“Lực lượng 47” và sự lo sợ của những kẻ phản dân, hại nước



Những phần tử phản động, cực đoan tiếp tay cho các thế lực thù địch, lợi dụng công nghệ thông tin tuyên truyền, kích động, gây hận thù, nói xấu chính quyền, vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam; xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, phá hoại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ bị lực lượng 47 đấu tranh, vạch trần và loại bỏ.
Do vậy, dù âm mưu, thủ đoạn, hình thức chống phá của các thế lực thù địch như thế nào và tinh vi xảo quyệt đến đâu cũng sẽ thất bại hoàn toàn. Đó là điều chắc chắn.

"Nhân cách" người cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tư tưởng Hồ Chí Minh

      Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là sự tổng hòa các yếu tố về phẩm chất và năng lực, trong đó nổi lên là vấn đề đạo đức. Việc rèn luyện nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ then chốt, thường xuyên của công tác cán bộ. Trong điều kiện hiện nay, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
     Theo Hồ Chí Minh, nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý trước hết biểu hiện ở lòng "trung với nước, hiếu với dân". Người coi trung với nước, hiếu với dân là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất của đạo đức cách mạng và là một yếu tố cơ bản của nhân cách người cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trung với nước là dám xả thân vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, dẫu biết rằng đi làm cách mạng thì có thể bị tù đày, lên máy chém, ra pháp trường.... 
      Ngày nay, trong hòa bình xây dựng, những điều kiện ấy không còn, nhưng những thử thách không kém phần nghiệt ngã vẫn còn đó đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, trung với nước là phải đặt quyền lợi của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, trước hết. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là người giữ trọng trách trong bộ máy của hệ thống chính trị càng cần có đức tính hy sinh cho lợi ích của Đảng, của Tổ quốc. Điều này càng đặc biệt quan trọng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi các lợi ích đặt ra cho mọi người, trong đó có lợi ích cá nhân trong mối quan hệ với lợi ích của tập thể và lợi ích của Tổ quốc. 
    Đảng ta là Đảng cầm quyền, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý càng phải gần dân, hiểu dân, vì dân, thực hiện đúng quan điểm của Hồ Chí Minh: Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là công bộc của dân, vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Sức mạnh của Đảng, của cả hệ thống chính trị; trí tuệ và xung lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý là lấy từ nơi dân, cho nên dân luôn luôn là gốc của cách mạng. Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng hiện nay ở không ít nơi, không ít người trong bộ máy của hệ thống chính trị xa dân, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, mị dân, theo đuôi quần chúng. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn thấm nhuần quan điểm của Hồ Chí Minh: việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố làm; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố tránh; phải làm cho dân giác ngộ; chớ có "vác mặt quan cách mạng" để "đè đầu cưỡi cổ nhân dân"; đừng có tưởng cứ "dán lên trán hai chữ cộng sản" là dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục mà phải thực sự yêu dân, kính dân.
    Hồ Chí Minh cho rằng, hiếu với dân còn bao hàm cả hiếu với cha mẹ, có tình yêu thương trong gia đình, nghĩa là có một “đời tư trong sáng”. Đứng trước dân, đang ở vị trí lãnh đạo, quản lý mà người cán bộ, đảng viên nêu gương xấu, gương mờ trong đời tư thì tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng không lãnh đạo, quản lý được ai một cách thực chất; nói không ai nghe, làm không ai theo, là đạo đức giả, gây phản cảm. 
     Nhân cách của người cán bộ lãnh đạo, quản lý còn biểu hiện ở đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư - điều mà Hồ Chí Minh rất coi trọng trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ngoài việc đòi hỏi người cán bộ phải cần cù, siêng năng, chịu khó, biết vượt qua khó khăn, gian khổ để làm việc, còn là yêu cầu tăng năng suất lao động. Đáng chú ý là tình trạng lãng phí ở nước ta hiện nay diễn ra khá nặng và đang có chiều hướng nghiêm trọng hơn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: cần phải đi đôi với kiệm; cần mà không kiệm thì tiền như “gió vào nhà trống”. Kiệm không có nghĩa là bủn xỉn, mà là việc gì đáng chi thì phải chi, việc gì chưa đáng chi thì khoan hẵng chi, việc gì không đáng chi thì dứt khoát không chi. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người nắm quyền, nắm tiền, nếu không chịu rèn luyện đức tính tiết kiệm theo quan điểm và tấm gương của Hồ Chí Minh thì rất dễ bị tha hoá về nhân cách. Liêm là liêm khiết, là trong sạch, không tham ô, tham lam. Hiện nay, người cán bộ lãnh đạo, quản lý không những cần rèn cho mình đức tính không tham lam, không tham nhũng mà còn phải đấu tranh không khoan nhượng chống lại những biểu hiện tham nhũng. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có thái độ rõ ràng, trong cuộc sống và công tác luôn yêu cái thiện, ghét cái ác; luôn hành động, làm gương cho mọi người, chống chủ nghĩa cá nhân, coi khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, coi thường tập thể, quan liêu, mệnh lệnh....
    Trong thời đại ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước ta đang cần lắm những tấm gương mẫu mực, theo đúng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, không chút bụi mờ, có tác dụng nhân lên sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nhằm thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người giữ chức vụ càng cao, trọng trách càng lớn thì càng đòi hỏi tấm gương phải trong hơn, sáng hơn. Tự mình không là tấm gương trong sáng thì không thể nào lãnh đạo được quần chúng, đó là điều hiển nhiên, sơ đẳng trong tiến trình cách mạng nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cảnh giác với mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội của các thế lực phản động

     Một trong những mục tiêu chống phá trọng điểm trong Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là công kích, xuyên tạc, hạ thấp uy tín, vị trí, vai trò của Quân đội ta, chia rẽ Quân đội với Đảng và nhân dân, làm phai mờ bản chất cách mạng, phá hoại sức mạnh của Quân đội. Vì vậy, nâng cao cảnh giác, chủ động nhận diện và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn xấu độc nhằm vào Quân đội là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
     Trước hết, các thế lực thù địch tập trung chống phá nhằm làm suy yếu Quân đội về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch là “phi chính trị hóa” quân đội, tách Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Chúng triệt để lợi dụng tính ưu việt của công nghệ thông tin, sức lan truyền của các trang mạng xã hội để phát tán những tài liệu, luận thuyết có vẻ “khách quan”, “khoa học” rằng: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã “lỗi thời” và không còn phù hợp với thời đại, cũng như không còn chủ nghĩa xã hội hiện thực. Đây thực chất là cách gây nhiễu, nhằm chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng. Ngoài ra, chúng còn tìm cách cài xen nội dung tuyên truyền hoạt động của Quân đội thông qua diễn đàn khoa học, phát tán tài liệu, rải tờ rơi, “phiếu cung cấp thông tin”, thư điện tử; cổ xúy việc viết “thư góp ý”, “hồi ký” của cán bộ quân đội lão thành… nhằm gieo rắc tâm lý mơ hồ, hoài nghi, thiếu tin tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
    Về tổ chức, chúng lợi dụng chủ trương tinh gọn và hiện đại hóa một số lực lượng trong Quân đội để kích động chia rẽ nội bộ Quân đội, giữa các thành phần trong lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt, chúng triệt để khai thác những vấn đề còn bất cập trong công tác bổ nhiệm cán bộ, thăng, phong quân hàm để nói xấu, chia rẽ và làm suy yếu Quân đội về tổ chức. Bằng cách lợi dụng, sử dụng những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn...Họ chú trọng hướng tới việc tuyên truyền, kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nhất là đối với cán bộ, sĩ quan trẻ. Họ cho rằng: “lớp cộng sản cha kiên trung khó đánh, còn lớp cộng sản con không được tôi luyện, thử thách trong chiến tranh, thích hưởng thụ, nên dễ đánh hơn”. Và từ đó, ra sức tuyên truyền lối sống tư sản, ăn chơi, sa đọa, hòng làm cho cán bộ, chiến sĩ suy thoái về tư tưởng chính trị.
     Về đạo đức, họ tập trung khoét sâu vào điểm yếu, lờ đi những thành tích, việc làm tốt của Quân đội, thổi phồng những hạn chế, yếu kém để phủ nhận, xuyên tạc bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, v.v. Trên thực tế, những âm mưu, thủ đoạn chống phá đó đã làm một số người nhẹ dạ, cả tin, mơ hồ, mắc mưu.
     Không dừng lại ở đó, thời gian gần đây, họ còn đẩy mạnh tuyên truyền kích động, chia rẽ mối đoàn kết máu thịt quân - dân và xuyên tạc bản chất, truyền thống, hạ thấp uy tín của Quân đội. Đây là thủ đoạn hết sức nham hiểm, nhằm phá vỡ nền tảng chính trị - xã hội của Quân đội ta. Điểm dễ nhận thấy là, họ thường lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước để quy kết, kích động, chia rẽ quan hệ quân - dân và bản chất, truyền thống, chức năng của Quân đội và cho rằng “bản chất Bộ đội Cụ Hồ không còn nữa”. Điển hình như, lợi dụng sự thiệt hại ở các tỉnh miền Trung do cơn bão số 12 gây ra, một số kẻ giả nhân, giả nghĩa lớn tiếng kêu rằng “Quân đội ở đâu, cán bộ ở đâu trong giờ này?”, và rằng: “Quân đội chỉ lo đi làm kinh tế, bỏ mặc dân chúng”, v.v.
  Có thể nói, âm mưu, thủ đoạn chống phá Quân đội của các thế lực thù địch, phản động là hết sức thâm độc, nguy hiểm; vừa ngấm ngầm, tinh vi, xảo quyệt, vừa công khai trắng trợn. Họ kết hợp cả lực lượng bên ngoài và bên trong để chống phá Quân đội trên tất cả các lĩnh vực hoạt động; sử dụng các phương tiện, các hình thức, biện pháp,… hòng chia rẽ Quân đội với Đảng và nhân dân, hạ thấp uy tín, bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” của Quân đội ta.
    Cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn xấu độc của các thế lực thù địch nhằm vào Quân đội, chúng ta cần tiến hành đồng bộ các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.  Đồng thời, nâng cao cảnh giác, kịp thời nhận diện và chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có biện pháp quản lý, ngăn chặn, vô hiệu hóa các “kênh” thông tin mà kẻ địch thường sử dụng để truyền bá quan điểm, luận điểm xuyên tạc, phản động; phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng 47,…; dự báo những tình huống phức tạp nảy sinh về tư tưởng chính trị trong cán bộ, chiến sĩ và xác định biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình trạng triển khai hoạt động đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” một cách hình thức, thụ động, mang tính “thời vụ”./.

ĐỐT ĐUỐC, SOI CHÂN MÌNH


 - Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện những giọng điệu lạc lõng của một số người tự gắn mác là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả” cho rằng, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Ấn Độ đầu tháng 3 vừa qua diễn ra cùng thời điểm tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng thực chất là củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia có tiềm lực quân sự để đối phó với nước thứ ba ở Biển Đông...
     Mục đích của những giọng điệu trên không gì khác là nhằm xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc làm lỗi thời nhằm mưu đồ xấu dù khéo che đậy đến đâu cũng bị "lòi đuôi"...
Đây không phải là lần đầu tiên những giọng điệu xuyên tạc, suy diễn vô lối kiểu như vậy xuất hiện trên mạng xã hội. Trong lập luận của những người tự xưng là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả”, chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ đến Đà Nẵng nhằm mục đích “tạo dựng liên minh” để chống lại nước thứ ba(!). Họ cho rằng, việc tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đến Việt Nam, cũng như các chuyến thăm tiếp theo tới Malaysia và Philippines có mục đích khẳng định sự thống trị của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương. Trong ngôn từ của họ ẩn ý một thông điệp rằng “muốn bảo vệ chủ quyền của mình, Việt Nam nên liên kết với Mỹ”.
Thế nhưng, người dân Việt Nam đâu mấy quan tâm tới những giọng điệu xuyên tạc trên. Đơn giản là vì đây không phải là lần đầu tiên tàu sân bay của Mỹ đi qua Biển Đông. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên Hải quân Mỹ thực hiện những chuyến tuần tra trong khu vực này. Tàu sân bay Mỹ vẫn có mặt trên tất cả đại dương (trừ Bắc Băng Dương) và các vùng biển lớn trên thế giới, trong đó có Biển Đông, nên việc tàu sân bay Carl Winson ghé cảng Đà Nẵng không phải là điều gì đặc biệt.
Thế nên, chiêu trò cũ rích trên không khác gì “vở diễn tồi” trên sân khấu vắng khán giả. Lợi dụng sự tự do internet, tự do ngôn luận ở Việt Nam, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta, trong đó có hoạt động đối ngoại. Họ cho rằng hoạt động đối ngoại của Việt Nam bị lệ thuộc, chi phối bởi nước ngoài... Mục đích của chúng nhằm cổ xúy cho chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, kích động bạo lực, kích động chiến tranh và hận thù dân tộc, từ đó hòng hạ thấp vị thế của Việt Nam, chia rẽ quan hệ giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, chúng đã nhầm!   
Sau hai cuộc kháng chiến giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã rút ra bài học về “độc lập, tự chủ”, coi đây là kim chỉ nam trong đường lối đối ngoại của đất nước. Kế thừa, bổ sung và phát triển những nội dung cơ bản của đường lối đối ngoại đã đề ra từ các kỳ đại hội trước, Đại hội XII, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ mục tiêu: “Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(1). Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp, trước yêu cầu mới của cách mạng, Đảng ta còn yêu cầu phải “nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu”.
Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ thương mại-đầu tư với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ. Chúng ta đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với 16 nước, quan hệ Đối tác toàn diện với 11 nước, trong đó có 5 nước lớn Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện nhằm mở rộng và duy trì quan hệ quốc tế, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích quốc gia-dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Mới đây, trong chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Australia. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, với việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Australia, “Việt Nam đã dần hoàn thiện khuôn khổ hợp tác với các đối tác quan trọng ở tất cả châu lục, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của ta ở khu vực và trên thế giới”.
Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động, tích cực tham gia những công việc chung của cộng đồng quốc tế, các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của đất nước. Việt Nam cũng tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các định chế đa phương quốc tế như IMF, WB, WTO, Liên hợp quốc và các tổ chức thành viên, các diễn đàn đa phương như: Tổ chức các nước không liên kết, Nhóm các nước G77... để nâng cao vị thế quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam.
Song song với hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đối ngoại quốc phòng thời gian qua cũng diễn ra sôi động không kém. Không chỉ là hoạt động trao đổi đoàn các cấp, các hoạt động giao lưu giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước diễn ra với tần suất ngày một nhiều. Cảng Hải Phòng, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), cảng quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh là những nơi thường xuyên đón các tàu quân sự nước ngoài tới thăm, giao lưu, góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước cũng như giúp các bạn nước ngoài hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam, về chủ trương hội nhập của Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam…
Nhờ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; nhờ không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba nên Việt Nam không những không bị lệ thuộc, không bị cô lập mà còn có điều kiện để chủ động, tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; có điều kiện để giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đổi mới, phát triển và đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại quốc phòng “3 không” của Việt Nam (không liên minh, liên kết; không đi với nước này chống nước kia; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam) là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tế.
Nói như vậy để thấy, “vở diễn” mà các thế lực thù địch dựng lên có một kịch bản tồi như thế nào. Những lời “gan ruột”, nhận xét, góp ý “chân thành”, “tâm huyết” của chúng chỉ là cách nhìn phiến diện, lệch lạc, nhằm xuyên tạc đường lối đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, những giọng điệu ấy dù có xảo quyệt, tinh vi đến đâu đi chăng nữa cũng không thể xuyên tạc được sự thật lịch sử, không thể phủ nhận được thực tế sinh động đang diễn ra, không thể đánh lừa được dư luận.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đúc kết: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; “Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”; “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”… Kinh nghiệm lịch sử cũng cho thấy, dựa vào nước khác không những không bảo vệ được chủ quyền, thậm chí còn mất luôn cả quyền độc lập về chính trị, quyền tự quyết của dân tộc. Sự phụ thuộc của một số quốc gia trên thế giới hiện nay càng khẳng định rõ thêm tính đúng đắn trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thế mới hay, dù diễn ra ở đâu, dưới hình thức nào và được che đậy đến đâu, mọi việc làm lỗi thời nhằm mưu đồ xấu cũng sớm bị "lòi đuôi". Tục ngữ Việt Nam có câu:
Chân mình thì lấm bề bề
Lại cầm bó đuốc đi rê chân người.
Vậy nên, những ai tự xưng là “người yêu nước”, “nhà dân chủ”, “trí thức”, “học giả” trên hãy tự đốt đuốc soi chân mình trước khi đưa ra những quan điểm lỗi thời chống lại chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam.


ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC HẠI CỦA TỆ THAM NHŨNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM


Tham nhũng có rất nhiều biểu hiện khác nhau, những tựu chung lại là những kẻ có lòng tham như “thuyền không đáy” muốn lấy của chung làm của riêng, biến tiền bạc, tài sản của nhà nước, của nhân dân thành của mình. Những kẻ làm ít hưởng nhiều, không muốn làm nhưng lại muốn hưởng, muốn sống trên sức lao động của người khác, …Những kẻ tham nhũng thường là những người có địa vị, quyền hạn nhất định và đặc biệt là liên quan đến quản lý tiền bạc, tài sản của tập thể của nhà nước, của nhân dân.
Để đạt được mục đích xấu xa của mình chúng tìm mọi cách, mọi cơ hội để thực hiện các thủ đoạn lừa gạt, luồn lách, né tránh, trục lợi, thu gom sao tiền bạc, tài sản, quyền lực của mình không ngừng tăng lên. Vì mục đích tư lợi cá nhân nên có kẻ đã chà đạp lên pháp luật, lương tâm và nhân phẩm con người để thực hiện các hành vi sai phạm. Có kẻ làm luật nhưng lại vi phạm pháp luật, kẻ phòng chống tội phạm nhưng lại “bảo kê” cho tội phạm… Có thể nói tham nhũng là một thứ giặc nội xâm rất nguy hiểm, đe dọa sự tồn vong của chế độ xã hội.  Nó luôn giấu mặt vô hình nhưng có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó. Những người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân.
Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, quá trình hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, thì nạn tham nhũng trở nên cực kỳ nguy hiểm, nó không chỉ là bạn đồng minh, đồng hành mà còn như một thứ công cụ đắc lực trợ giúp cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta.
Nó làm suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên; phá vỡ sự đoàn kết và sức mạnh của các tổ chức dẫn đến tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” và cuối cùng chúng làm biến màu các tổ chức của chúng ta. Biểu hiện ở tình trạng tham ô, tham nhũng thường xảy ra tràn lan trong các tổ chức quản lý kinh tế, tài chính… nếu không kịp thời có biện pháp ngăn chặn thì lòng tin của dân với Đảng bị suy sụp, trật tự xã hội trở nên rối ren, phức tạp…
Phòng ngừa, đấu tranh với tham nhũng không những góp phần làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh mà còn góp phần tích cực làm thất bại âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch hòng thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng ta hiện nay.

"DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH" TRÊN LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG NƯỚC TA HIỆN NAY

Trong chiến lược “DBHB” đối với nước ta hiện nay, cùng với tiến hành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, lĩnh vực đối ngoại đã và được các thế lực thù địch tăng cường khai thác, phá hoại nhằm thủ tiêu chế độ chính trị XHCN và thành quả cách mạng của đất nước. Các thủ đoạn chủ yếu của “DBHB” trên lĩnh vực đối ngoại mà các thế lực thù địch đang tiến hành đối với nước ta hiện nay gồm:
1. Thông qua các quan hệ đối ngoại để gây áp lực, từng bước làm thay đổi đường lối, chính sách của Việt Nam.
Đây là thủ đoạn lợi dụng các các diễn đàn quốc tế, các quan hệ đối ngoại trên các kênh song phương, đa phương mà Việt Nam là thành viên để tiến hành tác động, gây áp lực buộc chúng ta phải nhân nhượng, dần thay đổi lập trường, chấp nhận những yêu cầu và điều kiện do họ đặt ra. Luận thuyết mà họ luôn sử dụng là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” như là phương tiện hữu hiệu để áp đặt các giá trị phương Tây, thực chất là “tiêu chuẩn kép” về dân chủ, nhân quyền đối với Việt Nam. Yêu sách mà họ luôn đặt ra hiện nay đối với ta là phải “mở rộng dân chủ”, “thực thi nhân quyền” gắn trực tiếp với đòi hỏi chúng ta phải cho các tổ chức phản động như “Xã hội dân sự”, “Hội nhà báo độc lập”, “Văn đàn độc lập”, “tổ chức tù nhân lương tâm” được tự do hoạt động chống phá chế độ XHCN... Chúng còn công khai gây áp lực và đặt điều kiện ngang ngược đối với Đảng, Nhà nước ta là: muốn được nâng cấp các mối quan hệ đối ngoại thì phải phải thực hiện “chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập”... Thực chất là nhằm xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đối dân tộc Việt Nam.
2. Thông qua các tổ chức quốc tế, các tổ chức “phi chính phủ”, “từ thiện”, các hoạt động giao lưu, du lịch để tuyên truyền, chuyển hoá tư tưởng chính trị ở Việt Nam
Chiêu thức mà chúng sử dụng hiện nay đẩy mạnh các hoạt động “ngoại giao thân thiện” để làm “mờ”, xoá bỏ hình ảnh với các tội ác trước đây của thực dân, đế quốc. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá những thành tựu, giá trị của phương Tây, cho đó là “hình mẫu” để các nước, trong đó có Việt Nam cần học tập hướng tới!!!

Bên cạnh việc quảng bá giá trị phương Tây, chúng tích cực sử dụng các tổ chức núp bóng “phi chính phủ” tiến hành các hoạt động “từ thiện”, “xoá đói giảm nghèo”, chăm sóc y tế cộng đồng”... Đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hoá nghệ thuật, hội thảo quảng bá giáo dục - đào tạo để tuyên truyền tác động “chuyển hoá” giới trẻ, nhất là trí thức để tầng lớp này tôn thờ giá trị phương Tây, chán ghét, từ bỏ các giá trị của chủ nghĩa xã hội.
3. Sử dụng các đoàn ngoại giao, cơ quan đại diện nắm tình hình, thu thập thông tin tình báo; thực hiện móc nối, chỉ đạo hoạt động của các tổ chức phản động trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời nhân danh “dân chủ”, “nhân quyền” can thiệp vào công việc nội của nước ta
Các thế lực thù địch luôn triệt để lợi dụng các tổ chức trên tiến hành phê phán Đảng, Nhà nước ta vi phạm “dân chủ, nhân quyền” khi chúng ta thực thi pháp luật đối với các phần tử phản động hoạt động chống phá đòi lật đổ chính quyền nhà nước, kèm theo nêu các yêu sách phi lý đòi thả tù chính trị mà chúng gọi là “tù nhân lương tâm”, “các nhà hoạt động dân chủ!!! Đặc biệt các đoàn ngoại giao, các cơ quan đại diện nước ngoài còn trắng trợn tuyên bố rằng, “cần tăng cường mạnh mẽ sử dụng viện trợ cho các tổ chức đối lập để hình thành các nhân tố phi XHCN để làm “đối trọng” với các tổ chức chính trị XHCN.
4. Lợi dụng xu thế toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp 4.0 để thúc đẩy sự chuyển hoá tại Việt Nam và chia rẽ nước ta với láng giềng
Các thủ đoạn mà chúng đang tăng cường sử dụng hiện nay, là thông qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương để tuyên truyền gây tâm lý mơ hồ, ảo tưởng, không phân rõ bạn - thù, đối tượng - đối tác. Từ đó làm chúng ta lơ là mất cảnh giác để thực hiện tác động bằng “DBHB” thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, bị “hoà tan trong quá trình hội nhập”, mất dần định hướng XHCN trong quá trình phát triển đất nước.Cùng với quá trình trên, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các cơ chế song phương, đa phương để gây mâu thuẫn, chia rẽ giữa nước ta với các nước láng giềng, nhất là chia rẽ làm căng thẳng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc để lôi kéo Việt Nam trượt theo quỹ đạo TBCN phương tây.



THẢM SÁT MỸ LAI – SỰ THẬT KHÔNG THỂ LÃNG QUÊN


Sáng ngày 16/03/2018 tại khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP Quãng Ngãi, tỉnh Quãng Ngãi), tỉnh Quãng Ngãi tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm (16/3/1968 – 16/3/2018) ngày 504 thường dân Sơn Mỹ vô tội bị thảm sát.
Cách đây 50 năm về trước, chỉ trong một buổi sáng, 504 đồng bào Sơn Mỹ, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đã vĩnh viễn lìa giã cõi đời một cách bi thương. Từ ấy, Sơn Mỹ trở thành nỗi đau khôn nguôi của toàn thể nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên thế giới. Lễ tưởng niệm là thể hiện tình cảm, là tình yêu thương đồng bào ta, những người dân vô tội đã chết bởi họng súng của những tên giặc Mỹ xâm lược. Vụ thảm sát đã giết hại 504 người dân vô tội, thế mà chúng vẫn lu loa, báo cáo chiến tích là đã tiêu diệt việt cộng. Việt cộng nào ở đây khi mà thi thể chỉ có người già, trẻ em và phụ nữ. Chúng ta đã biết thảm sát Mỹ Lai là tội ác chiến tranh ghê rợn do Lục quân Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam. Vụ thảm sát Mỹ Lai xảy ra không lâu sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, khi lính Mỹ nhận tin báo cho thấy một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang ẩn nấp ở thôn Mỹ Lai. Lục quân Mỹ quyết định tổ chức một cuộc tấn công quy mô lớn vào Mỹ Sơn. Đại úy Ernest Medina, kẻ trực tiếp chỉ huy lực lượng gây ra vụ thảm sát, đã ra lệnh “tiêu diệt tất cả những gì còn sống” khi tấn công Mỹ Lai. Vụ thảm sát diễn ra đến nay đã gần nửa thế kỷ và đã đưa ra ánh sáng. Ngày nay, khi mà cuộc sống của người dân nơi đây đã dần dần thay da, đổi thịt, đã nguôi ngoai đi những đau thương, mất mát mà mãnh đất, con người nơi đây đã gánh chiụ. Hàng năm vẫn có những đoàn, tổ chức quốc tế đến thăm trong đó có những cựu binh đã từng tham chiến ở Việt Nam thế nhưng bọn phản động vẫn cố tình xuyên tạc, chà đạp lên sự đau thương, mất mát của đồng bào, ca ngợi dựng tượng đài cho những kẻ cướp nước và bán nước. Ngày nay hai nước Việt – Mỹ đã và đang hợp tác hướng về tương lai, song những mất mát và nỗi đau từ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ vẫn còn đó trong từng gia đình, dòng họ và trên cơ thể nhiều người không dễ nguôi ngoai. Thật đáng xấu hổ khi vẫn còn một thiểu số người Việt tham gia các tổ chức phản động lưu vong ở hải ngoại cố tình chà đạp lên nỗi đau của dân tộc; dã tâm muốn xuyên tạc lịch sử, ca ngợi tội ác của quân xâm lược.
Tôi và các bạn, chúng ta - thế hệ trẻ, những người chủ của đất nước đừng vì những lợi ích trước mắt mà quên đi những đau thương, mất mát mà đồng bào ta đã gánh chịu. Chúng ta chỉ được phép "gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai" theo như tinh thần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ trong chuyến thăm nước Mỹ ngày 7/7/2015.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAM


Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, đã được cụ thể hóa trong Hiến pháp và Pháp luật của Việt Nam, quyền tự do đó được mọi người tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Ngày 18/11/2016, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018,được coi là bước ngoặt lớn trong chính sách tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Luật đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với với các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. So với các quy định của pháp luật trước đây, Luật tín ngưỡng, tôn giáo lần này có nhiều điểm mới bảo đảm tốt hơn quyền của công dân và của mọi người.
Thực tế là như vậy, nhưng các thế lực thù địch vẫn tìm mọi phương thức, thủ đoạn thâm hiểm chống phá cách mạng nước ta, nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt gần đây khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (01/01/2018), nhân cơ hội này chúng ráo riết tìm mọi cách phá hoại nhằm làm giảm lòng tin của các tín đồ, đồng bào theo tôn giáo đối với chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng bịa đặt cho rằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam “đi ngược với tự do tôn giáo thế giới”, chúng rêu rao rằng sự kiểm soát của Nhà nước, can thiệp rất sâu vào công việc nội bộ của tôn giáo như phong chức phẩm, rồi các việc giảng đạo, đào tạo tu sĩ... đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt, không có căn cứ, đi ngược lại với chính sách đúng đắn, và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta có thể khẳng định rằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách đúng đắn, kế thừa, phát triển quan điểm của Đảng và Nhà nước ta được cụ thể hóa trong Hiến pháp qua các thời kỳ. Tại Điều thứ 10, Chương II trong bản Hiến pháp1946 khẳng định: Tự do tín ngưỡngĐến bản Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và được mở rộng theo hướng công dân được theo hoặc không theo một tôn giáo nàocụ thể tại Điều 26 quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Hiến pháp năm 1980, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn tiếp tục được khẳng định và bổ sung nội dung phòng ngừa, không được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật, cụ thể Điều 68 đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Tiếp tục kế thừa và phát triển, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 tiếp tục được khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và bổ sung đầy đủ nội dung, phù hợp hơn với xu thế phát triển của xã hội dân chủ và tiến bộ, theo hướng tạo điều kiện để các tín đồ và tôn giáo hoạt động vì mục tiêu “Tốt đời đẹp đạo”. Đặc biệt Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 có nhiều điểm mới bảo đảm tốt hơn quyền của công dân và của mọi người. Cụ thể: Quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được mở rộng thành “quyền của mọi người”, kể cả người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáochứ không riêng của công dân Việt Nam.
Việc Nhà nước quản lý, giám sát các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đó là thuộc chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật, thì mọi người, mọi tổ chức sống và làm việc đều phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, do đó Nhà nước quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật là điều hiển nhiên, phù hợp với luật pháp quốc tế và xu hướng phát triển của xã hội. Tại Khoản 1,2, Điều 32 về: Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc quy định: “Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo”, “Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”. Như vậy quyền tự chủ trong việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc vẫn thuộc các tổ chức tôn giáo, Nhà nước chỉ quy định về năng lực hành vi của những người đảm nhiệm các chức sắc, chức việc theo quy định của pháp luật Việt Nam, nếu các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng quy định thì được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, ngược lại thì bị xử lý theo pháp luật, cụ thể tại Khoản 4, Điều 33 quy định: Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc”.
Các minh chứng trên cho thấy Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thực sự đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển xã hội,đồng thời Luật góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp luật quốc tế. Mọi âm mưu hành động phủ nhận tính đúng đắn của Luật tín ngưỡng, tôn giáo là sai trái, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta hãy tỉnh táo trước những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực phản động. Gương mẫu chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật, đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.


CẦN PHẢI NGĂN CHĂN VÀ TRỪNG TRỊ THÍCH ĐÁNG KẺ PHẢN ĐỘNG “BÁN NƯỚC, HẠI DÂN” - HUỲNH THỤC VY


Trong những ngày gần đây, dư luận hết sức bất bình khi mà, Huỳnh Thục Vy đã dùng sơn xịt vào lá cờ Tổ quốc, chụp hình đăng tải kèm theo những lời lẽ xúc phạm thiếu văn hóa. Mặc dù đã được Công an Thị xã Buôn Hồ gửi giấy triệu tập lần 1 nhưng Huỳnh Thục Vy vẫn không chấp hành. Ngày 13/3/2018, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thị xã Buôn Hồ tiếp tục có giấy triệu tập lần 2 đối với Huỳnh Thục Vy để làm rõ hành vi vi phạm nêu trên.
Theo trang Thời báo Nghệ An đưa tin (19.3.2018): Huỳnh Thục Vy là kẻ có hành động chống đối đảng, Nhà nước, những kẻ bán nước, hại dân, phản bội Tổ quốc, quay lưng truyền thống dân tộc. Vy sinh ngày 20/11/1985 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, bố của  Huỳnh Thục Vy là Huỳnh Ngọc Tuấn đã từng bị bỏ tù 01 năm cũng vì tội danh chống chính quyền. Bởi vậy, chúng ta cũng không quá bất ngờ khi cô ả lại kế tục sự nghiệp và dẫm lên vết xe đổ của người bố theo kiểu “cha nào con nấy”. Là bà chủ của cái gọi là “Hội Phụ nữ nhân quyền”, là một tổ chức được một số nhân viên của sứ quán Mỹ, phương Tây hậu thuẫn để quy tụ lực lượng đấu tranh cho cái gọi là dân chủ toàn là nữ giới, nhằm thúc đẩy sự phát triển của “lực lượng đối lập” thuộc phái nữ, cô ả là một trong những người được mệnh danh là dùng cả thanh xuân để chống đối, đã từng tham gia tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn, tham gia các khóa huấn luyện xuống đường đấu tranh lật đổ chính quyền Việt Nam kiểu bất bạo động.
Với những hành vi nêu trên thì, Huỳnh Thục Vy và gia đình của thị đã bị chính quyền Tam Kỳ, Quảng Nam phạt hành chính trên 260 triệu đồng với hành vi sản xuất, tán phát, tàng trữ tài liệu có nội dung chống chính quyền. Cô ta cũng đã từng bị bắt, xử lý 2 năm tù đối với tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 – BLHS Bên cạnh đó, cô ả cũng từng thổ lộ rằng “Báo Trẻ bên Texas và báo Việt Luận bên Úc trả cho mình 50 đô cho một bài viết”, tất nhiên đó là những bài viết chứa đựng nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, chính quyền.
Việc cô ả xịt sơn lên quốc kỳ, kèm theo những lời chửi bới, nói xấu chế độ là hành động xúc phạm quốc kỳ và hơn thế nữa chính là hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một quốc gia, dân tộc. Chỉ có những kẻ có hành động vô liêm sỉ, phản động mới có thể làm được điều đó, bởi đây không phải là hành động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, vì lợi ích quốc gia, dân tộc mà là hành động muốn xóa bỏ Việt Nam – lá cờ đỏ sao vàng hiện hữu tung bay trên bản đồ thế giới, xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tại Điều 276 của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy đã ghi rõ. Người nào cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Chiếu theo quy định trên, thì tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy là hành vi nhạo báng, xé, đập phá, bôi bẩn, vẽ bậy, làm ô uế, đốt quốc kỳ, quốc huy hoặc các hành vi khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự quốc gia, dân tộc. Như vậy, với hành vi đó đã cấu thành tội xúc phạm quốc kỳ, quốc huy theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Đối với hình phạt của hành vi này, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Mỗi chúng ta, rất dễ dàng để thấy, hầu hết các bài viết đăng trên trang của Vy đều có nội dung xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Nhiều bài cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân, vi phạm điểm d Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Trước những hành động vô học trên của Huỳnh Thục Vy, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk  đã ra giấy triệu tập. Tuy nhiên thay vì việc chấp hành, thì cô ả lại sổ ra những chất giọng độc địa xỉa xói, vu khống “Chỉ có một chính thể chuyên bóc lột và ăn cướp của người dân mới dùng tài lực để nuôi những tên du côn ăn không ngồi rỗi chuyên nhục mạ những người bất đồng chính kiến và phá rối những hoạt động online của họ. Cái post về giấy triệu tập lần 2 của mình đã bị report và remove bởi những tên du côn mạng này”. Cần nói thêm rằng, trang Facebook Huỳnh Thục Vy là trang cá nhân của chính Huỳnh Thục Vy, do Vy lập ra và sử dụng, bao gồm cả việc nhường quyền admin cho người khác. Do đó Huỳnh Thục Vy phải chịu trách nhiệm pháp lý với mọi trạng thái và bình luận trên trang này. Việc chứng minh trang này là của Vy là quá dễ dàng với cơ quan an ninh.
Thật vậy, đối với những kẻ vô học, đã thể hiện tinh thần, hành động chống đối đã ngấm vào da, thịt và đã ăn sâu vào máu như Huỳnh Thục Vy thì giả sử có xử cô ta về tội xúc phạm quốc kỳ với thời hạn giam giữ 3 năm tù sẽ không giải quyết gốc rễ được vấn đề. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần đưa thêm những tình tiết tăng nặng như không chịu ăn năn hối cải, tiếp tục có những hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, từ đó mà có những hình phạt nặng hơn, nghiêm khắc hơn, đủ để ngăn chặn, răn đe hành động của những kẻ đã và đang có dã tâm bán nước hại dân.
Ngoài việc chống đối lệnh triệu tập của cơ quan Công an, Vy còn kêu gọi sự ủng hộ của Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đức, Canada và các tổ chức như Nhân quyền, Tổ chức ân xá… với nội dung “Chính quyền Cộng sản đàn áp dân”.
Với thái độ, việc làm cũng như hành động chống đối, điên cuồng và ngoan cố, của Huỳnh Thục Vy sẽ bị cơ quan Công an cưỡng chế đến làm việc là điều đương nhiên. Không những vậy, mà đòi hỏi các cơ quan chức năng, đặc biệt là là Công an Tỉnh Đắck Lắk nói chung, công an thị xã Buôn Hồ phải có biện pháp mạnh, để xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, để ngăn chặn, trừng trị kịp thời những hành động phản động bán nước, hại dân của Huỳnh Thục Vy.



KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC TÍNH NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐẠI ÁN OCEANBANH

Những ngày này, lợi dụng Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đưa ra xét xử ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và 6 đồng phạm trong vụ thất thoát 800 tỷ đồng của PVN khi góp vốn vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank). Một số phần tử phản động trong nhóm Dân làm báo lại cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc bản chất của vụ án, nói xấu, bôi nhọ cán bộ cao cấp của Đảng, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, tạo hình ảnh và dư luận xấu trong Nhân dân.
Cần khẳng định rằng, việc đưa ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đồng phạm ra xét xử với tội danh “cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 165 Bộ luật hình sự 1999 là việc làm hết sức cần thiết, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và quyết tâm làm trong sạch nội bộ của Đảng. Việc làm này đang được đông đảo các tầng lớp Nhân dân trên khắp mọi miền của Tổ quốc và kể cả kiều bào ta ở nước ngoài đồng tình ủng hộ. Hơn nữa, với việc góp vốn sai quy định của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) đã được ông Thăng và các đồng phạm thừa nhận.
Tuy nhiên, với bản chất phản động, đi ngược lại lợi ích của Dân tộc, tác giả Hải Âu trong nhóm Dân làm báo đã suy diễn, lập luận tùy tiện, xâu chuỗi sự việc một cách vô căn cứ nhằm xuyên tạc bản chất nghiêm minh của pháp luật Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Với luận điệu “thanh trừng nội bộ”, Hải Âu đã cố lái bản chất sự việc theo chiều hướng tiêu cực nhằm hạ thấp uy tín cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, tạo dư luận xấu với ý đồ gây tâm lý hoang mang, giao động làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, phá hoại khối đại đàn kết Dân tộc.
Là người dân Việt Nam, chúng tôi luôn đồng tình, ủng hộ, tin tưởng tính đúng đắn, nghiêm minh và sự khoan hồng của Pháp luật, càng tin tưởng hơn nữa vào quyết tâm làm trong sạch nội bộ Đảng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và kiến tạo đât nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa hiện nay.

VI PHẠM PHÁP LUẬT THÌ BỊ XỬ LÝ - ĐÓ LÀ ĐIỀU BÌNH THƯỜNG


Trong những ngày qua, nhất là vào ngày 11 và 12/3/2018 trên các trang mạng xã hội đang lên cơn sốt; “sốt” và “sốc” là những từ dễ bắt gặp nhất khi lệnh bắt giữ tướng công an Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 được thực hiện. Ngỡ ngàng, sửng sốt, đau buồn, bức xúc, phẫn nộ… những sắc thái tình cảm ấy có thể hiểu được. Nhưng cũng nhiều không kém là dư luận về niềm tin vào công lý, pháp luật. Tôi thiết nghĩ: Là công dân Việt Nam nếu đã vi phạm thì ai cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nguyễn Thanh Hóa không phải là trường hợp ngoại lệ.

Đây là sự kiện bình thường của một cơ quan an ninh bởi vì:
Thứ nhất, đây là sự công khai kịp thời của ngành công an. Ngay tối ngày 11/3/2018, những thông tin về việc bắt giữ bị can Nguyễn Thanh Hóa đã được đăng tải chính thức trên trang chủ của Bộ Công an, chấm dứt sự nhiễu loạn thông tin.
Những thông tin ban đầu cho thấy đây là vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua Internet dưới danh nghĩa các game bài, được điều hành bởi 2 đối tượng – ông Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương. Tướng Nguyễn Thanh Hóa – nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thuộc Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) được xác định trong vai trò đồng phạm, bảo kê mang tính chất tiếp tay cho đường dây này mà thôi.
Bởi vậy, ngỡ ngàng, sửng sốt là cũng đúng thôi, khi một vị tướng công an đứng đầu cơ quan phòng chống tội phạm công nghệ cao lại là đồng phạm, mà lại đi bảo kê cho tội phạm.
Thứ hai, chẳng có gì phải sốc cả. Ở đâu, ngành nào, lĩnh vực nào cũng có những người tốt và kẻ xấu, thậm chí tha hóa, biến chất. Cũng giống như một vị trưởng thôn “cầm nhầm” tiền cứu trợ, như vị chủ tịch tập đoàn mua những đống sắt vụn về rồi bảo đó là con tàu, là nhà máy… Vụ bắt giữ một vị nguyên tướng công an, nguyên cục trưởng một đơn vị phòng chống tội phạm, ở khía cạnh tích cực, là lời khẳng định sự bình đẳng trước pháp luật. Một vị tướng vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm như một người dân bình thường. Có hai chi tiết đáng chú ý trong vụ án này. Đây là vụ án mà Bộ Công an đã giao cho công an của một địa phương là Phú Thọ trực tiếp thụ lý điều tra.
Thứ ba, vừa qua, Ban Bí thư yêu cầu Đảng ủy Công an trung ương chỉ đạo tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm minh với tinh thần kiên quyết, chặt chẽ, khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội và đúng vi phạm, đúng pháp luật.
Vì vậy, về vụ bắt giữ, cũng không vì thế, mà làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp và truyền thống lực lượng Công an nhân dân, bởi khi chính ngành công an đang tự làm trong sạch nội bộ của mình.
Vụ án đến giờ đã lên tới con số hơn 70 bị can, vì thế, ở đây cũng chỉ đang chứng tỏ sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực mà thôi. Một cuộc đấu tranh sẽ không có bất cứ ngoại lệ nào, một cuộc đấu tranh không khoan nhượng, không có vùng cấm và cũng chẳng có ai được mang “kim bài miễn tử”. Hỡi các nhà chủ rận Việt Tân và các trang mạng xã hội phản động đừng hòng xuyên tạc, kích động nhằm mục đích làm rối bời thêm tình hình như các vụ án trước đây, mà hãy ngồi im theo dõi rồi kết quả sẽ được cơ quan công quyền công bố ai đúng, ai sai, ai có tội thì phải chịu mọi hình phạt trước pháp luật một cách công bằng, công khai