Vì sao phê bình, tự phê bình chưa có hiệu quả?

       Tự phê bình và phê bình vốn được dành một vị trí rất quan trọng trong xây dựng đảng cộng sản, nhất là khi đảng trở thành đảng cầm quyền. Từ chỗ được coi là một giải pháp hữu hiệu chống quan liêu, sửa chữa những sai lầm khuyết điểm đã có lúc được nâng lên thành “quy luật phát triển của Đảng”. Điều lệ Đảng coi tự phê bình và phê bình là “quyền lợi” và “nhiệm vụ” của đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao tự phê bình và phê bình. Với Người, đó không chỉ là vấn đề nguyên tắc mà còn là vấn đề đạo đức, là biện pháp hàng đầu để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, là một trong những “cách tốt nhất” để củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Tuy vậy, việc thực hiện tự phê bình, phê bình trong Đảng hiện nay là một yếu kém kéo dài. Yếu kém này được nêu lên trong hầu hết các đại hội của Đảng và nhiều văn kiện quan trọng, cả thời gian trước đây, trong chiến tranh, trong cơ chế cũ và càng nổi rõ trong cơ chế mới. Đã có nhiều giải pháp khắc phục được đề ra, nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn. Hiện nay vẫn còn nhiều tổ chức đảng tổ sinh hoạt tự phê bình và phê bình không thành nền nếp, nơi thực hiện thì còn rất nặng về hình thức, kém hiệu quả. Tự phê bình rất yếu, thiếu tinh thần tự giác. Tình trạng phổ biến là xuê xoa, thoả hiệp, đặc biệt thường né tránh các vấn đề về nhận thức, quan điểm, đường lối và thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu. Ngược lại, không ít nơi lại “đấu đá”... hoặc trù dập người phê bình thẳng thắn... hìn rộng ra thì đây cũng là yếu kém khá phổ biến trong các đảng cầm quyền ở các nước XHCN trước đây, là một trong những nguyên nhân để các khuyết điểm tích tụ lại, dẫn tới sai lầm nghiêm trọng, gây tác hại lớn, có trường hợp làm sụp đổ cả đảng, cả chế độ khi bọn phản bội khống chế được quyền lãnh đạo. Có nhiều vấn đề về tự phê bình và phê bình cần được làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn; cần có những công trình nghiên cứu, tổng kết nghiêm túc, quy mô về đề tài này. Chúng tôi cố gắng nêu lên một vài suy nghĩ bước đầu. 
       1. Tiền đề và điều kiện tự phê bình, phê bình
       Cần phân biệt thuật ngữ “phê bình” trong xây dựng Đảng của chúng ta với khái niệm phê bình nói chung. Phê bình là sự phân tích, bình phẩm, đánh giá một đối tượng (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhưng thường được hiểu nghiêng về việc chỉ ra và phê phán mặt tiêu cực, thiếu sót). Trên nghĩa chung đó, mọi việc bình phẩm không phân biệt là của ai, với động cơ nào, đều là phê bình. Trong nền chính trị tư sản, việc các đối thủ chính trị công kích nhau về chính sách, về nhân thân... là nhằm tranh giành ảnh hưởng, nhưng người có bản lĩnh vẫn có thể từ những lời công kích của đối thủ, rút ra những kết luận cần thiết để bổ sung, hoàn thiện chính sách. Trên một khía cạnh nhất định cũng có thể xem đó là “phê bình”.
       Cần phân biệt thuật ngữ “phê bình” trong xây dựng Đảng của chúng ta với khái niệm phê bình nói chung. Phê bình là sự phân tích, bình phẩm, đánh giá một đối tượng (cả mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhưng thường được hiểu nghiêng về việc chỉ ra và phê phán mặt tiêu cực, thiếu sót). Trên nghĩa chung đó, mọi việc bình phẩm không phân biệt là của ai, với động cơ nào, đều là phê bình. Trong nền chính trị tư sản, việc các đối thủ chính trị công kích nhau về chính sách, về nhân thân... là nhằm tranh giành ảnh hưởng, nhưng người có bản lĩnh vẫn có thể từ những lời công kích của đối thủ, rút ra những kết luận cần thiết để bổ sung, hoàn thiện chính sách. Trên một khía cạnh nhất định cũng có thể xem đó là “phê bình”. 
       Quan niệm của chúng ta về phê bình có điểm khác. Phê bình (và tự phê bình) mà chúng ta tiến hành trong các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, nghề nghiệp (Đảng, Nhà nước, đoàn thể, các hội, các doanh nghiệp...) và toàn xã hội, là một phương pháp phát hiện những mâu thuẫn, thiếu sót, sai lầm của tập thể và cá nhân để khắc phục, sửa chữa, thúc đẩy tiến bộ. Tiền đề của nó là cùng chung một lợi ích, mục đích. Điều kiện của nó là tự giác, dân chủ, công khai, thông tin đầy đủ, chính xác. Thiếu tiền đề và những điều kiện đó thì không thể nói tới một sự tự phê bình và phê bình theo đúng nghĩa. 
       Về tiền đề cùng chung một lợi ích, mục đích. Đảng ta chỉ có một mục đích là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Về nguyên tắc, cái chung đó chi phối quyết định về tổ chức và hoạt động của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội ta. Nhưng trong các bộ phận, các nhóm, các tập hợp, các cá thể thì vẫn tồn tại những khác biệt về lợi ích và mục tiêu cụ thể. Trong chiến tranh, đánh thắng kẻ thù để tồn tại là mục tiêu chung cao nhất đặt ra với tất cả mọi người, thu hẹp đến tối thiểu những khác biệt. Trong điều kiện hiện nay, các khác biệt đó trở nên đa dạng, phức tạp, khó nắm bắt hơn nhiều; không phải lúc nào, ở đâu cái chung cũng chi phối quyết định. Ví như vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng. Không thể tìm ra tiếng nói chung giữa tham nhũng và chống tham nhũng, giữa kẻ tham nhũng và nạn nhân. Giữa họ là một cuộc đấu tranh có tính đối kháng cá nhân rất quyết liệt. Trong đó, kẻ tham nhũng sử dụng mọi biện pháp, mọi thủ đoạn, thậm chí phạm pháp để tồn tại. Không có tiền đề chung về lợi ích, nên các bên tham gia cuộc đấu tranh này không thể vận động theo các quy phạm tự phê bình và phê bình. 
       Trên cơ sở tiền đề nói trên, cần có các điều kiện tự giác, dân chủ, công khai, thông tin đầy đủ, chính xác. Các điều kiện đó không tự nó xuất hiện. Để tự giác không chỉ cần có thái độ vô tư (không bị chi phối vì lợi ích riêng), mà còn đòi hỏi trước hết năng lực nhận thức đúng hiện thực khách quan, khả năng đấu tranh và tự đấu tranh để thực hiện các quy định, luật pháp. Dân chủ là điều kiện để thực hiện tự phê bình và phê bình; nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là biểu hiện rõ rệt nhất của dân chủ. Thiếu vắng dân chủ, không bình đẳng giữa người phê bình và người bị phê bình làm biến dạng phê bình, không chỉ trong quan hệ trên - dưới mà trong tất cả các mối quan hệ khác, bao gồm cả quan hệ Đảng với nhân dân. Dân chủ trong nội bộ Đảng và dân chủ trong xã hội có mối quan hệ rất mật thiết. Dân chủ trong Đảng là tiền đề của dân chủ trong xã hội, dân chủ trong xã hội là môi trường để phát triển dân chủ trong Đảng. Một đảng khép kín, không chịu sự giám sát của nhân dân thì không thể thực hành dân chủ nội bộ. Công khai là biểu hiện của dân chủ, được hàm nghĩa sâu sắc trong từng nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ. Không công khai thì không thể nói đến giám sát dân chủ, phân biệt đúng sai, sửa chữa khuyết điểm... là những nội dung cốt lõi của tự phê bình và phê bình. Đương nhiên, mỗi vấn đề có phạm vi công khai của nó; nhưng những khuyết điểm về ban hành và thực hiện chính sách, về thi hành công vụ, về đạo đức lối sống... của các tổ chức, của cán bộ, đảng viên ở bất kỳ cấp nào, đều là vấn đề cần và có thể công khai trong phạm vi rộng rãi nhất. Thông qua công khai, đảng viên và nhân dân được thông tin đầy đủ, chính xác, có nhận thức đúng mới có thể tham gia tự phê bình và phê bình nghiêm túc. Công khai khuyết điểm của lãnh đạo không hề làm giảm tín nhiệm đối với Đảng mà ngược lại. Đã có những trường hợp cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm nhưng không được kết luận rõ hoặc kết luận chưa đúng mức nên không được thông báo công khai làm nảy sinh dư luận đồn đoán, thổi phồng, xuyên tạc. Kết quả là chẳng những cán bộ mất uy tín hơn mà cả tập thể cũng bị mang tiếng là bao che, dung túng.
Trong thực tế hiện nay, tiền đề và những điều kiện nói trên còn yếu ớt. Muốn khắc phục tình trạng tự phê bình và phê bình yếu kém phải khai thông những vấn đề đó. 
       2. Vấn đề phê bình chủ trương, chính sách. 
       Một chính sách đúng phải bắt nguồn từ cuộc sống, sau khi ra đời cần được bổ sung, hoàn thiện, kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trên quan điểm điều khiển học, thực hiện chính sách là một quá trình, trong đó luôn cần có thông tin phản hồi kịp thời và chính xác để điều chỉnh. Chính sách đúng thường được dư luận hoan nghênh do hợp lòng người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chính sách đúng nhưng lúc đầu chưa được dư luận hoan nghênh và không phải mọi chính sách được dư luận hoan nghênh đều đúng. Vì vậy, thông tin phản hồi ở đây phải khai thác ít nhất từ hai nguồn: Kết quả đo bằng các tiêu chí khách quan và dư luận xã hội. Hai nguồn này có quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Thông tin phản hồi càng chính xác, sự điều chỉnh càng kịp thời thì hiệu quả hoàn thiện chính sách càng cao. Đó chính là ý nghĩa, yêu cầu của việc khuyến khích mọi người đánh giá, phê bình chủ trương, chính sách. Nhưng thực tế còn nhiều yếu tố cản trở, kìm hãm, làm chậm quá trình nhận biết và sửa chữa thiếu sót của chính sách.
       Một chính sách đúng phải bắt nguồn từ cuộc sống, sau khi ra đời cần được bổ sung, hoàn thiện, kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trên quan điểm điều khiển học, thực hiện chính sách là một quá trình, trong đó luôn cần có thông tin phản hồi kịp thời và chính xác để điều chỉnh. Chính sách đúng thường được dư luận hoan nghênh do hợp lòng người. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chính sách đúng nhưng lúc đầu chưa được dư luận hoan nghênh và không phải mọi chính sách được dư luận hoan nghênh đều đúng. Vì vậy, thông tin phản hồi ở đây phải khai thác ít nhất từ hai nguồn: Kết quả đo bằng các tiêu chí khách quan và dư luận xã hội. Hai nguồn này có quan hệ với nhau nhưng không phải là một. Thông tin phản hồi càng chính xác, sự điều chỉnh càng kịp thời thì hiệu quả hoàn thiện chính sách càng cao. Đó chính là ý nghĩa, yêu cầu của việc khuyến khích mọi người đánh giá, phê bình chủ trương, chính sách. Nhưng thực tế còn nhiều yếu tố cản trở, kìm hãm, làm chậm quá trình nhận biết và sửa chữa thiếu sót của chính sách. 
       Một là, ít ai dám phê bình chính sách do ngại ngần và lúng túng trong việc hiểu và thực hiện các quy định về việc đảng viên phải “nói và làm theo nghị quyết”, “nghiêm chỉnh thực hiện chính sách”. Tiền đề của yêu cầu này là nghị quyết, chính sách không sai. Nhưng chính sách, nhất là những chính sách cụ thể trong cuộc sống hiện đại đa dạng, phức tạp, luôn biến động vẫn có khả năng sai hoặc có khía cạnh sai, vì vậy cần được phê bình. Nhưng phê bình chính sách có phải là nói trái nghị quyết không? Phê bình chính sách đến mức nào, đến cấp nào, ở chỗ nào thì không vi phạm các quy định nói trên? Đâu là ranh giới giữa các vấn đề cụ thể và vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng? Nói chung, đảng viên có quyền phê bình nghị quyết không hay chỉ có quyền phàn nàn, phản ảnh lên cấp trên? Đây là những vấn đề còn nhiều điều không rõ (cho đến nay, chúng ta chỉ mới nói một số vấn đề về quyền thảo luận dân chủ và bảo lưu ý kiến nhưng chưa có cơ chế đảm bảo, do đó trên thực tế cũng chưa được thực hiện). Vì vậy, rất ít ý kiến phê bình chính sách, hoặc có thì cũng dè dặt, thường theo khuôn “chủ trương đúng, thực hiện sai”. Khuyết điểm được nhận biết và thừa nhận hường chậm, có khi quá chậm, gây tác hại không nhỏ.
       Ít ai dám phê bình chính sách do ngại ngần và lúng túng trong việc hiểu và thực hiện các quy định về việc đảng viên phải “nói và làm theo nghị quyết”, “nghiêm chỉnh thực hiện chính sách”. Tiền đề của yêu cầu này là nghị quyết, chính sách không sai. Nhưng chính sách, nhất là những chính sách cụ thể trong cuộc sống hiện đại đa dạng, phức tạp, luôn biến động vẫn có khả năng sai hoặc có khía cạnh sai, vì vậy cần được phê bình. Nhưng phê bình chính sách có phải là nói trái nghị quyết không? Phê bình chính sách đến mức nào, đến cấp nào, ở chỗ nào thì không vi phạm các quy định nói trên? Đâu là ranh giới giữa các vấn đề cụ thể và vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng? Nói chung, đảng viên có quyền phê bình nghị quyết không hay chỉ có quyền phàn nàn, phản ảnh lên cấp trên? Đây là những vấn đề còn nhiều điều không rõ (cho đến nay, chúng ta chỉ mới nói một số vấn đề về quyền thảo luận dân chủ và bảo lưu ý kiến nhưng chưa có cơ chế đảm bảo, do đó trên thực tế cũng chưa được thực hiện). Vì vậy, rất ít ý kiến phê bình chính sách, hoặc có thì cũng dè dặt, thường theo khuôn “chủ trương đúng, thực hiện sai”. Khuyết điểm được nhận biết và thừa nhận hường chậm, có khi quá chậm, gây tác hại không nhỏ. 
       Hai là, còn tồn tại nhiều yếu tố hạn chế tính khách quan trong đánh giá chủ trương, chính sách. Nói chung, chính sách do cơ quan tham mưu hoặc người đứng đầu đề xuất. Việc theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện một chính sách thường mặc nhiên giao cho người hoặc cơ quan tham mưu đề xuất chính sách đó. Họ có khuynh hướng tập hợp, xử lý thông tin theo hướng minh chứng chính sách đúng, khó chấp nhận những ý kiến phản biện. Chính đây là khe hở của bệnh thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, mà nhiều kẻ cơ hội, hãnh tiến rất thành thạo lợi dụng. Vì vậy, có tình trạng tổng kết ngắn hạn, cục bộ thì thấy chủ trương, chính sách có kết quả, nhưng khi xét toàn cục, dài hạn thì kết quả không rõ, thậm chí có hại. Có trường hợp thấy sai, nhưng chỉ dám nói là sai khi thay đổi người lãnh đạo chủ chốt đã đề xuất chủ trương đó, còn tồn tại nhiều yếu tố hạn chế tính khách quan trong đánh giá chủ trương, chính sách. Nói chung, chính sách do cơ quan tham mưu hoặc người đứng đầu đề xuất. Việc theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện một chính sách thường mặc nhiên giao cho người hoặc cơ quan tham mưu đề xuất chính sách đó. Họ có khuynh hướng tập hợp, xử lý thông tin theo hướng minh chứng chính sách đúng, khó chấp nhận những ý kiến phản biện. Chính đây là khe hở của bệnh thổi phồng thành tích, che giấu khuyết điểm, mà nhiều kẻ cơ hội, hãnh tiến rất thành thạo lợi dụng. Vì vậy, có tình trạng tổng kết ngắn hạn, cục bộ thì thấy chủ trương, chính sách có kết quả, nhưng khi xét toàn cục, dài hạn thì kết quả không rõ, thậm chí có hại. Có trường hợp thấy sai, nhưng chỉ dám nói là sai khi thay đổi người lãnh đạo chủ chốt đã đề xuất chủ trương đó. 
       Ba là, nói chung chính sách nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Một chính sách tốt là chính sách có mặt tích cực là chủ yếu, mặt tiêu cực không chủ yếu. Nhưng luôn luôn có những kẻ lợi dụng mặt tiêu cực và những sơ hở để trục lợi. Họ không thực hiện toàn bộ mà chỉ thực hiện phần chính sách nào có lợi cho họ, làm cho chính sách bị biến dạng, đúng sai lẫn lộn, có khi mất ý nghĩa tích cực. Kẻ làm bậy khá “an toàn” trong vỏ bọc “thực hiện chính sách”. Người phê bình, đấu tranh dễ bị gán cho là “chống lại chính sách”, xếp cùng loại với những kẻ thực sự chống chính sách. Nhiều sai sót trong thực hiện chính sách đất đai vừa qua ở một số địa phương thể hiện rất rõ điều này. Nói chung chính sách nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Một chính sách tốt là chính sách có mặt tích cực là chủ yếu, mặt tiêu cực không chủ yếu. Nhưng luôn luôn có những kẻ lợi dụng mặt tiêu cực và những sơ hở để trục lợi. Họ không thực hiện toàn bộ mà chỉ thực hiện phần chính sách nào có lợi cho họ, làm cho chính sách bị biến dạng, đúng sai lẫn lộn, có khi mất ý nghĩa tích cực. Kẻ làm bậy khá “an toàn” trong vỏ bọc “thực hiện chính sách”. Người phê bình, đấu tranh dễ bị gán cho là “chống lại chính sách”, xếp cùng loại với những kẻ thực sự chống chính sách. Nhiều sai sót trong thực hiện chính sách đất đai vừa qua ở một số địa phương thể hiện rất rõ điều này. 
       3. Phê bình hành vi phạm tội. 
       Việc giáo dục, rèn luyện, tự tu dưỡng, tự phê bình, phê bình trong cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng để hình thành bản lĩnh, sự giác ngộ, tự ngăn ngừa hành vi phạm tội. Nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ kẻ phạm tội là do nhận thức, năng lực yếu kém, “vô tình” phạm tội, còn đại bộ phận là phạm tội có ý thức, có mưu mô, thủ đoạn để thoả mãn tham vọng cá nhân. Việc phát hiện, khắc phục hành vi phạm tội về cơ bản không thể bằng biện pháp phê bình, lại càng không thể qua tự phê bình. Có ý kiến cho rằng bằng chứng rõ rệt nhất về yếu kém tự phê bình và phê bình là không có vụ tham nhũng nào được vạch trần qua phê bình, tự phê bình. Điều này xét cho kỹ chỉ đúng một phần. Thực tế là hầu hết thông tin về tham nhũng đều đưa ra từ nội bộ, từ những người trong cuộc. Họ không đấu tranh theo con đường phê bình, ngoài những kẻ “ném đá giấu tay”, có không ít người tỉnh táo, tìm cách đấu tranh có kết quả hơn. Ai cũng biết rằng để khẳng định được một vụ tham nhũng, phải tập hợp chứng cớ, điều tra, xác minh, thậm chí phải “bắt tận tay”. Cả một bộ máy, có chức trách, có chuyên môn, nắm trong tay các công cụ pháp lý làm việc này còn khó; nói chi đến một cá nhân, hành động đơn độc. Họ bị ràng buộc vì một số quy định và cơ chế. Ví dụ, nếu trao đổi ngoài cuộc họp với đồng chí khác về hiện tượng tham nhũng trong nội bộ là đã có thể bị chụp mũ là lôi bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết; nếu phản ảnh lên cấp trên những điều khuất tất (nhưng chưa đủ bằng chứng) là có nguy cơ bị khép tội tố cáo sai sự thật; nếu vài người đứng đơn tố cáo thì có thể bị quy là khiếu kiện tập thể; nếu vì quá bức xúc mà lên tiếng phê bình “non” trong hội nghị, thì không khác gì “đánh động” cho kẻ tham nhũng tìm cách đối phó, xoá tội, phi tang và trù dập người phê bình. Rõ ràng, phê bình công khai không phải là công cụ hiệu quả chống hành vi phạm tội. Đó là cuộc đấu tranh không cân sức, người phê bình công khai thường không tránh khỏi thất bại, nhất là khi kẻ phạm tội có cương vị, thế lực, phe cánh, ô dù, có nhiều công cụ trong tay để lấp liếm tội lỗi, trù dập, hãm hại người phê bình. 
       Việc giáo dục, rèn luyện, tự tu dưỡng, tự phê bình, phê bình trong cán bộ, đảng viên có ý nghĩa quan trọng để hình thành bản lĩnh, sự giác ngộ, tự ngăn ngừa hành vi phạm tội. Nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ kẻ phạm tội là do nhận thức, năng lực yếu kém, “vô tình” phạm tội, còn đại bộ phận là phạm tội có ý thức, có mưu mô, thủ đoạn để thoả mãn tham vọng cá nhân. Việc phát hiện, khắc phục hành vi phạm tội về cơ bản không thể bằng biện pháp phê bình, lại càng không thể qua tự phê bình. Có ý kiến cho rằng bằng chứng rõ rệt nhất về yếu kém tự phê bình và phê bình là không có vụ tham nhũng nào được vạch trần qua phê bình, tự phê bình. Điều này xét cho kỹ chỉ đúng một phần. Thực tế là hầu hết thông tin về tham nhũng đều đưa ra từ nội bộ, từ những người trong cuộc. Họ không đấu tranh theo con đường phê bình, ngoài những kẻ “ném đá giấu tay”, có không ít người tỉnh táo, tìm cách đấu tranh có kết quả hơn. Ai cũng biết rằng để khẳng định được một vụ tham nhũng, phải tập hợp chứng cớ, điều tra, xác minh, thậm chí phải “bắt tận tay”. Cả một bộ máy, có chức trách, có chuyên môn, nắm trong tay các công cụ pháp lý làm việc này còn khó; nói chi đến một cá nhân, hành động đơn độc. Họ bị ràng buộc vì một số quy định và cơ chế. Ví dụ, nếu trao đổi ngoài cuộc họp với đồng chí khác về hiện tượng tham nhũng trong nội bộ là đã có thể bị chụp mũ là lôi bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết; nếu phản ảnh lên cấp trên những điều khuất tất (nhưng chưa đủ bằng chứng) là có nguy cơ bị khép tội tố cáo sai sự thật; nếu vài người đứng đơn tố cáo thì có thể bị quy là khiếu kiện tập thể; nếu vì quá bức xúc mà lên tiếng phê bình “non” trong hội nghị, thì không khác gì “đánh động” cho kẻ tham nhũng tìm cách đối phó, xoá tội, phi tang và trù dập người phê bình. Rõ ràng, phê bình công khai không phải là công cụ hiệu quả chống hành vi phạm tội. Đó là cuộc đấu tranh không cân sức, người phê bình công khai thường không tránh khỏi thất bại, nhất là khi kẻ phạm tội có cương vị, thế lực, phe cánh, ô dù, có nhiều công cụ trong tay để lấp liếm tội lỗi, trù dập, hãm hại người phê bình. 
       4. Tự phê bình, phê bình những khuyết điểm về tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong cách. 
       Đây chính là lĩnh vực tự phê bình, phê bình có thể phát huy hiệu quả nhiều hơn cả. Người ta không ai không có khuyết điểm, những khuyết điểm đó chính là đối tượng của tự phê bình, phê bình. Trong trường hợp này, tự phê bình, phê bình dựa trên hai điều kiện: Một là, tinh thần phục thiện, ý chí tự hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân; hai là, thiện ý của tập thể vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân, coi đó là lợi ích chung của cả tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói đến tự phê bình và phê bình với tinh thần này. Từ xa xưa các bậc cao minh cho rằng “người khen đúng ta là bạn ta, người chê đúng ta là thầy ta”. Nhưng do nhiều nguyên nhân, tự phê bình, phê bình theo tinh thần nói trên cũng bị biến dạng. Khá phổ biến là những biểu hiện tránh nói khuyết điểm, tâng bốc, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để bôi đen, dìm dập, thậm chí cố tình đưa nhau vào tròng để hãm hại vì lợi riêng. Trong tình hình đó, thay vì phấn đấu rèn luyện, tự hoàn thiện, người ta chạy theo hư danh, giả dối, khoe khoang chức vụ, bằng cấp... lấy cái đó để che giấu những yếu kém về nhận thức, năng lực, phẩm chất của mình. Tâm lý tự phỉnh nịnh và ưa nịnh phát triển cùng với thái độ dị ứng thậm chí ghét bỏ những ai phê bình mình. Cách ứng xử của họ là “người khen ta dù không đúng nếu ở cấp trên là thầy, ngang cấp là cùng cánh, cấp dưới là quân ta; người chê ta, bất kể đúng sai đều là đối thủ của ta!”. Nếu không khắc phục được điều này thì không thể nói đến tự phê bình và phê bình chân chính.
Đây chính là lĩnh vực tự phê bình, phê bình có thể phát huy hiệu quả nhiều hơn cả. Người ta không ai không có khuyết điểm, những khuyết điểm đó chính là đối tượng của tự phê bình, phê bình. Trong trường hợp này, tự phê bình, phê bình dựa trên hai điều kiện: Một là, tinh thần phục thiện, ý chí tự hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân; hai là, thiện ý của tập thể vì sự tiến bộ của mỗi cá nhân, coi đó là lợi ích chung của cả tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói đến tự phê bình và phê bình với tinh thần này. Từ xa xưa các bậc cao minh cho rằng “người khen đúng ta là bạn ta, người chê đúng ta là thầy ta”. Nhưng do nhiều nguyên nhân, tự phê bình, phê bình theo tinh thần nói trên cũng bị biến dạng. Khá phổ biến là những biểu hiện tránh nói khuyết điểm, tâng bốc, hoặc ngược lại lợi dụng phê bình để bôi đen, dìm dập, thậm chí cố tình đưa nhau vào tròng để hãm hại vì lợi riêng. Trong tình hình đó, thay vì phấn đấu rèn luyện, tự hoàn thiện, người ta chạy theo hư danh, giả dối, khoe khoang chức vụ, bằng cấp... lấy cái đó để che giấu những yếu kém về nhận thức, năng lực, phẩm chất của mình. Tâm lý tự phỉnh nịnh và ưa nịnh phát triển cùng với thái độ dị ứng thậm chí ghét bỏ những ai phê bình mình. Cách ứng xử của họ là “người khen ta dù không đúng nếu ở cấp trên là thầy, ngang cấp là cùng cánh, cấp dưới là quân ta; người chê ta, bất kể đúng sai đều là đối thủ của ta!”. Nếu không khắc phục được điều này thì không thể nói đến tự phê bình và phê bình chân chính. 
       5. Thái độ của cấp trên đối với phê bình. 
       Về nguyên tắc, cấp trên ủng hộ tự phê bình, phê bình ở cấp dưới. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp thái độ này thường thiếu nhất quán, nhất là cấp trên trực tiếp. Một số cấp trên còn bị chi phối do tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng”, lo “rút dây động rừng”, sợ trách nhiệm liên đới, sợ mất thành tích tập thể, có người ngại phải giải quyết khó khăn thay đổi nhiều cán bộ cấp dưới có khuyết điểm... Tất cả những nguyên nhân đó khiến họ thường có xu hướng không triệt để ủng hộ tự phê bình và phê bình ở cấp dưới, trái lại còn muốn thu hẹp mức độ, quy mô, phạm vi phê bình và xử lý. Đó là chưa kể một số người cố tình xuê xoa, bao che vì động cơ xấu.
Về nguyên tắc, cấp trên ủng hộ tự phê bình, phê bình ở cấp dưới. Tuy nhiên, trong khá nhiều trường hợp thái độ này thường thiếu nhất quán, nhất là cấp trên trực tiếp. Một số cấp trên còn bị chi phối do tâm lý sợ “vạch áo cho người xem lưng”, lo “rút dây động rừng”, sợ trách nhiệm liên đới, sợ mất thành tích tập thể, có người ngại phải giải quyết khó khăn thay đổi nhiều cán bộ cấp dưới có khuyết điểm... Tất cả những nguyên nhân đó khiến họ thường có xu hướng không triệt để ủng hộ tự phê bình và phê bình ở cấp dưới, trái lại còn muốn thu hẹp mức độ, quy mô, phạm vi phê bình và xử lý. Đó là chưa kể một số người cố tình xuê xoa, bao che vì động cơ xấu. 
       6. Vấn đề động cơ trong phê bình. 
       Phê bình cần nhằm mục đích xây dựng, với động cơ trong sáng, nhưng cũng có những trường hợp hiệu quả xây dựng nằm ngoài động cơ của người phê bình. Trong những người phản đối sai lầm vi phạm về quản lý tài chính, đất đai, mất dân chủ ở một địa phương nọ có cả một số người xuất phát từ động cơ riêng; một số vụ tham ô bị lộ do “ăn chia” không đều, nội bộ đấu đá nhau; nhiều khuyết điểm của tập thể lãnh đạo bị phơi bày do mâu thuẫn nội bộ bộc phát... Không thể nói là người trong cuộc có động cơ đúng hết. Rõ ràng động cơ đúng là rất cần, là điều chúng ta mong muốn có, nhưng không phải là điều kiện tiền đề, không phải là tiêu chuẩn để định rõ đúng sai. Xét cho cùng thì tiêu chuẩn đó có tính khách quan, không phụ thuộc động cơ chủ quan của người phê bình. Cần khắc phục tình trạng những người bị tố cáo, bị phê bình đi truy tìm nhân thân hay mục tiêu không xây dựng của người phê bình, lấy đó làm lý do để biện bạch, giảm nhẹ khuyết điểm.
       Phê bình cần nhằm mục đích xây dựng, với động cơ trong sáng, nhưng cũng có những trường hợp hiệu quả xây dựng nằm ngoài động cơ của người phê bình. Trong những người phản đối sai lầm vi phạm về quản lý tài chính, đất đai, mất dân chủ ở một địa phương nọ có cả một số người xuất phát từ động cơ riêng; một số vụ tham ô bị lộ do “ăn chia” không đều, nội bộ đấu đá nhau; nhiều khuyết điểm của tập thể lãnh đạo bị phơi bày do mâu thuẫn nội bộ bộc phát... Không thể nói là người trong cuộc có động cơ đúng hết. Rõ ràng động cơ đúng là rất cần, là điều chúng ta mong muốn có, nhưng không phải là điều kiện tiền đề, không phải là tiêu chuẩn để định rõ đúng sai. Xét cho cùng thì tiêu chuẩn đó có tính khách quan, không phụ thuộc động cơ chủ quan của người phê bình. Cần khắc phục tình trạng những người bị tố cáo, bị phê bình đi truy tìm nhân thân hay mục tiêu không xây dựng của người phê bình, lấy đó làm lý do để biện bạch, giảm nhẹ khuyết điểm. 

       Từ một vài điều suy nghĩ trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

       Một là, để thực hiện tự phê bình và phê bình có hiệu quả, bên cạnh việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý chí đấu tranh trong Đảng và toàn xã hội điều quan trọng nhất hiện nay là phải gạt bỏ những cản trở đối với phê bình. Những cản trở này rất lớn, trên nhiều khía cạnh. Cản trở về nhận thức và một số quy định chưa phù hợp rất dễ bị những cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm lợi dụng để chống lại phê bình. Cơ chế tác động có tính dây chuyền là: Không có phê bình nghiêm túc trong lãnh đạo thì cũng sẽ không có phê bình trong cả tổ chức; không có phê bình thì cũng không thể có tự phê bình. Những hiện tượng tố cáo, khiếu kiện, “xì” vấn đề nội bộ ra ngoài... là những biến dạng của phê bình, có một số trường hợp bị lợi dụng, trước hết là do chưa tạo được môi trường lành mạnh để thực hiện tự phê bình, phê bình.
       Để thực hiện tự phê bình và phê bình có hiệu quả, bên cạnh việc giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý chí đấu tranh trong Đảng và toàn xã hội điều quan trọng nhất hiện nay là phải gạt bỏ những cản trở đối với phê bình. Những cản trở này rất lớn, trên nhiều khía cạnh. Cản trở về nhận thức và một số quy định chưa phù hợp rất dễ bị những cán bộ lãnh đạo có khuyết điểm lợi dụng để chống lại phê bình. Cơ chế tác động có tính dây chuyền là: Không có phê bình nghiêm túc trong lãnh đạo thì cũng sẽ không có phê bình trong cả tổ chức; không có phê bình thì cũng không thể có tự phê bình. Những hiện tượng tố cáo, khiếu kiện, “xì” vấn đề nội bộ ra ngoài... là những biến dạng của phê bình, có một số trường hợp bị lợi dụng, trước hết là do chưa tạo được môi trường lành mạnh để thực hiện tự phê bình, phê bình. 
       Hai là, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy chế, các biện pháp ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ người phê bình. Tự phê bình, phê bình rất cần đối với Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội. Nhưng trong nhiều vụ việc cụ thể, người phê bình thường là những cá nhân không có lợi thế. Trái lại, người bị phê bình thường có thế lực, quyền hành, kỳ thị, trấn áp người phê bình. Người phê bình bị trù dập là hiện tượng phổ biến hơn nhiều lần so với bị phê bình “oan”. Chống trù dập, bảo vệ người phê bình khó khăn hơn nhiều so với minh oan cho người bị phê bình “oan”. Để khuyến khích phê bình phải bãi bỏ mọi quy định trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế phê bình. 
       Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy chế, các biện pháp ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ người phê bình. Tự phê bình, phê bình rất cần đối với Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội. Nhưng trong nhiều vụ việc cụ thể, người phê bình thường là những cá nhân không có lợi thế. Trái lại, người bị phê bình thường có thế lực, quyền hành, kỳ thị, trấn áp người phê bình. Người phê bình bị trù dập là hiện tượng phổ biến hơn nhiều lần so với bị phê bình “oan”. Chống trù dập, bảo vệ người phê bình khó khăn hơn nhiều so với minh oan cho người bị phê bình “oan”. Để khuyến khích phê bình phải bãi bỏ mọi quy định trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế phê bình. 
       Ba là, ủng hộ mọi phê bình đúng về nội dung, không phụ thuộc vào động cơ của người phê bình. Có nhiều trường hợp đấu tranh, phê bình để bảo vệ lợi ích riêng chính đáng bị xâm phạm. Khi đó đấu tranh thường kiên trì, không khoan nhượng. Khi cái sai bị vạch trần thì mang lại hiệu quả riêng, chung đều tích cực.
       Ủng hộ mọi phê bình đúng về nội dung, không phụ thuộc vào động cơ của người phê bình. Có nhiều trường hợp đấu tranh, phê bình để bảo vệ lợi ích riêng chính đáng bị xâm phạm. Khi đó đấu tranh thường kiên trì, không khoan nhượng. Khi cái sai bị vạch trần thì mang lại hiệu quả riêng, chung đều tích cực. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét