VỤ BÁO TUỔI TRẺ: RFA LẠI XUYÊN TẠC
Đôi lời về vụ việc đình bản trong thời gian 3 tháng đối với tờ báo tuổi trẻ online, ngày 16/7/2018, báo Tuổi trẻ online đã nói lời xin lỗi với bạn đọc về những bài viết gây hoang mang, mất đoàn kết trong dư luận và tạm chia tay bạn đọc trong thời gian 3 tháng. Trong thời gian này, bào Tuổi Trẻ Online sẽ thực hiện công việc kiện toàn tổ chức nhân sự, tiếp tục cải tiến nội dung, hình thức để khi trở lại sẽ không gặp phải thiếu sót kể trên. Khi mà chính tờ báo này đã lên tiếng nhận sai phạm rồi thì RFA (Đài Châu Á tự do) vẫn cố tình đăng đàn bài viết “Phạt báo Tuổi Trẻ làm lộ bản chất sợ sự thật của Hà Nội” để làm cho sự việc thêm phức tạp và tất nhiên là không quên lồng ghép vào đó những nội dung xuyên tạc về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Trước đó, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có Quyết định số 140/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với báo Tuổi Trẻ. Tờ báo này bị xử phạt 220 triệu đồng và phải đình bản trong thời gian 3 tháng vì những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, núp dưới cái bóng "hòa hợp, hòa giải”, Tuổi trẻ đã đăng nhiều bài viết có ý “tôn vinh” binh lính của chế độ ngụy VNCH như là những anh hùng đã hy sinh để giữ nước. Khi thông tin về sự kiện kỷ niệm 43 năm Ngày chiến thắng Báo Tuổi trẻ đăng tải các bài viết so sánh, nhấn mạnh vào những điểm nhấn, công trình nhằm thể hiện “công trạng” của chế độ ngụy VNCH trước năm 1975 như một sự chạy tội cho chế độ tay sai này trong loạt bài: "Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng", "Ngày 30/4: Khát vọng hòa bình mạnh hơn sự hận thù", "Khát vọng hòa hợp trong mỗi người Việt",… Với cách thông tin này, TT đã khiến người đọc suy diễn tiêu cực, gây mất đoàn kết dân tộc.
- Thứ hai, Tuổi trẻ đã đăng tải nhiều bài viết bình luận, dẫn tin từ báo nước ngoài về Trung Quốc theo hướng “bài Trung, sùng bái Mỹ”. Đồng thời, cách thức đưa tin theo quan điểm chính trị của phương Tây gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta. 
- Thứ ba, khi đưa tin về các sự kiện quốc tế, Tuổi trẻ luôn thông tin theo quan điểm chính trị của phương Tây. Cách thông tin này vi phạm nguyên tắc trung thực khách quan của báo chí, chưa phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Mặc dù Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo báo chí thận trọng khi sử dụng thông tin báo chí nước ngoài, không được đưa tin, bình luận theo hướng suy diễn, nhưng Tuổi Trẻ đã không nghiêm túc thực hiện, tạo ra nhiều phản ứng tiêu cực từ công chúng đối với cách thông tin.
- Thứ tư, ấn phẩm Tuổi Trẻ Cười của Báo Tuổi trẻ có nhiều nội dung biếm họa có dấu hiệu công kích vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta, đặc biệt là về công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. 
- Thứ năm, Tuổi trẻ đã buông lỏng quản lý, dung dưỡng cho trang Fanpage của mình đăng rất nhiều bình luận trực tiếp đả phá Đảng và Nhà nước ta một cách công khai, chỉ trích nặng nề, bôi nhọ lãnh đạo của Đảng và TP. HCM, đăng tải hình ảnh “cờ vàng ba sọc” trên fanpage, dẫn dắt dư luận theo hướng tiêu cực kích động hận thù, chia rẽ tinh thần dân tộc. Đặc biệt, các biên tập viên của trang Fanpage đã chủ động hướng lái dư luận xấu bằng cách cho đăng các bình luận tiêu cực, xóa bỏ các bình luận có xu hướng tích cực trên rất nhiều bài viết đăng trên Fanpage của mình.
Dưới sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề đạo đức báo chí đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Một số nhà báo vì những lợi ích cá nhân hay xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau đã đưa tin sai sự thật, đưa tin không kiểm chứng... gây ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, nắm bắt tin tức của công chúng. Có thể nói rằng báo tuổi trẻ online là một trong những tờ báo có lượng độc giả khá đông đảo, và họ hiểu rằng hoạt động của mình phải tuân thủ theo luật báo chí và xuất bản; đồng thời những thông tin sai lệch, sự cẩu thả trong viết và xuất bản bất cứ nội dung gì cũng ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội. Bản chất bộc lộ qua những bài viết đều có nội dung sai sự thật, đi ngược với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước khiến dư luận hiểu sai lệch về một số vấn đề trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước.
Trong khi đó, RFA lại bịa đặt đưa ra hàng loạt những ý kiến của những độc giả, hay những luật sư mà họ không rõ tên tuổi với những ý kiến bình luận kiểu như: “Cả hai kết luận là một thông điệp cho thấy lằn ranh giữa tự do báo chí và thông tin vi phạm hiện nay ngày càng mờ nhạt đến mức có thể bị quyết định tùy nghi. Nó có thể sẽ hoàn toàn vô hiệu hoá những gì hiếm hoi còn sót lại của chức năng phản biện những vấn đề nhạy cảm mà báo chí Việt Nam đang có, và khiến cho những nhà báo thực địa trở nên run sợ khi lấy tin”, hay “đây là một hành động can thiệp thô bạo nhằm đe dọa những người cầm bút”... Những ý kiến trên mà tờ báo này đang dẫn ra chẳng có chút cơ sở nào, và không loại trừ khả năng đó chính là những luận điệu mà đài RFA đang cố tình xuyên tạc, bịa đặt ra. Rõ ràng RFA đang cố tình lợi dụng sự việc của báo tuổi trẻ đang được dư luận quan tâm để làm phức tạp thêm tình hình, hướng dư luận theo một cái nhìn tiêu cực đối với tình hình tự do báo chí, tự do ngôn luận của Việt Nam.
Xin thưa rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận cũng cần theo khuôn khổ của pháp luật. Cần khẳng định rằng, muốn có tự do báo chí theo nghĩa chân chính, phải trên nền tảng một xã hội dân chủ; mọi hoạt động của báo chí phải phục vụ lợi ích của đông đảo nhân dân.
Dẫu vậy, dù trong bất kỳ xã hội nào thì tự do báo chí chỉ mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, bị pháp luật điều hành, quản lý và phù hợp điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi Quốc Gia. Đồng thời, mỗi nhà báo cần cân nhắc kỹ lưỡng khi xử lý một thông tin, một sự kiện đều suy nghĩ, cân nhắc để tự trả lời câu hỏi nên hay không nên, hoặc chưa nên thông tin, bình luận nếu sự kiện đó làm tổn hại đến an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc các thế lực thù địch, phản động hay một số đài báo thù địch với Việt Nam lên án “Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí” là sự quy chụp, vu cáo trắng trợn, vì trong thực tế, một số người bị ta xử lý về hành chính hoặc pháp luật chính là vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta, gây tổn hại đến An ninh chính trị, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Như vậy, qua sự việc của tờ báo Tuổi trẻ online, xin khẳng định rằng Việt Nam đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sở từng nhà báo thực hiện đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người cầm bút trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam XHCN, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh trước pháp luật. Hy vọng sau này tờ báo Tuổi trẻ online sẽ rút ra được kinh nghiệm, và xứng đáng là tờ báo của đông đảo quần chúng nhân dân và đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không để các thế lực thù địch xuyên tạc.
Nếu là một người thực sự yêu Tổ quốc, các bạn hãy hành động sao cho thích hợp nhất trong hoàn cảnh đất nước hiện tai. Mỗi người dân chúng ta cần nâng cao nhận thức, lên án những tờ báo, những hành động đi ngược lại đạo đức, những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc của bọn rận chủ, Vịt tần. 
Vì vậy, mọi người dân chúng ta cần biết những âm mưu của chúng mà phòng tránh! Để kẻo lại vô tình tiếp tay cho chúng!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét