" Vào Đảng là để lợi dụng, leo cao”

    Đại hội XII của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; trong đó khẳng định tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng. Tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII, Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ...

     Như chúng ta đã biết, Đảng quyết định công tác cán bộ, thực tiễn cho thấy một số người tìm cách chui vào các tổ chức Đảng để rồi tiếp tục tìm cách luồn lách leo lên. Khi đã có vị trí, chức quyền rồi thì mới dần dần lộ nguyên hình là bản chất của một kẻ vụ lợi, mưu cầu lợi ích riêng chứ chẳng phải vì dân, vì Đảng. Họ kéo bè, kéo cánh, lợi dụng chức vụ để bổ nhiệm người thân tạo vây cánh cho mình .
   Ở các kỳ họp Quốc hội, nhân dân đều nghe thấy báo cáo của Chính phủ, của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan thuộc Quốc hội nhận định tham nhũng chưa được ngăn chặn, diễn biến phức tạp khó lường. Nếu cứ đà này thì niềm tin trong dân tiếp tục vơi đi, rồi sẽ dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm hơn cho đất nước. 
    Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nói thì đơn giản như vậy, nhưng khi nó rơi vào những người giữ vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống nhà nước thì sẽ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Đất nước đã trải qua những cuộc chiến tranh thảm khốc, trong gian khó Đảng ta ra đời với một mục đích duy nhất là vì quyền lợi của nhân dân. Vì lẽ ấy nên dân tin và theo Đảng. Bây giờ, đời sống khấm khá hơn thì Đảng phải làm tốt hơn so với thời kỳ gian khổ, tức là phải có biện pháp mạnh để xử lý những kẻ có máu tham nhũng. Phải nhanh chóng đưa ra ánh sáng những kẻ xấu xa nằm trong một bộ phận không nhỏ đã được chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”.
      Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, muốn xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người xã hội chủ nghĩa. Người dạy rằng, cán bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì "Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng". Lời khẳng định vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, là cái gốc của mọi công việc, đồng thời đặt ra yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức, có tài. Tài và đức là hai yếu tố quan trọng, nhưng chữ đức được lựa chọn đứng trên, bởi mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất yếu là hỏng việc. Tư tưởng về cán bộ của Người bao gồm một hệ thống nhằm hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tốt đẹp của cán bộ, đảng viên, thể hiện sinh động sự phát triển tất yếu của con người mới XHCN. Theo tư tưởng của Người, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng qua lại giữa nhà nước và công dân; Tôn trọng và bảo đảm thực tế các quyền tự do cơ bản của con người; Các quyền con người, quyền tự do dân chủ được pháp luật bảo đảm và bảo vệ; Cán bộ nhà nước phải giữ đúng chức trách là “công bộc” của dân. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.
    Nhưng hiện nay, có những cán bộ lãnh đạo (công bộc của dân) đã lầm lẫn sự uỷ quyền đó với quyền lực cá nhân cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân. Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Người nói: “Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. 
     Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh, là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ… là lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài…Đã có rất nhiều cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm qua, nhưng đáng tiếc vẫn còn đó nhiều cán bộ tham nhũng, bè cánh, phai nhạt lý tưởng và dẫn tới quan liêu, xa dân. Cũng còn nhiều cán bộ nói thì nhiều mà làm thì ít hoặc nói mà không làm. Vì thế, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị phải đi liền với việc chống quan liêu. Hơn nữa, suy thoái tư tưởng chính trị cùng với tệ quan liêu là nguyên nhân không dẫn đến tham nhũng, lãng phí, đục khoét tài sản của nhà nước, mà còn vô cảm trước những nỗi khổ của người dân. Đó chính là nguy cơ lớn của Đảng, của chế độ này!".


Công tác tuyên giáo phải bám sát thực tiễn, không né tránh những vấn đề khó

Đó là phát biểu kết luận của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra ngày 26/12 tại Hà Nội.

Trong thời gian 1 ngày, Hội nghị đã được nghe phát biểu chỉ đạo của đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; tham luận của đại biểu các địa phương, đơn vị đã đề cập đến những kết quả công tác tuyên giáo năm 2016 , phân tích sâu sắc những hạn chế, khuyết điểm, đánh giá nguyên nhân nhất là các nguyên nhân chủ quan, những bài học kinh nghiệm, đồng thời xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm gắn với giải pháp công tác tuyên giáo năm 2017 và những năm tiếp theo trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Phát biểu kết luận Hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nêu rõ: Năm 2016 ngành tuyên giáo đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XII với khối lượng công việc lớn, đòi hỏi cao về tiến độ, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác. Nổi bật là, ngành đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TW của Bộ Chính trị về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII; Chỉ thị số 05 về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bầu cử Quốc hội; bước đầu triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, phòng chống  “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ qua đó, truyền đi những thông tin chính thống, có giá trị, kịp thời định hướng, ổn định tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Năm 2016, ngành tuyên giáo cũng đã tích cực đổi mới phương pháp công tác, trong công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.  Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Cụ thể, nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị, học tập các nghị quyết của Đảng. Đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ, vấn đề không phải là xử phạt các cơ quan báo chí sai phạm, mà quan trọng là cần phát huy vai trò của báo chí trong phản ánh sự phát triển của đất nước trên mọi lĩnh vực, cổ vũ những người làm báo phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, lãng phí, đi vào những vấn đề nhân dân quan tâm; có hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm định hướng dư luận trong điều kiện mạng xã hội phát triển, cá nhân hóa thông tin như hiện nay.  “Hiện nhiều cán bộ, đảng viên dùng mạng xã hội, trước những thông tin sai trái cần có ý kiến và cần chia sẻ những đường dẫn, những thông tin chính thống để phản bác”, đồng chí Võ Văn Thưởng mong muốn.
Bên cạnh đó, cần không ngừng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo. Mỗi cán bộ làm công tác tuyên giáo phải không ngừng nỗ lực, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận, khả năng tư duy, phương pháp giải quyết những vấn đề tư tưởng nảy sinh. “Cán bộ tuyên giáo phải say mê để truyền đi cảm hứng của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Say mê mới cảm hóa được người khác. Say mê mới nâng cao khả năng thuyết phục và khi say mê cộng với trí tuệ, sự hiểu biết, phương pháp tốt mới đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái”, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ.

Đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, cấp ủy các cấp cần lựa chọn cán bộ phù hợp làm công tác tuyên giáo; kết nối cán bộ làm công tác tuyên giáo với đội ngũ văn nghệ sỹ, người có uy tín, nhà khoa học… thành lực lượng mạnh đi đôi với tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, trang bị các thiết bị hỗ trợ để nâng cao hiệu quả công tác. Đồng thời, cần tiếp tục, đổi mới phương pháp công tác tuyên giáo, bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, không né tránh những vấn đề mới, vấn đề khó, tăng cường nghiên cứu, kiến giải các vấn đề thực tiễn đang nảy sinh một cách nhanh chóng, kịp thời. 
 HÒA BÌNH BỊ BỎ LỠ
Câu nói này Bác nói với tướng thực dân Pháp là các ngài đã bỏ lỡ mất một nền hòa bình Nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh. Và cuối cùng thực dân Pháp hùng hổ đem quân xâm lược Việt Nam phải chịu một cái kết buồn, đáng nhẽ ra người pháp phải hiểu rằng lền hòa bình là khát vọng  của nhân dân Pháp. Tuy nhiên Pháp thua Mỹ lại cay cú nhẩy vào Việt Nam cũng chịu chung số phận thua ở Việt Nam. thế kỉ 20 chứng kiến nhiều đau buồn cho 3 nước, nhưng cũng thế kỉ 20 này các nước đã nhận ra cần phải hòa nhập, hội nhập là xu thế chung của thế giới. CÂU NÓI BẤT HỦ SẼ KHÔNG CÓ ĐỒNG MINH VĨNH VIỄN, MÀ LỢI ÍCH MỚI LÀ CỐT LÕI. trở lại bài học việt nam cộng hòa chế độ Mỹ dựng lên ở Việt Nam sau năm 1975 bị sụp đổ, Nhiều người Việt Nam bỏ đất nước chạy ra nước ngoài trở nên hận thù với đất nước, nhiều kẻ điên cuồng chống cộng đến cùng để rồi trả biết chống cộng để làm gì đã hơn 30 năm rồi vết thương rồi cũng đã nành da. Tổng thống Mỹ rồi cũng đã sang thăm Việt Nam làm bạn, Ông NGUYỄN CAO KỲ nguyên phó Tổng việt nam công hòa cũng phát biểu là chống cộng làm gì mình không làm được cho đất nước thống nhất bây giờ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HỌ LÀM ĐƯỢC LÊN MỪNG MỚI ĐÚNG, chống cộng là lũ khốn Ông phát biểu vậy.. Êch chết 3 năm quay đầu về núi cùng người Việt Nam thì phải yêu giống lòi, không trực tiếp về giúp đất nước, cống hiến thì cũng không lên chống đối đất nước.


VIỆT NAM MÃI LÀ THÀNH TRÌ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Lịch sử đã chứng tỏ quy luật vận động và phát triển của nước ta là dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng CNXH gắn với bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, quy luật này vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Chúng ta không cường điệu, đánh giá quá cao kẻ địch, nhưng thực tế đã dạy rằng, trong đấu tranh, tuyệt nhiên không bao giờ được lơi lỏng mất cảnh giác. Mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nâng cao cảnh giác, nhận thức đúng và đầy đủ tính chất gay gắt và phức tạp của cuộc đấu tranh chống “DBHB”; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, phản động. Từ đó, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi gây phương hại đến sự ổn định, vững mạnh và phát triển của đất nước. Để làm thất bại thủ đoạn mới của chiến lược “DBHB”, chúng ta phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kịp thời giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, không để kẻ địch lợi dụng; nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ. Đồng thời, phải phân tích làm rõ thủ đoạn mới của chiến lược “DBHB”, khắc phục mọi biểu hiện mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu niềm tin vào tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Làm tốt công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; củng cố hệ thống chính trị vững mạnh; tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý bí mật thông tin. Các cấp cần thực hiện nghiêm Quy chế Dân chủ cơ sở, đẩy mạnh công tác dân vận, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Mặt khác, phải thường xuyên chú trọng xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh về mọi mặt, thực sự làm nòng cốt trên mặt trận bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong mọi tình huống.

Mặc dù, chiến lược “DBHB” của các thế lực thù địch đối với nước ta đang diễn ra với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi, nguy hiểm, nhưng với sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và trong xã hội, tinh thần cảnh giác cách mạng không ngừng, ý chí quyết tâm chiến đấu cao, nhất định chúng ta sẽ làm thất bại mọi mưu đồ của chúng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

“Giáo dục là quốc sách hàng đầu thì Tiết kiệm là quốc sách thứ mấy?”.



        Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công. Theo đó, Chính phủ yêu cầu đến năm 2020 giảm khoảng từ 30% - 50% số lượng xe ô tô phục vụ công tác chung đang được trang bị cho các Bộ, ngành, địa phương (trừ lĩnh vực an ninh, quốc phòng). 
       Trong phạm vi quản lý theo luật định, Chỉ thị 31/CT-TTg đề cập đến tài sản công, nhưng một khi tiết kiệm là quốc sách thì còn phải đề cập đến hai nhóm đối tượng khác là khối ngoài quốc doanh và người dân. Có ý kiến cho rằng tiền của chủ doanh nghiệp tư nhân là “mồ hôi nước mắt” của họ nên họ hết sức tiết kiệm, còn khối doanh nghiệp quốc doanh " cha chung không ai khóc", thì "tội vạ ...dân đóng thuế?".
       Chỉ riêng lĩnh vực xe công, số liệu công bố năm 2015 cho thấy: cả nước hiện có gần 40.000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước. Chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm, ước tính mỗi năm ngân sách phải chi khoảng gần 13 nghìn tỷ đồng. Giảm 50% xe công nghĩa là mỗi năm tiết kiệm được khoảng hơn 6 nghìn tỷ chi phí sử dụng, chưa kể tiền thanh lý số xe này. Trong khi để xây dựng mới một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia với số lớp khoảng từ 25-30, học sinh học 2 buổi/ngày, đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chỉ cần khoảng 30 tỷ. Vậy nếu số tiền tiết kiệm chi phí từ việc giảm xe công nếu được thực hiện sẽ đủ xây 200 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia?
        Với mục tiêu “Kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc”, Chỉ thị số 31/CT-TTg của Chính phủ được thực hiện như thế nào, liệu có nên để tình trạng từ phường xã trở lên tồn tại nhiều loại trụ sở: trụ sở cơ quan công quyền và trụ sở các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội. Thêm trụ sở nghĩa là thêm trang thiết bị, đội ngũ cán bộ và quỹ lương.  Liệu khi yêu cầu giảm 30%-50% xe công, Chính phủ có dự kiến giảm số người hưởng lương tương ứng? Sự hoàng tráng của các lễ động thổ được tô phủ bởi cờ hoa, băng rôn, cổng chào...có làm cho công trình trở nên bền vững hơn hay vừa tốn tiền ngân sách vừa kệch cỡm, phản cảm? 
           Hiến pháp quy định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, dù Giáo dục có tiến bộ đến mấy mà sản phẩm của nó là đội ngũ trí thức vẫn thích phô trương, hình thức, đội ngũ cán bộ (kể cả lãnh đạo) vẫn xem ngân sách là “chùm khế ngọt” tha hồ trèo hái thì ngay việc giữ ở mức “thu nhập trung bình” cũng khó chứ chưa nói đến bằng các nước trong khu vực. Như vậy câu hỏi  “Giáo dục là quốc sách hàng đầu thì Tiết kiệm là quốc sách thứ mấy?” khi nào thì mới được giải quyết?.