Cái gốc của mọi công việc

          Công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Nhận thức rõ cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, mỗi người phải tự rèn luyện để có đức, có tâm, đủ tầm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước.

        Thời gian qua, dư luận nhân dân cả nước bức xúc trước những vụ việc nghiêm trọng như vụ ông Trịnh Xuân Thanh, khi lãnh đạo một doanh nghiệp nhà nước đã làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vẫn được bổ nhiệm tiếp lên những chức vụ ngày càng cao ở Bộ Công thương. Hay như vụ Phạm Công Danh và đồng phạm đã làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng ở Ngân hàng Xây dựng. Trong báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã nêu trước Quốc hội về tình trạng tiêu cực, chẳng hạn một lãnh đạo huyện Đông Anh (Hà Nội) bị dân tố biến đất công thành đất tư; chuyện “cát tặc” hoành hành, “lâm tặc” chặt phá rừng nhân dân biết nhưng cán bộ có trách nhiệm không biết, “không chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhân dân” v.v... Một bộ phận cán bộ biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, lãng phí, sách nhiễu nhân dân, thiếu tu dưỡng rèn luyện, có biểu hiện dao động, giảm sút lòng tin vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng là thực trạng đáng báo động. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến ngày càng phức tạp, tệ nạn như “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp”, chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tất cả những sự vụ đó đều có nguyên nhân từ công tác cán bộ, hoặc có liên quan đến công tác cán bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Nếu đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đạo đức tốt, liệu có thể xảy ra nhiều tiêu cực đến thế?

        Do đó, bài học về công tác cán bộ, lựa chọn, sử dụng cán bộ cực kỳ quan trọng. Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ cần: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài”; “Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy tuổi, chạy bằng cấp...”. Đó là những chủ trương, hành động thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có tài, có đức để phụng sự đất nước.
        Công tác cán bộ gồm nhiều khâu, từ phát hiện, tuyển chọn, nhận xét, đánh giá, đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Các khâu của công tác cán bộ có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tác động, thúc đẩy lẫn nhau. Thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề và cơ sở để thực hiện tốt các khâu khác và ngược lại, nếu một khâu nào đó thực hiện chưa tốt, không đúng quy trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khâu khác và kết quả chung của công tác cán bộ. Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ và thực hiện đồng bộ tất cả các khâu, không được coi nhẹ hoặc bỏ qua một khâu nào. Để làm tốt công tác cán bộ cần phải có sự cộng lực từ hai phía: Đảng lãnh đạo và cá nhân từng người. Cán bộ cần đáp ứng 3 yêu cầu (có trình độ, năng lực; văn hóa làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân; bản lĩnh vững vàng). Muốn thế, cần thực hiện và 4 giải pháp (Một là, tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình mới. Hai là, tạo môi trường học tập cho đội ngũ cán bộ. Ba là, làm tốt công tác luân chuyển, tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành trong thực tiễn. Bốn là, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng). Từng cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt việc “tu thân, tề gia”, tự nghiêm khắc với chính bản thân và gia đình, làm tốt công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
        Đảng ta luôn quan tâm đến công tác cán bộ và xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cán bộ: “Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thì công tác cán bộ là then chốt của nhiệm vụ then chốt”. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, mỗi người phải tự rèn luyện để có đức, có tâm, đủ tầm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước.

Cán bộ cần phải học để làm “đầy tớ” nhân dân

          
          Cách đây 71 năm, ngay sau khi đất nước được độc lập, ngày 8-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “xóa nạn mù chữ” trong cả nước, thực hiện chống “giặc dốt” - kẻ thù nguy hiểm cùng với “giặc đói” và “giặc ngoại xâm” lúc bấy giờ. Sau nhiều thập kỷ, trình độ văn hóa của người dân Việt Nam tuy đã được nâng lên, hết mù chữ nhưng theo đánh giá của các chuyên gia còn nhiều khiếm khuyết về văn hóa, trong đó có giáo dục, đào tạo đối với cán bộ và nhân dân. Điều đó cho thấy rằng, rất cần phải tiếp tục mổ xẻ vấn đề “học” ở nước ta hiện nay. 
          Tại sao phải học? Giặc dốt là muốn nói đến sự thiếu thốn về tinh thần, tức tri thức và văn hóa - thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn về vật chất, tức chính trị và kinh tế - thuộc phần “thân” của thể trạng con người. Điều đó có nghĩa là, vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị, lợi ích văn hóa - tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra giá trị, lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai vấn đề không thể thiếu đối với đời sống con người. Sinh thời, Hồ Chí Minh thường nói đến việc học và hành như vậy, tức vừa phải học, vừa phải làm (nói và làm). Cũng như muốn đánh thắng giặc “ngoại xâm” (đế quốc, thực dân) thì phải tăng gia sản xuất; còn muốn đánh thắng giặc “nội xâm” (nghèo đói, dốt nát) thì phải học và hành. Nói một cách hình ảnh, giặc ngoại xâm là muốn nói đến kẻ đã xâm phạm vào luật pháp (biên giới) của quốc gia, tức phần “cổ” của thể trạng con người; còn giặc nội xâm là muốn nói đến những kẻ đã xâm phạm vào vật chất và tinh thần của quốc gia, tức phần “đầu” và “thân” của thể trạng con người. Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa; còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội. Không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học thì con người chỉ có thể quay trở lại thành con vật. 
          Học để làm gì và học như thế nào? Trong mỗi quốc gia đều có các cán bộ, tức những người có trách nhiệm trước quốc dân; đều có những người dân, tức những người có bổn phận, nghĩa vụ với Tổ quốc. Hai loại công dân này đều cần phải học. 
          Nhìn từ phía người dân, học là để biết cách “làm chủ” xã hội. Nếu người dân không học các kiến thức phổ thông, trong đó có các kiến thức cơ bản như luật pháp, lịch sử, đạo đức… sẽ không thể biết làm chủ. Lâu nay nhiều người dân chỉ được nghe, chứ chưa biết thế nào là làm chủ với tư cách một người dân. Trước đổi mới, chiến tranh vừa chấm dứt thì kinh tế thị trường bắt đầu hình thành. Do vậy, thực tế nhiều người chỉ biết đến “làm thuê” cho các “ông chủ” có vốn đầu tư trong kinh tế thị trường. Học để làm chủ, tức là mỗi người dân cần phải nhận thức được thế nào là một công dân. Trong mỗi quốc gia, mỗi công dân đều có quyền công dân, quyền con người; mỗi người dân khi mất quyền công dân, vẫn còn quyền con người. Công dân chỉ có trong nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền hình thành trong kinh tế thị trường. Trong kinh tế thị trường thì có những người làm thuê và những người làm chủ. Nhiều khi có người làm thuê ở lĩnh vực này nhưng lại là người làm chủ ở lĩnh vực khác. Nói cách khác, làm thuê và làm chủ chỉ là các cách thức khác nhau để đạt được các mục tiêu. Không nên kỳ thị người làm thuê hoặc kỳ thị người làm chủ, nếu họ đều làm tốt công việc theo pháp luật. Người làm chủ kém không bằng người làm thuê giỏi. Muốn trở thành người làm chủ, người dân cần phải biết cách (khéo) phê bình cán bộ, tức phê bình nhưng không được “chửi” như Hồ Chí Minh đã nói; đồng thời, người dân phải biết giám sát cán bộ thông qua các tổ chức xã hội, báo chí. 
          Nhìn từ phía cán bộ, học là để biết cách làm thuê cho nhân dân. Nếu cán bộ không học các kiến thức như lý luận chính trị, luật pháp, chuyên môn, ngành nghề sẽ không biết làm thuê. Lâu nay nhiều cán bộ chỉ nghe nhiều, chứ chưa biết thế nào là làm thuê với tư cách một cán bộ - người đầy tớ. Do vậy, họ lãnh đạo nhưng cứ thản nhiên dùng “quyền lực”, chứ không biết rằng “lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân” như Hồ Chí Minh đã nêu rõ. Muốn trở thành người làm thuê giỏi, mỗi cán bộ cần phải biết thế nào là một công chức; tức một công chức “có danh dự” khi người dân tín nhiệm, phải thấy được “trách nhiệm” nặng nề của mình. Do vậy, mỗi cán bộ cần phải học, nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, biết thế nào là người làm thuê. Muốn trở thành người làm thuê, cần phải “biết cách làm việc” với nhân dân. 
          Hồ Chí Minh đã chỉ rõ rằng, cán bộ có hai cách làm việc với nhân dân: Một là, làm việc theo cách “quan liêu”. Hai là, làm việc theo cách dân chủ. Cách làm việc quan liêu, tức là cán bộ đã coi dân là đầy tớ; còn làm việc theo cách dân chủ, tức là cán bộ coi dân là người chủ. 
Từ các phân tích trên cho thấy, các cán bộ của Đảng, Nhà nước cần phải nhìn nhận rõ vấn đề làm thuê và làm chủ trong kinh tế thị trường để có những đổi mới tiếp theo về kinh tế, chính trị và văn hóa. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nhận thức đúng đắn về kinh tế thị trường, cũng như thế nào là người làm thuê, để có thể trở thành những “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” như Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời thường nhắc nhở.

CÓ NGUY CƠ TRẺ HÓA THANH NIÊN CHỐNG

Tình trạng người trẻ hiện nay không hiểu lí do tại sao lại có những hành vi chống cộng gay gắt xẩy ra ngày một nhiều, để lí giải về vấn đề trên chắc có lẽ có 2 nguyên nhân chính sau.
Thứ nhất là sự tiếp thu những giá trị lịch sử của dân tộc còn hời hợt có nghe, có đọc, có đinh hướng tư tưởng, cũng như giá trị của ý thức hệ cách mạng tuy nhiên lớp trẻ mới chỉ "lắng nhưng chưa đọng" khi tiếp cận những văn hóa ngoại lai xấu độc trên các trang mạng xã hội, hay trực tiếp đọc các tin bài có những nội dung tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ của một số lãnh đạo, cán bộ rồi suy diễn là chế độ Đảng này hỏng to rồi.
Xin lưu ý các vị rằng Đảng ta như một cái nhà vậy móng và tường nhà đều vững chắc  kiên cố bão gió có làm hỏng hoặc thời gian bào mòn do tác động môi trường làm hỏng 1 vài viên ngói thì ta thay chúng âu cũng là chuyện đương nhiên, Sao lại thay cả nhà..
Thứ 2 các thế lực thù địch hiện nay điên cuồng chống phá cách mạng, chúng không từ một thủ đoạn nào trong đó đích nhắm tới của chúng là thanh niên, các nhà văn, nhà báo, chí thức trẻ vv. vậy mục đích chống Đảng là gì chống đối là không tin Đảng, đi nói xâu, kích động chia rẽ nội bộ, chia rẽ đạo với đời, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo của Đảng, đã đến lúc chúng ta phải kiên quyết mạnh bài trừ triệt để tư tưởng chống Đảng trên, phải tẩy lão.cho vào học tại các trung tâm phục hồi tư tưởng,
 CON ĐƯỜNG CỦA  THANH NIÊN KHÔNG CÓ CON ĐƯỜNG NÀO KHÁC CHỈ CÓ CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG CHỦ NGHĨA.
Lớp cha trước lớp con sau phải thành đồng chí trung câu quân hành, không thế ta sẽ có tội với lich sử, máu của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đổ xuống mới có ngày hôm nay, Đảng ta hôm nay.

Văn hóa "từ chức" nói giễ, khó làm

      Vấn đề từ chức ở các nước trên thế giới rất phổ biến, được xem là chuyện bình thường. Người từ chức chỉ vì một câu nói hớ, hay đạo văn, hay điều hành kém…thì sẵn sàng từ chức khi mà sự tín nhiệm của công chúng không còn, uy tín của họ giảm sút. Họ lựa chọn từ chức có thể có nhiều lý do đa số là có tính toán kỹ lưỡng trong hoạt động chính trị của mình.
         Tháng 9 năm 2016, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, vừa có đơn gửi tới Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để xin từ chức Chủ tịch cũng như xin nghỉ chế độ sớm 4 năm so với quy định của Bộ luật Lao động. 
         Đây là tín hiệu cho thấy, xu thế từ chức sẽ phổ biến trong thời gian tới, khi mà cán bộ, công chức lãnh đạo cảm thấy không làm tròn vai trò của mình trên cương vị công tác, hoặc có thể vì lý do cá nhân đã chủ động từ chức giao lại vị trí cho người khác. Việc xin từ chức và xin nghỉ theo chế độ trước 4 năm của Trần Ngọc Thành vì lý do gì đi chăng nữa, nhưng tôi cho rằng đây là quyết định ít có tiền lệ trong thời gian qua.
         Từ chức xét ở góc độ trách nhiệm, có thể nguyên nhân lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trong bộ, ngành và địa phương đã để xảy ra những vi phạm, tiêu cực; hay không có năng lực lãnh đạo, sức khỏe không đảm bảo hoặc uy tín giảm sút do đời sống, sinh hoạt của cá nhân không lành mạnh... thì họ sẽ mạnh dạn từ chức để nhường cho những cá nhân khác hơn mình để lãnh đạo một bộ, ngành hay địa phương nhất định.
         Việc từ chức đó là ý thức của cá nhân lãnh đạo tự xét mình không đủ khả năng tiếp tục lãnh đạo, đó là ý thức của một người lãnh đạo chân chính, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân, chủ động từ chức khi cấp trên xét thấy chưa cần thiết hoặc không đề cập đến chuyện cách chức. Có nhiều trường hợp người lãnh đạo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành có vi phạm, tiêu cực thì sớm muộn cũng bị cấp trên cách chức thì chẳng thà từ chức trước khi bị cách chức sẽ bảo toàn được chút "uy tín" để chuyển công tác nhằm đề bạt vào các chức vụ khác. 
         Nhưng từ chức xuất pháp từ mục đích gì đi nữa thì chuyện từ chức đều xuất phát từ ý thức của cá nhân. Việc không hoàn thành nhiệm vụ hay quản lý yếu kém xảy ra tiêu cực thì chuyện từ chức nó là đương nhiên. Từ chức có nhiều mặt tích cực như củng cố uy tín của tổ chức; làm trong sạch bộ máy; nâng cao năng lực quản lý của bộ, ngành, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, cần phải loại trừ những trường hợp, người từ chức với mục đích nhằm trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng. 
         Một vấn đề đặt ra là xuất phát từ chuyện từ chức thì việc bố trí quản lý cán bộ từ chức như thế nào? Có thể chuyển công tác sang cơ quan khác; hoặc khi từ chức thì xuống làm nhân viên cùng trong một cơ quan đó hay về nghỉ hưu khi từ chức mặc dù chưa đến tuổi... vấn đề này thì cũng cần phải xem xét và cần thiết phải có văn bản pháp luật điều chỉnh về trường hợp bố trí, sắp xếp công tác cán bộ sau khi từ chức. 
         Thiết nghĩ, việc từ chức cần được xem là chuyện đương nhiên trong lộ trình cải cách hành chính trong thời gian tới, đặc biệt là cải cách nền công vụ ở nước ta, người từ chức là người có ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và nhân dân. Riêng việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau khi từ chức thì vấn đề cần nghiên cứu và cần thiết phải có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vừa có tình, vừa có lý để động viên, khuyến khích việc từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra các hành vi tiêu cực hay vì một lý do nào khác của cá nhân người lãnh đạo cơ quan, đơn vị ở nước ta hiện nay.

    Những biểu hiện thiếu gương mẫu, vụ lợi của cựu Bộ trưởng Bộ Công thương cần được cơ quan chức năng vào cuộc và xử lý nghiêm minh trước pháp luật

              Trong kết luận tại kỳ họp thứ VII (từ 17 đến 21/10), Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương, đồng thời yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo kiểm điểm, thi hành kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm; thu hồi, hủy bỏ các quyết định sai trái trong công tác cán bộ của Bộ Công thương. 
              Theo Ủy ban Kiểm tra, ông Vũ Huy Hoàng đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai là ông Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; tham gia HĐQT và giữ chức Phó tổng giám đốc Sabeco. Cũng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra, ông Vũ Huy Hoàng thực hiện không đúng quy định của Đảng và Nhà nước trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh giữ các chức vụ quan trọng tại Bộ Công thương như:
              - Ngày 19/5/2013, ông Trịnh Xuân Thanh rời Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) sau gần 5 năm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại doanh nghiệp này. Cơ quan chức năng xác định PVC thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng giai đoạn 2011-2013.
              - Ngày 30/9/2013, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tiếp tục bổ nhiệm ông Thanh làm Phó chánh văn phòng Bộ, Trưởng đại diện Bộ Công thương tại Đà Nẵng.
              - Ngày 24/2/2015, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trao quyết định bổ nhiệm ông Thanh giữ chức Vụ trưởng, Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ.
              - Ngày 13/5/2015, HĐND tỉnh Hậu Giang tổ chức kỳ họp bất thường, bầu bổ sung chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 với ông Trịnh Xuân Thanh.Các việc làm vừa nêu đã vi phạm quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.
              Như vậy Ông Vũ Huy Hoàng đã “báo cáo không trung thực về tình hình hoạt động của PVC và cá nhân Trịnh Xuân Thanh trước khi cấp có thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đối với Trịnh Xuân Thanh”.
              Cũng theo cơ quan này, ông Vũ Huy Hoàng đã chỉ đạo đánh giá, quy hoạch, đề nghị phê duyệt quy hoạch thứ trưởng với ông Trịnh Xuân Thanh và một số cá nhân không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn.
              Ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự với ông Trịnh Xuân Thanh, để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ tại PVC.
              Những vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ Công thương và cá nhân ông Vũ Huy Hoàng, gây bức xúc trong xã hội. Với những vấn đề trên đề nghị các cơ quan chức năng nên vào cuộc xác minh, làm rõ động cơ cũng như trách nhiệm của ông Vũ Huy Hoàng trong quy trình việc bổ nhiệm cán bộ cũng như các quyết định khác. Nếu có tính chất hình sự, đề nghị cơ quan tố tụng cần truy cứu trách nhiệm, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với ông Hoàng.

    Thu bớt hàng cứu trợ, dù chia đều cung không được phép

    Lãnh đạo thị xã Ba Đồn, Quảng Bình nói việc thôn thu lại 400.000 đồng của các hộ dân được nhận cứu trợ 500.000 đồng dù động cơ là chia đều nhưng cũng không được phép


    Hai cụ Phạm Thị Quyên và Nguyễn Thị Duyền, trú thôn Trung Thôn cùng được nhận 500.000 đồng của đoàn cứu trợ nhưng sau đó bị thôn thu lại 400.000 đồng

    Chiều 25-10, ông Phạm Quang Long, chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), cho biết đã yêu cầu những nơi có thu lại tiền cứu trợ của các hộ dân phải trả lại toàn bộ số tiền này ngay trong sáng cùng ngày.
    Không có chủ trương chia đều
    Ông Phạm Quang Long cho biết ngay khi nắm thông tin sự việc đã chỉ đạo ngay cho xã Quảng Trung buộc cán bộ thôn Trung Thôn phải trả lại ngay tiền đã thu hồi của dân.
    Ông Long nói việc thôn làm như thế dù động cơ là chia đều nhưng cũng không được phép. Điều này thị xã đã quán triệt từ trước khi thực hiện cứu trợ các vùng lũ.
    Trao đổi về việc này, một lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình cho biết: “Chính quyền tỉnh không có chủ trương cho phép việc thu lại tiền và hàng cứu trợ để chia đều. Ngay sau khi sự việc xảy ra, tỉnh đã tiếp tục chỉ đạo các địa phương siết chặt việc phân chia hàng, tiền cứu trợ để đảm bảo không xảy ra những sự việc tương tự”.
    Trước đó, chuyện thôn thu lại tiền cứu trợ được nhiều người dân thôn Trung Thôn (Quảng Trung) phản ảnh từ ngày 22-10, khi một đoàn cứu trợ từ TP.HCM đến thăm và tặng 40 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và bị ngập nặng số tiền 500.000 đồng mỗi hộ.
    Danh sách 40 hộ này được cán bộ thôn lập trên cơ sở đề nghị của đoàn từ thiện trước đó. Đa số trong đó là hộ nghèo, hộ neo đơn và tàn tật.
    Tuy nhiên khi đoàn cứu trợ vừa rời khỏi địa phương, cán bộ thôn đến tận nhà những hộ dân vừa được nhận tiền cứu trợ yêu cầu những hộ này bớt lại mỗi hộ 400.000 đồng.
    Không phải bỏ túi riêng
    Một số hộ không đồng ý thì cán bộ thôn dọa sẽ “cắt phần” trong những đợt hàng cứu trợ sắp tới. Bà Phạm Thị Duyền (86 tuổi) nói: “Lý do thôn đưa ra là để chia đều cho những hộ khác. Tui nghe vậy thì biết vậy, đưa tiền theo yêu cầu thôi”.
    Ông Lê Văn Luận - phó thôn Trung Thôn - xác nhận việc thu lại của dân mỗi hộ 400.000 đồng là có thật.
    “Việc chúng tôi thu lại 400.000 mỗi hộ là để lấy mặt bằng toàn bộ, sau đó lập danh sách chia đều cho dân chứ không phải để bỏ túi riêng”, ông Luận nói.
    Tương tự, tại xã Quảng Hải (thị xã Ba Đồn), nhiều người dân cũng phản ảnh việc bị cán bộ thôn đến thu lại tiền được các đoàn cứu trợ cho.
    Bà Phan Thị Soa, 75 tuổi, ở thôn Vân Nam, nói đoàn cứu trợ đến cho 2 triệu đồng nhưng ngay lập tức cán bộ thôn đến đề nghị bà Soa nộp lại số tiền trên để chia đều cho những hộ khác trong thôn. Theo bà Soa, hôm sau thôn chia đều theo đầu người.

    Theo: Tuổi trẻ online