VỤ BÁO TUỔI TRẺ: RFA LẠI XUYÊN TẠC
Đôi lời về vụ việc đình bản trong thời gian 3 tháng đối với tờ báo tuổi trẻ online, ngày 16/7/2018, báo Tuổi trẻ online đã nói lời xin lỗi với bạn đọc về những bài viết gây hoang mang, mất đoàn kết trong dư luận và tạm chia tay bạn đọc trong thời gian 3 tháng. Trong thời gian này, bào Tuổi Trẻ Online sẽ thực hiện công việc kiện toàn tổ chức nhân sự, tiếp tục cải tiến nội dung, hình thức để khi trở lại sẽ không gặp phải thiếu sót kể trên. Khi mà chính tờ báo này đã lên tiếng nhận sai phạm rồi thì RFA (Đài Châu Á tự do) vẫn cố tình đăng đàn bài viết “Phạt báo Tuổi Trẻ làm lộ bản chất sợ sự thật của Hà Nội” để làm cho sự việc thêm phức tạp và tất nhiên là không quên lồng ghép vào đó những nội dung xuyên tạc về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Trước đó, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có Quyết định số 140/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với báo Tuổi Trẻ. Tờ báo này bị xử phạt 220 triệu đồng và phải đình bản trong thời gian 3 tháng vì những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, núp dưới cái bóng "hòa hợp, hòa giải”, Tuổi trẻ đã đăng nhiều bài viết có ý “tôn vinh” binh lính của chế độ ngụy VNCH như là những anh hùng đã hy sinh để giữ nước. Khi thông tin về sự kiện kỷ niệm 43 năm Ngày chiến thắng Báo Tuổi trẻ đăng tải các bài viết so sánh, nhấn mạnh vào những điểm nhấn, công trình nhằm thể hiện “công trạng” của chế độ ngụy VNCH trước năm 1975 như một sự chạy tội cho chế độ tay sai này trong loạt bài: "Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng", "Ngày 30/4: Khát vọng hòa bình mạnh hơn sự hận thù", "Khát vọng hòa hợp trong mỗi người Việt",… Với cách thông tin này, TT đã khiến người đọc suy diễn tiêu cực, gây mất đoàn kết dân tộc.
- Thứ hai, Tuổi trẻ đã đăng tải nhiều bài viết bình luận, dẫn tin từ báo nước ngoài về Trung Quốc theo hướng “bài Trung, sùng bái Mỹ”. Đồng thời, cách thức đưa tin theo quan điểm chính trị của phương Tây gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta. 
- Thứ ba, khi đưa tin về các sự kiện quốc tế, Tuổi trẻ luôn thông tin theo quan điểm chính trị của phương Tây. Cách thông tin này vi phạm nguyên tắc trung thực khách quan của báo chí, chưa phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Mặc dù Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo báo chí thận trọng khi sử dụng thông tin báo chí nước ngoài, không được đưa tin, bình luận theo hướng suy diễn, nhưng Tuổi Trẻ đã không nghiêm túc thực hiện, tạo ra nhiều phản ứng tiêu cực từ công chúng đối với cách thông tin.
- Thứ tư, ấn phẩm Tuổi Trẻ Cười của Báo Tuổi trẻ có nhiều nội dung biếm họa có dấu hiệu công kích vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta, đặc biệt là về công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. 
- Thứ năm, Tuổi trẻ đã buông lỏng quản lý, dung dưỡng cho trang Fanpage của mình đăng rất nhiều bình luận trực tiếp đả phá Đảng và Nhà nước ta một cách công khai, chỉ trích nặng nề, bôi nhọ lãnh đạo của Đảng và TP. HCM, đăng tải hình ảnh “cờ vàng ba sọc” trên fanpage, dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực kích động hận thù, chia rẽ tinh thần dân tộc. Đặc biệt, các biên tập viên của trang Fanpage đã chủ động hướng lái dư luận xấu bằng cách cho đăng các bình luận tiêu cực, xóa bỏ các bình luận có xu hướng tích cực trên rất nhiều bài viết đăng trên Fanpage của mình.
Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức báo chí đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Một số nhà báo vì những lợi ích cá nhân hay xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau đã đưa tin sai sự thật, đưa tin không kiểm chứng... gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, nắm bắt tin tức của công chúng. Có thể nói rằng báo tuổi trẻ online là một trong những tờ báo có lượng độc giả khá đông đảo, và họ hiểu rằng hoạt động của mình phải tuân thủ theo luật báo chí và xuất bản; đồng thời những thông tin sai lệch, sự cẩu thả trong viết và xuất bản bất cứ nội dung gì cũng ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội. Bản chất bộc lộ qua những bài viết đều có nội dung sai sự thật, đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước khiến dư luận hiểu sai lệch về một số vấn đề trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước.
Trong khi đó, RFA lại bịa đặt đưa ra hàng loạt những ý kiến của những độc giả, hay những luật sư mà họ không rõ tên tuổi với những ý kiến bình luận kiểu như: “Cả hai kết luận là một thông điệp cho thấy lằn ranh giữa tự do báo chí và thông tin vi phạm hiện nay ngày càng mờ nhạt đến mức có thể bị quyết định tùy nghi. Nó có thể sẽ hoàn toàn vô hiệu hoá những gì hiếm hoi còn sót lại của chức năng phản biện những vấn đề nhạy cảm mà báo chí Việt Nam đang có, và khiến cho những nhà báo thực địa trở nên run sợ khi lấy tin”, hay “đây là một hành động can thiệp thô bạo nhằm đe dọa những người cầm bút”... Những ý kiến trên mà tờ báo này đang dẫn ra chẳng có chút cơ sở nào, và không loại trừ khả năng đó chính là những luận điệu mà đài RFA đang cố tình xuyên tạc, bịa đặt ra. Rõ ràng RFA đang cố tình lợi dụng sự việc của báo tuổi trẻ đang được dư luận quan tâm để làm phức tạp thêm tình hình, hướng dư luận theo một cái nhìn tiêu cực đối với tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của Việt Nam.
Xin thưa rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng cần theo khuôn khổ của pháp luật. Cần khẳng định rằng, muốn có tự do báo chí theo nghĩa chân chính, phải trên nền tảng một xã hội dân chủ; mọi hoạt động của báo chí phải phục vụ lợi ích của đông đảo nhân dân.
Dẫu vậy, dù trong bất kỳ xã hội nào thì tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, bị pháp luật điều hành, quản lý và phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi Quốc Gia. Đồng thời, mỗi nhà báo cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xử lý một thông tin, một sự kiện đều suy nghĩ, cân nhắc để tự trả lời câu hỏi nên hay không nên, hoặc chưa nên thông tin, bình luận nếu sự kiện đó làm tổn hại đến an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc các thế lực thù địch, phản động hay một số đài báo thù địch với Việt Nam lên án “Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí” là sự quy chụp, vu cáo trắng trợn, vì trong thực tế, một số người bị ta xử lý về hành chính hoặc pháp luật chính là vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta, gây tổn hại đến An ninh chính trị, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Như vậy, qua sự việc của tờ báo Tuổi trẻ online, xin khẳng định rằng Việt Nam đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sở từng nhà báo thực hiện đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người cầm bút trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam XHCN, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh trước pháp luật. Hy vọng sau này tờ báo Tuổi trẻ online sẽ rút ra được kinh nghiệm, và xứng đáng là tờ báo của đông đảo quần chúng nhân dân và đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không để các thế lực thù địch xuyên tạc.
Nếu là một người thực sự yêu Tổ quốc, các bạn hãy hành động sao cho thích hợp nhất trong hoàn cảnh đất nước hiện tai. Mỗi người dân chúng ta cần nâng cao nhận thức, lên án những tờ báo, những hành động đi ngược lại đạo đức, những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc của bọn rận chủ, Vịt tần. 
Vì vậy, mọi người dân chúng ta cần biết những âm mưu của chúng mà phòng tránh! Để kẻo lại vô tình tiếp tay cho chúng!


HIỂU ĐÚNG VỀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA

Gần đây, các thế lực thù địch đang lợi dụng các trang mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam bằng các luận điệu nham hiểm, thâm độc. Trong đó, chúng hồ đồ cho rằng: “Sự lãnh đạo của Đảng đang là trở ngại lớn đến nền dân chủ ở nước ta”.
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn đều cho thấy, đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, ngụy tạo và xuyên tạc trắng trợn bản chất của nền dân chủ XHCN đã và đang thực hiện ở Nước ta. Bởi lẽ, dân chủ XHCN đang thực hiện ở Nước ta thực chất là nền dân chủ mang tính khách quan, tiến bộ, tất cả vì con người. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, “Dân chủ XHCN ở nước ta mang thực chất: “Dân là chủ, là xây dựng một xã hội của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực thuộc về tay nhân dân”...”.
Theo đó, để thể hiện và phát huy nền dân chủ thì Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt hệ thống chủ trương, nguyên tắc, cơ chế, luật pháp để điều chỉnh xã hội, sao cho bảo đảm dân chủ XHCN được phát huy cao độ nhất. Tuy nhiên, nền dân chủ ấy cũng phải thể hiện sự tập trung, thống nhất cao bằng việc tiếp thu ý kiến của nhân dân để xây dựng. Ví dụ: Việc sửa đổi Hiến pháp phải hỏi ý kiến đóng góp của nhân dân; việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật phải được Quốc hội - Cơ quan đại diện quyền lực của Nhà nước cao nhất và cũng là đại biểu đại diện tiếng nói của người dân để phát huy cao độ trí tuệ, trách nhiệm từ đó ban hành luật. Sẽ không có một đạo luật nào được ban hành mà không có tiếng nói của nhân dân. Thật vậy, qua các buổi tiếp xúc cử tri, các đại biểu HĐND, đại biểu Quốc hội tiếp thu ý kiến của người dân để phản ánh, góp phần điều chỉnh các quy định, các đạo luật phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển xã hội và tâm tư, nguyện vọng của nhân dân...
Thực tiễn cho thấy, việc lắng nghe, phát huy ý kiến của người dân đã mang lại nhiều thành quả to lớn trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Từ việc phát huy vai trò của nhân dân trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các loại tội phạm khác đã giúp chúng ta đấu tranh, ngăn chặn và loại bỏ rất nhiều cán bộ thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy nhà nước. Đó là chưa kể việc lắng nghe nhân dân để xác định chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa bàn khó khăn trên cả nước...
Thế nhưng trong khi nền dân chủ XHCN đã và đang được thực thi và mở rộng thì một số phần tử phản động đã lợi dụng dân chủ để tuyên truyền, kích động những người thiếu hiểu biết mượn cớ dân chủ để tụ tập, gây rối, tấn công lực lượng chức năng, đốt phá cơ quan công quyền như vụ việc diễn ra ở TPHCM, Bình Thuận... đã làm sai lệch bản chất dân chủ thực sự. Đó là những hành động dân chủ quá trớn, vô tổ chức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng về tội gây rối trật tự công cộng, tội tấn công người thi hành công vụ, tội hủy hoại tài sản Nhà nước...         
Những đối tượng chủ mưu và đối tượng quá khích trong các vụ gây rối nêu trên đã lần lượt đối mặt với các bản án nghiêm khắc của pháp luật. Cụ thể, sau khi nghe phần luận tội của đại diện VKSND TP Phan Thiết giữ quyền công tố tại Tòa; phần trình bày của luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Minh Hải; cũng như phần hỏi thêm của các Hội thẩm nhân dân; Thẩm phán TAND TP Phan Thiết là Vũ Thị Thanh Hòa, Chủ tọa phiên tòa đã tuyên các bị cáo Nguyễn Văn Hùng; Nguyễn Văn Minh; Nguyễn Phương Đông; Nguyễn Văn Mạnh; Nguyễn Minh Hải; Trần Thị Ngọc và Nguyễn Đình Vũ phạm tội gây rối trật tự công cộng. Đồng thời, tuyên xử phạt bốn bị cáo Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Phương Đông, Nguyễn Văn Mạnh 30 tháng tù giam; xử phạt 24 tháng tù giam đối với hai bị cáo Trần Thị Ngọc và Nguyễn Đình Vũ. Còn Nguyễn Minh Hải bị xử phạt 18 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36 tháng, giao bị cáo cho chính quyền địa phương giám sát giáo dục.
Rồi đây, những đối tượng vi phạm pháp luật trên sẽ hối hận sau song sắt trước sự hả hê, toại nguyện về mục đích đã đạt được của bọn phản động. Đây cũng chính là bài học đắt giá cho việc lợi dụng dân chủ để phá hoại đất nước, là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang mơ hồ về nền dân chủ mà ta đang thực hiện./.                            

GIẢ DANH BỘ ĐỘI ĐỂ THAM GIA BIỂU TÌNH, GÂY RỐI LÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT


Thời gian gần đây, một số đối tượng mạo danh là cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ quân đội tham gia kích động, lôi kéo người khác tham gia biểu tình, gây rối, đập phá, chống đối lại chính quyền diễn ra ngày một tăng. Thậm chí một kẻ còn đăng hình ảnh cùng các bài viết với những nội dung bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội. Thủ đoạn của những đối tượng này là thường lợi dụng những sự kiện chính trị nhạy cảm, quan trọng của đất nước, như kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khoá 14 vừa qua khi Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến, xem xét thông qua một số dự án luật. Chúng đã giả danh là sĩ quan trẻ, học viên đào tạo sĩ quan để trà trộn vào đám đông nhằm lôi kéo, kích động mọi người thực hiện hành vi quá kích để chống đối lại chính quyền. Một số khác lại sử dụng chiêu trò mạo danh các tổ chức gắn với những cuộc “vận động”, những đợt kêu gọi đưa ra các “thỉnh nguyện”, “tuyên bố” của những cái gọi là “tổ chức xã hội dân sự”. Các đối tượng thường mạo danh, tùy tiện đề thêm tên một số tướng lĩnh, sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu vào các chương trình của họ, cho dù trên thực tế những người này hoàn toàn không tham gia . 
Đây là mưu đồ chính trị hết sức nguy hiểm, thâm độc, liều lĩnh của các thế lực thù địch, phản động nhằm hạ thấp danh dự, uy tín của Quân đội, chia rẽ Quân đội với Đảng, Nhà nước và quần chúng nhân dân, lợi dụng uy tín của Quân đội để thực hiện ý đồ chính trị đen tối là gây rối, chống phá, bạo loạn lật đổ chính quyền, bôi nhọ hình ảnh, truyền thống, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tổn hại nghiêm trọng đến biểu tượng văn hoá cao đẹp của người quân nhân cách mạng, gây chia rẽ trong nội bộ Quân đội, hướng tới kích động cán bộ, chiến sĩ “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, gắn với âm mưu hình thành, xây dựng các tổ chức xã hội dân chủ, tổ chức chính trị đối lập, phản động.
Đây rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật, bởi lẽ: Điều 245 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
          mặt khác, tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác được quy định tại Điều 339 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Để ngăn chặn việc làm xấu này, tất cả mọi người dân yêu nước chân chính cần đề cao cảnh giác, kiên quyết vạch trần và làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn đen tối của các thế lực thù địch, phản động. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cần phải giáo dục, làm cho mọi người, từ người dân đến cán bộ lãnh đạo, từ chiến sĩ đến cán bộ cấp cao, có nhận thức đúng đắn, tỉnh táo và sáng suốt; tăng cường hơn nữa công tác quản lý nội bộ, không để cho những con người xấu, những kẻ xấu lén lút xuyên tạc, chống phá, làm suy yếu khối đoàn kết của Đảng, Nhà nước và của Quân đội chúng ta. Phải xây dựng và phát huy dân chủ trong tự phê bình và phê bình, nâng cao sức mạnh, sự đoàn kết chân thành vì sự tiến bộ, phát triển của xã hội và Quân đội./.

KHÔNG THỂ MẬP MỜ GIỮA ĐÚNG VÀ SAI TRONG CÁCH THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nối liền quá khứ - hiện tại – tương lai và đã kết tinh nên giá trị văn hóa hóa truyền thống tốt đẹp, đó chính là “tinh thần yêu nước”. Từ ngàn xưa cho đến nay, tinh thần ấy đã hun đúc nên sức mạnh quật cường của dân tộc, đánh thắng các thế lực ngoại xâm hung bạo, bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền của đất nước. Dù trong cảnh binh đao khi giặc đến, hay giữa lúc thanh bình rộn rã tiếng cười vui, mỗi người con đất Việt đều thể hiện tinh thần yêu nước vì mục đích chung là giữ gìn độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh tổ của Tổ quốc, xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, văn minh... Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tinh thần yêu nước được thể hiện qua những hành động cụ thể, thiết thực, không khó để chúng ta điểm ra những tấm gương tiêu biểu: Đó là cụ Vũ Văn Thuận, 71 tuổi vẫn miệt mài  đóng góp công sức xây dựng nông thôn ở tỉnh Hải Dương; PGS, TS, Bác sỹ Trần Ngọc Lương, người đầu tiên áp dụng thành công phẫu thuật nội soi tuyến giáp và tránh gây sẹo cổ, đã chuyển giao cho 30 bệnh viện trong nước thực hiện thành công trên 22.000 ca, được nhiều bác sỹ nước khác đến học tập; em Huỳnh Hoàng Khánh, 14 tuổi, học sinh xuất sắc, có nhiều sáng kiến hay của Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Him Lam, tỉnh Hậu Giang; đó là thiếu tá Lê Văn Phượng (quê Nghệ An; cán bộ Chính trị thuộc BCH quân sự tỉnh Quảng Trị) đã hy sinh trên dòng sông Thạch Hãn khi đang làm nhiệm vụ cứu dân trong cơn bão số 9 (năm 2010)...
          Đó còn là biết bao chiến sĩ biên phòng gác lại tuổi thanh xuân nơi phố phường nhộn nhịp, bảo vệ vững chắc phên dậu của Tổ quốc; là những chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ gìn giữ thanh bình cho quê hương, đất nước, để “cho e thơ ngủ ngon và vui bước sớm hôm đến trường, cho yên vui mùa xuân, đôi lứa còn hẹn hò ước mơ”; hay đơn giản chỉ là những chị lao công vẫn miệt mài trong đêm khuya thanh vắng dọn dẹp đường phố giữa tiết trời đông lạnh giá. Họ thực sự là những tấm gương bình dị mà cao quý tiếp tục viết lên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
       Vậy mà, đáng buồn thay, trong khi hàng triệu trái tim đang cùng nhau gánh sức chung vai, xây dựng đất nước ta giàu mạnh; lại có những quần chúng nhân dân, thanh niên quá khích, hiếu kỳ, ích kỷ, hám lợi trước mắt, nghe theo sự kích động, xúi giục của các thế lực thù địch, có những hành động mà ta không thể sử dụng từ nào hợp hơn là cách hành xử kiểu “côn đồ”. Trong sự việc gây rối ở một số địa phương mà điển hình là ở Bình Thuận liên quan đến cái gọi là phản đối Luật Đặc khu, một số đối tượng quá khích đã gây rối tấn công  lực lượng chức năng, đập phá công sở của cơ quan nhà nước, đốt xe của cơ quan chức năng... gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Sau khi được hỏi, các đối tượng khai rằng: Nghe theo lời xúi giục của người lạ và có người cho tiền để tham gia vào các vụ gây rối, đập phá trụ sở hành chính vào tối 10-11/6.
          Cũng là một công dân bình thường như bao người khác, nhưng bản thân tôi thực sự “sốc” và cảm thấy tủi nhục, khi lòng yêu nước đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ cha anh, đó là giá trị thiêng liêng và vô giá; vậy mà tất cả điều đó đã được mang ra trao đổi bằng những đồng tiền nhơ nhuốc để phục vụ cho những âm mưu đen tối của các phần tử cơ hội, bất mãn.  
         Xin thưa rằng, cái hành vi “tập hợp nhau lại”  để gây rối, đập phá, đốt phá do nhận những đồng tiền dơ bẩn, bán rẻ lương tâm, vịn vào cái cớ yêu nước để hành xử kiểu “xã hội đen” chỉ là cái cớ để thỏa mãn sự ít kỷ của những kẻ vô trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước... Bởi lẽ, ranh giới giữa lòng yêu nước chân chính và lòng yêu nước bị lợi dụng là rõ ràng và không thể dễ dàng bị đánh đồng trong cách thể hiện./.