" Vào Đảng là để lợi dụng, leo cao”

    Đại hội XII của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh; trong đó khẳng định tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng. Tại Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII, Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa," coi đây là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ...

     Như chúng ta đã biết, Đảng quyết định công tác cán bộ, thực tiễn cho thấy một số người tìm cách chui vào các tổ chức Đảng để rồi tiếp tục tìm cách luồn lách leo lên. Khi đã có vị trí, chức quyền rồi thì mới dần dần lộ nguyên hình là bản chất của một kẻ vụ lợi, mưu cầu lợi ích riêng chứ chẳng phải vì dân, vì Đảng. Họ kéo bè, kéo cánh, lợi dụng chức vụ để bổ nhiệm người thân tạo vây cánh cho mình .
   Ở các kỳ họp Quốc hội, nhân dân đều nghe thấy báo cáo của Chính phủ, của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan thuộc Quốc hội nhận định tham nhũng chưa được ngăn chặn, diễn biến phức tạp khó lường. Nếu cứ đà này thì niềm tin trong dân tiếp tục vơi đi, rồi sẽ dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm hơn cho đất nước. 
    Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nói thì đơn giản như vậy, nhưng khi nó rơi vào những người giữ vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống nhà nước thì sẽ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Đất nước đã trải qua những cuộc chiến tranh thảm khốc, trong gian khó Đảng ta ra đời với một mục đích duy nhất là vì quyền lợi của nhân dân. Vì lẽ ấy nên dân tin và theo Đảng. Bây giờ, đời sống khấm khá hơn thì Đảng phải làm tốt hơn so với thời kỳ gian khổ, tức là phải có biện pháp mạnh để xử lý những kẻ có máu tham nhũng. Phải nhanh chóng đưa ra ánh sáng những kẻ xấu xa nằm trong một bộ phận không nhỏ đã được chỉ ra trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”.
      Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, muốn xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải hoàn thiện được yếu tố chủ đạo là tư tưởng và con người xã hội chủ nghĩa. Người dạy rằng, cán bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì "Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng". Lời khẳng định vai trò của cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, là cái gốc của mọi công việc, đồng thời đặt ra yêu cầu người cán bộ mẫu mực phải có đức, có tài. Tài và đức là hai yếu tố quan trọng, nhưng chữ đức được lựa chọn đứng trên, bởi mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quần chúng, hống hách kiểu quan cách mạng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm dẫn đến chia rẽ, cục bộ địa phương và kết quả tất yếu là hỏng việc. Tư tưởng về cán bộ của Người bao gồm một hệ thống nhằm hoàn thiện và nâng cao những phẩm chất tốt đẹp của cán bộ, đảng viên, thể hiện sinh động sự phát triển tất yếu của con người mới XHCN. Theo tư tưởng của Người, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng qua lại giữa nhà nước và công dân; Tôn trọng và bảo đảm thực tế các quyền tự do cơ bản của con người; Các quyền con người, quyền tự do dân chủ được pháp luật bảo đảm và bảo vệ; Cán bộ nhà nước phải giữ đúng chức trách là “công bộc” của dân. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.
    Nhưng hiện nay, có những cán bộ lãnh đạo (công bộc của dân) đã lầm lẫn sự uỷ quyền đó với quyền lực cá nhân cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân. Nhà nước do dân là nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình; nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động; nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Tất cả các cơ quan nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. Chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Người nói: “Dân làm chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”. 
     Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nhấn mạnh, là người đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ… là lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài…Đã có rất nhiều cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong những năm qua, nhưng đáng tiếc vẫn còn đó nhiều cán bộ tham nhũng, bè cánh, phai nhạt lý tưởng và dẫn tới quan liêu, xa dân. Cũng còn nhiều cán bộ nói thì nhiều mà làm thì ít hoặc nói mà không làm. Vì thế, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị phải đi liền với việc chống quan liêu. Hơn nữa, suy thoái tư tưởng chính trị cùng với tệ quan liêu là nguyên nhân không dẫn đến tham nhũng, lãng phí, đục khoét tài sản của nhà nước, mà còn vô cảm trước những nỗi khổ của người dân. Đó chính là nguy cơ lớn của Đảng, của chế độ này!".


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét