GIẶC NỘI XÂM
Giặc là thứ từ mà chúng ta đặt tên  cho bọn ngoại xâm vô cớ không có thù hận mà đem quân sang xâm chiếm đất nước ta, hoặc loại giặc có thù hằn với dân tộc  hiện còn ẩn láu trong nước.
 tuy nhiên hiện nay xuất hiện một loại  giặc mới được coi là không kém phần nguy hiểm đó là loại giặc tham nhũng , loại giặc này rất khó phát hiện bởi miệng lưỡi nó là đồng chí của ta núp bóng nhiều vỏ bọc luôn miệng nói đề cao chủ nghĩa tập thể đảng là trên hết còn đảng còn mình , xong thực chất bên trong lại thối nát bởi lợi dụng chức vụ quyền hạn tham ô tham nhũng bòn rút của cải của  đảng của dân công việc làm lơ là thiếu trách nhiệm làm mất lòng tin của dân khiến nhân dân bất bình những con người này đương nhiên làm mất đi sự tin tưởng của dân vào đảng loại giặc này nếu không kịp ra tay chặt đầu thì sẽ kéo theo bao nhiêu chân rết lợi ích nhóm 
Bao nghị quyết của đảng  ra đời mang lại lợi ích cho dân tuy nhiên chúng làm méo mó nghị quyết từ tình hình trên đã đến lúc chúng ta phải chặn ngay cho kì được thứ giặc này để lấy lại lòng tin cho dân

"PHI CHÍNH TRỊ HOÁ" QUÂN ĐỘI - MỘT THỦ ĐOẠN KHÔNG MỚI, NHƯNG PHẢI LUÔN CẢNH GIÁC

"Phi chính trị hóa" Quân đội là một thủ đoạn nguy hiểm mà các thế lực thù địch thực hiện, nhằm vô hiệu hóa công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Tuy không mới, nhưng hết sức nguy hiểm, cần cảnh giác và chủ động có giải pháp phòng, chống hiệu quả.
Từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu (những năm 90, thế kỷ XX), cho thấy, một trong những nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đến sự kiện đó là các thế lực thù địch đã thành công trong việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội - tức “phi chính trị hóa” quân đội.
Đối với Việt Nam, các thế lực thù địch xác định “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, liên tục. Thực tế cho thấy, từ những năm 90, thế kỷ XX, mưu đồ chống phá Quân đội của chúng đã hiện hữu; mục đích sâu xa là làm cho Quân đội xa rời sự lãnh đạo của Đảng, phân rã về tư tưởng, lỏng lẻo về tổ chức, mơ hồ về đối tượng, đối tác. Cán bộ, chiến sĩ xa rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, “chán Đảng, khô đoàn, xa rời chính trị”. Chúng đưa ra mô hình quân đội một số nước và viện dẫn “lý luận” để chứng minh quân đội không liên quan đến chính trị. Chúng lập luận rằng: Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; vì thế, Quân đội chỉ cần trung thành, bảo vệ lợi ích của nhân dân, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các vấn đề liên quan đến quân sự, quốc phòng phải được nhân dân bàn bạc công khai và quyết định, thông qua diễn đàn Quốc hội. Lợi dụng chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại các doanh nghiệp quân đội, chúng ra sức xuyên tạc, chia rẽ, kích động, quy chụp,... cho đó là biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm, đặc quyền, đặc lợi của một bộ phận cán bộ trong Quân đội. Đồng thời, lợi dụng những khó khăn về đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội để kích động, gây mâu thuẫn giữa lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ, phá hoại khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Quân đội. Nguy hiểm hơn, chúng còn sử dụng in-tơ-net để tán phát những bài viết, clip, thổi phồng, xuyên tạc sự thật, khoét sâu mâu thuẫn,... nhằm kích động tư tưởng công thần, địa vị, bè phái, cục bộ địa phương, đòi hưởng thụ đãi ngộ; kêu gọi Quân đội ta từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, liên minh với quân đội một số nước để tiến lên hiện đại, trở thành quân đội “nhà nghề” như quân đội các nước tư bản, v.v.
Về bản chất, âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội của chúng là nhằm chuyển hướng chính trị của Quân đội ta từ quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sang kiểu quân đội tư bản, nhà nghề do giai cấp tư sản lãnh đạo, phục vụ cho mục đích của giai cấp tư sản. Từ đó, làm cho Quân đội ta mất phương hướng chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các bước tiếp theo giống như kiểu: “Mùa xuân A-rập”, “Cách mạng Hoa hồng”, “Cách mạng Đường phố”, “Cách mạng Cam”,... mà chúng đã thành công ở hàng loạt nước trên thế giới. Bởi vậy, đề cao cảnh giác, chủ động nhận diện và đấu tranh, làm thất bại những thủ đoạn, nhất là những thủ đoạn mới của chúng vẫn là nhiệm vụ mang tính thời sự cấp bách, cần có hệ thống giải pháp phòng, chống đồng bộ, hiệu quả.
Thứ nhất, bất luận trong hoàn cảnh nào, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là nguyên tắc bất biến, được rút ra từ thực tiễn lịch sử nhân loại và quá trình tổ chức, xây dựng Quân đội từ khi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đến nay. Về bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, một nhà nước nhất định. “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân giả nghĩa của giai cấp tư sản”. Chính trị của Quân đội ta là chính trị của Đảng; mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng; hệ tư tưởng chính trị của Quân đội ta là hệ tư tưởng chính trị của Đảng, với nền tảng là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bản chất của Quân đội ta mang bản chất giai cấp công nhân; trong đó, tính nhân dân, tính dân tộc được biểu hiện hết sức sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta đã cùng nhân dân đánh thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, lập nên những kỳ tích vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Điều đó chứng tỏ: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”. Trong tình hình mới, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta nói chung, Quân đội nói riêng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, quyết liệt,... đòi hỏi toàn quân phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ vững ổn định chính trị, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Trong đó, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội là nhân tố quyết định giữ vững định hướng chính trị, bảo đảm cho Quân đội luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; quyết định phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; chủ động xử trí kịp thời, hiệu quả mọi tình huống, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Thứ hai, tăng cường xây dựng vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Đây là nội dung xuyên suốt từ khi ra đời, xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội ta đến nay. Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội ta) tháng 12-1944, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tên ĐỘI VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới hiện nay và sự chống phá của các thế lực thù địch, yêu cầu đặt ra đối với xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức là phải luôn nắm vững, vận dụng sáng tạo những nguyên lý xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng: “Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân”. Theo đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; thực hiện tốt Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”; tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc; truyền thống lịch sử của Quân đội, đơn vị; nâng cao ý chí quyết tâm bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phong trào Thi đua Quyết thắng và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Thường xuyên nắm chắc diễn biến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, bảo đảm chất lượng công tác phát triển đảng viên, đoàn viên; xây dựng tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng vững mạnh, nhạy bén về chính trị, kịp thời ngăn chặn sự thẩm thấu, xâm nhập của các luận điệu “phi chính trị hóa” Quân đội.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam thực sự “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt”. Cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp điều chỉnh tổ chức lực lượng Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt”, phù hợp xu hướng phát triển quân sự trên thế giới và sự tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư hiện nay. Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về mọi mặt, không những giỏi đấu tranh vũ trang, mà còn giỏi trong đấu tranh phi vũ trang và tác chiến trên không gian mạng,... đáp ứng yêu cầu “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; “ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” của các thế lực thù địch. Cấp ủy, chỉ huy các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, quyết liệt quan điểm của Đảng và Quân ủy Trung ương về xây dựng Quân đội trong tình hình mới; bảo đảm quân số hợp lý, chất lượng cao, đồng bộ về tổ chức, biên chế, thành phần lực lượng. Kết hợp giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức và công tác chính sách; quản lý chặt chẽ tình hình nội bộ, nhất là các tiêu chí: phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực,... khi tuyển dụng cán bộ, nhân viên, chiến sĩ vào các cơ quan, đơn vị.
Thứ tư, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, xây dựng môi trường văn hoá quân sự lành mạnh. Thực tiễn cho thấy, nếu điều kiện đời sống vật chất, tinh thần và môi trường văn hóa quân sự đáp ứng tốt nhu cầu chính đáng của cán bộ, chiến sĩ sẽ thường xuyên tác động đến mọi mặt hoạt động, giúp bộ đội yên tâm công tác, lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Qua đó, tạo sự “miễn dịch”, tăng sức “đề kháng” phòng ngừa sự tác động, xâm nhập của mặt trái xã hội vào môi trường Quân đội, góp phần phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm thất bại thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội. Để làm được điều đó, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan đơn vị cần thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt việc bảo đảm đúng, đủ, kịp thời mọi chế độ, tiêu chuẩn theo quy định về đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội. Tích cực xây dựng môi trường tập thể quân nhân lành mạnh, đảm bảo mỗi cơ quan, đơn vị thực sự là một điểm sáng văn hoá, nơi giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ thành con người mới, cùng chung lý tưởng cách mạng, mục tiêu phấn đấu và hiệu quả công tác. Mọi hoạt động liên quan đến quyền lợi của cán bộ, chiến sĩ phải được công khai và thực hiện nghiêm túc. Động viên bộ đội tích cực tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu, kết nghĩa, làm công tác dân vận, quan tâm đúng mức đến gia đình quân nhân và giải quyết tốt chính sách hậu phương Quân đội.
Thường xuyên nêu cao cảnh giác, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” Quân đội là vấn đề trọng yếu hiện nay, quyết định đến việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội ta, bảo đảm cho Quân đội luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Đó là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ, trước hết thuộc về cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân.

Thanh niên yêu nước gửi thư cho tổ chức khủng bố Việt Tân: Đừng dạy người Việt Nam về tinh thần yêu nước

SHARE ON:
Tình cờ đọc được trên mạng bức tâm thư của một Thanh niên Việt nam hiện đang lao động và học tập ở Đất nước Mặt Trời Mọc gửi tới tổ chức khủng bố Việt Tân.
Bài viết rất chân thành, chứa đựng tình cảm sâu sắc, biết ơn của hầu hết Thanh niên Việt nam dành cho thế hệ Cha Ông đi trước đã hy sinh xương máu để thống nhất non sông. Bài viết cũng bày tỏ sự tin tưởng tuyệt đối vào Nhà nước CHXHCN Việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam.
Xin trân trọng giới thiệu bức thư của thanh niên yêu nước này đến quý độc giả:
…………………………………………………………………..
Gửi tổ chức khủng bố Việt Tân!
Tôi xin có vài lời gửi đến các người!
THỨ NHẤT, các người hãy thôi nói về tự do ngôn luận.
Thật là kì quặc khi các người – những kẻ cầm súng bắn gục những nhà báo Việt Nam chân chính ở Mỹ, lại mở mồm rao giảng về tự do ngôn luận. Phải chăng da mặt các người dày hơn da trâu?
Tự do ngôn luận là khái niệm có tính tương đối. Xã hội loài người luôn có nhiều người xấu hơn là người tốt, nếu để tự do ngôn luận tuyệt đối, ai muốn nói gì thì nói, chắc chắn những dư luận xấu sẽ tràn ngập khắp mọi nơi và làm băng hoại đạo đức loài người. Đó là lý do nước nào cũng có những cơ quan kiểm duyệt thông tin.
THỨ HAI, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về tình yêu nước.
Thật là xảo trá khi các người – những kẻ đã từng khom lưng cúi đầu làm tôi mọi, làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ để bức hại đồng bào, phản bội lại khát vọng độc lập, tự do, thống nhất của nhân dân, giờ đây lại rao giảng về tình yêu nước?
Thế thì khác gì Lê Chiêu Thống dạy Quang Trung về lòng trung thành, khác gì Trần Ích Tắc dạy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về tình thần dân tộc?
Các người không có tư cách dạy nhân dân Việt Nam về tình yêu nước. Các người càng không có tư cách dạy Việt Cộng về tình yêu nước.
Hãy tìm Bảy Nhu – người cai ngục ở nhà tù Phú Quốc để biết Việt Cộng yêu nước như thế nào. Có rất nhiều người yêu nước không phải là Việt Cộng: có thể kể đến như Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, sinh viên Nguyễn Thái Bình… Nhưng Việt Cộng là những người gan góc nhất, kiên cường nhất, bất khuất nhất trước sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Lịch sử nhà tù Phú Quốc và Côn Đảo đã chứng minh.
Chỉ có những kẻ mù lương tri, điếc lẽ phải và ung thư dối trá, mới phủ nhận điều đó.
THỨ BA, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về cách chiến đấu bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.
Thật là nực cười khi những kẻ tụt quần đu càng, bán Hoàng Sa cho Trung quốc lại lên tiếng chỉ trích những người đã từng đánh bại thực dân Pháp, quét sạch Phát xít Nhật và tống cổ Đế quốc Mỹ về nước, tiêu diệt bè lũ Po lpot – Ieng Sary ở biên giới Tây nam (tay sai của Mỹ – Trung) cũng như hoàn thành nhiệm vụ Quốc tế cao cả là giải phóng Đất nước Cam-pu-chia, tiếp đến là thần tốc đập tan Tập đoàn bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc, rằng phải làm thế nào để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
Xin lỗi, kinh nghiệm đu càng hay nghệ thuật đu càng sao cho đu không rớt, càng không gãy, khi đu tè không ướt quần, các người cứ dạy lại cho con cháu các người học tập và làm theo. Còn chúng tôi thì không cần đâu nhé.
THỨ TƯ, các người hãy thôi nói về nhân quyền.
Những người đã từng đập vỡ cổ chai thuỷ tinh, đâm xoáy cổ chai thuỷ tinh vào cửa mình của thiếu nữ Nguyễn Thị Mai, sẽ là người mang đến nhân quyền cho phụ nữ Việt Nam? (Mời đọc Bài ca hi vọng, NXB Tổng hợp Tp.HCM).
Những người đã từng cưa sống 6 lần đôi chân của thanh niên Nguyễn Văn Thương, sẽ là người mang đến nhân quyền cho thanh niên Việt Nam? (Mời đọc Người bị CIA cưa chân 6 lần, NXB Tổng hợp Tp.HCM). Nếu không tin hãy tìm hiểu từ báo chí nước ngoài nữa nhé!
Cũng không nên dựa hơi vào Bố Mỹ của các thím để đòi hỏi làm người như các thím đang ngày đêm khản cổ trên các trang mạng xã hội, các thím hãy nhìn vào Đất nước Sirya để hiểu về NHÂN QUYỀN CỦA NGƯỜI MỸ.
Việt Tân à!
Cái được gọi là CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ (CUỘI) trong nước à!
Tôi khuyên các bạn nên dừng lại những trò lố bịch, kệch cỡm và vô sỉ.
Chúng tôi, những người Việt Nam yêu nước, những người Việt Cộng yêu Tổ quốc thương giống nòi tự biết phải làm gì để thay đổi những cái chưa tốt, phát huy những cái tốt ở Quê hương chúng tôi. Chúng tôi không có cái khoái cảm đặc biệt khi làm tay sai cho ngoại bang như các bạn, nên các bạn đừng phiền công cuộc xây dựng, đổi mới của Đất nước chúng tôi nữa nhé.
Nếu các bạn dừng lại, sám hối với Tổ Quốc, với Nhân dân, chúng tôi vẫn xem các bạn là đồng bào. Nếu các bạn tiếp tục ngoan cố, thì chúng tôi đành xem các bạn là giặc vậy.
Thanh niên yêu nước

Bàn về "Luật phòng chống tham nhũng" ở Trung Quốc

    Trung Quốc đã lần lượt thông qua các đạo luật phòng, chống tham nhũng như: Luật Chống hối lộ năm 1988; Luật Chống tham nhũng năm 1997. Bên cạnh đó, hành vi tham nhũng còn được tội phạm hóa trong Bộ luật Hình sự (BLHS) của Trung Quốc, với 15 điều, quy định các tội về tham nhũng như: tham ô, lạm dụng công quỹ, nhận hối lộ, đưa hối lộ, không nộp quà biếu hoặc lễ vật vào công quỹ, không chứng minh được nguồn gốc tài sản, phân chia tài sản trái phép… 
    Luật hình sự của nước này hình sự hóa một loạt các tội tham nhũng, trong đó bao gồm cả tham nhũng chủ động và thụ động trong khu vực công, tống tiền, rửa tiền và lạm dụng vị trí của công chức. Hành vi tham nhũng cấu thành tội phạm khi giá trị tài sản tham nhũng từ 10.000 nhân dân tệ trở lên. Hình phạt cao nhất được áp dụng với tội phạm tham nhũng là tử hình. Năm 1993, Trung Quốc đã ban hành Luật Cạnh tranh, quy định cả về hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân, theo đó hành vi hối lộ của các công ty tư nhân và nhà quản lý để có được lợi thế không chính đáng là bất hợp pháp. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số CPI của Trung Quốc qua các năm được đánh giá là một trong những quốc gia có chính sách chống tham nhũng rất mạnh mẽ và cương quyết. Các biện pháp phòng, chống tham nhũng có hiệu quả của Trung Quốc cần được tham khảo, đó là:
    Trung Quốc coi việc giáo dục đạo đức cho công chức là một trong những biện pháp rất quan trọng trong việc phòng, chống tham nhũng bên cạnh việc xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng. Trung Quốc đã ban hành hàng loạt văn bản quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác phong liêm chính. Việc đề ra và thực hiện các quy định nhằm giúp công chức tránh được tình trạng phải đối đầu với xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung . Theo đó, Trung Quốc quy định: cán bộ khi rời chức vụ lãnh đạo hoặc nghỉ hưu thì trong vòng 3 năm sau đó, không được kinh doanh ở những lĩnh vực có liên quan đến công việc trước đây mình phụ trách; vợ (hoặc chồng), con cán bộ lãnh đạo không được kinh doanh ở các lĩnh vực do chồng (hoặc vợ), cha mẹ mình quản lý. Từ năm 1997, Trung Quốc đã giải tán các cơ sở kinh doanh trong công an, quân đội, hải quan nhằm tránh lợi dụng quyền lực để tham nhũng.
      Tất cả công chức ở mọi vị trí đều phải kê khai tài sản của mình mỗi năm hai lần. Tất cả các nguồn thu nhập từ các nguồn khác nhau đều phải được kê khai đầy đủ. Cán bộ lãnh đạo phải kê khai rõ các khoản như: tiền tiết kiệm, cổ phiếu, trái phiếu, đồ dùng có giá trị trên 10.000 nhân dân tệ (khoảng 19 - 20 triệu đồng Việt Nam), ô tô, nhà riêng, đất đai, tranh cổ quý hiếm... Bộ Giám sát của Chính phủ theo dõi, giám sát việc kê khai và xem xét, xử lý những trường hợp có tài sản bất minh. Công chức không giải thích được nguồn gốc tài sản của mình thì bị coi là tham ô. Điều 395 BLHS Trung Quốc quy định: "Bất cứ công chức nào có tài sản vượt quá mức thu nhập và số lượng chênh lệch quá lớn thì bắt buộc phải giải trình nguồn gốc của tài sản. Nếu công chức đó không chứng minh được tài sản đó là hợp pháp thì sẽ bị kết án 5 năm tù giam và phần tài sản vượt quá mức thu nhập sẽ bị tịch thu".
    Trung Quốc cho rằng, việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc dành cho những cá nhân có hành vi tham nhũng sẽ là một công cụ hữu hiệu để trừng phạt những người vi phạm cũng như để răn đe, giáo dục các thành viên khác trong xã hội không tham nhũng. Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, người thực hiện hành vi tham nhũng bị xử lý rất nghiêm khắc. Cụ thể là:
     + Tham ô dưới 2.000 nhân dân tệ (gần 300 đô-la Mỹ) thì bị xử lý hình sự, dưới mức đó thì xử lý ở mức hành chính.
     + Tham ô dưới 5.000 nhân dân tệ (gần 750 đô-la Mỹ) nhưng tự nguyện nộp tài sản cho Nhà nước và có hành vi ăn năn hối cải thì có thể được xét giảm trách nhiệm hình sự.
     + Tham ô từ 2.000 nhân dân tệ nhưng gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt tù đến 2 năm.
     + Tham ô từ 2.000 nhân dân tệ đến 10.000 nhân dân tệ thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm.
     + Tham ô từ 50.000 nhân dân tệ trở lên, gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, xã hội sẽ bị phạt tử hình.
Ngày 28/02/2010, Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi BLHS, thắt chặt hơn các quy định về chống tham nhũng. Bộ luật sửa đổi đã tăng hình phạt đối với các hành động chiếm hữu tài sản không kê khai. Điều chỉnh mới cũng tăng gấp đôi khung hình phạt tù tới 10 năm đối với các quan chức bị phát hiện chiếm hữu một số lượng lớn thu nhập hay tài sản mà họ không thể giải trình được nguồn gốc. Đáng chú ý là, BLHS của Trung Quốc còn quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong các tội về tham nhũng chứ không chỉ có trách nhiệm của cá nhân người phạm tội. Theo đó, cơ quan, tổ chức có người phạm tội về tham nhũng sẽ bị phạt tiền. Đồng thời, BLHS cũng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý công chức có hành vi tham nhũng.
      Hiện nay, Chính phủ điện tử là một biện pháp chống tham nhũng mới được áp dụng ở Trung Quốc nhưng các  nhà lãnh đạo của quốc gia này cho rằng, chính phủ điện tử là một yếu tố quan trọng của cải cách hành chính và là một cách thức hiệu quả để tăng hiệu quả và trách nhiệm giải trình. Các trang web của Chính phủ có chứa các liên kết đến tất cả các chính quyền cấp tỉnh và thành phố. Trung Quốc có khoảng 100.000 cổng thông tin web của Chính phủ. Các nội dung trên hầu hết các trang web của Chính phủ chỉ được viết bằng ký tự tiếng Trung Quốc đơn giản. Chỉ một số trang web, bao gồm cả các trang của những thành phố lớn, được cung cấp bằng tiếng Anh. Các cổng thông tin của Chính phủ đã được tăng cường bằng cách cung cấp thông tin toàn diện, các dịch vụ tích hợp nhiều hơn giữa các ngành khác nhau, và tương tác lớn hơn giữa các quan chức chính phủ và công dân. Nhận thức được tính chất nghiêm trọng của nạn tham nhũng, Trung Quốc luôn coi phòng, chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước.