Những vi phạm pháp luật của linh mục Nguyễn Đình Thục

       Sáng ngày 15 tháng 05 năm 2017, Hoàng Đức Bình bị công an Nghệ An bắt về hành vi gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Lợi dụng sự kiện đó, linh mục Nguyễn Đình Thục đã trực tiếp đến hiện trường, kêu gọi giáo dân và các linh mục ở các giáo xứ quanh vùng kích động giáo dân kéo đến Diễn Châu, Nghệ An để gây áp lực, buộc chính quyền phải thả Hoàng Đức Bình. Các hình ảnh và clip phát trên mạng Facebook cho thấy, linh mục Nguyễn Đình Thục đã kêu gọi giáo dân chặn Quốc lộ 1A với lý do “công an bắt linh mục”. Với lý do này, nhiều giáo dân quá khích đã tin theo và gây nên tình trạng mất trật tự công cộng, giao thông Bắc – Nam bị tê liệt. Hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục lộ rõ nguyên hình kẻ đội lốt tôn giáo chống đối chính quyền.
       Ðiều 8, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định: “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác”. Vì vậy, đồng bào tôn giáo hãy bình tĩnh, nêu cao tinh thần cảnh giác trước những lời kích động của linh mục Nguyễn Đình Thục.
       Trước hết, đồng bào tôn giáo Diễn Châu, Nghệ An cần nhận thức rõ hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh
       Hành động của linh mục Nguyễn Đình Thục ngày 15 tháng 05 năm 2017 trên Quốc lộ 1A, đoạn qua Diễn Châu, Nghệ An là sai trái, đồng bào cần cảnh giác, không tiếp tay cho kẻ đội lốt tôn giáo chống đối chính quyền, không cho phép những kẻ phản bội hại nước, hại dân tồn tại. Linh mục Nguyễn Đình Thục phải bị xử lý theo pháp luật.
       Thứ hai, động cơ, mục đích của linh mục Nguyễn Đình Thục là muốn đất nước bất ổn, khuấy động bạo động, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, hủy hoại thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.
       Đồng bào tôn giáo ở Diễn Châu, Nghệ An cần nhận rõ mục đích tư tưởng và hành động kích động biểu tình của Nguyễn Đình Thục hoàn toàn không vì lợi ích của chính đồng bào và nhân dân.
       Mục đích thực sự của linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ là muốn lợi dụng nhân dân để kích động nhân dân bạo loạn, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội; tiến xa hơn, đó là sự “tập dượt” cho những hành động chống đối và lật đổ chính quyền nhà nước của chính nhân dân ta, đồng bào ta đã phải tốn bao xương máu, công sức mới có được. Mục đích chính trị cuối cùng của Nguyễn Đình Thục là lật đổ chính quyền nhà nước xã hội chủ nghĩa, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển hóa chế độ ta sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Nguyễn Đình Thục đã bao lần mượn cớ các sự kiện, các vấn đề bức xúc trong xã hội và nhân dân để làm náo loạn đất nước nhưng không thành. Nay Hoàng Đức Bình bị công an Nghệ An bắt về hành vi gây rối trật tự công cộng; chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, mà kích động nhân dân một lần nữa, hòng rắp tâm thực hiện bằng được những mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.
       Thứ ba, việc tụ tập, biểu tình, chống người thi hành công vụ, cản chở giao thông chỉ gây thiệt hại cho chính đồng bào
       Đồng bào tôn giáo Diễn Châu, Nghệ An vốn có truyền thống yêu nước, trọng nghĩa, trọng tình, chịu thương, chịu khó làm ăn xây dựng kinh tế gia đình, quê hương, đất nước, là cái nôi của cách mạng, thủy trung son sắt với Đảng, Nhà nước, chế độ. Chỉ vì những lời kích động trái pháp luật của linh mục Nguyễn Đình Thục, một số người nghe theo làm bừa, làm ẩu là nỗi buồn cho nhân dân cả nước nói chung, đồng bào tôn giáo Diễn Châu, Nghệ An nói chung. Truyền thống quê hương, bản sắc của địa phương ở ngay chính bà con đang sinh sống, không thể để những kẻ đội lốt tôn giáo như linh mục Nguyễn Đình Thục phá hoại, hại nước, hại dân.
        Thứ tư, gây mất an ninh trật tự và ổn định xã hội chính nơi đồng bào sinh sống
       Đây là vấn đề đặc biệt nguy hại với đất nước và chế độ và cũng là điều kẻ thù của nhân dân, đồng bào mong muốn. Họ muốn biến nhân dân từng là lực lượng, là cái nôi của sự nghiệp cách mạng của mình trở thành những người tự hủy hoại cuộc sống bình yên của mình. Họ muốn biến nhân dân, những con người đã từng đùm bọc, chở che cán bộ đảng, chính quyền, các lực lượng vũ trang, nay trở thành lực lượng xung kích chống đối chính quyền của mình, để vô tình thực hiện các mưu đồ chống lại nhân dân của họ.
       Mưu đồ đen tối của linh mục Nguyễn Đình Thục đã rõ. Đồng bào Diễn Châu, Nghệ An hãy bình tĩnh và cảnh giác trước những lời kích động, lôi kéo, dụ dỗ và cả cưỡng ép biểu tình như ngày 15 tháng 05 vừa qua. Thực sự những hành động biểu tình đó, cái lợi thì ít, cái hại thì nhiều, cần chấm dứt ngay!

Nguyễn Đình Thục: Linh mục hay kẻ đội lốt tôn giáo

       Chiêu bài lợi dụng, kích động giáo dân gây rối chống đối Đảng, chống đối Nhà nước và chống chế độ mà Linh mục Nguyễn Đình Thục – người có lai lịch chính trị và thành tích bất hảo trong chống Đảng, chống chế độ – như thế nào thì đồng bào giáo dân và nhân dân lao động của nước Việt Nam đều không còn lạ lẫm gì nữa. Có thể nói từ năm 2012 đến nay, Linh mục Nguyễn Đình Thục cứ đi đến đâu thì giáo dân ở đó lại náo loạn, an ninh trật tự mất ổn định, đời sống yên lành bị quấy phá, các hoạt động chống phá cách mạng, chống Đảng, chống chính quyền lại rộ nên. Những hành động lợi dụng vụ việc Formosa để kích động đồng bào giáo dân gây mất trật tự an ninh, chống Đảng, chống đối chính quyền diễn ra ở Diễn Châu – Nghệ An hôm qua chỉ là tiếp nối cho những âm mưu bẩn thỉu của Nguyễn Đình Thục trong hoạt động chống phá Đảng, chống phá chế độ mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hy sinh biết bao sương máu mới giành được như ngày hôm nay.
       Đồng bào giáo dân chân chính ở Song Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An, cùng các vị linh mục chân chính, hết lòng kính chúa, yêu nước đang hoạt động trên toàn lãnh thổ của Việt Nam cần hết sức tỉnh táo, không để mắc mưu kích động, lôi kéo của những Linh mục như: Nguyễn Đình Thục; Hoàng Đức Bình… mà vi phạm phải pháp luật của Việt Nam; cũng không nên vì nông nổi, buột phát, hay vì 200.000 đồng hay 1.000.000 đồng/một buổi tham gia biểu tình tùy thuộc vào các phương tiện mà giáo dân sử dụng đi biểu tình chống đối Đảng, chống đối chế độ mà Linh mục Nguyễn Đình Thục cấp cho mà dại dột tham gia vào các âm mưu phản động, phản bội Tổ quốc, phản bội sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
       Thiết nghĩ, mỗi giáo dân chân chính, mỗi công dân chân chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thấu hiểu chân lý cực kỳ đơn giản là: bất luận một chế độ chính trị nào, bất luận một thể chế chính trị nào, dù là cộng sản hay tư sản cũng đều có hệ thống pháp luật để làm công cụ điều hành quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực; bất luận một tổ chức, lực lượng xã hội nào, bất kỳ công dân nào, của bất kỳ quốc gia nào, dù là Mỹ hay Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào khác, sống ở nước nào đều phải tuân thủ nghiêm minh pháp luật của nước đó. Vậy nên, các tổ chức tôn giáo nào, các chức sắc, chức việc hay nhà tu hành, dù là đạo thiên chúa giáo, hay bất kỳ tổ chức tôn giáo nào khác tồn tại, hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam tất yếu phải tuân theo pháp luật của Việt Nam, bất kỳ tổ chức, hay cá nhân nào vi phạm pháp luật Việt Nam đều phải bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật của Việt Nam.
       Hành vi kích động của Linh mục Nguyễn Đình Thục và hành vi sai trái của một số đồng bào giáo dân quá khích, gây mất trật tự an ninh ở tuyến quốc lộ 1A, gây rối an ninh trật tự, cản trở giao thông, cản trở người thi hành công vụ những ngày vừa qua là hành vi, hành động vi pháp luật của Việt Nam, những hành vi này do ai gây ra, mức độ vi phạm đến đâu đều phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật của Việt Nam. Vậy nên, tôi khuyên đồng bào giáo dân xứ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An hãy tỉnh táo, đừng vì những lời kích động, phỉnh nịnh, lừa bịp cảu Nguyễn Đình Thục mà mắc mưu các thế lực thù địch, chống cộng, vô tình vi phạm phải pháp luật Việt Nam vì tội cố ý tham gia vào chống đối Đảng, chống đối chính quyền và chống đối chế độ. Tôi cũng xin được có lời khuyên với tất cả các vị linh mục chân chính ở Nghệ An cũng như trên toàn lãnh thổ Việt Nam hãy dốc lòng chăm lo việc đạo, hết mình thực hiện đạo lý kính chúa, yêu nước, tốt đời, đẹp đạo, không nên tham gia vào các âm mưu phản động đi ngược lại những lời răn dạy của chúa, không vi phạm phải các điều cấm kị của giáo lý, giáo luật, hay pháp luật của Việt Nam.
       Đồng bào giáo dân chân chính, và các vi linh mục chân chính hãy sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng tinh thần Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980, rằng: “Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc” và trách nhiệm của các linh mục là “đưa Hội Thánh ở Việt Nam đi vào con đường đã lựa chọn là: sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Những lời răn dạy đó, đến nay chắc vẫn còn là những lời khuyên răn vô cùng hữu ích đối với giáo dân và các vị linh mục. Theo đó, thì những hành vi kích động, lôi kéo giáo dân tụ tập, khiếu kiện đông người, gây rối an ninh trật tự, ngăn chặn giao thông, bắt người thi hành công vụ trái pháp luật của Linh mục – Nguyễn Đình Thục không chỉ đi ngược lại với đường hướng của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng, làm xấu đi hình ảnh vốn rất tốt đẹp của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong lòng dân tộc Việt Nam.
       Thay cho lời kết, tôi cũng mong các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan đoàn thể sớm vào cuộc, để có biện pháp tích cực ngăn chạn những phần tử thù địch, cầm đầu chống Đảng, chống đối chế độ; đồng thời tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào công giáo để đồng bào sớm tỉnh táo, không mắc mưu của các thế lực thù địch, tích cực tham gia xây dựng, củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sống phúc âm trong lòng dân tộc, thực hiện tốt phương châm, tốt đời đẹp đạo, kính chúa, yêu nước cùng toàn thể dân tộc Việt Nam nỗ lực phấn đấu phấn đấu cho một xã hội tương lai tốt đẹp, thực hiện thành công công cuộc đổi mới tòan diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh./.

Sự thật về tự do, dân chủ ở Mỹ

Năm 1912, lần đầu tiên chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Hoa Kỳ. Khi tới thăm tượng Nữ Thần Tự Do, anh đã ghi lại những dòng cảm tưởng như sau:
"Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do toả rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ người da đen mới hết bị chà đạp? Bao giờ người da đen và phụ nữ mới có bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc?"
Năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln ban hành bản tuyên ngôn giải phóng Nô lệ ( Emancipation Proclamation) giải phóng hơn 3 triệu Nô lệ da đen ở Mỹ, đồng thời tuyên bố cuộc Nội chiến Mỹ là cuộc đấu tranh chống lại chế độ nô lệ...

Nhưng thực tế thì sao, từ đó đến nay đã gần 3 thế kỷ nhưng thân phận người da đen ở Mỹ vẫn rất rẻ rúng, tình trạng phân biệt đối xử, phân biệt chủng tộc vẫn là vấn đề nhức nhối với chính quyền Mỹ. Không riêng gì người da đen, các sắc tộc không phải da trắng ở Mỹ đều chung số phận. Thế nhưng Mỹ lại cứ thích đi rao giảng về cái tự do dân chủ giả cầy, đem tiêu chuẩn của mình áp đặt lên khắp thế giới. Trong khi chính vấn đề nội tại của quốc gia mình lại giải quyết không xong. Như vậy chẳng phải hài hước sao???

"Mạnh tay" xử lý những phát ngôn gây thù hận

Trước tình trạng phát ngôn gây thù hận trở nên phổ biến, đưa tới hệ lụy nguy hiểm, các quốc gia trên thế giới đã đặt vấn đề cần sớm ngăn chặn hiện tượng xã hội này. Vì, dù với hình thức nào thì phát ngôn gây thù hận cũng nhằm mục đích kích động mâu thuẫn, gây thù ghét, từ đó đẩy tới tình trạng bất ổn, rối loạn trật tự xã hội, nghiêm trọng hơn là trở thành một nguyên nhân khơi nguồn bạo lực, chia rẽ cộng đồng…
Phát ngôn gây thù hận (hate speech) đang là vấn đề gây đau đầu cho nhiều chính phủ trên thế giới. Theo Ủy ban châu Âu (EC), có thể hiểu “hate speech” gồm các hình thức phát ngôn gieo rắc hoặc ủng hộ sự thù hận sắc tộc, bài ngoại, cũng như những phát ngôn sỉ nhục, kỳ thị do thiếu khoan dung đối với sự khác biệt. Từ đó có thể hiểu, phát ngôn gây thù hận là phát ngôn mang nội dung phỉ báng một người hoặc nhóm người nào đó với mục đích chủ yếu là gieo rắc thù hận, sự căm ghét, thúc đẩy hành vi bạo lực vì những lý do liên quan tôn giáo, sắc tộc, giới tính,... và là tác nhân ảnh hưởng rất nguy hiểm đến an toàn xã hội. Ông C.Wolf (C.Uốt - tác giả cuốn sách Viral hate: containing its spread on the Internet, tạm dịch: Kiểm soát sự thù hận lan truyền trên mạng) mới công bố một số liệu điều tra khiến nhiều người phải giật mình, đó là: “Mỗi phút trên Internet (in-tơ-nét) có khoảng 500 website mới, 300 nghìn tweet (mẩu tin nhỏ), 40 nghìn cập nhật trạng thái Facebook, 600 giờ nội dung YouTube được post lên. Trong đó nhiều nội dung, hình ảnh, bình luận, video (vi-đê-ô) chứa đầy những phát ngôn khơi gợi sự thù hận... nhằm đe dọa, quấy rối (thường nhắm vào những người thuộc nhóm thiểu số), chiêu mộ và khuyến khích những người có thái độ căm ghét tương tự, thậm chí xúi giục tiến công người khác ngoài đời thực. Sự thù hận trên mạng còn hơn cả “ô nhiễm”, nó ảnh hưởng tới con người rất nghiêm trọng”. Trước vấn đề này, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề trẻ em và bình đẳng của Na Uy S.Horne (H.Hô-ne) khẳng định: “Phát ngôn thù hận chính là mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận, vì nó nhằm vào các nhóm yếu thế như người có khuyết tật, người đồng tính, chuyển giới hay các nhóm thiểu số khác. Mạng xã hội và internet đã mở ra nhiều không gian để đối thoại… nhưng những phát ngôn thù hận thường lan tỏa nhanh và thường xuyên ở mọi nền tảng thông tin, gây ra sự sợ hãi, và là lý do khiến mọi người tránh né các cuộc thảo luận công khai. Điều này có thể khiến những tiếng nói quan trọng đáng lý cần được lắng nghe lại im lặng”. Qua đó có thể thấy, nếu mạng xã hội được sử dụng đúng cách sẽ là một công cụ rất hữu ích trong đời sống của con người hiện đại, nhưng đáng tiếc, lại có một số người lợi dụng và biến internet thành công cụ thể hiện thái độ phân biệt chủng tộc, kích động và truyền bá sự thù hận, bạo lực.
Con số hơn 35 triệu người dùng mạng xã hội (chiếm khoảng 37% dân số) cho thấy Việt Nam đang có tỷ lệ người sử dụng mạng xã hội cao so với tỷ lệ trung bình trên toàn cầu là 31%. Tuy nhiên, theo kết quả từ Chương trình nghiên cứu internet và xã hội (VPIS), 78% số người được hỏi đều khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội, hoặc có biết những trường hợp tương tự. Cũng theo nghiên cứu của VPIS, các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng mạng thể hiện tập trung: nói xấu, phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%)… Thực tế cho thấy, với không ít người, sự thù ghét với tính cách là nhu cầu tiêu cực của cá nhân thể hiện qua phát ngôn gây thù ghét đã được internet tạo cơ hội để phóng chiếu một cách tùy tiện, nhất là từ khi mạng xã hội phát triển thì điều này có xu hướng ngày càng tệ hại, và không được kiểm soát. Theo TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng: “Giờ đây, tham gia mạng xã hội có thể khiến bạn trải qua những chấn động tâm lý, sợ hãi, cuộc sống bị phá hủy. Thậm chí, nhiều người tìm tới cái chết để chạy trốn sự nhục nhã và những cơn bão căm ghét. Lý do có nhiều, trong đó có tâm lý bầy đàn, sự vô cảm được khuyến khích bởi công nghệ, sự tàn nhẫn được sổ lồng bởi sự ẩn danh và qua đó cảm giác có lỗi và trách nhiệm cá nhân bị tê liệt”.
Trên thế giới, “hate speech” là một vấn đề gây bức xúc, buộc các chính phủ phải có biện pháp mạnh tay xóa bỏ triệt để các phát ngôn không lành mạnh. Một trong những vụ “hate speech” nổi bật gần đây là việc nữ diễn viên da mầu người Mỹ L.Jones (L.Giôn-ni) đã bị sỉ nhục thậm tệ sau khi bộ phim Ghostbusters (Biệt đội săn ma) được phát hành năm 2016, mà cô là một trong năm diễn viên chính. Jones đã phải hứng chịu những lời chế giễu, phỉ báng, thậm chí bị công kích từ mạng xã hội chỉ vì cô là diễn viên da mầu và có ngoại hình xấu, hay có người dùng facebook chế ảnh dung tục để gửi đến cô… Những lời lăng mạ đã làm Jones bị tổn thương nặng nề, buộc cô phải viết trên Twitter rằng: “Twitter, tôi biết là bạn rất tôn trọng quyền tự do ngôn luận, nhưng cần phải tôn trọng những nguyên tắc cư xử, khi bạn cho phép gieo rắc thù hận như thế”. Thậm chí, tờ The Guardian (Người bảo vệ) đã gọi đây là nạn “bạo hành trực tuyến”. Ngay cả các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter, YouTube,... đều phải thừa nhận rằng, các phát ngôn gây thù hận không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới đối tượng bị công kích, mà còn tới cả những người có xu hướng cởi mở, nhân ái, không tán đồng việc phân biệt đối xử. Dù các mạng này đều cài đặt tính năng thông báo vi phạm cho phép người dùng báo cáo những nội dung không lành mạnh, kích động thù hận, chia rẽ cộng đồng, nhưng hầu hết các báo cáo đều chậm hơn một bước, tức là thường diễn ra sau khi phát ngôn đã được truyền đi, do đó ít nhiều ảnh hưởng đến cộng đồng nói chung. Chưa kể, không ít nội dung độc hại bị “bỏ sót”, không bị xóa bỏ, cụ thể: chỉ có khoảng 46% những phát ngôn này bị xóa bởi Facebook. Tỷ lệ này ở YouTube là 10% và ở Twitter là 1%...
Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16-12-1966), tại khoản 2, Điều 20 nêu rõ: “Mọi chủ trương gây hằn thù dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo để kích động sự phân biệt đối xử về chủng tộc, sự thù địch, hoặc bạo lực đều phải bị pháp luật nghiêm cấm”. Tháng 6-2016, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ký thỏa thuận với các công ty công nghệ lớn nhằm ngăn chặn sự lan rộng của những phát ngôn có tính chất khơi gợi sự thù hận đang ngày càng nhiều trên mạng. Theo đó, EC cùng với Facebook, Twitter, YouTube và Microsoft cùng công bố quy chuẩn ứng xử gồm hàng loạt cam kết ngăn chặn sự phát tán của phát ngôn thù hận trên mạng. Một trong các điều kiện mà EC đưa ra là những phát ngôn mang tính tiêu cực phải được Facebook, Twitter, YouTube xóa bỏ khỏi mạng xã hội trong vòng 24 giờ sau khi nhận được thông báo. Đồng thời EC cho rằng, mỗi quốc gia cũng cần đưa ra các đạo luật nhằm hạn chế và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn những phát ngôn đi quá giới hạn vì chúng bị coi là “lạm dụng” quyền tự do ngôn luận. Như tại Pháp, pháp luật quy định rất rõ việc cấm các phát ngôn thù hận, tiến công “tinh thần” cá nhân; thí dụ: hành vi xúc phạm người khác tại nơi công cộng liên quan đến chủng tộc, giới tính, đồng tính, hay người khuyết tật có thể bị phạt tới sáu tháng tù và 22.500 euro (ơ-rô). CHLB Đức cũng ủng hộ các quy chuẩn ứng xử của EC bằng cách hợp tác với Facebook để gỡ bỏ thông tin độc hại mang tính chất phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Chính phủ nước này đã thông qua điều luật bất cứ mạng xã hội nào không gỡ bỏ các tin giả, phát ngôn gây thù ghét hay các thông tin bất hợp pháp khác sẽ nhận hình phạt lên tới 50 triệu euro. Vừa qua, Quốc hội Nhật Bản cũng vừa thông qua luật ngăn chặn phát ngôn thù hận (bao gồm sự bôi nhọ hoặc đe dọa người khác trên mạng xã hội)…
Trước nạn “hate speech” trên mạng xã hội, Việt Nam đã có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời. Tại khoản 1, Điều 5, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: “Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: a. Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; b. Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; c. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; d. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; đ. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; e. Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Để ngăn chặn tình trạng phát ngôn gây thù hận trên mạng xã hội ngày càng diễn biến phức tạp, bên cạnh các chế tài cứng rắn, đủ mạnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, cần đề cao vai trò và trách nhiệm của các công ty cung cấp nền tảng dịch vụ mạng xã hội trong việc đưa ra giải pháp hiệu quả để ngăn chặn những phát ngôn gây thù hận. Mỗi người sử dụng mạng xã hội cần tự ý thức trách nhiệm trước mọi hành xử, phát ngôn trên mạng xã hội để góp phần xây dựng một xã hội thông tin lành mạnh, hữu ích cho cộng đồng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, chưa một học thuyết chính trị xã hội nào mà ngay từ khi mới xuất hiện lại thu hút sự quan tâm nghiên cứu, đấu tranh giữa các lập trường tư tưởng đối lập nhau như sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cuộc đấu tranh hệ tư tưởng đó đã diễn ra ngay từ khi chủ nghĩa Mác - Lênin mới ra đời cho đến ngày nay. Điều đó không phải ngẫu nhiên, bởi vì chủ nghĩa Mác - Lênin là một khoa học, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thực sự giải đáp được những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống của toàn nhân loại đặt ra. Trong lúc toàn bộ hệ thống lý luận của hệ tư tưởng tư sản đều tìm cách chứng minh cho việc duy trì sự tồn tại "vĩnh hằng" của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản, thì ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin đã tuyên chiến với hệ tư tưởng tư sản, khẳng định sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Chính vì thế mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã "gây ra" sự thù địch mạnh nhất và lòng căm thù lớn nhất của giai cấp tư sản.
Lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản và bọn cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin đã xuyên tạc rằng chủ nghĩa cộng sản không phải là tương lai của loài người. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc, tấn công quyết liệt chủ nghĩa Mác - Lênin, lớn tiếng cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, lạc hậu, rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ có giá trị ở cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thế kỷ XXI không còn phù hợp nữa, rằng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu là minh chứng cho sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác - Lênin!
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin không những không lỗi thời, lạc hậu như những ai đó vẫn rêu rao, mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò là kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các dân tộc trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo. Người đã nắm bắt sâu sắc bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết Mác - Lênin, vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc thực sự đã cổ vũ, khích lệ cuộc đấu tranh của nhiều dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Trong thời đại ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc đã được thế giới thừa nhận như là tư tưởng góp phần làm biến đổi bộ mặt thế giới. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào cuộc sống, đã trở thành những giá trị văn hóa bền vững không chỉ riêng của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản chung của nhân loại.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong quá trình tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhất là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà nhân dân ta đã giành được sau gần 30 năm đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn gắn liền với học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định chỉ có trên cơ sở trung thành, vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam thì Đảng mới có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng và mới tránh được nguy cơ sai lầm về đường lối.
Những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tiếp tục soi sáng con đường phát triển đi lên của nhân loại, trong cuộc đấu tranh cho mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của cách mạng nước ta vẫn tiếp tục toả sáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, lợi dụng những khó khăn, những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, những khó khăn của tình hình trong nước, các thế lực thù địch càng ra sức chống phá cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam, công kích, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cùng với những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, thì những diễn biến trong đời sống xã hội, sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chạy theo lối sống thực dụng, giảm sút niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Trước tình hình đó, càng đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết, một yêu cầu có tính nguyên tắc và có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công cuộc đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Kiên định, khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và nhân dân ta, trước hết Đảng phải trung thành, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện, tình hình cụ thể của cách mạng Việt Nam, không máy móc, giáo điều. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở lý luận và phương pháp luận để tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước, trên cơ sở đó đề ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử.
Cần phải tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn góp phần phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin cần đi sâu làm rõ những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hoàn toàn đúng đắn từ lúc mới ra đời cho đến nay vẫn đúng. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ đúng và phù hợp trong điều kiện lịch sử lúc đó, đến nay đã bị thực tiễn lịch sử vượt qua. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng nhưng những người vận dụng nó đã hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc nên vận dụng không đúng. Những luận điểm cần được bổ sung, phát triển mà chủ nghĩa Mác - Lênin chưa đề cập đầy đủ, toàn diện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới và những luận điểm hoàn toàn mới mà chủ nghĩa Mác - Lênin chưa từng đề cập đến.
Trung thành và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là phải nắm vững mối quan hệ giữa kiên định và phát triển, tức là phát triển trên cơ sở kiên định nguyên tắc cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, với xu thế thời đại. Thực tiễn luôn biến đổi, phát triển nên lý luận Mác - Lênin cũng cần được bổ sung, đổi mới, phát triển nếu chúng ta không muốn lạc hậu so với cuộc sống. Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống mở, không thể coi những nhận thức đạt được cho đến ngày nay là những chân lý tuyệt đích cuối cùng. Không ngừng phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vừa là yêu cầu của thực tiễn xã hội vừa là yêu cầu nội tại của học thuyết Mác - Lênin. Có phát triển và thông qua phát triển, chủ nghĩa Mác - Lênin mới tự bảo vệ được mình, mới phát huy được sức mạnh, sức sống của mình đối với thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta. Vì vậy, bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là phát huy sức mạnh, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta.
Đi đôi với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phải kiên quyết đấu tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần tổ chức nghiên cứu, nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ những luận điểm chung đến những luận điểm cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy đảng trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo đảm các hoạt động đấu tranh tư tưởng, lý luận theo đúng định hướng của Đảng, chặt chẽ về nguyên tắc, vững vàng về quan điểm chính trị, sâu sắc về lý luận khoa học, sắc bén trong phương pháp và đạt hiệu quả cao. Huy động lực lượng rộng rãi trong các cơ quan nghiên cứu lý luận, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ quan truyền thông, báo chí... tiến công chống các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là phát huy vai trò của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Nâng cao chất lượng đấu tranh phản bác, tiến công tư tưởng, lý luận chống các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng tăng hàm lượng khoa học, tăng độ sâu lý luận, cập nhật thông tin, luận cứ, luận chứng sắc bén, có lý, có tình, có sức thuyết phục cao. Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề đấu tranh dưới nhiều hình thức. Quan tâm đầu tư kinh phí, phương tiện, điều kiện cho các hoạt động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.
Ngày nay tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận để bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ngày càng khó khăn, phức tạp hơn. Việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải có cơ sở lý luận, thực tiễn và bằng hành động cách mạng thiết thực cụ thể. Phải từng bước hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Phải chứng minh trên thực tế tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng kết quả hiện thực, bằng những thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhân dân ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kinh tế phát triển năng động, mức tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua liên tục được giữ vững; môi trường chính trị, văn hóa, xã hội ổn định và phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Điều đó là một minh chứng sinh động, khẳng định Đảng đã tuyệt đối trung thành và vận dụng, bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của cách mạng nước ta. Song chúng ta cũng cần nhận thức sâu sắc rằng, con đường mà chúng ta đang đi tới là không dễ dàng, bằng phẳng mà phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, nhất định sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.



ĐẬP TAN QUAN ĐIỂM THÙ HẬN CHẾ ĐỘ ĐẢNG CỘNG SẢN
CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG TRONG NƯỚC VÀ Ở NƯỚC NGOÀI

          Những năm qua, các thế lực phản động, thù địch ra sức chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Bằng những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm và luận điệu sai trái, thù địch, chúng tập trung tuyên truyền, xuyên tạc bản chất của chế độ ta; bôi nhọ, làm mất uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; hô hào hạ bệ thần tượng của nhân dân Việt Nam; kích động các phần tử bất mãn, thoái hóa biến chất, số cơ hội chính trị điên cuồng chống phá cách mạng Việt Nam. Trên thực tế, từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, các thế lực thù địch đã tập trung chỉ đạo, tài trợ; tăng cường hệ thống thông tin tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam. Đã có gần 40 đài phát thanh, truyền hình có chương trình tiếng Việt, gần 500 tờ báo, tạp chí, bản tin bằng tiếng Việt xuất bản ở nước ngoài, chĩa mũi nhọn chống phá cách mạng Việt Nam trên nhiều mặt, trong đó Trên các trang mạng xã hội, các trang website (một số Blog điển hình như: Dân làm báo, Quan làm báo, Vua làm báo, Chân dung quyền lực...) có máy chủ đặt ở nước ngoài, xuất hiện nhiều nguồn tin xuyên tạc, kích động có chủ đích chống phá  Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nguy hiểm hơn, chúng tập trung vào những vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động, gây áp lực, hòng thay đổi chủ trương, đường lối của Đảng, phủ nhận thành quả cách mạng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được. Có thể thấy, hệ thống báo nói, báo in, báo hình... do các thế lực thù địch tổ chức đã có mặt ở hầu hết các quốc gia có người Việt Nam sinh sống. Phần lớn các đài phát thanh, truyền hình, báo chí bằng tiếng Việt ở các nước đều bị các thế lực thù địch, các đảng phái, các tổ chức phản động lưu vong chi phối, thao túng hoặc lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam.
Nhằm miễn dịch tiến tới ngăn chặn tạo một bức tường thép bất khả xâm phạm tấn công vào đất nước cần thực hiện tốt 2 nội dung quan trọng như sau.
Thứ nhất bộ phận an ninh mạng trong nước cần theo dõi quản lý chặt các trang mạng xã hội có quan điểm chống Đảng để đưa vào diện theo dõi quản lý.
Thứ 2 an ninh ngoại, nội tuyến nắm chắc tình hình địch khi chúng thâm nhập về trong nước phá hoại đất nươc.
Thứ 3 đó là tăng cường hơn nữa công tác truyền thông thôn bản mở chuyên mục phản bác các luận điệu lôi kéo kích động chống phá cách mạng của các thế lực phản động.