Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên

         Trước khi từ biệt chúng ta, trong Di chúc, Người đã căn dặn: "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những luận điểm rất quan trọng về đạo đức cách mạng; tính tiên phong gương mẫu của người cán bộ, đảng viên; công tác cán bộ; công tác tự phê bình và phê bình; công tác kiểm tra đối với cán bộ, đảng viên mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa hồng vừa chuyên, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
         Chủ tịch Hồ Chí Minh đã suốt đời không ngừng chăm lo xây dựng Đảng ta cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, nhưng vẫn chú trọng hơn đến tư cách, đạo đức cách mạnh của người cán bộ, đảng viên, Người nói: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đề ra một hệ thống chuẩn mực đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên học tập mà bản thân Người đã suốt đời gương mẫu thực hiện. Nhờ tấm gương cao đẹp của Người và của các lãnh tụ tiền bối xung quanh Người, đa số cán bộ, đảng viên các thế hệ đã hình thành được một nếp sống trọng đạo đức, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Vì vậy, trong diễn văn kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Người đã khẳng định: Đảng ta là đạo đức, là văn minh.
         Thời kỳ chuẩn bị thành lập Đảng và đấu tranh giành chính quyền, đầu năm 1927, trong trang đầu cuốn Đường cách mệnh, Người đã nêu những yêu cầu về "Tư cách một người cách mệnh", trong đó xác định về đạo đức mà người cách mạng phải có: vị công vong tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo; nói thì phải làm; giữ chủ nghĩa cho vững; hy sinh; ít lòng tham muốn về vật chất; trực mà không táo bạo; quyết đoán; dũng cảm; phục tùng đoàn thể.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy trước hoàn cảnh mới, người cán bộ, đảng viên có chức, có quyền dễ bị quan liêu, hách dịch, tha hóa, biến chất, Người nói: "Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng. Song đến khi có ít nhiều quyền hạn trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, không tự giác, mà biến thành người có tội với cách mạng". Người luôn nhấn mạnh phải nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, xem tham ô, lãng phí, quan liêu,... là "thứ giặc nội xâm", chung quy tất cả những thói hư tật xấu đều do từ chủ nghĩa cá nhân mà ra và cần kiên quyết chống. Người nhắc nhở, cảnh báo: Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
         Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về đạo đức là gốc của người cách mạng nhưng không coi nhẹ tài năng. Người nói: người có đức mà không có tài thì dùng vào việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đức thì không dùng vào việc gì được cả. Với mọi cán bộ, đảng viên, Người yêu cầu: vững về chính trị, giỏi về chuyên môn; nghề nào cũng phải học, phải thông thạo. Người nhắc nhở: không thể lãnh đạo chung chung được nữa, chỉ có nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, phải có tri thức nữa.
         Ngoài phẩm chất, năng lực, Người còn yêu cầu người cán bộ cách mạng phải có phong cách công tác khoa học, chống chủ quan, khoe khoang, kiêu ngạo, quan liêu đại khái, phô trương, ham chuộng hình thức; chống lối làm việc gặp đâu hay đấy, thiếu kế hoạch, thiếu kiểm tra.
         Người căn dặn "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"(5), vì vậy, người cán bộ đảng viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực và môi trường công tác.
         Đánh giá về vị trí, vai trò của công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích".
         Hiểu rõ và đánh giá đúng cán bộ mới phát hiện được người có tài để sử dụng, đề bạt và mới có cơ sở để bồi dưỡng cán bộ. Trước khi cất nhắc, đề bạt cán bộ phải nhận xét rõ ràng, phải xem xét cả công tác và cách sinh hoạt; cách nói, cách viết và việc làm; cách đối xử với mọi người, biết cả ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ. Đồng thời tránh rụt rè hoặc quá khắt khe, cũng như tránh vội vàng, thiếu nghiên cứu, cân nhắc khi bố trí, sắp xếp, đề bạt cán bộ. Sử dụng cán bộ và đặt người phải đúng việc, vì việc mà đặt người chứ không vì người mà định việc. Người nói: "người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở", và phê phán: "không biết tùy tài mà dùng người...thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tùy tài mà dùng người, thì hai người đều thành công". Phải công tâm, có lòng yêu thương cán bộ và nắm vững yêu cầu của tổ chức, "Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta"
         Trong công tác cán bộ, Người còn lưu ý giải quyết mối quan hệ giữa cán bộ trẻ và cán bộ già, cán bộ cũ và cán bộ mới, phải biết "tôn trọng nhau, giúp đỡ nhau, học lẫn nhau, đoàn kết chặt chẽ với nhau". Phải bố trí sao để cán bộ trẻ và cán bộ già, cán bộ mới và cán bộ cũ có thể đoàn kết, bổ sung, giúp nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
         Người còn luôn luôn chú ý đến việc không ngừng chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Ngay từ năm 1925, khi trực tiếp tuyên truyền, tổ chức lực lượng nòng cốt cho cách mạng Việt Nam, Người đã phát hiện và tập trung trước hết vào thanh niên. Sau khi nước nhà giành được độc lập, trước nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc, trong Thư gửi thanh niên, Người viết: "Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà... nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Người nói: "Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà".
         Trước khi từ biệt thế giới này, Người còn căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Với thanh niên, Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
         Đảng lãnh đạo không phải chỉ bằng chủ trương, đường lối mà còn bằng sự nêu gương, phát huy tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến... Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước", Người nói: đối với dân tộc phương Đông thì một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Trong lịch sử đấu tranh của Đảng ta qua mỗi thời kỳ cách mạng, rất nhiều tấm gương cán bộ, đảng viên trong chiến đấu, lao động và học tập đã gương mẫu trước quần chúng và làm lên những thành tích vẻ vang.
         Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra phương pháp công tác của người cán bộ, đảng viên, Người viết: "đảng viên đi trước, làng nước theo sau". Sự gương mẫu đi đầu, lời nói đi đôi với việc làm mẫu mực là sự thuyết phục, cảm hóa để lôi cuốn nhân dân vào các phong trào cách mạng. Theo Người, cán bộ, đảng viên phải làm gương cho nhân dân cả về lời nói và việc làm, để cho dân tin, dân phục, dân yêu, từ đó làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và Chính phủ. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thì người lãnh đạo cấp cao, người có chức vụ càng cao phải thể hiện là tấm gương càng sáng, để cấp dưới và quần chúng noi theo, Người nói: "Nhất là những người cán bộ và lãnh tụ, càng phải làm cho xứng đáng lòng tin cậy của Đảng, của dân tộc. Càng phải làm gương cho cả đảng viên, tất cả quần chúng noi theo". Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, phấn đấu: "Đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết".
         Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lê-nin về tự phê bình và phê bình vào hoàn cảnh cụ thể và truyền thống của dân tộc Việt Nam, Người chỉ rõ: Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển tất yếu của một đảng, là vũ khí sắc bén nhất để sửa chữa khuyết điểm và phát triển ưu điểm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục đích của tự phê bình và phê bình là nhằm xây dựng, thúc đẩy sự tiến bộ của mỗi cán bộ, đảng viên, mang tính văn hóa, nhân văn. Người viết: Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ. Đồng thời, Người cũng phê phán “Sợ mất oai tín và thể diện mình, không dám tự phê bình
         Lại nói: nếu phê bình khuyết điểm của mình, của đồng chí mình, của Đảng và Chính phủ, thì địch sẽ lợi dụng mà công kích ta. Nói như vậy là lầm to. Khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết "cũng la lết quả dưa".
         Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau. Tự phê bình phải thật thà, có khuyết điểm gì nói hết, không giấu giếm và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm. Phê bình phải trung thực, ngay thẳng, thành thật, không giấu giếm, không thổi phồng. Người cũng yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải tự phê bình và phê bình thường xuyên, phải tự sửa chữa khuyết điểm như rửa mặt, hít thở không khí hàng ngày. Nhưng hiện nay tình trạng tự phê bình và phê bình còn rất yếu, tại sao chúng ta không sợ mất lòng dân, không sợ mất lòng Đảng, lại sợ mất lòng nhau, dẫn đến nể nang, né tránh, ngại va chạm còn khá phổ ở biến trong Đảng.
         Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục đích và ý nghĩa tác dụng của công tác kiểm tra: "Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn "pha". Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra". Kiểm tra không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc được chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngăn ngừa khuyết điểm, sai lầm, chống được bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, xa rời thực tiễn, mà còn giúp cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, thúc đẩy và giáo dục cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, nêu cao tính tiền phong gương mẫu trước quần chúng. Trong các hình thức và phương pháp kiểm tra, Người đặc biệt đề cao kiểm tra thường xuyên đối với cán bộ, đảng viên: Giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ.
         Qua thực tiễn, Người đã phê phán hai loại cán bộ, đảng viên: một là, cậy mình là công thần cách mạng rồi đâm ra ngang tàng, không giữ gìn kỷ luật, không thực hiện nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Họ kiêu ngạo, bất chấp kỷ luật, kỷ cương. Với những người này, cần phải đưa xuống công tác hạ tầng, khép vào kỷ luật của Đảng và Chính phủ; hai là, những người nói suông. Hạng người này tuy thật thà, trung thành nhưng không có năng lực làm việc, chỉ biết nói suông.
         Trong lịch sử đấu tranh của Đảng ta qua mỗi chặng đường cách mạng, với Cương lĩnh chính trị, phương pháp đấu tranh thích hợp và sáng tạo, với sức mạnh tổ chức, kỷ luật, năng lực tổ chức thực tiễn và sự chiến đấu ngoan cường, hy sinh anh dũng, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau, gương mẫu trước quần chúng, đa số cán bộ, đảng viên đã luôn luôn được nhân dân tin yêu, hết lòng bảo vệ, đùm bọc. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, hiện nay "Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu chưa được ngăn chặn, đẩy lùi". Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt để chống phá Đảng ta và chế độ ta. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu tổ chức đảng và đảng viên. Đội ngũ cán bộ được tôi luyện, trưởng thành trong kháng chiến dần dần sẽ không tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mới được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn cao, nhiều người được đào tạo ở nước ngoài, thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, song cần chú ý nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống để bảo đảm sự kế thừa và phát triển. Đó là những thách thức lớn đối với công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác giáo dục cán bộ, đảng viên nói riêng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
         Thấm nhuần và thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực, xứng đáng là người lãnh đạo và là người đày tớ thật trung thành của nhân dân, theo đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

XỬ LÝ NGHIÊM MINH NHỮNG KẺ CHỐNG PHÁ ĐẢNG

        Những năm gần đây lợi dụng chiêu bài chính sách dân chủ, nhân quyền của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt nam, một số bọn phản động ở nước ngoài, cấu kết với những tên cầm đầu chống Đảng ở trong nước thường rêu rao rằng Đảng nhà nước ta nhu nhược để Trung quốc chiếm đất, chiếm đảo, đàn áp tôn giáo, nhân quyền Việt nam cần phải xem xét lại, hay như đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, đả kích bêu xấu Lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, chia rẽ kích động áp đặt cho phe nhóm này, phe nhóm khác trong đại hội Đảng XII.

        Chúng còn ngang ngược tuyên bố chế độ Đảng cộng sản việt nam (ĐCSVN) sẽ bị diệt vong bởi đã quá nhiều phe phái, lợi ít nhóm, tham ô, tham nhũng tràn lan, dân đã không còn niềm tin với Đảng v v .Thiết nghĩ không có một quốc gia nào trên thế giới này dù có tiến bộ đến mấy, văn minh dân chủ đến mấy thì cũng không có thể làm ngơ, hay cho phép tự do nhân quyền, dân chủ khi mà bọn phản động cứ thường xuyên điên cuồng chống phá khủng bố chế độ, Việt nam ta không thể không thể nằm ngoài quy luật trên, AN CƯ TRỊ QUỐC ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ MỚI TẠO TIỀN ĐỀ ĐỂ CHÚNG TA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH, MẠNH TIẾN THẲNG LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, không thể có cái gọi là nhân quyền dân chủ kiểu tư sản vậy, khi cá nhân hay một tổ chức phe nhóm nào có hành động chống phá chế độ đi ngược lại chủ trương đường lối của Đảng, vi phạm pháp luật nhà nước Việt nam xã hội chủ nghĩa đều phải xét xử nghiêm minh, tạo ra sự răn đe mạnh cho những kẻ khác biết sợ, bởi bọn tội phạm này cực kì nguy hiểm nó tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của cả một dân tộc, chúng ta đã trải qua quá nhiều đau thương mất mát, máu và nước mắt của cả một dân tộc này đã phải đổ xuống thành sông, thành biển, chỉ chưa đầy một tiếng bốn mươi năm phút máy bay bay hạ cánh xuống đường băng tân sơn nhất nhưng CẢ DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI ĐI MẤT HƠN HAI MƯƠI NĂM. 
        Khát vọng độc lập, dân tộc, hòa bình là niềm khát khao của cả nhân loại, xin hãy đừng ảo tưởng châm ngòi cho những nội chiến bất ổn, những điều tàn ác, để đất nước Việt nam được hạnh phúc.sánh vai với các cường quốc năm châu.

Về vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong công tác xây dựng Đảng

         Tác động trực tiếp và mạnh nhất đối với đạo đức của cán bộ, đảng viên chính là mặt trái của quyền lực, khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền và mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Qua thực tiễn xây dựng Đảng, nhất là trong thời kỳ đổi mới, cũng như qua sự đổ vỡ của một loạt đảng cộng sản cầm quyền, có thể thấy đạo đức đã trở thành một nội dung rất quan trọng, cần phải quan tâm trong công tác xây dựng Đảng để Đảng thực sự xứng đáng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

         Thực ra vấn đề xây dựng Đảng về mặt đạo đức đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng cũng như trong suốt quá trình Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ngay trong bài đầu tiên của tác phẩm Đường Cách Mệnh và trong nhiều tác phẩm khác về sau, cho đến bản Di chúc. Trong thực tiễn lãnh đạo xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm giáo dục cán bộ, đảng viên về đạo đức nhằm chăm lo cái gốc của người cách mạng. Người đã nêu rõ những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc và phương pháp xây dựng đạo đức mới trong Đảng và trong xã hội Việt Nam. Người đã thực hiện trước nhất và nhiều nhất những điều Người nói về đạo đức; Người đã nêu một số tấm gương sáng về việc nói đi đôi với làm trong tất cả các hoạt động xã hội và cả trong cuộc sống thường nhật những điều đó nó hoàn toàn xa lạ với thói đạo đức giả vẫn thường thấy ở nhiều chính khách trong các đảng chính trị cũng như trong nhiều chế độ xã hội khác nhau. Chính vì vậy mà mọi người Việt Nam cũng như bầu bạn khắp nơi trên thế giới đã hướng về Người như hướng về một nhân cách lớn, tiêu biểu cho nhân cách của tương lai - một nhân cách có sức toả sáng và thu hút mạnh mẽ bởi chữ tín được xuyên suốt và thể hiện nhất quán trong cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí uyên bác và hành xử mẫu mực.
         Từ khi Nước nhà độc lập, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam, một nền đạo đức mới vừa kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại, vừa mang tính tiên tiến của thời đại đã từng bước được hình thành ở nước ta. Những phẩm chất đạo đức cao đẹp được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra như trung với nước, hiếu với dân, yêu mến con người, cần - kiệm - liêm - chính, chí công vô tư, nhân - nghĩa - trí - dũng - liêm, tinh thần tập thể, tinh thần quốc tế trong sáng - đã trở thành hành động của lớp lớp người Việt Nam thuộc các thế hệ nối tiếp nhau. Phải có những phẩm chất ấy, Đảng ta mới trở thành một Đảng cách mạng vững vàng, vượt qua mọi thử thách, lãnh đạo cả dân tộc làm nên những thắng lợi to lớn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
         Hiện nay, trong xã hội ta, bên cạnh những khía cạnh tốt đẹp, vẫn có mặt hạn chế với những tiêu cực, suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên mà nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực và suy thoái ấy đó là những tác động trực tiếp của mặt trái của quyền lực, khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền và mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, là sự yếu kém trong rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảng viên; đó là sự lỏng lẻo trong công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên của các tổ chức đảng. Đặc biệt, ba tệ nạn tập trung tiêu biểu nhất của cán bộ đó là tham ô, lãng phí, quan liêu. Ba tệ này được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi đó là ba thứ giặc nội xâm của đất nước. 
         Từ khi chuyển sang phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những tiêu cực về đạo đức trong cán bộ, đảng viên diễn biến ngày càng phức tạp. Mặt trái của kinh tế thị trường lại là một thứ ma lực khác, hướng con người chạy theo đồng tiền, trong nhiều trường hợp, đặt đồng tiền lên trên danh dự, lương tâm, tình nghĩa,... Cần đặc biệt lưu ý là mặt trái của quyền lực kết hợp với mặt trái của kinh tế thị trường, hay nói cách khác, sự kết hợp giữa quyền và tiền hoặc ngược lại, đã tạo thành một sự cộng hưởng gây nên những tiêu cực, suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên hết sức nghiêm trọng. Dù những tiêu cực, suy thoái ấy chỉ diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên nhưng tác hại lại rất lớn, làm cho nhân dân bất bình và giảm niềm tin đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây mới thực sự là nguy cơ, là quốc nạn, như Đảng ta đã xác định trong những năm gần đây: từ giặc nội xâm đến quốc nạn là một sự chuyển biến theo chiều hướng xấu trong đời sống đạo đức mà Đảng ta không thể coi thường. 
         Xây dựng Đảng về đạo đức phải được đặt thành một khâu quan trọng, then chốt mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay về xây dựng Đảng, khi những tiêu cực, suy thoái về đạo đức trong cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng và đã trở thành nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và của chế độ xã hội chủ nghĩa, như Đảng ta đã nhận định trong Cương lĩnh năm 1991, trong Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, trong Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII năm 1999, trong Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, và mới đây trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. 
         Và có thể khẳng định rằng tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí chưa được xử lý hiện nghiêm minh, triệt để thì công tác xây dựng Đảng về mặt đạo đức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên không thể thực hiện được dẫn đến việc xây dựng văn hóa mới và con người mới trong toàn xã hội sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của người dân trong việc thực hiện Hội nghị Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

154 loại hải sản miền Trung khuyến cáo không nên ăn

          Bộ Y tế khuyến cáo cá liệt, ghẹ, tôm tít, cá bơn, cá đuối, mực ống beka, cá chình... sống ở tầng đáy biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chưa đảm bảo an toàn để làm thực phẩm.
       
          Theo Bộ Y tế, Viện Nghiên cứu Hải sản đã lập danh sách 154 loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý khu vực 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Khuyến cáo hiện nay của Bộ Y tế là hải sản sống ở tầng đáy biển miền Trung vẫn chưa an toàn để làm thực phẩm. 
          Dưới đây là danh sách cụ thể:
 
 
          Kết quả kiểm nghiệm 1.040 mẫu hải sản của Bộ Y tế lấy từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế công bố ngày 20/9 cho thấy 132 mẫu còn nhiễm phenol. Tất cả mẫu này là hải sản sống ở tầng đáy biển, như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá... Các loại hải sản an toàn để ăn gồm cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố, cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và hải sản khác sống ở tầng nổi, nuôi đầm.

Thơ: NỖI ĐAU CHẤT ĐỘC DA CAM

XIN KÍNH TẶNG NHỮNG NẠN NHÂN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC DA CAM
        
          Lịch sử sẽ mãi mãi khắc ghi sự tàn bạo của chiến tranh, một loại vũ khí hủy diệt - chất độc da cam dioxin, mà quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền nam, chất độc nguy hiểm nhất trên các loại độc, thảm họa chưa từng có trong lịch sử loài người, nhằm triệt hại sự sinh tồn của con người Việt Nam. Sai lầm này mong sao sẽ mãi mãi vĩnh viễn chấm dứt để loài người không còn phải gánh chịu hậu quả đau đớn thân xác hủy hoại tàn phá nhiều đời.

NỖI ĐAU CHẤT ĐỘC DA CAM

MẸ NHÌN CON CỚ SAO MẸ KHÓC
CHA NHÌN CON CỚ SAO LỆ RƠI
TRƯỜNG SƠN KIA SAO CŨNG NGHẸN LỜI
VỀ TAN HOANG VỀ CHẤT ĐỘC MẦU DA CAM
LỜI ẦU Ơ NỒNG NÀN BÊN CÁNH VÕNG

CON BƯỚM NÀO BÊN RÀO LƯỢN QUANH
EM ĐÂU BIẾT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH 
SAO EM SINH RA, KIẾP SỐNG TẬT NGUYỀN
MỘT CÂU HỎI NÉM VÀO NHÂN GIAN

CHO TRIỆU TRÁI TIM XÓT XA BÀNG HOÀNG
TỘI ÁC CHIẾN TRANH CỚ SAO IM LẶNG
HAY THÂN XÁC EM LÀ NỤ CƯỜI CHIẾN TRANH.

ĐẢNG TA MỘT NIỀM TIN

       TRÊN CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI XUẤT HIỆN KHÔNG ÍT NHỮNG BÀI VIẾT NÓI XẤU CÁC VỊ LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA, CŨNG NHƯ BÔI NHỌ CHẾ ĐỘ ĐẢNG CỘNG SẢN,
         Cá biệt có những trang mạng tục tĩu ghê tởm khi chửi bới Đảng thật vô cùng thiếu văn hóa, thiết nghĩ một gia đình có 4 người nhưng đã có quan điểm suy nghĩ khác nhau, rộng ra là một xã hội một đất nước thì không hản không có những quan điểm không đồng thuận, Ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn, nhưng tựu chung lại ngắn dài cũng hợp trong lòng bàn tay, một số người chạy chốn sau năm 75 có nợ máu với đất nước, đã nâu không về quê hương không hiểu sự đổi thay của đất nước, cũng như những quan điểm của Đảng ta đối với người việt nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời.
       Thù hận không đâu chúng ta phải hiểu rằng sẽ trả bao giờ có đồng minh vĩnh viễn, và cũng chẳng bao giờ là kẻ thù vĩnh viễn mà cốt lõi phải là lợi ít, các nước đều khép lại quá khứ để hướng tới tương lai sao lại giũ mãi quan điểm tụt hậu.
         THIẾT NGHĨ
        Đảng ta không có tội gì một Đảng mà lãnh đạo đất nước giải phóng dân tộc thống nhất đất nước Nam Bắc xum họp một Nhà, xóa bỏ ách đô hộ hàng ngàn năm để nhân dân thoát khỏi kiếp nô lệ nghèo đói SỐNG KIẾP NGƯỜI MÀ NGƯỜI KHÔNG RA NGƯỜI, VẬT KHÔNG RA VẬT NHƯ VẬY PHẢI LÀ MỘT ĐẢNG VĂN MINH SAO LẠI CÓ THỂ KHINH MIỆT MỘT ĐẢNG NHƯ VẬY, ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI MỎ CỬA ĐI LÊN TRONG LÀM ĂN KHÔNG TRÁNH KHỎI NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM.
         Một số cán bộ Đảng viên thiếu tu dưỡng rèn luyện thoái hóa biến chất sống mất sức chiến đấu lợi dụng vấn đề này kẻ xấu lợi dụng nhìn nhận phiến diện, QUY CHỤP THIẾU KHÁCH QUAN LÀ DO ĐẢNG, XIN THƯA RẰNG CÁ NHÂN ĐẢNG VIÊN KHÔNG THỂ MANG DANH ĐẢNG CỘNG SẢN, CÁ. NHÂN CÓ KHUYẾT ĐIỂM PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT ĐẢNG KHÔNG ĐƯỢC VƠ ĐŨA CẢ NẮM.

CHÚNG TA TỰ HÀO CÓ BÁC VÀ ĐẢNG

         Bác hồ kính yêu của chúng ta đã sáng lập rèn luyện Đảng ta, khai sinh ra đất nước Việt Nam, Quân đội ta,  là người con dân đất việt tôi hết đỗi tự hào bởi đất nước ta nghèo nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng một nước đất không rộng, người không đông nhưng lại là một cường quốc trên thế giới, Quân đội được Đảng Bác rèn luyện có ý chí mạnh quyết tâm cao, kỷ luật nghiêm đã đánh bại nhiều đế quốc phát xít hùng mạnh trên thế giới, làm chúng phải nể phục và nhụt chí nếu còn có tư tưởng khinh thường. 
         Nhiều bạn trẻ hay nói nước ta là nghèo, nhỏ, một số nước cũng hay nói nước ta là nước nhỏ, tôi thì lại nghĩ khác nước ta không nhỏ bởi 2 nhẽ thứ nhất chúng ta luôn có đường nối nhất quán độc lập không phụ thuộc, hay áp đặt, nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn khi đất nước bị ngoại bang xâm chiếm thì triệu người như một, tôi tin chủ nghĩa dân tộc, lấy đại nghĩa thắng hung tàn lên mạnh. thứ 2 có rất nhiều kẻ tham tôi gọi vậy vì gọi kẻ thù thì chưa đúng bởi mình có đi cướp nước họ đâu mà họ trả thù cướp nước mình, khi họ sang ta không mời họ tham họ cướp nước ta, khi họ thua ta giải thảm đỏ cho họ về, văn hóa Việt là vậy, thế lên tôi nói đất nước ta mới là cường quốc

QUYẾT TÂM CỦA CHÍNH QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN

          Thời gian qua, không ít việc làm chưa đúng của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp; những vụ việc tiêu cực xảy ra ở cơ sở phần lớn đều do nhân dân và báo chí phát hiện, cung cấp thông tin đến các cơ quan chức năng.
          Từ thông tin của nhân dân và báo chí, nhiều vấn đề, vụ việc được các cơ quan chức năng điều tra, kết luận đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội được dư luận hết sức đồng tình. Hiệu quả của vấn đề trên cho thấy rất rõ sức mạnh và vai trò của quần chúng nhân dân trong việc ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện về suy thoái phẩm chất, đạo đức, lối sống; tình trạng tham ô, tham nhũng, lợi ích nhóm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ có chức, có quyền ở cơ sở. Thực tế, mọi vấn đề ở cơ sở nhân dân đều biết, đều nắm được, chỉ có điều khi nào thì người dân nói, người dân tham gia, người dân tố giác.Sẽ không công bằng và cũng không chính xác nếu cho rằng người dân hiện nay “thờ ơ” với những vấn đề của đất nước. Bởi lẽ, mọi chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nhất là của các đồng chí lãnh đạo cấp cao đều được người dân tiếp nhận và tỏ thái độ hết sức rõ ràng. Những chủ trương đúng, mang lại lợi ích cho cộng đồng, được nhân dân đón nhận một cách nhiệt tình và tổ chức thực hiện rất hiệu quả. Ví như, triển khai chủ trương xây dựng nông thôn mới do Đảng ta khởi xướng. Thấy rõ được lợi ích việc xây dựng nông thôn mới nên người dân ở mọi vùng quê, dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng đã tích cực tham gia, tự nguyện đóng góp công sức, tiền của, tạo nên sự khởi sắc rất đáng ghi nhận. Quả thật, mọi chuyện ở cơ sở, cũng như những biểu hiện về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ chẳng ai có thể hiểu rõ, biết rõ hơn người dân. Bởi ai cũng có gia đình của mình, ai cũng có một ngôi nhà để ở, mà nơi ấy gắn liền với đời sống sinh hoạt hằng ngày của nhân dân.
        Tuy nhiên, điều rất đáng bàn chính là làm như thế nào để vận động, lôi cuốn được đông đảo người dân tích cực tham gia vào những công việc của Đảng, của đất nước. Nếu chỉ hô hào chung chung, thiếu các biện pháp chỉ đạo quyết liệt, “nói không đi đôi với làm”, “nói một đằng, làm một nẻo” thì không những không thể vận động, thu hút được người dân tham gia, mà còn là nguyên nhân sâu xa làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; suy giảm niềm tin vào đội ngũ cán bộ các cấp.
        Như vậy, vấn đề cốt lõi để vận động nhân dân tích cực, tự giác tham gia vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc chính là từng cấp ủy, chính quyền các cấp phải phát huy và thực hiện đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, cho thấy: Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là động lực của sự phát triển đất nước, vừa là nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội. Mở rộng dân chủ là một trong những quan điểm phát triển được Đảng ta khẳng định và nhấn mạnh trong văn kiện qua các kỳ đại hội. Đặc biệt, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 2016-2020 tại Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Như vậy, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương, điều quan trọng và mang tính quyết định để huy động được sức dân tạo thành sức mạnh to lớn phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và phương cách tổ chức của cấp ủy, chính quyền các cấp. Để phát huy dân chủ không chỉ tạo ra cơ chế, tạo ra điều kiện để mọi người dân được tham gia mà cấp ủy, chính quyền các cấp cần phải thể hiện rõ thái độ cầu thị, biết lắng nghe, biết tiếp thu, có các giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề bức xúc, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người dân.
        Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, mọi vấn đề cần hướng đến sự công bằng và có trách nhiệm chung. Chính quyền là công cụ Nhà nước phục vụ nhân dân. Cán bộ là công bộc của nhân dân. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào một phía thì hiệu quả sẽ không bao giờ đạt được. Bởi vậy, trong mọi vấn đề, từng vụ việc cụ thể, từng người dân cũng cần thể hiện rõ trách nhiệm chính trị của mình. Trách nhiệm của nhân dân chính là phải đặt lợi ích của Nhà nước, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân. Trách nhiệm của nhân dân chính là phải phân tích, đánh giá thấy rõ được đúng-sai trong từng vụ việc để thể hiện thái độ của mình, không a dua và kiên quyết chống biểu hiện dân chủ quá trớn. Sẽ rất hiệu quả khi cấp ủy, chính quyền từng cấp tạo ra cơ chế, phát huy hiệu quả dân chủ ở cơ sở; đồng thời từng người dân thấy rõ trách nhiệm của mình đối với mỗi vấn đề của đời sống xã hội. Đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong nhân dân chính là sức mạnh để đất nước vững bước phát triển.

PHẢI VỮNG NIỀM TIN YÊU ĐẢNG

          Sự cố môi trường  do công ty Fomosa xả thải ra biển chứa nhiều hóa chất độc hại dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt dọc trên cả 3 Tỉnh miền trung nước ta trong  những tháng qua khiến ngư dân đánh bắt cá phải điêu đứng do đánh bắt được cá cũng không ai thu mua, xử dụng người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn do không có nguồn thu nhập hàng ngày từ công việc đánh bắt cá.
          Lợi dụng vấn đề trên kẻ xấu đã lợi dụng kích động một số các địa phương,công nhân các công ty xí nghiệp tự ý tụ tập biểu tỉnh trái pháp luật, kích động đập phá tài sản gây thiệt hại tài sản  không nhỏ về kinh tế, ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiều đoàn biểu tình có NHỮNG BIỂU NGỮ, HÔ HÀO XUYÊN TẠC, NÓI CHÍNH QUYỀN TA KHÔNG VÌ DÂN, thực tiễn cho thấy nếu Đảng ta không vì dân sao tất cả những chính sách như y tế giáo dục, chăm no người nghèo, người có công với cách mạng, phát triển nông thôn mới v vv... hàng loạt chính sách ưu đãi với dân như vậy thì sao lại nói không vì dân. chúng ta biểu tình mà để kẻ xấu kính động là cực kỳ nguy hiểm, bởi nếu chính quyền mất kiểm soát là có thể sẽ dẫn đến bạo động nây nan diện rộng, cộng thêm các thế lực thù địch lợi dụng sự mất trật tự lộn xộn trong nước ùa vào là có thể nguy hiểm mất chính quyền. KHÔNG THỂ CÓ MỘT ĐẢNG NÀO HƠN ĐÓ LÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, CHÚNG TA LÊN TỰ HÀO VỀ TỔ TIÊN ĐẤT NƯỚC MÌNH, CUỘC SỐNG NÀY ĐANG TỐT ĐẸP, YÊU NƯỚC THÌ MỖI NGƯỜI DÂN CHÚNG TA PHẢI THI ĐUA, PHẢI SÁNG SUỐT KHÔNG ĐỂ KẺ XẤU KÍCH ĐỘNG NÓI XẤU ĐẢNG, CỐNG HIẾN THẬT NHIỀU GÓP CÔNG, GÓP CỦA, CHÍ TUỆ RỒI ĐẤT NƯỚC MÌNH SẼ VĂN MINH HIỆN ĐẠI, thiết nghĩ sau mới có hơn 20 năm chúng ta mạnh dạn đổi mới mở cửa kinh tế chúng ta đã tốt rất nhiều nếu 20 sau nữa thôi tôi tin tưỡng Việt nam ta sẽ vững bước tới đài vinh quang như Bác kính yêu của chúng ta mong muốn.
          NGHĨ MÌNH CŨNG PHẢI NGHĨ HỌ BẤT CỨ CÔNG TY NÀO XÂY DỰNG TRÊN ĐẤT NƯỚC MÌNH PHẢI TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT HỌ LÀM SAI PHẢI GÁNH CHỊU HẬU QUẢ TRÁCH NHIỆM VỀ PHÁP LUẬT, TA TẠO CHO HỌ CÓ ĐIỀU KIỆN ĐỂ SỬA SAI SẢN XUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC, ĐỒNG THỜI HỌ XÂY DỰNG ĐẦU TƯ CŨNG PHẢI CÓ LỢI NHUẬN. TA ĐÒI ĐÓNG CỬA NHÀ MÁY HỌ ĐÃ ĐÀNH. nhưng các nước khác họ nhìn vào bảo ta là quân phiệt, ai dám đầu tư cả trăm tỷ đô vào ta nữa

Điều chưa biết về đồng phạm của Trịnh Xuân Thanh.

    
3 đồng phạm của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận: Họ là ai? - 1
Ba bị can Đạt, Tiến, Dũng (từ trái sang phải).
      Theo tìm hiểu của phóng viên, bị can Trương Quốc Dũng, (SN 1982, quê Ninh Bình), nguyên Phó tổng giám đốc PVC từng được biết đến là một nhân vật “tuổi trẻ tài cao” với con đường sự nghiệp được ví “như diều gặp gió”. Chỉ sau vài năm kể từ khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế và làm chuyên viên tại Ban Dự án Tổng Cty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam, ông Dũng đã được cất nhắc giữ cương vị Tổng giám đốc của Cty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC vào tháng 5/2007 - khi mới 25 tuổi. Hai năm sau, ông Dũng tham gia HĐQT Vinaconex - PVC, rồi tiếp tục “leo lên” vị trí Chủ tịch HĐQT vào năm 2011 - lúc ấy mới 29 tuổi. Tại thời điểm đó, ông Dũng được biết đến là vị Chủ tịch HĐQT trẻ nhất trên sàn chứng khoán.
     Cũng trong năm 2011, ông Trương Quốc Dũng được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc PVC. Tuy nhiên, đến tháng 3/2013, ông Dũng xin từ nhiệm vị trí này vì lý do cá nhân, chỉ giữ cương vị là Chủ tịch HĐQT Vinaconex - PVC. Trong quãng thời gian từ 2011 đến nay, ông Dũng từng rời ghế Chủ tịch trong thời gian 2 tháng vào năm 2012 để giao cho bà Tô Linh Hương, nhưng sau đó quay lại nắm giữ cương vị này cho đến khi bị bắt.
        Ngoài ra, ông Dũng từng là Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Dầu khí của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và từng được trao tặng bằng khen và cúp doanh nhân trẻ tiêu biểu. Tuy nhiên, kể từ khi nắm quyền “thuyền trưởng” tại Vinaconex - PVC, ông Dũng đã để doanh nghiệp này lao dốc, từ doanh thu gần 722 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 20 tỷ đồng vào năm 2010 nhưng hiện nay đang gánh khoản nợ lớn.
      Vị Phó tổng giám đốc PVC thứ hai bị bắt giữ trong vụ án là bị can Nguyễn Mạnh Tiến (SN 1966, ở Hà Nội). Trước khi về PVC giữ chức vụ Phó tổng giám đốc vào tháng 12/2009, ông Tiến có thời gian dài công tác tại Tổng Cty Sông Đà. Đến tháng 9/2011, ông Tiến thôi giữ chức Phó tổng giám đốc PVC để nhận công tác tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Bốn năm sau, ông Tiến quay lại PVC tiếp tục đảm nhiệm chức Phó tổng giám đốc.
      Đồng phạm thứ ba của Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận là Phạm Tiến Đạt (SN 1979, quê Hà Nam), nguyên Kế toán trưởng PVC. Ông Đạt được bổ nhiệm làm Kế toán trưởng PVC tháng 4/2011. Đến năm 2013, khi hai vị lãnh đạo chủ chốt Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận “chuồn” khỏi PVC cũng là thời điểm ông Đạt thôi giữ chức Kế toán trưởng chuyển sang làm thành viên Ban kiểm soát PVC. Trước đó, ông Đạt từng công tác tại Cty Sông Đà 11; Ngân hàng BIDV Điện Biên; Tổng Cty Xây dựng Bạch Đằng. Từ tháng 5/2008, ông Đạt về công tác tại PVC đảm nhiệm các chức vụ Phó ban Tài chính kế toán, Phó giám đốc Ban Tài chính kế toán... 

                            

Ông Trump, bà Clinton “hại” kinh tế Mỹ

        Theo bản báo cáo được công bố hôm 19-9, cả bà Hillary Clinton, ứng viên Đảng Dân chủ, và đối thủ Donald Trump của Đảng Cộng hòa sẽ đều bị chỉ trích vì phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Những chính sách do bà Clinton đề xuất bị chê là sẽ gây hại cho sự bền vững của kinh tế Mỹ, chủ yếu do bà phản đối TPP và sự tăng cường hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, so với bà Clinton, mối đe dọa đến từ chính sách của tỉ phú Trump còn nghiêm trọng hơn nhiều.
          Theo PIIE, các chính sách thương mại của ông Trump là “thảm họa” đối với kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ, cũng như “tàn phá” các doanh nghiệp Mỹ. Ông Trump từng dọa đánh thuế 35% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và 45% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc. Ứng viên này còn dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và bãi bỏ các thỏa thuận thương mại hiện có, như Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông Trump cũng xem chủ nghĩa bảo hộ thương mại là trọng tâm của chiến dịch tranh cử. “Nếu được thực thi, những đề xuất của ông Trump sẽ kích động các đối tác thương mại của Mỹ trả đũa, dẫn đến chiến tranh thương mại, từ đó đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái và khiến cho hàng triệu người Mỹ mất việc” - PIIE cảnh báo.
Theo báo cáo, chính sách thương mại của ứng viên Trump đe dọa thổi bùng căng thẳng với Trung Quốc và phá vỡ quan hệ liên minh đang tồn tại với các đối tác thương mại tự do, trong đó có Hàn Quốc, Singapore, Úc… Hơn nữa, các ngành công nghiệp Mỹ dựa vào xuất khẩu - như sản xuất máy móc cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, không gian vũ trụ và kỹ thuật - được dự báo sẽ thiệt hại nặng nhất bởi cuộc chiến thương mại do ông Trump gây ra, nếu có. “Chính sách thương mại được bà Clinton đề xuất sẽ gây hại nhưng chính sách thương mại của ông Trump sẽ tàn phá khủng khiếp” - ông Chủ tịch PIIE Adam Posen đúc kết.

Vì sao phê bình, tự phê bình chưa có hiệu quả?

       Tự phê bình và phê bình vốn được dành một vị trí rất quan trọng trong xây dựng đảng cộng sản, nhất là khi đảng trở thành đảng cầm quyền. Từ chỗ được coi là một giải pháp hữu hiệu chống quan liêu, sửa chữa những sai lầm khuyết điểm đã có lúc được nâng lên thành “quy luật phát triển của Đảng”. Điều lệ Đảng coi tự phê bình và phê bình là “quyền lợi” và “nhiệm vụ” của đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình. Với Người, đó không chỉ là vấn đề nguyên tắc mà còn là vấn đề đạo đức, là biện pháp hàng đầu để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, là một trong những “cách tốt nhất” để củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Tuy vậy, việc thực hiện tự phê bình, phê bình trong Đảng hiện nay là một yếu kém kéo dài. Yếu kém này được nêu lên trong hầu hết các đại hội của Đảng và nhiều văn kiện quan trọng, cả thời gian trước đây, trong chiến tranh, trong cơ chế cũ và càng nổi rõ trong cơ chế mới. Đã có nhiều giải pháp khắc phục được đề ra, nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Hiện nay vẫn còn nhiều tổ chức đảng tổ sinh hoạt tự phê bình và phê bình không thành nền nếp, nơi thực hiện thì còn rất nặng về hình thức, kém hiệu quả. Tự phê bình rất yếu, thiếu tinh thần tự giác. Tình trạng phổ biến là xuê xoa, thoả hiệp, đặc biệt thường né tránh các vấn đề về nhận thức, quan điểm, đường lối và thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu. Ngược lại, không ít nơi lại “đấu đá”... hoặc trù dập người phê bình thẳng thắn... hìn rộng ra thì đây cũng là yếu kém khá phổ biến trong các đảng cầm quyền ở các nước XHCN trước đây, là một trong những nguyên nhân để các khuyết điểm tích tụ lại, dẫn tới sai lầm nghiêm trọng, gây tác hại lớn, có trường hợp làm sụp đổ cả đảng, cả chế độ khi bọn phản bội khống chế được quyền lãnh đạo. Có nhiều vấn đề về tự phê bình và phê bình cần được làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn; cần có những công trình nghiên cứu, tổng kết nghiêm túc, quy mô về đề tài này. Chúng tôi cố gắng nêu lên một vài suy nghĩ bước đầu. 
       1. Tiền đề và điều kiện tự phê bình, phê bình
       Cần phân biệt thuật ngữ “phê bình” trong xây dựng Đảng của chúng ta với khái niệm phê bình nói chung. Phê bình là sự phân tích, bình phẩm, đánh giá một đối tượng (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhưng thường được hiểu nghiêng về việc chỉ ra và phê phán mặt tiêu cực, thiếu sót). Trên nghĩa chung đó, mọi việc bình phẩm không phân biệt là của ai, với động cơ nào, đều là phê bình. Trong nền chính trị tư sản, việc các đối thủ chính trị công kích nhau về chính sách, về nhân thân... là nhằm tranh giành ảnh hưởng, nhưng người có bản lĩnh vẫn có thể từ những lời công kích của đối thủ, rút ra những kết luận cần thiết để bổ sung, hoàn thiện chính sách. Trên một khía cạnh nhất định cũng có thể xem đó là “phê bình”.
       Cần phân biệt thuật ngữ “phê bình” trong xây dựng Đảng của chúng ta với khái niệm phê bình nói chung. Phê bình là sự phân tích, bình phẩm, đánh giá một đối tượng (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhưng thường được hiểu nghiêng về việc chỉ ra và phê phán mặt tiêu cực, thiếu sót). Trên nghĩa chung đó, mọi việc bình phẩm không phân biệt là của ai, với động cơ nào, đều là phê bình. Trong nền chính trị tư sản, việc các đối thủ chính trị công kích nhau về chính sách, về nhân thân... là nhằm tranh giành ảnh hưởng, nhưng người có bản lĩnh vẫn có thể từ những lời công kích của đối thủ, rút ra những kết luận cần thiết để bổ sung, hoàn thiện chính sách. Trên một khía cạnh nhất định cũng có thể xem đó là “phê bình”. 
       Quan niệm của chúng ta về phê bình có điểm khác. Phê bình (và tự phê bình) mà chúng ta tiến hành trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp (Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các hội, các doanh nghiệp...) và toàn xã hội, là một phương pháp phát hiện những mâu thuẫn, thiếu sót, sai lầm của tập thể và cá nhân để khắc phục, sửa chữa, thúc đẩy tiến bộ. Tiền đề của nó là cùng chung một lợi ích, mục đích. Điều kiện của nó là tự giác, dân chủ, công khai, thông tin đầy đủ, chính xác. Thiếu tiền đề và những điều kiện đó thì không thể nói tới một sự tự phê bình và phê bình theo đúng nghĩa. 
       Về tiền đề cùng chung một lợi ích, mục đích. Đảng ta chỉ có một mục đích là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về nguyên tắc, cái chung đó chi phối quyết định về tổ chức và hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội ta. Nhưng trong các bộ phận, các nhóm, các tập hợp, các cá thể thì vẫn tồn tại những khác biệt về lợi ích và mục tiêu cụ thể. Trong chiến tranh, đánh thắng kẻ thù để tồn tại là mục tiêu chung cao nhất đặt ra với tất cả mọi người, thu hẹp đến tối thiểu những khác biệt. Trong điều kiện hiện nay, các khác biệt đó trở nên đa dạng, phức tạp, khó nắm bắt hơn nhiều; không phải lúc nào, ở đâu cái chung cũng chi phối quyết định. Ví như vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng. Không thể tìm ra tiếng nói chung giữa tham nhũng và chống tham nhũng, giữa kẻ tham nhũng và nạn nhân. Giữa họ là một cuộc đấu tranh có tính đối kháng cá nhân rất quyết liệt. Trong đó, kẻ tham nhũng sử dụng mọi biện pháp, mọi thủ đoạn, thậm chí phạm pháp để tồn tại. Không có tiền đề chung về lợi ích, nên các bên tham gia cuộc đấu tranh này không thể vận động theo các quy phạm tự phê bình và phê bình. 
       Trên cơ sở tiền đề nói trên, cần có các điều kiện tự giác, dân chủ, công khai, thông tin đầy đủ, chính xác. Các điều kiện đó không tự nó xuất hiện. Để tự giác không chỉ cần có thái độ vô tư (không bị chi phối vì lợi ích riêng), mà còn đòi hỏi trước hết năng lực nhận thức đúng hiện thực khách quan, khả năng đấu tranh và tự đấu tranh để thực hiện các quy định, luật pháp. Dân chủ là điều kiện để thực hiện tự phê bình và phê bình; nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là biểu hiện rõ rệt nhất của dân chủ. Thiếu vắng dân chủ, không bình đẳng giữa người phê bình và người bị phê bình làm biến dạng phê bình, không chỉ trong quan hệ trên - dưới mà trong tất cả các mối quan hệ khác, bao gồm cả quan hệ Đảng với nhân dân. Dân chủ trong nội bộ Đảng và dân chủ trong xã hội có mối quan hệ rất mật thiết. Dân chủ trong Đảng là tiền đề của dân chủ trong xã hội, dân chủ trong xã hội là môi trường để phát triển dân chủ trong Đảng. Một đảng khép kín, không chịu sự giám sát của nhân dân thì không thể thực hành dân chủ nội bộ. Công khai là biểu hiện của dân chủ, được hàm nghĩa sâu sắc trong từng nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Không công khai thì không thể nói đến giám sát dân chủ, phân biệt đúng sai, sửa chữa khuyết điểm... là những nội dung cốt lõi của tự phê bình và phê bình. Đương nhiên, mỗi vấn đề có phạm vi công khai của nó; nhưng những khuyết điểm về ban hành và thực hiện chính sách, về thi hành công vụ, về đạo đức lối sống... của các tổ chức, của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp nào, đều là vấn đề cần và có thể công khai trong phạm vi rộng rãi nhất. Thông qua công khai, đảng viên và nhân dân được thông tin đầy đủ, chính xác, có nhận thức đúng mới có thể tham gia tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Công khai khuyết điểm của lãnh đạo không hề làm giảm tín nhiệm đối với Đảng mà ngược lại. Đã có những trường hợp cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm nhưng không được kết luận rõ hoặc kết luận chưa đúng mức nên không được thông báo công khai làm nảy sinh dư luận đồn đoán, thổi phồng, xuyên tạc. Kết quả là chẳng những cán bộ mất uy tín hơn mà cả tập thể cũng bị mang tiếng là bao che, dung túng.
Trong thực tế hiện nay, tiền đề và những điều kiện nói trên còn yếu ớt. Muốn khắc phục tình trạng tự phê bình và phê bình yếu kém phải khai thông những vấn đề đó. 
       2. Vấn đề phê bình chủ trương, chính sách. 
       Một chính sách đúng phải bắt nguồn từ cuộc sống, sau khi ra đời cần được bổ sung, hoàn thiện, kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trên quan điểm điều khiển học, thực hiện chính sách là một quá trình, trong đó luôn cần có thông tin phản hồi kịp thời và chính xác để điều chỉnh. Chính sách đúng thường được dư luận hoan nghênh do hợp lòng người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chính sách đúng nhưng lúc đầu chưa được dư luận hoan nghênh và không phải mọi chính sách được dư luận hoan nghênh đều đúng. Vì vậy, thông tin phản hồi ở đây phải khai thác ít nhất từ hai nguồn: Kết quả đo bằng các tiêu chí khách quan và dư luận xã hội. Hai nguồn này có quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Thông tin phản hồi càng chính xác, sự điều chỉnh càng kịp thời thì hiệu quả hoàn thiện chính sách càng cao. Đó chính là ý nghĩa, yêu cầu của việc khuyến khích mọi người đánh giá, phê bình chủ trương, chính sách. Nhưng thực tế còn nhiều yếu tố cản trở, kìm hãm, làm chậm quá trình nhận biết và sửa chữa thiếu sót của chính sách.
       Một chính sách đúng phải bắt nguồn từ cuộc sống, sau khi ra đời cần được bổ sung, hoàn thiện, kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trên quan điểm điều khiển học, thực hiện chính sách là một quá trình, trong đó luôn cần có thông tin phản hồi kịp thời và chính xác để điều chỉnh. Chính sách đúng thường được dư luận hoan nghênh do hợp lòng người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chính sách đúng nhưng lúc đầu chưa được dư luận hoan nghênh và không phải mọi chính sách được dư luận hoan nghênh đều đúng. Vì vậy, thông tin phản hồi ở đây phải khai thác ít nhất từ hai nguồn: Kết quả đo bằng các tiêu chí khách quan và dư luận xã hội. Hai nguồn này có quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Thông tin phản hồi càng chính xác, sự điều chỉnh càng kịp thời thì hiệu quả hoàn thiện chính sách càng cao. Đó chính là ý nghĩa, yêu cầu của việc khuyến khích mọi người đánh giá, phê bình chủ trương, chính sách. Nhưng thực tế còn nhiều yếu tố cản trở, kìm hãm, làm chậm quá trình nhận biết và sửa chữa thiếu sót của chính sách. 
       Một là, ít ai dám phê bình chính sách do ngại ngần và lúng túng trong việc hiểu và thực hiện các quy định về việc đảng viên phải “nói và làm theo nghị quyết”, “nghiêm chỉnh thực hiện chính sách”. Tiền đề của yêu cầu này là nghị quyết, chính sách không sai. Nhưng chính sách, nhất là những chính sách cụ thể trong cuộc sống hiện đại đa dạng, phức tạp, luôn biến động vẫn có khả năng sai hoặc có khía cạnh sai, vì vậy cần được phê bình. Nhưng phê bình chính sách có phải là nói trái nghị quyết không? Phê bình chính sách đến mức nào, đến cấp nào, ở chỗ nào thì không vi phạm các quy định nói trên? Đâu là ranh giới giữa các vấn đề cụ thể và vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng? Nói chung, đảng viên có quyền phê bình nghị quyết không hay chỉ có quyền phàn nàn, phản ảnh lên cấp trên? Đây là những vấn đề còn nhiều điều không rõ (cho đến nay, chúng ta chỉ mới nói một số vấn đề về quyền thảo luận dân chủ và bảo lưu ý kiến nhưng chưa có cơ chế đảm bảo, do đó trên thực tế cũng chưa được thực hiện). Vì vậy, rất ít ý kiến phê bình chính sách, hoặc có thì cũng dè dặt, thường theo khuôn “chủ trương đúng, thực hiện sai”. Khuyết điểm được nhận biết và thừa nhận hường chậm, có khi quá chậm, gây tác hại không nhỏ.
       Ít ai dám phê bình chính sách do ngại ngần và lúng túng trong việc hiểu và thực hiện các quy định về việc đảng viên phải “nói và làm theo nghị quyết”, “nghiêm chỉnh thực hiện chính sách”. Tiền đề của yêu cầu này là nghị quyết, chính sách không sai. Nhưng chính sách, nhất là những chính sách cụ thể trong cuộc sống hiện đại đa dạng, phức tạp, luôn biến động vẫn có khả năng sai hoặc có khía cạnh sai, vì vậy cần được phê bình. Nhưng phê bình chính sách có phải là nói trái nghị quyết không? Phê bình chính sách đến mức nào, đến cấp nào, ở chỗ nào thì không vi phạm các quy định nói trên? Đâu là ranh giới giữa các vấn đề cụ thể và vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng? Nói chung, đảng viên có quyền phê bình nghị quyết không hay chỉ có quyền phàn nàn, phản ảnh lên cấp trên? Đây là những vấn đề còn nhiều điều không rõ (cho đến nay, chúng ta chỉ mới nói một số vấn đề về quyền thảo luận dân chủ và bảo lưu ý kiến nhưng chưa có cơ chế đảm bảo, do đó trên thực tế cũng chưa được thực hiện). Vì vậy, rất ít ý kiến phê bình chính sách, hoặc có thì cũng dè dặt, thường theo khuôn “chủ trương đúng, thực hiện sai”. Khuyết điểm được nhận biết và thừa nhận hường chậm, có khi quá chậm, gây tác hại không nhỏ. 
       Hai là, còn tồn tại nhiều yếu tố hạn chế tính khách quan trong đánh giá chủ trương, chính sách. Nói chung, chính sách do cơ quan tham mưu hoặc người đứng đầu đề xuất. Việc theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện một chính sách thường mặc nhiên giao cho người hoặc cơ quan tham mưu đề xuất chính sách đó. Họ có khuynh hướng tập hợp, xử lý thông tin theo hướng minh chứng chính sách đúng, khó chấp nhận những ý kiến phản biện. Chính đây là khe hở của bệnh thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, mà nhiều kẻ cơ hội, hãnh tiến rất thành thạo lợi dụng. Vì vậy, có tình trạng tổng kết ngắn hạn, cục bộ thì thấy chủ trương, chính sách có kết quả, nhưng khi xét toàn cục, dài hạn thì kết quả không rõ, thậm chí có hại. Có trường hợp thấy sai, nhưng chỉ dám nói là sai khi thay đổi người lãnh đạo chủ chốt đã đề xuất chủ trương đó, còn tồn tại nhiều yếu tố hạn chế tính khách quan trong đánh giá chủ trương, chính sách. Nói chung, chính sách do cơ quan tham mưu hoặc người đứng đầu đề xuất. Việc theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện một chính sách thường mặc nhiên giao cho người hoặc cơ quan tham mưu đề xuất chính sách đó. Họ có khuynh hướng tập hợp, xử lý thông tin theo hướng minh chứng chính sách đúng, khó chấp nhận những ý kiến phản biện. Chính đây là khe hở của bệnh thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, mà nhiều kẻ cơ hội, hãnh tiến rất thành thạo lợi dụng. Vì vậy, có tình trạng tổng kết ngắn hạn, cục bộ thì thấy chủ trương, chính sách có kết quả, nhưng khi xét toàn cục, dài hạn thì kết quả không rõ, thậm chí có hại. Có trường hợp thấy sai, nhưng chỉ dám nói là sai khi thay đổi người lãnh đạo chủ chốt đã đề xuất chủ trương đó. 
       Ba là, nói chung chính sách nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Một chính sách tốt là chính sách có mặt tích cực là chủ yếu, mặt tiêu cực không chủ yếu. Nhưng luôn luôn có những kẻ lợi dụng mặt tiêu cực và những sơ hở để trục lợi. Họ không thực hiện toàn bộ mà chỉ thực hiện phần chính sách nào có lợi cho họ, làm cho chính sách bị biến dạng, đúng sai lẫn lộn, có khi mất ý nghĩa tích cực. Kẻ làm bậy khá “an toàn” trong vỏ bọc “thực hiện chính sách”. Người phê bình, đấu tranh dễ bị gán cho là “chống lại chính sách”, xếp cùng loại với những kẻ thực sự chống chính sách. Nhiều sai sót trong thực hiện chính sách đất đai vừa qua ở một số địa phương thể hiện rất rõ điều này. Nói chung chính sách nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Một chính sách tốt là chính sách có mặt tích cực là chủ yếu, mặt tiêu cực không chủ yếu. Nhưng luôn luôn có những kẻ lợi dụng mặt tiêu cực và những sơ hở để trục lợi. Họ không thực hiện toàn bộ mà chỉ thực hiện phần chính sách nào có lợi cho họ, làm cho chính sách bị biến dạng, đúng sai lẫn lộn, có khi mất ý nghĩa tích cực. Kẻ làm bậy khá “an toàn” trong vỏ bọc “thực hiện chính sách”. Người phê bình, đấu tranh dễ bị gán cho là “chống lại chính sách”, xếp cùng loại với những kẻ thực sự chống chính sách. Nhiều sai sót trong thực hiện chính sách đất đai vừa qua ở một số địa phương thể hiện rất rõ điều này. 
       3. Phê bình hành vi phạm tội. 
       Việc giáo dục, rèn luyện, tự tu dưỡng, tự phê bình, phê bình trong cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng để hình thành bản lĩnh, sự giác ngộ, tự ngăn ngừa hành vi phạm tội. Nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ kẻ phạm tội là do nhận thức, năng lực yếu kém, “vô tình” phạm tội, còn đại bộ phận là phạm tội có ý thức, có mưu mô, thủ đoạn để thoả mãn tham vọng cá nhân. Việc phát hiện, khắc phục hành vi phạm tội về cơ bản không thể bằng biện pháp phê bình, lại càng không thể qua tự phê bình. Có ý kiến cho rằng bằng chứng rõ rệt nhất về yếu kém tự phê bình và phê bình là không có vụ tham nhũng nào được vạch trần qua phê bình, tự phê bình. Điều này xét cho kỹ chỉ đúng một phần. Thực tế là hầu hết thông tin về tham nhũng đều đưa ra từ nội bộ, từ những người trong cuộc. Họ không đấu tranh theo con đường phê bình, ngoài những kẻ “ném đá giấu tay”, có không ít người tỉnh táo, tìm cách đấu tranh có kết quả hơn. Ai cũng biết rằng để khẳng định được một vụ tham nhũng, phải tập hợp chứng cớ, điều tra, xác minh, thậm chí phải “bắt tận tay”. Cả một bộ máy, có chức trách, có chuyên môn, nắm trong tay các công cụ pháp lý làm việc này còn khó; nói chi đến một cá nhân, hành động đơn độc. Họ bị ràng buộc vì một số quy định và cơ chế. Ví dụ, nếu trao đổi ngoài cuộc họp với đồng chí khác về hiện tượng tham nhũng trong nội bộ là đã có thể bị chụp mũ là lôi bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết; nếu phản ảnh lên cấp trên những điều khuất tất (nhưng chưa đủ bằng chứng) là có nguy cơ bị khép tội tố cáo sai sự thật; nếu vài người đứng đơn tố cáo thì có thể bị quy là khiếu kiện tập thể; nếu vì quá bức xúc mà lên tiếng phê bình “non” trong hội nghị, thì không khác gì “đánh động” cho kẻ tham nhũng tìm cách đối phó, xoá tội, phi tang và trù dập người phê bình. Rõ ràng, phê bình công khai không phải là công cụ hiệu quả chống hành vi phạm tội. Đó là cuộc đấu tranh không cân sức, người phê bình công khai thường không tránh khỏi thất bại, nhất là khi kẻ phạm tội có cương vị, thế lực, phe cánh, ô dù, có nhiều công cụ trong tay để lấp liếm tội lỗi, trù dập, hãm hại người phê bình. 
       Việc giáo dục, rèn luyện, tự tu dưỡng, tự phê bình, phê bình trong cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng để hình thành bản lĩnh, sự giác ngộ, tự ngăn ngừa hành vi phạm tội. Nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ kẻ phạm tội là do nhận thức, năng lực yếu kém, “vô tình” phạm tội, còn đại bộ phận là phạm tội có ý thức, có mưu mô, thủ đoạn để thoả mãn tham vọng cá nhân. Việc phát hiện, khắc phục hành vi phạm tội về cơ bản không thể bằng biện pháp phê bình, lại càng không thể qua tự phê bình. Có ý kiến cho rằng bằng chứng rõ rệt nhất về yếu kém tự phê bình và phê bình là không có vụ tham nhũng nào được vạch trần qua phê bình, tự phê bình. Điều này xét cho kỹ chỉ đúng một phần. Thực tế là hầu hết thông tin về tham nhũng đều đưa ra từ nội bộ, từ những người trong cuộc. Họ không đấu tranh theo con đường phê bình, ngoài những kẻ “ném đá giấu tay”, có không ít người tỉnh táo, tìm cách đấu tranh có kết quả hơn. Ai cũng biết rằng để khẳng định được một vụ tham nhũng, phải tập hợp chứng cớ, điều tra, xác minh, thậm chí phải “bắt tận tay”. Cả một bộ máy, có chức trách, có chuyên môn, nắm trong tay các công cụ pháp lý làm việc này còn khó; nói chi đến một cá nhân, hành động đơn độc. Họ bị ràng buộc vì một số quy định và cơ chế. Ví dụ, nếu trao đổi ngoài cuộc họp với đồng chí khác về hiện tượng tham nhũng trong nội bộ là đã có thể bị chụp mũ là lôi bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết; nếu phản ảnh lên cấp trên những điều khuất tất (nhưng chưa đủ bằng chứng) là có nguy cơ bị khép tội tố cáo sai sự thật; nếu vài người đứng đơn tố cáo thì có thể bị quy là khiếu kiện tập thể; nếu vì quá bức xúc mà lên tiếng phê bình “non” trong hội nghị, thì không khác gì “đánh động” cho kẻ tham nhũng tìm cách đối phó, xoá tội, phi tang và trù dập người phê bình. Rõ ràng, phê bình công khai không phải là công cụ hiệu quả chống hành vi phạm tội. Đó là cuộc đấu tranh không cân sức, người phê bình công khai thường không tránh khỏi thất bại, nhất là khi kẻ phạm tội có cương vị, thế lực, phe cánh, ô dù, có nhiều công cụ trong tay để lấp liếm tội lỗi, trù dập, hãm hại người phê bình. 
       4. Tự phê bình, phê bình những khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách. 
       Đây chính là lĩnh vực tự phê bình, phê bình có thể phát huy hiệu quả nhiều hơn cả. Người ta không ai không có khuyết điểm, những khuyết điểm đó chính là đối tượng của tự phê bình, phê bình. Trong trường hợp này, tự phê bình, phê bình dựa trên hai điều kiện: Một là, tinh thần phục thiện, ý chí tự hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân; hai là, thiện ý của tập thể vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân, coi đó là lợi ích chung của cả tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói đến tự phê bình và phê bình với tinh thần này. Từ xa xưa các bậc cao minh cho rằng “người khen đúng ta là bạn ta, người chê đúng ta là thầy ta”. Nhưng do nhiều nguyên nhân, tự phê bình, phê bình theo tinh thần nói trên cũng bị biến dạng. Khá phổ biến là những biểu hiện tránh nói khuyết điểm, tâng bốc, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để bôi đen, dìm dập, thậm chí cố tình đưa nhau vào tròng để hãm hại vì lợi riêng. Trong tình hình đó, thay vì phấn đấu rèn luyện, tự hoàn thiện, người ta chạy theo hư danh, giả dối, khoe khoang chức vụ, bằng cấp... lấy cái đó để che giấu những yếu kém về nhận thức, năng lực, phẩm chất của mình. Tâm lý tự phỉnh nịnh và ưa nịnh phát triển cùng với thái độ dị ứng thậm chí ghét bỏ những ai phê bình mình. Cách ứng xử của họ là “người khen ta dù không đúng nếu ở cấp trên là thầy, ngang cấp là cùng cánh, cấp dưới là quân ta; người chê ta, bất kể đúng sai đều là đối thủ của ta!”. Nếu không khắc phục được điều này thì không thể nói đến tự phê bình và phê bình chân chính.
Đây chính là lĩnh vực tự phê bình, phê bình có thể phát huy hiệu quả nhiều hơn cả. Người ta không ai không có khuyết điểm, những khuyết điểm đó chính là đối tượng của tự phê bình, phê bình. Trong trường hợp này, tự phê bình, phê bình dựa trên hai điều kiện: Một là, tinh thần phục thiện, ý chí tự hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân; hai là, thiện ý của tập thể vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân, coi đó là lợi ích chung của cả tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói đến tự phê bình và phê bình với tinh thần này. Từ xa xưa các bậc cao minh cho rằng “người khen đúng ta là bạn ta, người chê đúng ta là thầy ta”. Nhưng do nhiều nguyên nhân, tự phê bình, phê bình theo tinh thần nói trên cũng bị biến dạng. Khá phổ biến là những biểu hiện tránh nói khuyết điểm, tâng bốc, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để bôi đen, dìm dập, thậm chí cố tình đưa nhau vào tròng để hãm hại vì lợi riêng. Trong tình hình đó, thay vì phấn đấu rèn luyện, tự hoàn thiện, người ta chạy theo hư danh, giả dối, khoe khoang chức vụ, bằng cấp... lấy cái đó để che giấu những yếu kém về nhận thức, năng lực, phẩm chất của mình. Tâm lý tự phỉnh nịnh và ưa nịnh phát triển cùng với thái độ dị ứng thậm chí ghét bỏ những ai phê bình mình. Cách ứng xử của họ là “người khen ta dù không đúng nếu ở cấp trên là thầy, ngang cấp là cùng cánh, cấp dưới là quân ta; người chê ta, bất kể đúng sai đều là đối thủ của ta!”. Nếu không khắc phục được điều này thì không thể nói đến tự phê bình và phê bình chân chính. 
       5. Thái độ của cấp trên đối với phê bình. 
       Về nguyên tắc, cấp trên ủng hộ tự phê bình, phê bình ở cấp dưới. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp thái độ này thường thiếu nhất quán, nhất là cấp trên trực tiếp. Một số cấp trên còn bị chi phối do tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng”, lo “rút dây động rừng”, sợ trách nhiệm liên đới, sợ mất thành tích tập thể, có người ngại phải giải quyết khó khăn thay đổi nhiều cán bộ cấp dưới có khuyết điểm... Tất cả những nguyên nhân đó khiến họ thường có xu hướng không triệt để ủng hộ tự phê bình và phê bình ở cấp dưới, trái lại còn muốn thu hẹp mức độ, quy mô, phạm vi phê bình và xử lý. Đó là chưa kể một số người cố tình xuê xoa, bao che vì động cơ xấu.
Về nguyên tắc, cấp trên ủng hộ tự phê bình, phê bình ở cấp dưới. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp thái độ này thường thiếu nhất quán, nhất là cấp trên trực tiếp. Một số cấp trên còn bị chi phối do tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng”, lo “rút dây động rừng”, sợ trách nhiệm liên đới, sợ mất thành tích tập thể, có người ngại phải giải quyết khó khăn thay đổi nhiều cán bộ cấp dưới có khuyết điểm... Tất cả những nguyên nhân đó khiến họ thường có xu hướng không triệt để ủng hộ tự phê bình và phê bình ở cấp dưới, trái lại còn muốn thu hẹp mức độ, quy mô, phạm vi phê bình và xử lý. Đó là chưa kể một số người cố tình xuê xoa, bao che vì động cơ xấu. 
       6. Vấn đề động cơ trong phê bình. 
       Phê bình cần nhằm mục đích xây dựng, với động cơ trong sáng, nhưng cũng có những trường hợp hiệu quả xây dựng nằm ngoài động cơ của người phê bình. Trong những người phản đối sai lầm vi phạm về quản lý tài chính, đất đai, mất dân chủ ở một địa phương nọ có cả một số người xuất phát từ động cơ riêng; một số vụ tham ô bị lộ do “ăn chia” không đều, nội bộ đấu đá nhau; nhiều khuyết điểm của tập thể lãnh đạo bị phơi bày do mâu thuẫn nội bộ bộc phát... Không thể nói là người trong cuộc có động cơ đúng hết. Rõ ràng động cơ đúng là rất cần, là điều chúng ta mong muốn có, nhưng không phải là điều kiện tiền đề, không phải là tiêu chuẩn để định rõ đúng sai. Xét cho cùng thì tiêu chuẩn đó có tính khách quan, không phụ thuộc động cơ chủ quan của người phê bình. Cần khắc phục tình trạng những người bị tố cáo, bị phê bình đi truy tìm nhân thân hay mục tiêu không xây dựng của người phê bình, lấy đó làm lý do để biện bạch, giảm nhẹ khuyết điểm.
       Phê bình cần nhằm mục đích xây dựng, với động cơ trong sáng, nhưng cũng có những trường hợp hiệu quả xây dựng nằm ngoài động cơ của người phê bình. Trong những người phản đối sai lầm vi phạm về quản lý tài chính, đất đai, mất dân chủ ở một địa phương nọ có cả một số người xuất phát từ động cơ riêng; một số vụ tham ô bị lộ do “ăn chia” không đều, nội bộ đấu đá nhau; nhiều khuyết điểm của tập thể lãnh đạo bị phơi bày do mâu thuẫn nội bộ bộc phát... Không thể nói là người trong cuộc có động cơ đúng hết. Rõ ràng động cơ đúng là rất cần, là điều chúng ta mong muốn có, nhưng không phải là điều kiện tiền đề, không phải là tiêu chuẩn để định rõ đúng sai. Xét cho cùng thì tiêu chuẩn đó có tính khách quan, không phụ thuộc động cơ chủ quan của người phê bình. Cần khắc phục tình trạng những người bị tố cáo, bị phê bình đi truy tìm nhân thân hay mục tiêu không xây dựng của người phê bình, lấy đó làm lý do để biện bạch, giảm nhẹ khuyết điểm. 

       Từ một vài điều suy nghĩ trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

       Một là, để thực hiện tự phê bình và phê bình có hiệu quả, bên cạnh việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý chí đấu tranh trong Đảng và toàn xã hội điều quan trọng nhất hiện nay là phải gạt bỏ những cản trở đối với phê bình. Những cản trở này rất lớn, trên nhiều khía cạnh. Cản trở về nhận thức và một số quy định chưa phù hợp rất dễ bị những cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm lợi dụng để chống lại phê bình. Cơ chế tác động có tính dây chuyền là: Không có phê bình nghiêm túc trong lãnh đạo thì cũng sẽ không có phê bình trong cả tổ chức; không có phê bình thì cũng không thể có tự phê bình. Những hiện tượng tố cáo, khiếu kiện, “xì” vấn đề nội bộ ra ngoài... là những biến dạng của phê bình, có một số trường hợp bị lợi dụng, trước hết là do chưa tạo được môi trường lành mạnh để thực hiện tự phê bình, phê bình.
       Để thực hiện tự phê bình và phê bình có hiệu quả, bên cạnh việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý chí đấu tranh trong Đảng và toàn xã hội điều quan trọng nhất hiện nay là phải gạt bỏ những cản trở đối với phê bình. Những cản trở này rất lớn, trên nhiều khía cạnh. Cản trở về nhận thức và một số quy định chưa phù hợp rất dễ bị những cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm lợi dụng để chống lại phê bình. Cơ chế tác động có tính dây chuyền là: Không có phê bình nghiêm túc trong lãnh đạo thì cũng sẽ không có phê bình trong cả tổ chức; không có phê bình thì cũng không thể có tự phê bình. Những hiện tượng tố cáo, khiếu kiện, “xì” vấn đề nội bộ ra ngoài... là những biến dạng của phê bình, có một số trường hợp bị lợi dụng, trước hết là do chưa tạo được môi trường lành mạnh để thực hiện tự phê bình, phê bình. 
       Hai là, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy chế, các biện pháp ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ người phê bình. Tự phê bình, phê bình rất cần đối với Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội. Nhưng trong nhiều vụ việc cụ thể, người phê bình thường là những cá nhân không có lợi thế. Trái lại, người bị phê bình thường có thế lực, quyền hành, kỳ thị, trấn áp người phê bình. Người phê bình bị trù dập là hiện tượng phổ biến hơn nhiều lần so với bị phê bình “oan”. Chống trù dập, bảo vệ người phê bình khó khăn hơn nhiều so với minh oan cho người bị phê bình “oan”. Để khuyến khích phê bình phải bãi bỏ mọi quy định trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế phê bình. 
       Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy chế, các biện pháp ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ người phê bình. Tự phê bình, phê bình rất cần đối với Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội. Nhưng trong nhiều vụ việc cụ thể, người phê bình thường là những cá nhân không có lợi thế. Trái lại, người bị phê bình thường có thế lực, quyền hành, kỳ thị, trấn áp người phê bình. Người phê bình bị trù dập là hiện tượng phổ biến hơn nhiều lần so với bị phê bình “oan”. Chống trù dập, bảo vệ người phê bình khó khăn hơn nhiều so với minh oan cho người bị phê bình “oan”. Để khuyến khích phê bình phải bãi bỏ mọi quy định trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế phê bình. 
       Ba là, ủng hộ mọi phê bình đúng về nội dung, không phụ thuộc vào động cơ của người phê bình. Có nhiều trường hợp đấu tranh, phê bình để bảo vệ lợi ích riêng chính đáng bị xâm phạm. Khi đó đấu tranh thường kiên trì, không khoan nhượng. Khi cái sai bị vạch trần thì mang lại hiệu quả riêng, chung đều tích cực.
       Ủng hộ mọi phê bình đúng về nội dung, không phụ thuộc vào động cơ của người phê bình. Có nhiều trường hợp đấu tranh, phê bình để bảo vệ lợi ích riêng chính đáng bị xâm phạm. Khi đó đấu tranh thường kiên trì, không khoan nhượng. Khi cái sai bị vạch trần thì mang lại hiệu quả riêng, chung đều tích cực. 

Cái cớ và cái kết.!.

     Ở đời có rất nhiều lý do để họ làm hài lòng nhau hoặc là hại lẫn nhau, nhưng để đạt được ý muốn thì không thể đơn phương mà thể hiện được cũng vì sợ thiên hạ Phê và Bình hoặc là Dèm và Pha.
Trở lại lịch sử vào ngày 2 và 4/8/1964 với sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ đã có đủ cớ để mang máy bay đánh phá miền bắc Việt Nam, trong sự kiện này Mỹ đã đạt được mục đích của mình, nhưng cuối cùng cũng phải rút khỏi Việt Nam năm 1973. Lẽ phải đã đứng về sự thật.
Trong thời gian này vụ án Trịnh Xuân Thanh được đưa ra ánh sáng nhờ vào chiếc Lexus 570 gắn biển số Xanh, đó cũng chỉ là cái cớ mà thôi. Nhiều người đặt câu hỏi liệu không có cái Lexus này thì vụ án có được biết đến hay không? Tôi thiết nghĩ nếu không có cái LX570 thì sẽ là cái khác. Bởi lẽ nói theo chủ nghĩa duy tâm thì gọi là Tới Số, còn theo quy luật nhân quả là gieo gì thì gặt đó. Nếu anh không đàng hoàng, làm ăn gian dối, lươn lẹo thì anh có lẽ sẽ mau giàu, nhưng tiếng "lành" sẽ đồn xa và anh sẽ là người nổi tiếng trên bàn nhậu, bên tách trà và một ngày nào đó hết phúc rồi thì đó sẽ là hoạ...
Mấy ngày qua trong vụ cháy quán Karaoke 8 tầng ở Hà Nội, báo chí đưa tin các nạn nhân chạy ra đường có cô B bịt mũi bằng áo ngực của mình... Sau đó là các bình luận của cộng đồng mạng về hành động của cô B nói và chê trách về công việc của cô gái này, theo tôi đó cũng là việc làm bằng sức lao động để kiếm tiền mà không phải là LX570... Ở đây tôi xin nói về hành động này, không biết cô B có được học về kỹ năng thoát hiểm không, nhưng cô đã rất thông minh trong việc tự cứu chính mình. Ai đó thử đặt mình trong hoàn cảnh này xem liệu bạn có đủ thông minh mà làm được như cô ấy không? Hay là bịt mũi bằng tay không, nín thở được một lúc rồi ho sặc sụa xong rồi bất tỉnh lăn ra mà chết vì ngạt khí trước khi chết cháy? Có quá nhiều những việc chết vì thiếu hiểu biết như thế đã được đăng lên báo chí mỗi ngày. Trường hợp này có lẽ người đăng tin sẽ phải suy nghĩ lại về việc bảo mật thông tin cá nhân của mỗi người, chỉ cần che mặt nạn nhân là chuyện sẽ khác. Vậy cái cớ che mũi bằng áo ngực của mình là đúng hay sai? Bạn cảm nhận nhé!
Đối với bác Thanh LX570 kỹ năng mềm của bác là một trong 36 kế của Binh Pháp Tôn Tử "Tẩu vi thượng sách", mà nói như cụ Tú Xương "làm đĩ tứ phương cũng phải chừa lại một đường" đó là bài học cho ta vậy...
Chí ít trong ba ví dụ trên thì khi nói về cái cớ chúng ta cũng đều hiểu nó bắt đầu và kết thúc như thế nào. Cái gì thuộc về lẽ phải, tính mạng thì đều có hậu hơn những thứ hào nhoáng, tranh giành, tham lam và đố kỵ.

Bộ Y tế: Hải sản miền Trung sống tầng đáy trong 20 hải lý chưa an toàn

          Người dân có thể ăn hải sản sống ở tầng nổi, không sử dụng hải sản tầng đáy trong vòng 20 hải lý.
          Ngày 20/9, các Bộ Tài nguyên môi trường, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin về môi trường biển và việc khai thác, sử dụng hải sản tại vùng biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Theo đó, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành liên quan và địa phương nghiên cứu quy mô lớn với 1.040 mẫu hải sản được lấy hàng ngày ở tất cả các cảng cá, gò cá, các thuyền đánh bắt cá, đầm nuôi tại 4 tỉnh miền Trung.
Từ kết quả nghiên cứu, Bộ Y tế kết luận, tất cả các hải sản như cá ngừ, cá thu, cá nục các loại, cá chỉ vàng, bạc má, cá hố,  cá bò, cá cam, trích, đối, cá cơm và các loại hải sản khác sống ở tầng nổi, hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh miền Trung đều an toàn để dùng làm thực phẩm.
Theo kết luận của Bộ Y tế, các loại cá biển tầng nổi đủ an toàn để dùng làm thực phẩm. 

Bộ Y tế cho biết, các hải sản như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 13,5 hải lý chưa đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. Đồng thời, Bộ khuyến cáo không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy nêu trên trong vòng 20 hải lý.
Theo Bộ Y tế, các mẫu đều được kiểm nghiệm chỉ tiêu xyanua, phenol, thủy ngân, cadimi, chì, crom, asen và sắt tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Dinh dưỡng.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Theo vnexpress.net




PVC lỗ 3.200 tỉ thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo

Lãnh đạo PVN từng có văn bản gửi Bộ Công thương đề cập trách nhiệm lãnh đạo PVC - trong đó có ông Trịnh Xuân Thanh trong thua lỗ này, nhưng ông Thanh vẫn lên Phó chủ tịch UBND Hậu Giang.

Trước khi về nhậm chức phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh - người đang được dư luận quan tâm vì sử dụng chiếc Lexus 570 gắn biển xanh để đi làm, từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) từ tháng 2-2009 đến tháng 5-2013.
Chiếc xe Lexus từng mang biển số xanh của Hậu Giang 95A-0699 đã được thay lại biển số trắng

Có lịch sử hình thành từ tháng 8-1983 nhưng phải tới tháng 10-2007, khi Tập đoàn Dầu khí (PVN) thông qua đề án chuyển đổi Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thì doanh nghiệp này mới bắt đầu nổi danh. 
Chốt năm 2013: PVC lỗ hơn 3.200 tỉ đồng
Giữa năm 2012, ban xây dựng thuộc PVN trình tổng giám đốc PVN báo cáo tổng hợp năng lực hoạt động xây dựng của PVC và các đơn vị thành viên.
Báo cáo được báo chí đăng tải, qua đó cho thấy PVC tại thời điểm này đã mất cân đối về tài chính, sa lầy vào bất động sản, đặc biệt là có tình trạng đầu tư vốn vào nhiều dự án không đúng mục đích, không theo kế hoạch được phê duyệt...
Báo cáo của Ban xây dựng PVN cho biết tại thời điểm kiểm tra, PVC có vốn điều lệ là 2.500 tỉ đồng, nợ ngắn hạn là hơn 9.600 tỉ đồng, dòng tiền kinh doanh âm hơn 1.100 tỉ đồng, tổng số nợ gốc vay quá hạn tính đến hết năm 2011 là 993 tỉ đồng với lãi vay từ 4,9-21%/năm.
Đoàn kiểm tra kết luận nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc mất cân đối tài chính của PVC là do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài chính dài hạn trong khi hiệu quả đầu tư tài chính thấp.
Báo cáo cũng nêu hiện trạng khi thực hiện các dự án (chủ yếu được chỉ định thầu) thì PVC chỉ hoạt động với vai trò quản lý trung gian, công tác thi công trực tiếp được giao cho các công ty con thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, PVC cũng chỉ đóng vai trò là tổ chức trung gian với vai trò là tổng thầu nhận các công trình với chủ đầu tư, sau đó ký hợp đồng với các nhà thầu phụ là các đơn vị thành viên của PVC với giá trị thấp hơn để thu phí quản lý của các công ty này.
Nguồn thu chủ yếu của PVC từ các khoản chênh lệch giữa giá nhận thầu và giá giao thầu, cổ tức và lợi nhuận được chia từ các đơn vị thành viên.
Theo báo cáo của PVN, năm 2013 PVC lỗ hợp nhất là 3.202 tỉ đồng, lỗ công ty mẹ là 2.325 tỉ đồng.
Hé lộ nhiều vấn đề trong điều chuyển lãnh đạo PVC
Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm trước (giai đoạn ông Thanh và ông Vũ Đức Thuận lãnh đạo PVC) và một lý do nữa là “thị trường xây dựng mới hạn chế”.
Khi PVC công khai việc thua lỗ, ban lãnh đạo cũ bị điều chuyển thì có nhiều vấn đề hé lộ.
Điển hình là hàng loạt cán bộ của một công ty con thuộc PVC là PVC-ME bị cơ quan điều tra khởi tố bởi các hành vi vi phạm pháp luật tại một số công trình mà PVN và các doanh nghiệp thành viên của PVN đầu tư, như dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ, Nhà máy PVTEX Hải Phòng...
Sau khi Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm để lỗ ở PVC, theo nguồn tin Tuổi Trẻ, tổng giám đốc PVN khi đó là ông Đỗ Văn Hậu có văn bản gửi tới Bộ Công thương, trong đó có đề cập trách nhiệm của ban lãnh đạo PVC như ông Trịnh Xuân Thanh.
Tuy nhiên, báo cáo này không được Bộ Công thương công khai cụ thể. Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết PVC lỗ bởi hai nguyên nhân chính: thứ nhất là từ bất động sản, thứ hai là do các dự án đầu tư dở dang như xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng và Ethanol Phú Thọ...
Cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho rằng chuyện ông Trịnh Xuân Thanh không chỉ là chiếc xe sang mà nó khiến mọi người phải đặt dấu hỏi về công tác quy hoạch, điều động, bố trí cán bộ.
Ông Nhị nói: “Trường hợp này cho thấy có vấn đề, cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm để củng cố thêm niềm tin của người dân, của xã hội”.
* Theo ông là có vấn đề?
- Ông Thanh làm chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC), đơn vị này thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng.
Trong khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm thì ông Thanh được chuyển lên làm phó chánh văn phòng Bộ Công thương rồi luân chuyển vào làm phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Một người đang phải kiểm điểm trách nhiệm lại được điều chuyển lòng vòng, rồi vô Nam làm lãnh đạo tỉnh. Mới đây lại vượt qua ba vòng hiệp thương, trúng cử đại biểu Quốc hội.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, ông Thanh sẽ tiếp tục thăng tiến lên những chức vụ cao hơn sau này. Như vậy rõ ràng là có vấn đề chứ gì nữa. Tôi thấy bất ngờ.
* Bất ngờ thế nào, thưa ông?
- Tôi từng làm trưởng ban tổ chức tỉnh ủy bảy năm. Tôi cảm nhận việc điều động bố trí công tác, chức vụ, kể cả việc ông Thanh trúng cử đại biểu Quốc hội kể ra... cũng lạ, có gì đó bất thường.
Qua trường hợp này cho thấy lỗ hổng rất đáng lo trong công tác tổ chức, công tác cán bộ, nó tạo ra khoảng cách ngắn nhất cho kẻ cơ hội leo lên chức vụ cao. Cái đó làm mất lòng tin của người dân, của đảng viên.
* Theo ông, trường hợp ông Thanh nên giải quyết thế nào?
- Tổng bí thư đã có ý kiến chỉ đạo rồi, dư luận rất đồng tình, hoan nghênh. Tổng bí thư là trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, ông chỉ đạo là đúng bài rồi, nay ông trực tiếp đứng ra xử lý giải quyết luôn là... đúng thuốc, đúng liều.