ chiêu bài này, để không mắc mưu.
Từ chỗ phủ nhận sự hiện diện của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, coi đó là “con ngáo ộp” mà Đảng Cộng sản Việt Nam “hù dọa” nhân dân; gần đây, những người thiếu thiện chí với sự lãnh đạo của Đảng lại khẳng định: “Việt Nam không cần chống diễn biến hòa bình nữa”(!). Thế là từ phủ nhận, nay lại thừa nhận, nhưng để dễ bề lừa gạt dư luận và làm cho mọi người mất cảnh giác, họ nói rằng: “Chiến lược này đã kết thúc sứ mệnh, do các “cựu thù” đã thành đối tác toàn diện hay đối tác chiến lược của Việt Nam”(!).
Có thể khẳng định ngay rằng, sự thay đổi thái độ nói trên chỉ là thủ đoạn mới, nhằm thực thi chiến lược “Diễn biến hòa bình” trong bối cảnh mới ở Việt Nam có hiệu quả hơn. Thủ đoạn đó rất tinh vi và vô cùng nguy hiểm, bởi nó sẽ tạo nên sự mơ hồ, mất cảnh giác trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, nhất là những người không biết tường tận về bản chất, thủ đoạn của chiến lược này. Trên cơ sở đó, họ có thể đạt được mục đích cuối cùng là thủ tiêu chủ nghĩa xã hội, như chính cựu Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn tuyên bố trong cuốn sách “1999 - chiến thắng không cần chiến tranh”. Vì thế, trong khi “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”, chúng ta phải thường xuyên đề cao cảnh giác, kiên trì thực hiện phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Cuộc chiến chống “diễn biến hòa bình” vẫn còn tiếp tục, bởi các lý do sau:
Trước hết, do mục đích cuối cùng và xuyên suốt mà chiến lược “Diễn biến hòa bình” đặt ra là xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội vẫn còn ở phía trước. Nhìn lại quá trình hình thành và hoàn chỉnh chiến lược “Diễn biến hòa bình” có thể thấy: từ khi chỉ là ý tưởng (cuối những năm 40 của thế kỷ XX), đến khi trở thành chiến lược hoàn chỉnh (cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX), “Diễn biến hòa bình” bao giờ cũng là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa đế quốc, nhằm mục đích xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên mọi phương diện; dù cho đó chỉ là một hệ tư tưởng, một xu thế phát triển, một phong trào hiện thực, hay là một hình thái kinh tế - xã hội, một hệ thống giá trị đã tồn tại, v.v. Do vậy, một khi chủ nghĩa xã hội còn, dưới hình thức nào, thì chiến lược “Diễn biến hòa bình” chưa vãn hồi sứ mệnh như người ta lòe bịp. Theo đó, cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình và chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục diễn ra, như một tất yếu. Và đương nhiên Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Thứ hai, đây là cuộc chiến khó phân biệt chiến tuyến, nhưng diễn ra một cách dai dẳng, rất quyết liệt, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. “Diễn biến hòa bình” là sự kế tục thứ chính trị của các thế lực chống cộng, nhưng bằng thủ đoạn phi vũ trang; phản ánh tính chất phức tạp, lâu dài của cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Sử dụng những cuộc tiến công “ngầm”, “mềm” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; thông qua các chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”… kiểu Mỹ, và Việt Nam vẫn đang là một trọng điểm chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động. Là quốc gia đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, với vị trí địa chiến lược ở Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam luôn được các thế lực thù địch coi là một trọng điểm chống phá bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”. H. Kít-xinh-giơ, nguyên Ngoại trưởng, Cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ, từng nói: “Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hòa bình. Trước đây, cộng sản dùng súng để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, ngày nay người Mỹ sẽ dùng đô-la để đuổi cộng sản ra khỏi Sài Gòn”. Ngay trong Tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (11-7-1995), Tổng thống Mỹ B. Clin-tơn cũng không giấu ý đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam, khi nói: “Tôi tin rằng việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự nghiệp tự do ở Việt Nam, như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây”. Còn phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, nhân chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma không quên “gợi ý” Việt Nam thực hiện các vấn đề về nhân quyền, như: “tự do ngôn luận”, “tự do lập hội”, “tự do biểu tình”,... theo chuẩn mực Mỹ - những thứ mà các thế lực thù địch vẫn dùng trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” để chống phá Việt Nam.
Cũng phải thấy rằng, sự phát triển các quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với nhiều nước (không phân biệt chế độ chính trị) và nhiều tổ chức quốc tế đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam những năm qua. Tuy nhiên, với tính chất hai mặt của chính quyền một số nước phương Tây mà trong thực tế vẫn tồn tại những âm mưu, hoạt động lợi dụng sự phát triển các quan hệ hợp tác để thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống Việt Nam.

Tất cả thực tiễn đó cho thấy: các thế lực thù địch không từ bỏ thực hiện “diễn biến hòa bình” với nước ta; và cuộc chiến, theo đó, vẫn tiếp diễn. Từ đó ta thấy mục tiêu của “diễn biến hòa bình” là rất thâm độc, nhưng có đạt được hay không lại phụ thuộc vào chính chúng ta. Hơn lúc nào hết mỗi người dân chúng ta phải hiểu được giá trị của hòa bình mà chúng ta có được ngày hôm nay. Hiểu được giá trị của cuộc sống không có bom đạn, khủng bố, được tự do mọi mặt… mặc dù đâu đó vẫn còn những vấn đề tiêu cực xãy ra, vẫn còn cán bộ không gương mẫu, vẫn còn tham nhũng… Nhưng với những gì chúng ta đã đạt được là không thể phủ nhận. Hãy giả sử nếu âm mưu chính trị của những tên cơ hội đạt được, liệu chúng có lo cho ta được cuộc sống như hiện nay không? Hay là sự xâu xé của những đảng phái để thâu tóm quyền lực, hay mượn thế lực ngoại bang về giày xéo quê hương ta như chính I rắc, Xi ri … hiện nay. Chúng ta hãy hành động bằng trái tim và khối óc của những người Việt Nam yêu nước chân chính. 

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU NÓI XẤU ĐẢNG, BÔI NHỌ LÃNH TỤ

Tuyên truyền, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, bôi nhọ lãnh tụ Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Mới đây trên, trên trang blog Danlambao xuất hiện bài viết có tiêu đề: “xem cháu ngoan giở trò khỉ diễn tuồng Hồ Chí Minh”, ngày 16/12/2017 của kẻ với bút danh Le Nguyen đã đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử, xúc phạm đời sống tâm linh của dân tộc.

1. Le Nguyen cho dù đang đứng về phía ai cũng không thể như một kẻ vô đạo đức, vô đạo lý khi xúc phạm nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng những lời nói và sự đơm đặt, xỉ vả, đớn hèn. Le Nguyen đã tự nhận mình là kẻ đã biết về “nếp sống văn minh tiến bộ của thời đại tự do, dân chủ này”, “không ai có thể áp đặt chuyện thương ghét hay thần tượng cá nhân này hoặc cá nhân khác lên bất cứ ai”. Vậy mà chính Le Nguyen đã làm ngược lại khi áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác về sự tôn kính Chủ tịch Hồ Chí Minh. Le Nguyen đã cố tình lờ đi sự thật là có hàng trăm triệu người ở Việt Nam và trên toàn thế giới dành sự ngưỡng mộ, tin yêu, kính trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình yêu và sự kính trọng này đâu phải do ai bắt ép họ và nếu có muốn cũng không thể nào bắt ép được họ, và nếu có muốn cũng không thể nào bắt ép được họ.

2. Le Nguyen có viết mấy từ “tự do, dân chủ, nhân quyền” nhưng để khoe này nọ về sự hiểu biết của mình, nhưng lại dùng chân mình đá nó đi. Le Nguyen phải hiểu về sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và những điều pháp luật cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vì mục đích xấu cũng như mọi biểu hiện mê tín, dị đoan. Như vậy, mọi người Việt Nam đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và chấp hành nghiêm pháp luật. Pháp luật không dung thứ mọi hành vi vi phạm, bất kể đó là ai. Dư luận cũng phê phán mọi biểu hiện mê tín, dị đoan. Truyền thống người Việt Nam luôn kính trọng, tôn thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất; tôn thờ các bậc hiền nhân, người có công lao với dân, với nước. Như vậy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc mọi người thể hiện sự tôn kính, thờ phụng cũng là hợp với lẽ thường và đạo lý của dân tộc Việt Nam. Như vậy, Le Nguyen với những lời lẽ trong bài viết của mình, không chỉ xúc phạm phong tục thờ cúng của dân tộc Việt Nam, thóa mạ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, mà còn bịa chuyện bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Le Nguyen đưa ra những luận điệu “soi dọi lịch sử”, “trả lại sự thật cho Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam”, để “như nó vốn có”,…, nhằm góp thêm cho những thế lực thù địch điên cuồng chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự xuyên tạc trắng trợn, bóp méo sự thật lịch sử của nhân loại.
Từ những vấn đề trên đây cho thấy, những luận điệu của Le Nguyen trong bài viết là hoàn toàn bịa đặt, sai trái. Thiết nghĩa, Le Nguyen hãy tu nhân tích đức để thành người lương thiện và có ích cho xã hội./.

Ra mắt Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng là “giấy báo tử” cho bọn phản động lợi dụng Internet

Như tin đã đưa, ngày 08/1/2018, Bộ Quốc phòng đã chính thức ra mắt Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng nhằm tuyên chiến với hình thái “chiến tranh” mới: chiến tranh thông tin, chiến tranh internet đang thực sự là “mầm độc” đe dọa, xâm hại trực tiếp đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc trên không gian mạng. Sự ra đời của lực lượng đặc biệt này đã tạo ra hiệu ứng đồng thuận và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mạng, tuy nhiên, một số thánh “dâm chủ, ba que”, các blog “lá cải”, fanpage phản động trong và ngoài nước lập tức “tay nhanh hơn não” lu loa rằng “một năm người dân phải bỏ ra 600 tỷ để nuôi, vỗ béo cho LL47 sau đó LL47 này sẽ tấn công lại mình” nhằm mục đích hướng dư luận phản đối quyết liệt việc thành lập lực lượng này. Điều gì đã khiến chúng giãy nảy như đỉa phải vôi lên như vậy?
Chúng run sợ? Có thể lắm chứ, với chức năng đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc, thù địch chống Việt Nam của các tổ chức phản động trong và ngoài nước và các đối tượng cơ hội chính trị… Vô hình chung sự có mặt của Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng sẽ đã đánh đúng tâm can của những kẻ phản động chuyên lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc, phá hoại đất nước, bôi nhọ Lãnh đạo, cổ súy cho số phản động chống đối, đặc biệt số bị cơ quan pháp luật Việt Nam xử lý về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước. Rồi đây, ai dám chắc khi chúng rung đùi ngồi “múa phím” ở một xó xỉnh nào đó mà trước nay chúng cho là an toàn lại bất ngờ bị lực lượng chức năng sờ gáy? Ai dám chắc một tổ chức, cá nhân phản động nào đó không bị “công an tuýt còi” khi nấp trong những tổ kén của những tài khoản ẩn danh, không tên, không tuổi?
Ảnh hưởng đến nồi cơm, bát cháo của chúng? Cũng rất đúng, bởi chẳng biết từ bao giờ, với mấy con zời dâm chủ thất học, đám phản động, bất mãn trong nước, thậm chí cả một số thành phần cực đoan biến linh mục thành “”một nghề” còn công khai đi lại với tổ chức phản động Việt tân để kiếm tiền. Đúng là chẳng có nghề nào việc khỏe, lương cao dễ dàng như nghề học đòi làm chính trị qua mạng xã hội. Và với một loạt những cái tên cốm cán trong giới con buôn chính trị lần lượt sổ khám trong thời gian qua như: Hoàng Đức Bình, Lê Đình Lượng, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Hóa… thì cũng không nói trước được điều gì trước về tương lai ảm đạm cho những kẻ quen thói ngồi mát ăn bát vàng. Để rồi qua những lời sám hối, khai nhận của đám phản động này trước báo giới, chúng ta mới thấy rõ được kế sách dùng tiền mua “danh dự, nhân phẩm” của bọn phản động, nhất là Việt tân bẩn thỉu và hôi hám như thế nào. Ngay cả những kẻ thân làm linh mục, làm cha xứ của một vùng như Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam vẫn không thoát khỏi sự hấp dẫn, mê hoặc của những đồng Trump mời gọi, và chúng thừa biết, để cả thế giới biết đến chúng, đồng tình với chúng và sẵn sàng móc hầu bao giải ngân cho chúng, không còn cách nào khác, chúng phải thông qua mạng xã hội bằng các hình ảnh, đoạn video livestream các hoạt động chống đối quyết liệt với chính quyền, gây tổn hại càng lớn thì tiền đổ về sẽ càng nhiều, tha hồ đủ sức cho chúng ăn chơi nhảy múa, từ nhà lầu đến gái đẹp.
Một tin kém vui là trong tháng 12/2017, Bộ thông tin truyền thông đã chính thức thông báo gỡ bỏ toàn bộ 107/107 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản facebook nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Điều này đã cắt cụt khá nhiều “nồi cơm bát cháo” của những kẻ chuyên sống ký sinh trên mạng xã hội và sự ra đời của Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng càng khiến “vận mệnh” của chúng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết, bởi ai dám chắc những trang mạng phản động như “Việt tân”, “Thanh niên công giáo”, “Người phú yên”… sẽ lần lượt là tài khoản thứ 160, 161, 162 trong danh sách sắp bị LL47 gỡ bỏ. Khi đó không có tiền liệu chúng có cạp đất mà ăn như người mẫu Ngọc Trinh từng nói không nhỉ?



CHUYÊN MỤC TIN VẮN!

Xin chào quý bạn và các vị!
Có thể nói rằng năm 2017 là một năm đầy biến động trên thị trường chuyển nhượng, đặc biệt là đối với câu lạc bộ Ruventut. Một năm mà các lò đào tạo như “Việt tân”, “Phong trào lao động Việt”,… đều trình làng những “cầu thủ” tài năng cho làng “rân chủ” của thế giới cũng như Việt Nam.
Qua thời gian ai nấy cũng nhận thấy được những gì họ thể hiện là không thể chối cãi. Và với sự nhanh nhẹn, nhạy bén của mình, các tuyển trạch viên đã tuyển chọn về cho Ruventut những cái tên sáng giá nhất. Đó là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa,…với những “bản hợp đồng” khiến ai cũng cảm thấy đáng với những gì họ làm. Mới đây, Nguyễn Văn Oai cũng đã được bổ sung với bản “hợp đồng” kéo dài đến năm 2022, nên nhớ rằng, hiện Oai đang ở độ tuổi 35. Thực ra, Oai cũng đã từng có mấy năm là tuyển trẻ của Ruventut, tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn rời đi, có vẻ như không thể hiện được mình, Oai lại liên hệ lại với nơi cũ. Bởi sau đó là kèm theo điều khoản 4 năm Oai chỉ được phép hoạt động trong khu vực sinh sống nhưng Oai không chịu chấp hành.

Và chỉ sau hai lần “thỏa thuận”, thì ngày 15/01/2018 vừa qua, Oai đã chính thức là một thành viên trong màu áo của các “cầu thủ” màu sọc đen trắng, nơi mà những người bạn anh đều đang chơi ở đó. Vẫn chưa dừng lại ở đây, có thể nói vẫn còn rất nhiều cầu thủ “rận chủ” đang mong muốn, tha thiết được khoác lên mình chiếc áo sọc đen trắng truyền thống đó của CLB. Và cái tên sắp tới để đưa ra đàm phán tiếp theo là Hoàng Đức Bình, một thanh niên đến từ vùng Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An. Bình nổi lên trong vai trò “tiền đạo” khi có các hoạt động kích động biểu tình gây rối tại Hà Tĩnh, khi đã có thể khiến cho hàng trăm “khán giả” là giáo dân tiến lên và gây loạn tại UBND huyện Lộc Hà. Với những thành quả đó mà Hoàng Bình nhanh chóng được Nguyễn Đình Thục, chủ quản của Song Ngọc, Quỳnh Lưu để mắt tới và đưa về để làm trợ lý cho mình. Có thể nói là như hổ mọc thêm cánh, đội quân của Thục liên tiếp có các cuộc chinh chiến có tính quy mô hơn, lối chơi đa dạng và sắc nét hơn. Bình đã tổ chức hàng loạt các cuộc tuần hành, biểu tình có quy mô lớn nhỏ khác nhau gây ảnh hưởng đến ANTT, cũng như đả kích tới Đảng, Nhà nước. Trận đấu nổi nhất phải kể đến ngày 14/2/2017, Thục giao cho bộ đôi tấn công Hoàng Bình và Nguyễn Nam Phong tiến hành quẩy tại Diễn Châu, trong một nỗ lực giữ mình trong vô lăng, đứng chắn ngang giữa đường quốc lộ 1A gây cản trở ách tắc giao thông, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng ngàn người. Có thể nói đã khiến cho các lực lượng chức năng phải rất vất vả mới có thể di chuyển hai tên này đi, lập lại trật tự. Tất nhiên, với những việc làm này thì, Hoàng Bình cũng đã được các tuyển trạch viên của Công an Nghệ An chú ý tới. Và trong ngày, 25/1/2018 này, y cũng được đưa ra để đàm phán. Khác với Oai, Bình có sự che chở của Thục nên có hẳn 4 vị cùng tiến hành bảo vệ cho hắn. Nhưng lại có sự trùng hợp khi tên Cò khét tiếng trong giới dân chủ là Hà Huy Sơn vừa “đàm phán” cho Oai sẽ tiếp tục thực hiện cho Bình. Đây có thể nói là một luật sư tài năng khi cứ bào chữa cho ai thì người đó y như rằng sẽ có một “bản hợp đồng” với thời gian tối đa nhất. Nhiều fan hâm mộ tin rằng, Hoàng Bình cũng sẽ nhận được những gì thích đáng đối với những gì mà Bình đã thể hiện trong thời gian vừa qua. Và hi vọng rằng, Ruventut sẽ tiếp tục chiêu mô thêm nhiều người nữa như Nguyễn Đình Thục chẳng hạn.

Không để bất kỳ thế lực nào có thể phá hoại đất nước

Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến tranh để bảo vệ và giải phóng, thống nhất đất nước mình nên càng thấu hiểu thế nào là tự do độc lập, thế nào là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo suốt hơn  30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế của đất nước Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống của gần 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Vì vậy, việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch là một nhiệm vụ tất yếu, cần phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các dạng quan điểm sai trái, những luận điệu thù địch để có những đối sách phù hợp. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - một thứ giặc nội xâm nguy hại để giữ vững niềm tin của nhân dân, bảo vệ pháp luật, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN.
Gần 88 năm qua, Đảng ta luôn coi trọng công tác đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những luận điệu thù địch chống phá cách mạng. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân dân.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Cùng với đó là phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, tích cực xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân tộc, củng cố và tăng cường thế trận lòng dân vững chắc. Góp phần bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, tăng cường sức đề kháng làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa quân đội”... của các thế lực thù địch.


KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN BẢN CHẤT TỐT ĐẸP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Quy định 102-QĐ/TW (Quy định 102) được Bộ Chính trị ban hành ngày 7-12-2017. Đây là quy định cụ thể hóa nhiều văn kiện về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) nhằm giữ vững bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thế nhưng trên không gian mạng đã có một số kẻ đưa ra những bình luận ác ý, xuyên tạc bản chất văn kiện này.
Chẳng hạn có người viết rằng, văn kiện này thể hiện sự “xung khắc nội bộ” về “xã hội dân sự”. Họ dẫn ra “những chứng cứ”: Những đảng viên nào đòi thực hiện “thể chế xã hội dân sự”, “thể chế tam quyền phân lập” và “đa nguyên đa đảng” sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng. Có kẻ lại viết: “Ở Việt Nam lâu nay, khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường luôn bị gắn thêm cái đuôi xã hội chủ nghĩa. Vì thế các khái niệm nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường đã bị biến dạng và trở thành Nhà nước độc quyền xã hội chủ nghĩa”... Vậy nội dung, thực chất của Quy định 102 như thế nào? Và vì sao người ta lại cố tình xuyên tạc văn kiện này?
Quy định 102 ra đời từ thực tiễn, đó là tình trạng suy thoái về “chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra là hết sức nghiêm trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Như gần đây báo chí đã đưa, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước đã bị xử lý kỷ luật. Chẳng hạn một số cán bộ, đảng viên tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật về Đảng và chính quyền liên quan đến vụ một cá nhân được đề bạt “siêu tốc” ở Sở Xây dựng; đó là 14 cán bộ, đảng viên liên quan đến vụ “biệt phủ Yên Bái” vi phạm pháp luật về quản lý đất đai... Đặc biệt, ngày 8-12-2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”... Nói tóm lại đó là những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Quy định 102 nhằm khắc phục tình trạng đó.
Về nội dung, ngoài các điều quy định về “Đối tượng”; “Nguyên tắc”; “Thời hiệu xử lý” và “Điều khoản thi hành”…, Quy định 102 tập trung đề cập đến những hành vi “vi phạm về chính trị; nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng” (Chương II); “Vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước” (Chương III); “Vi phạm về chế độ trách nhiệm, đạo đức lối sống, tín ngưỡng và tôn giáo” (Chương IV). Chẳng hạn Điểm b, Khoản 1, Điều 7, Chương II (Vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ): “Phụ họa, a dua theo những quan điểm trái với quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… thiếu trách nhiệm trong đấu tranh chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống...”; Điểm d, Khoản 1, Điều 7: “Không trung thực trong khai lý lịch, lịch sử bản thân và bổ sung lý lịch đảng viên”; Điểm b, Khoản 2, Điều 7: "Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng”.
Quy định 102 xác định khá cụ thể, đặc biệt dựa trên hành vi của cán bộ, đảng viên vi phạm. Quy định này sẽ là cơ sở chính trị-pháp lý (nội bộ của Đảng) để răn đe và xử lý những trường hợp đã vi phạm nhưng chưa bị xử lý. Vậy vì lý do gì người ta lại cố tình xuyên tạc?
Trước hết, điều mà họ nói có “xung khắc nội bộ” về “xã hội dân sự” là gì?
Thứ nhất,  với dụng ý xuyên tạc bản chất của Quy định 102, thủ đoạn của họ là cắt xén bối cảnh của câu văn. Bối cảnh của câu văn nằm trong mệnh đề “Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (điều này được quy định tại Điều 4(1) Hiến pháp năm 2013).
Thứ hai, họ cố tình tách cụm từ “xã hội dân sự” ra khỏi mệnh đề thể chế “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên, đa đảng” (điều này được quy định tại Khoản 3, Điều 2(2) Hiến pháp năm 2013 quy định về nguyên tắc phân công phối hợp của cơ quan quyền lực Nhà nước.
Trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình chế độ chính trị và nhà nước. Chẳng hạn như chế độ cộng hòa tổng thống; chế độ cộng hòa đại nghị; chế độ dân chủ nhân dân; chế độ quân chủ (do nhà vua đứng đầu); có nhiều nước dựa trên một tôn giáo (còn gọi là Quốc đạo) ở đó các giáo sĩ, tăng lữ giữ vai trò quyết định về nhiều mặt, kể cả chính trị, xã hội.
Một dân tộc lựa chọn chế độ xã hội nào, mô hình nhà nước nào tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội quyết định). Không có mô hình “chuẩn”, không có "khuôn mẫu" cho cộng đồng quốc tế làm theo. Cái mà những kẻ muốn áp đặt cho xã hội Việt Nam mô hình ngoại nhập, thực chất chỉ là một thủ đoạn chính trị hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.
Thứ hai, mục tiêu cuối cùng của họ là gì?
Những điều mà họ xuyên tạc Quy định 102 thực tế là nhằm bác bỏ chế độ xã hội hiện hữu do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Lập luận của họ là: Đảng Cộng sản Việt Nam “bám giữ” tư tưởng phủ nhận xã hội dân sự là “cổ hủ, lạc hậu, cản trở bước tiến của xã hội”… Thực tế hoàn toàn trái lại, chưa bao giờ vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế lại được khẳng định, được tôn trọng như hiện nay. Việt Nam đang là đối tác chiến lược với 15 quốc gia (trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ); đối tác toàn diện với 12 quốc gia (trong đó có Hoa Kỳ).
Trên lĩnh vực kinh tế cũng như vậy. Hiện nay, không có mô hình “chuẩn” cho cộng đồng quốc tế. Về mặt lý luận, không có nền kinh tế nào không có “tính ngữ” (không có đuôi-theo cách viết của một số người về nền kinh tế Việt Nam). Nền kinh tế các nước Bắc Âu là nền “kinh tế thị trường xã hội”; nền kinh tế Anh, Mỹ là nền “kinh tế thị trường tự do”; nền kinh tế Trung Quốc (lớn thứ hai thế giới ) là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”... Bởi vậy, việc họ xuyên tạc, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam nếu không phải là một thủ đoạn chính trị thì cũng chỉ là lý lẽ của những kẻ “ếch ngồi đáy giếng” về tri thức.
Những thông tin mà họ đưa ra để “phản biện” Quy định 102 còn nhằm tuyên truyền cho chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, thể chế “tam quyền phân lập” và nền “kinh tế thị trường tự do”, theo mô hình ngoại nhập. Họ viết:Một quốc gia phát triển nhanh, mạnh và hài hòa, thì ba trụ cột: Nhà nước pháp quyền; một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh và một xã hội dân sự, trong đó bao gồm các tổ chức xã hội dân sự độc lập không chịu sự chi phối của Nhà nước. Nói tóm lại, đó là một mô hình coppy ngoại nhập 100%. Chỉ có những kẻ mang đầu óc nô lệ mới nhắm mắt ca ngợi mô hình đó một cách mù quáng. Thực tế cho thấy, ngay ở những nước phát triển nhất với mô hình này vẫn đầy rẫy bất công như tình trạng hàng triệu người vô gia cư.
Quy định 102 là một văn kiện của Đảng nhằm xử lý những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng và cả những người vi phạm pháp luật của Nhà nước. Văn kiện này thể hiện rõ trách nhiệm chính trị và đạo đức của Đảng lãnh đạo, cầm quyền. Cho dù những xuyên tạc ác ý, vu khống thâm độc đến đâu cũng không thể phủ nhận được bản chất tốt đẹp của Đảng ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

TRẬN "ĐỒI THỊT BĂM" (kỳ 5) Viết về Nữ Anh hùng Kăn Đơm

Tên tuổi của Kăn Đơm vang dội khắp A Lưới với những trận đánh oanh liệt. Trong đó, trận đánh ở đồi A Bia (xã Hồng Bắc) là ác liệt nhất. Trận đó, đội quân của Kăn Đơm diệt 51 tên địch, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng Kăn Đơm diệt và làm 17 tên Mỹ bị thương
Ở tuổi 75, nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Hồ Thị Đơm vẫn còn minh mẫn. Ký ức về những trận chiến ác liệt nhưng đầy chiến công của quân và dân ta được bà kể rõ mồn một. Đặc biệt, trận đánh đồi A Bia (“đồi thịt băm”, “đồi xay thịt”, “núi bi ai”) thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, trở thành nỗi kinh hoàng đối với quân đội Mỹ.
Nữ anh hùng
Con đường ngoằn ngoèo dẫn chúng tôi từ TP. Huế quanh co qua nhiều đồi núi với gần 70km lên huyện miền núi, biên giới A Lưới. Năm xưa, đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất ở miền Trung. Nghe tên các địa danh: sân bay A So (A Sầu), suối “máu”, “đồi thịt băm”... cũng đủ nói lên sự khốc liệt của chiến tranh.
Và đi ra từ những địa danh ấy, có những con người trở thành “bức tượng đài” cách mạng trong lòng quân và dân ta, vinh quang trở thành anh hùng. Toàn huyện A Lưới có 8 AHLLVTND thời chống Mỹ, nên người dân quen gọi đây là quê hương của các anh hùng. Bà Hồ Thị Đơm (tên thường gọi là Kăn Đơm, SN 1940, trú xã A Ngo) là người dân tộc Pa Kô.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Hồng Hạ, Kăn Đơm cũng như bao đứa trẻ khác ở A Lưới phải sống trong vùng bom đạn, khói lửa, chết chóc... Thời niên thiếu, Kăn Đơm làm liên lạc cho bộ đội. Năm 19 tuổi, Kăn Đơm là du kích xã Hồng Hạ. Hai năm sau (1961), Kăn Đơm đã là Xã đội phó vừa tham gia sản xuất vừa vót chông, cài bẫy, tổ chức đánh du kích, giết giặc Mỹ.

Tháng 5/1962, Mỹ mở rộng càn quét đánh A Lưới, xây dựng các đồn bốt, lô cốt kiên cố và tổ chức nhiều đợt bắn phá, bắt bớ dân làng, bộ đội. Địch tập trung chủ yếu ở các đồn A Lưới, A So, A Co. Tại A Co, địch dựng 4 lô cốt, mỗi lô cốt từ 10 - 12 tên.
Nắm được cách sinh hoạt là vào buổi sáng, địch cho người xuống suối lấy nước, Kăn Đơm bàn với đơn vị, báo cáo cấp trên đánh giặc bằng cách đầu độc. Hàng chục chị em du kích vào rừng tìm lá ngón, đem giã nát rồi bí mật dìm xuống khu vực nơi địch lấy nước. Sau đó, rất nhiều tên trong các đồn tử vong hoặc phải cấp cứu. 
Tháng 9/1961, Kăn Đơm được giao nhiệm vụ canh lính Mỹ đến phá lúa. “Mẹ ra ruộng thấy quân giặc đang di chuyển về các làng để lùng sục bộ đội nên chạy đi báo tin cho cấp trên. Khi bộ đội đang họp bàn thì mẹ liều lấy khẩu súng trường, nấp vào rừng, đợi chúng đến. Bắn một loạt đạn, mẹ thấy 4 tên Mỹ chết. Chúng tiến lại gần, mẹ chạy vào rừng. Mấy tên khác vẫn đuổi theo, mẹ bắn gục được 2 tên nữa. Sau đó, bộ đội ta tổ chức vây đánh, tiêu diệt thêm nhiều lính Mỹ”, Kăn Đơm kể.

Với sự sáng tạo và sự dũng cảm ấy, năm 1962 Kăn Đơm được phong tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.

Giặc liên tục tổ chức các trận càn với quy mô lớn và phương tiện hiện đại. Đội du kích của xã Hồng Bắc vẫn kiên trì bám làng, phối hợp với bộ đội tổ chức nhiều đợt đánh tỉa, phục kích, bất ngờ khiến địch trở tay không kịp, tiêu hao nhiều lực lượng.
Cuối năm 1963, địch tiếp tục mở các cuộc càn quét, lùng sục, tìm bắt cán bộ. Chúng còn mua chuộc, lôi kéo một số người dân tộc và chia rẽ người Kinh với người miền núi.

Dưới sự chỉ đạo của Kăn Đơm, lực lượng du kích bố trí các loại chông, bẫy dọc đường. Khi một trung đội địch càn quét vào thôn Kân Sâm, Kăn Đơm phát lệnh, ta chặn đầu nổ súng đồng loạt tấn công cùng với bẫy đá, cung nỏ tiêu diệt đại bộ phận quân địch, số ít còn lại phải rút về đồn. Với thành tích đặc biệt này, Kăn Đơm được phong tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” lần thứ hai.

Trận đánh "Đồi thịt băm"

Tên tuổi của Kăn Đơm vang dội khắp A Lưới với những trận đánh oanh liệt. Trong đó, trận đánh ở đồi A Bia (xã Hồng Bắc) là ác liệt nhất nhưng thắng lợi lớn nhất mà Kăn Đơm đã góp công lớn. Năm 1969, mặc dù chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ thất bại nặng nề nhưng tại Bình Trị Thiên, quân địch vẫn mạnh.
Mỹ tăng cường các cuộc càn quét lên A Lưới, đặc biệt ở đồi A Bia, mục đích nhằm đẩy cơ quan chỉ huy và bộ đội chủ lực của ta ra sát biên giới Việt - Lào, phá đường vận chuyển, cắt đứt nguồn tiếp tế từ Bắc vào Nam.

Bộ đội địa phương, dân quân du kích và đồng bào A Lưới phối hợp với lực lượng của Trung đoàn 6 (Phú Xuân) và Trung đoàn 3, Sư đoàn 324 tổ chức đánh giặc. Ngày 3/4/1969, Kăn Đơm chỉ huy một tổ bộ đội địa phương đánh vào đồi A Bia do một đại đội lính dù Mỹ chiếm giữ (với sự yểm trợ của máy bay và pháo binh).
Tuy nhiên, đội quân của Kăn Đơm vẫn diệt 51 tên địch, thu 8 súng và nhiều đồ dùng quân sự, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng. Riêng Kăn Đơm diệt và làm 17 tên Mỹ bị thương.

Từ ngày 10 đến 20/5/1969, Mỹ tăng cường 13 tiểu đoàn tấn công lên đồi A Bia. Ta cũng tăng cường chống trả. Kết quả, cuộc hành quân của Mỹ và quân Sài Gòn bị đập tan; 1.500 tên bị tiêu diệt; thu, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh. Thất bại này trở thành nỗi kinh hoàng đối với quân đội Mỹ. Họ gọi đồi A Bia là ““Hamburger Hill” (đồi thịt băm), “đồi xay thịt”, “núi bi ai”.

Với những chiến công vẻ vang đó, Kăn Đơm được tặng 3 Huân chương Chiến công giải phóng, một lần là Chiến sĩ Quyết thắng và một lần là Chiến sĩ diệt Mỹ cấp Ưu tú, 5 lần là Chiến sĩ Thi đua cấp tỉnh cùng nhiều giấy khen, bằng khen khác. Kăn Đơm đã chỉ huy và chiến đấu 316 trận, tiêu diệt và làm 335 tên địch bị thương (trong đó có 47 tên Mỹ và chư hầu, 5 sĩ quan); bắt sống 8 tên, bắn rơi 1 máy bay địch, thu 27 khẩu súng các loại.
Bà còn vận động nhân dân vót hàng vạn cây chông, đào hàng nghìn hầm chông; tuyên truyền, vận động lính địch 167 lần; cùng gia đình nuôi gần 200 cán bộ, bộ đội. Bà đã vận động nhân dân đào hàng ngàn mét đường hầm, tham gia rải truyền đơn... Ngày 20-12-1994, Hồ Thị Đơm vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Giản dị giữa đời thường

Hòa bình lập lại, Kăn Đơm xuất ngũ, kết hôn cùng anh bộ đội Kôn Xiên trú cùng địa phương rồi sinh được 9 người con. Kăn Đơm được nhân dân tín nhiệm, giữ các vị trí lãnh đạo, cán bộ của xã. Từ công việc khắc phục hậu quả chiến tranh, tái thiết quê hương, làm ăn, phát triển kinh tế đến những công việc văn hóa xã hội, phong tục tập quán... ở làng, xã, Kăn Đơm đều tham gia tích cực, đóng góp công sức lớn. Xã A Ngo đang đổi thay, phát triển.
Đồng bào các dân tộc thiểu số đã dần thoát nghèo, cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Toàn bộ trẻ em đều được đến trường. Đời sống văn hóa tinh thần càng lành mạnh, được nâng cao... Có được những thành quả ấy là nhờ công lao không nhỏ của nữ Anh hùng Kăn Đơm..

Hỏi ước nguyện cuối đời, Kăn Đơm chỉ mong các con, cháu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, quê hương đổi thay, giàu đẹp.
Chia tay, rời nhà Kăn Đơm, một cán bộ UBND huyện A Lưới đi cùng chúng tôi nói: “Tính cách của Kăn Đơm là rứa đó. Cả đời chỉ lo cho dân, cho nước, cho quê hương, ít khi nghĩ cho mình. Trước kia mẹ dốc toàn sức, toàn lực, hết mình với cách mạng. Sau giải phóng, mẹ bắt tay vào xây dựng, kiến thiết quê hương, đóng góp nhiều công sức. Lúc về già, mẹ cũng hay đau ốm, đang sống nhờ trong nhà của đứa con trai”.
_Nguồn: Sưu tầm_


TRẬN "ĐỒI THỊT BĂM" (kỳ 4) 30 năm trận đánh Vị Xuyên qua hồi ức cựu binh

Tháng 7/1984, cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược tại mặt trận Hà Giang diễn ra khốc liệt. Người lính Sư đoàn 356 đã viết nên khúc tráng ca nơi biên giới với những trận đánh trên 'đồi thịt băm', 'thung lũng gọi hồn', 'lò vôi thế kỷ'… hằn sâu trong ký ức.




Cao điểm 772, 685 (thuộc xã Thanh Thủy, Vị Xuyên) xanh mướt màu cây cối, nhưng trong tâm trí những cựu binh Sư đoàn 356 thì nó vẫn đặc quánh màu khói pháo, thuốc súng của trận đánh năm xưa.
IMG-1038-6082-1405998178.jpg
Cao điểm 772 (bên trái) - nơi được mệnh danh là "đồi xay thịt" và cao điểm 685 (bên phải) trong trận đánh ngày 12/7 nay đã được phủ màu xanh của cây cối. 
Cựu binh Nguyễn Văn Kim (48 tuổi) nhập ngũ khi mới 18 tuổi. Nay tóc ông đã rụng gần hết vì sốt rét rừng của những ngày dầm dề trên chốt giữ đất biên cương.
"Cuối tháng 4/1984, chúng tôi mới qua hơn một tháng tân binh. Nhiệm vụ chiến trường cấp bách, sư đoàn được lệnh từ Lào Cai sang phối hợp với nhiều đơn vị khác chiếm lại các điểm cao quân Trung Quốc đóng trái phép trước đó. Sau ba ngày hành quân liên tục, đoàn quân tập kết ở Vị Xuyên, chuẩn bị bước vào trận đánh đầu tiên", người cựu binh bồi hồi nhớ lại.
Nhiệm vụ trinh sát được giao cho các đơn vị của sư đoàn. Ông Võ Trọng Canh (quê Nghĩa Đàn, Nghệ An), đội trưởng đội trinh sát C20 của Trung đoàn 876 cho hay: "Cao điểm 772 là nơi trung đoàn đánh mũi chủ công. Khống chế được cao điểm này coi như nắm được toàn tuyến, tạo nên thế trận phòng ngự tiến công liên hoàn vững chắc. Phía Trung Quốc muốn dùng 772 làm bàn đạp tràn xuống Vị Xuyên, uy hiếp thị xã Hà Giang. Ta hiểu rõ điều đó nên quyết tâm giành lại. Địch ở trên cao phòng ngự, ta ở dưới tiến công nên vô cùng bất lợi. Nhiệm vụ trinh sát trở nên nặng nề và nguy hiểm hơn".
Ròng rã hai tháng trời, trinh sát Canh cùng đồng đội luồn sâu thăm dò trận địa. Núi cao, rừng thẳm, chỉ có con đường độc đạo từ Nậm Ngặt đến chân cao điểm 772, họ vừa dò mìn, tránh thám báo Trung Quốc, chờ đêm xuống mới hoạt động. Tại đây, Trung Quốc bố trí một trung đoàn bộ binh với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo và hệ thống mìn dày đặc.
Các loại pháo 105, cối 160 ly, BM 14, cao xạ 37 ly, pháo Quân khu tăng cường chuẩn bị đưa vào trận địa, đối chọi với pháo 122 ly, 152 ly, D74 ở phía bên kia chiến tuyến. Ngày 12/7 là ngày mở màn chiến dịch. Ba tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 876 đánh điểm cao 772. Lực lượng của các sư đoàn khác chiếm các điểm cao còn lại.
Trận đánh trên 'đồi thịt băm'
Trước giờ nổ súng, ta tiếp tục ém quân tiến sát phía Trung Quốc, dần chiếm lĩnh trận địa. Đại úy Nguyễn Hữu Thanh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 dẫn đội đặc công thọc thẳng vào sở chỉ huy địch, làm nhiệm vụ "mở cửa" điểm D3 trên cao điểm 772. Bộ phận luồn vào sau 772 đánh phá trận địa pháo, kho tàng, hậu cần của địch, tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 đánh điểm D1, D2 chiếm toàn bộ cao điểm.
IMG-0760-3222-1405657413.jpg
Ông Đặng Việt Châu đọc lại bảng thành tích của Sư đoàn 356 trong trận chiến Vị Xuyên năm 1984 cho các đồng đội cũ nghe. 
Vượt đỉnh Cốc Nghè trong mưa lạnh, những người lính chia nhau từng hơi thuốc, ăn gạo sấy trộn nước mưa, lặng lẽ chờ màn đêm xuống là xuất kích. "Chiến sĩ xin ăn hết phần cơm sấy, thịt hộp dự phòng. Thanh im lặng, rồi nói cứ để cho anh em ăn, biết ngày mai có còn sống mà được ăn nữa không", ông Đặng Việt Châu, chính trị viên Tiểu đoàn 3 năm xưa xót xa mỗi lần nhớ lại câu nói của đồng đội.
Tháng 7, rừng biên cương lạnh lẽo, chỉ nghe tiếng mưa lộp độp trên lá và thác nước ầm ào phía xa. Ông Châu nín thở dõi theo bước chân đồng đội mất hút trong màn đêm.
"4h10 phút, có lệnh nổ súng, pháo binh trung đoàn bắt đầu bắn phá các mục tiêu đã định, yểm trợ cho bộ binh tiến công. Cả thung lũng Nậm Ngặt sáng rực trong màn đạn pháo.Quân ta từ các vị trí bật dậy hô xung phong vang dậy núi rừng. Thông tin báo về ta chiếm được mục tiêu, tôi dẫn đầu Tiểu đoàn 3 xuất kích, yểm trợ cho đội của Thanh chiếm gọn D3", ông Châu kể.
Sau loạt bắn đầu tiên, một số trận địa của ta bị địch phản pháo. Suốt buổi sáng, quân Trung Quốc từ những điểm cao chiếm được trước đó nã pháo cày nát từng mét đất dưới chân cao điểm.Từ sáng đến trưa, sương mù vẫn dày đặc, quân ta tổ chức hàng chục đợt tiến công lên cao điểm nhưng không thành.
11h trưa, sương tan dần, công sự, chiến hào bị đạn pháo cày xới dần rõ nét. Địch phản kích dữ dội hơn. Các tiểu đoàn khác bị địch dùng pháo, súng cỡ lớn đánh bạt hết xuống chân cao điểm. Tiểu đoàn 3 tiến đến cách lô cốt địch vài chục mét, giành giật với quân Trung Quốc từng đoạn chiến hào. Lúc này sương tan hẳn, địch ở các điểm xung quanh trùm hỏa lực, hợp sức phản kích quyết liệt ở D3 nên ta đành phải rút quân.
Đạn pháo Trung Quốc bắn dồn dập, đất đá bay vèo vèo. Pháo ngừng giây lát, quân ta lại lao lên, tìm đồng đội bị vùi lấp trong đất. Đồng chí Thìn quân lực tiểu đoàn bị bay mất một mảng đầu vẫn hô xung phong. Đại đội trưởng Minh bị lạc 6 ngày trong rừng, người đầy thương tích, lên bàn phẫu thuật còn nhắn anh em sẽ nhanh chóng trở lại chiến đấu, tìm anh Thanh và trả nợ trận này. Tiểu đoàn trưởng Thanh bị thương hai chân vẫn cố tiến đến gần lô cốt, dùng súng AK bắn hai loạt đạn và kích nổ toàn bộ lựu đạn trên người khiến quân Trung Quốc khiếp vía. Những người lính nghẹn ngào nhắc lại tên từng đồng đội.
Trận chiến ở các cao điểm còn lại ác liệt không kém. Cao điểm 685 liền kề 772 địa hình núi cao, dốc đứng, đá tai mèo lởm chởm, đạn pháo của ta và địch thi nhau cày xới suốt ngày đêm.
Ngày 14/7, Sư đoàn 356 được lệnh rút khỏi trận địa. Sau trận đánh, ta không lấy lại được các cao điểm đã mất nhưng chặn được Trung Quốc thực hiện mưu đồ vượt qua ngã ba Thanh Thủy để tiến xuống thị xã Hà Giang. Sau ngày 12/7, Trung đoàn 149 nhận lệnh ở lại phòng ngự, riêng Trung đoàn 876 được lui về củng cố lực lượng.
IMG-1030-8088-1405998178.jpg
Bất chấp mưa gió, người lính Sư đoàn 356 thắp hương cho đồng đội trên Đài hương đặt ở cao điểm 468. Đứng ở nơi này có thể nhìn thấy các cao điểm 772, 685, 1509 ở phía xa
Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử
Sau trận chiến là những ngày mưa dai dẳng. Vách núi cao dựng đứng, chiến hào nham nhở đạn pháo, lính trinh sát, công binh phải mang theo dây võng đưa đồng đội về. Nước mắt người sống chan hòa máu người nằm xuống. Họ chỉ đưa được những tử sĩ dưới chân cao điểm về, còn những đồng đội ở gần chiến hào quân Trung Quốc thì vĩnh viễn nằm lại.
"Sau trận chiến, phía Trung Quốc bắn truyền đơn cho quân ta, nội dung cho đi lấy xác tử sĩ, yêu cầu ta đi vào ban ngày, khi đi không quá 50 người, không đem theo súng và mang theo cờ chữ thập. Dù thương anh em còn nằm đó, nhưng không ai đi vì không tin quân Trung Quốc, chẳng may rơi vào ổ phục kích của chúng. Sau đó, trinh sát các điểm cao báo về, họ rải hóa chất rồi thiêu xác anh em", ông Kim ngậm ngùi cho biết.
"Khi có lệnh tấn công, tất cả chúng tôi đều bật dậy xông lên. Địa hình bất lợi, hỏa lực địch quá dày nên đoàn quân không thể chiếm lại các điểm cao như kế hoạch đặt ra. Gần 600 người lính Sư đoàn 356  hy sinh trong trận đánh", ông Châu tiếp lời. Nhiều năm trôi qua, người cựu binh hễ nghe tiếng sấm rền là nhớ đến tiếng pháo trận.
"Chính vì những đau thương đó, chúng tôi chịu được nhiều gian khổ hơn để tháng 10 năm ấy tiếp tục giành lại cao điểm 685. Suốt 6 tháng, nơi đây bị đạn pháo hai bên băm vằm trở thành lò vôi thế kỷ. Chúng tôi không bao giờ quên được đồng đội Nguyễn Viết Ninh khắc vào báng súng lời thề Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử. Y tá Lê Trần Mãn xông lên giật cờ, quyết không cho quân Trung Quốc cắm cờ trên đỉnh 685", ông Châu nói. 
Ngày 12/7 hàng năm được coi là ngày giỗ trận của sư đoàn. Các cựu binh tụ họp về Vị Xuyên thắp hương tưởng nhớ đồng đội, đọc to bài văn tế Những chiến sĩ con dân đất Việt/ Khi Tổ quốc cần tuổi xuân đâu tiếc/ Lưng trần, cắp súng xung phong/ Đạn xé nát vai đạn cày rách mặt/ Súng trên tay rực rửa/ Xung phong giữ đất biên thùy....

Từ 28/4 đến 16/5/1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, gồm các cao điểm 226, 233, 685, 772, 1030, 1250, 1509 thuộc tỉnh Hà Giang. Sư đoàn 356 được điều từ Lào Cai sang cùng các lực lượng của Sư đoàn 312, 313, 314, 316 thực hiện Chiến dịch MB 84 nhằm chiếm lại các điểm cao đã mất.
Mặt trận Vị Xuyên từ sau ngày 12/7/1984 không lúc nào ngơi tiếng súng. Cuối năm 1984, đầu năm 1985, hai bên giành nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400. Tháng 10/1984, dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Hoàng Đan, tư lệnh mặt trận Vị Xuyên, Trung đoàn 153 đánh lấn dũi trong vòng hơn 3 tháng, tái chiếm và giữ vững được cao điểm 685. Ngày 14/1-19/1/1985, Trung đoàn 149 đánh bình độ 300-400. Các trận đánh của Sư đoàn 356 khiến cho Quân đoàn 14 của quân Trung Quốc liên tục thay bằng quân của các quân đoàn 11 và 67....
_Nguồn: Sưu tầm_

   (Còn tiếp)
Kỳ cuối: ...Viết về người Nữ Anh hùng...

TRẬN "ĐỒI THỊT BĂM" (kỳ 3) Những chuyện khó tưởng tượng về trận đánh trên 'Đồi thịt băm'





Kỳ 3: Ký ức trận đánh trên “Đồi thịt băm”

Ngày 28/4/1984 trên mặt trận Vị Xuyên, quân Trung Quốc được chi viện thêm hỏa lực và đạn pháo, bắn kiểu nhà giàu không tiếc của, liên tục tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta. Do tương quan lực lượng chênh lệch, đến ngày 30/4/1984, Trung Quốc đã chiếm được các điểm cao 1509, 772, 685, các bình độ 300 – 400, 226, 233. Ta phải lùi xuống những vị trí thấp hơn để tiếp tục phòng ngự và chiến đấu.

Trước tình hình trên, cuối tháng 6-1984, Quân khu 2 quyết định tổ chức tiến công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm đóng. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định mở chiến dịch mang bí danh MB84. Sư đoàn 356 được điều từ Lào Cai sang cùng các lực lượng của Sư đoàn 312, 313, 314, 316 thực hiện chiến dịch MB84 ở Mặt trận Vị Xuyên. Trong đó, trung đoàn 876, Sư đoàn 356 đánh cao điểm 772; Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 đánh cao điểm 233; Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 đánh cao điểm 1030...

Rạng sáng 12/7/1984, các hướng đồng loạt nổ súng tiến công. Tuy nhiên, do công tác chuẩn bị, nắm tình hình và đánh giá đối phương chưa đúng, cộng với sự bất lợi về địa hình, hỏa lực quân Trung Quốc quá dày đặc, đạn pháo như mưa, cho nên các cánh quân không thể chiếm lại được các điểm cao như kế hoạch đã đặt ra. 

Ác liệt nhất diễn ra ở cao điểm 772, mà mũi chủ công là trung đoàn 876. 772 là một vách núi dựng đứng, không lớn lắm, bao quanh là thung lũng nhỏ, quân Trung Quốc trút xuống hàng trăm ngàn quả đạn pháo, như đổ đất đá xuống hố, thì không có cách nào chống đỡ nổi.

Trong trận đánh ấy ở Mặt trận Vị Xuyên, các trung đoàn đều bị tổn thất lớn, hàng trăm cán bộ chiến sĩ anh dũng hy sinh, có cả cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn. Chiều 12/7, Bộ Tư lệnh mặt trận phải cho các đơn vị chuyển sang phòng ngự.

Cao điểm 772, qua hơn 30 năm, đã phủ một màu xanh mướt. Nhìn từ xa không thể nhận ra được những dấu tích của trận chiến khốc liệt năm xưa. Có nhiều người tỏ ý định đi thực địa, nhiều người xung quanh ngăn lại, một phần vì đồi dốc hiểm trở, phần khác vì còn rất nhiều bom mìn găm lại ở đấy, chực chờ phát nổ, có thể gây nguy hiểm cho bản thân bất cứ lúc nào.

Nhiều cựu binh cho biết, ở điểm cao đó, vẫn còn rất nhiều đồng đội của họ ngã xuống, chưa thể quy tập về được. Mỗi năm vào tháng 4 đến tháng 7, quay trở lại chiến trường xưa cũ, họ cảm thấy anh linh các chiến sĩ vẫn đâu đó quanh đây. Câu chuyện hơn 30 năm trước vẫn in hằn trong tâm khảm, tựa như một giấc mơ mới ngày hôm qua, nhưng là giấc mơ có thật. Đó là nỗi đau khôn nguôi của những cựu chiến binh trở về sau cuộc chiến.
Video: Chiến tranh biên giới 1979 và kế sách ‘kết xa, đánh gần’ của Trung Quốc

Trong những ngày lang thang ở cửa khẩu Thanh Thủy thu thập thông tin tư liệu cho loạt bài viết này, thật may mắn, khi gặp được nhân chứng sống, ông Phạm Ngọc Quyền, cựu bộ binh của Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356, trực tiếp tham gia trận đánh ngày 12/7/1984 và trải qua những thời khắc sinh tử trên điểm cao 772, Mặt trận Vị Xuyên. Ở trận đánh đó, một phép màu xảy ra đã giúp ông Quyền sống sót trở về, ông là một trong những nhân chứng sống ít ỏi của trận chiến kinh hoàng ấy.

Qua nửa cuộc đời, ông Quyền như những con người bình thường khác ở Hà Nội. Làm một công chức, thời gian bận rộn, nhưng năm nào ông cũng sắp xếp để trở lại Vị Xuyên, tham gia công tác tìm kiếm những đồng đội năm xưa còn chưa được quy tập, tri ân các liệt sĩ. Với ông, ký ức 772 luôn hiện hữu, và ông luôn có một nỗi niềm day dứt, đau đáu trong lòng.



Điểm cao 772 , 685 , thung lũng Nậm Ngặt  là những nơi diễn ra các trận đánh ác liệt tại mặt trận Vị Xuyên Ảnh : Hoàng Phương. 
Điểm cao 772, 685 thung lũng Nậm Ngặt là những nơi diễn ra các trận đánh ác liệt tại
mặt trận Vị Xuyên
Câu chuyện về trận đánh trên “Đồi thịt băm” của cựu binh Phạm Ngọc Quyền cứ như ngày hôm qua... sự khốc liệt của trận đánh thế hiện lên trên khuôn mặt, từng lời nói rõ mồn một, cụ thể đến từng chi tiết.

Trước đó, Sư đoàn 356 đã hành quân vào các vị trí trên chiến trường Vị Xuyên. Cho đến tận chiều tối 11/7/1984, sau bữa cơm chiều, ông Quyền cùng đồng đội mới được phổ biến kế hoạch chiến đấu. Nhiệm vụ của Tiểu đoàn 2 đêm đó là hành quân chiếm lĩnh trận địa, chờ lệnh nổ súng, đánh chiếm lại cao điểm Đ1 của 772 mà quân Trung Quốc đang chiếm đóng. Cùng tham gia trận đánh điểm Đ1, tiểu đoàn có thêm sự hỗ trợ của 6 chiến sĩ của Tiểu đoàn 17, có nhiệm vụ phá bãi bom mìn của địch, mở cửa cho bộ đội xung phong tấn công.

Chỉ huy chung toàn hướng và trực tiếp chỉ huy phân đội mở cửa là đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Bùi Minh Đệ. 

Phối hợp cùng trận đánh trên hướng Vị Xuyên, còn có Tiểu đoàn 3 đánh cao điểm Đ3, Tiểu đoàn 1 đánh cao điểm Đ2, 772. Tiểu đoàn 7 của Trung đoàn 149 đánh cao điểm 685. Một bộ phận của Tiểu đoàn 3 được cắt ra, phân công đánh luồn sâu không cho quân Trung Quốc phản kích từ hướng 1509 xuống. Và Đại đội 7 của Tiểu đoàn 2 nằm tại cao điểm 800, bảo vệ sở chỉ huy đồng thời sẵn sàng chi viện cho các hướng khi cần thiết.



Ông Quyền xúc động trước nắm đất
Ông Quyền xúc động trước nắm đất "thấm xương máu đồng đội" trên chiến trường Vị Xuyên
6h tối ngày 11/7/1984, lệnh tập trung, chuẩn bị hành quân cơ động vào chiếm lĩnh trận địa được phát ra, các chiến sĩ nhanh nhẹn chuẩn bị súng đạn, tư trang. Ai nấy đều phấn khích, hào hùng khí thế, sôi sục trước giờ xung trận.

6 rưỡi tối, cả đoàn quân di chuyển khỏi điểm cao 468 hướng sang 600, rồi tụt xuống khe cụt chân của 772, nối đuôi nhau bì bõm lội qua suối. Đêm đó, trời mưa nặng hạt, tối đen như mực, chính vì vậy nên yếu tố bí mật vẫn được đảm bảo.

8 rưỡi tối, lệnh hành quân chiếm lĩnh trận địa bắt đầu. Ông Quyền cùng các đồng đội lăm lăm tay súng, vai khoác ba lô tải đạn đội mưa nối đuôi nhau trèo lên lên điểm cao 772 dốc đứng. Tận mãi đến 2h30 phút rạng sáng ngày 12/7, mọi người đã vào đến từng vị trí ém quân và ổn định trận địa của mình.

Mưa tạnh, một thoáng tĩnh lặng đến rợn người, xung quanh là một màu đen của màn đêm phủ kín, đâu đó chỉ nghe tiếng xì xào của lá rừng pha thêm vài tiếng côn trùng rinh rích, bầu không khí căng thẳng nhưng không kém hồi hộp. Bỗng có một ánh chớp, rồi tiếng sấm phát ra ì ầm, như báo hiệu một trận chiến tàn khốc sắp sửa xảy đến.

Tầm 4h sáng ngày 12/7/1984, giữa màn đêm u tịch… tất cả đều chốc lát tan biến bởi tiếng nổ của pháo bắn căn chỉnh tọa độ, bầu trời rực sáng, đó cũng là hiệu lệnh bắt đầu của một cuộc tấn công lên điểm cao 772, “Đồi thịt băm” trong ký ức những người lính Vị Xuyên...
_Nguồn: Sưu tầm_
Còn tiếp…