Hãy là một công dân yêu nước bằng cả trái tim và khối óc


Kính gửi các tài khoản Facebook của người dân Việt Nam.
Hiện nay, trên Facebook của một số hội nhóm, đối tượng cực đoan chống đối chính trị chủ yếu ở hải ngoại như Billy Bui, Ngọc Chằn, Hong Linh, Benny Truong, Tan Thai, Thich Thong Lai và Hoang Ngoc Dieu, Nguyễn Uyên Thuỳ đăng tải và kêu gọi người dân hưởng ứng cái gọi là "Tổng biểu tình toàn quốc dịp 2/9" tại các thành phố lớn, khu công nghiệp …
Thưa các bạn...
Lợi dụng sự kiện cả nước kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, những kẻ chống đối cực đoan lại kêu gọi "tổng biểu tình" với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị, gắn với cái gọi là “một cuộc cách mạng tháng Tám lần thứ hai” hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng màu”… với những thủ đoạn như:
1. Soạn thảo, tán phát trên mạng Internet kêu gọi việc cùng ký tên vào các văn bản gửi đến cơ quan chức năng để phản đối dự thảo Luật Đặc khu”...
2. Thông qua ứng dụng gửi tin nhắn trên phần mềm Facebook để lan truyền tin nhắn từ những tài khoản ẩn danh với nội dung kêu gọi, kích động người dân cả nước cùng xuống đường biểu tình.
3. Viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội.
4. Kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do để tự vệ nhưng thực chất là để chống trả lại lực lượng chức năng, gây rối ANTT, bạo loạn tiến tới lật đổ chính quyền.
Trước những âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm đó Page Trung đoàn 47 kêu gọi toàn thể mọi người không nghe lời xúi giục, kích động tham gia các cuộc biểu tình, bạo loạn. Mong muốn các bạn chia sẻ thông tin trên để mọi người cảnh giác hơn.



NGHIÊM TRỊ BỌN PHẢNĐỘNG
KÊU GỌI BIỂU TÌNH

Trong những ngày qua bọn phản động trong nước, cũng như ở nước ngoài tăng cường tuyên truyền tiếp tục biểu tình vào ngày 02/9 này, hiện nay lực lượng an ninh đã cho tăng cường chống biểu tình, lần này sẽ không có nhân nhượng như vừa qua,  lực lượng thực thi pháp luật cương quyết xử lý nghiêm những kẻ cầm đầu hô hét bắt ngay không để chúng có cơ hội kích động lôi kéo người dân.
Nhân dân cả nước tỉnh táo không mắc mưu chúng khi chúng hô hét tuyên truyền về 03 luật   về an ninh mạng, và dự luật thuê đất, các khu công nghiệp công đoàn công ty cần tuyên truyền công nhân tuyệt đối không bỏ việc tham gia. Vì mọi lời nói, việc làm tụ tập tham gia vào tiếp sức cho chúng nó là đã vi phạm pháp luật.
Có điều lực cười là khi một số tên cầm đầu bị bắt chúng nhũn như bún khóc lóc van xin, ăn năn hối hận chỉ moch sao Nhà nước khoan hokh để được về làmăn.

"Cách mạng mùa hè ở Việt Nam", trò lố bịch của những kẻ phản động

      Trong không khí toàn Đảng, toàn Quân, Toàn Dân cả nước hân hoan chào mừng Tết Độc lập-kỷ niệm 73 năm (2/9/1945-2/9/2018) Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, từ đầu tháng 8-2018 đến nay, trên nhiều trang web, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin về cái gọi là phát động cuộc “Tổng biểu tình toàn quốc vào dịp 2-9” để lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam. Chúng hô hào, vu cáo rằng “Luật An ninh mạng, Luật Đặc khu và nhiều đạo luật là “hành dân”, “hại nước”… nên cần phải có một đợt "tổng biểu tình". Chúng kêu gọi “ngày 2-9, cả nước xuống đường” và hướng dẫn các thủ đoạn như làm kẹt xe, tạo sự tê liệt toàn thành phố, thậm chí chặt cầu, chiếm công sở, đốt xe cộ, Quốc kỳ, dùng gạch đá, bom xăng…
      Chúng gọi phong trào biểu tình là “cách mạng mùa Hè ở Việt Nam”, bắt đầu từ sự kiện ngày 10-6-2018. Chúng còn viết lời kêu gọi biểu tình lên các tờ tiền có mệnh giá thấp từ 1.000 đến 5.000 đồng để tán phát, lan truyền thông tin tới cả những người không dùng mạng xã hội. Vừa qua, cơ quan chức năng ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã phát hiện một đối tượng tán phát lời kêu gọi "tổng biểu tình" ngày 2-9-2018 thông qua việc gửi tiền tại ngân hàng. Với thủ đoạn này, chúng tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng và kích động sự tò mò của người dân thiếu hiểu biết thông qua những đồng tiền mệnh giá thấp. Chúng còn kích động người dân mang hung khí đi biểu tình với lý do để tự vệ nhưng thực chất là nhằm tạo ra sự hỗn loạn, dễ dẫn tới những hành vi phá rối và bạo lực nguy hiểm. Chúng đã nhiều lần sử dụng hình thức này để lôi kéo, kích động người dân song đều thất bại, chỉ lôi kéo được một số ít người nhẹ dạ, cả tin hoặc cực đoan tham gia. Tuy nhiên, đã xảy ra những tình huống đáng tiếc ở một số địa phương vào ngày 10-6-2018 vừa qua khi không ít người dân bị chúng kích động, lôi kéo tham gia biểu tình phản đối dự án Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Sau ngày 10-8, dù chúng tiếp tục phát động, kêu gọi nhiều đợt "tổng biểu tình" nhưng người dân đã nêu cao cảnh giác nên âm mưu của chúng bất thành.
   Lần này, lợi dụng sự kiện cả nước nghỉ lễ-kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng kêu gọi "tổng biểu tình" "với ý đồ tạo ra một sự kiện có màu sắc chính trị, gắn với cái gọi là “một cuộc cách mạng tháng Tám lần thứ hai”. Những chiêu trò không mới này gắn với một thủ đoạn chống phá lâu dài, nhằm tạo ra những điểm nóng chính trị-xã hội, từng bước kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng để tập dượt những hình thức gây rối, phá hoại hòng tạo cớ gây ra bạo loạn chính trị theo mô hình cách mạng đường phố, “cách mạng hoa nhài”…
       Phía sau những lời kêu gọi biểu tình, chúng ta đã có quá nhiều bài học đau xót với những gì xảy ra vừa qua. Những kẻ lừa bịp người dân thiếu hiểu biết, những kẻ từ phương xa "đục nước béo cò" chẳng mang lại chút ánh sáng nào tốt đẹp mà chỉ kéo thêm mây đen về nơi cuộc sống đang yên bình, tươi sáng. Với những cuộc biểu tình, đập phá ở Bình Dương, Hà Tĩnh năm nào mà hệ quả là hàng nghìn người mất việc làm, nhiều người phải ra tòa, phải đi tù vì nhẹ dạ cả tin và vi phạm pháp luật. Nhà nước, các doanh nghiệp phải bỏ tiền bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp, đối tác số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Còn với sự kiện xảy ra ở Bình Thuận gần đây, chúng ta thấy không ít người dân nghèo, trong đó có nhiều thanh thiếu niên tuổi đời còn rất trẻ không chỉ bị lợi dụng mà họ đã mắc bẫy kẻ xấu lôi kéo, đưa những đối tượng hình sự, ma túy, với tâm lý “sống ảo”, thích được “thể hiện" và được mua chuộc bằng số tiền chỉ vài trăm nghìn đồng để làm những điều vi phạm pháp luật, tiếp tay cho âm mưu phá hoại đất nước. Không ít người giờ đây đã phải trả giá bằng những án phạt tù, nhận lấy bóng đêm phủ xuống tương lai cuộc đời họ và thấm thía nhận ra, cái giá cho sự thiếu hiểu biết, ngông cuồng, ảo tưởng là quá đắt. 
      Lời kêu gọi "tổng biểu tình" cùng với những hành vi tán phát thông tin, kích động lôi kéo người dân chính là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải bị đẩy lùi và xử lý nghiêm minh. Đặc biệt, không gian mạng phải được gìn giữ, bảo vệ không để kẻ xấu lợi dụng, biến đó thành môi trường phá hoại sự yên bình của đất nước. Mỗi người dân, mỗi cư dân mạng cần kịp thời vạch trần, đấu tranh, tẩy chay và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng những thủ đoạn lôi kéo đó. Đối với các cơ quan pháp luật và chính quyền cơ sở, cần chủ động hơn, kiên quyết hơn để nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm; có phương án phòng ngừa, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, không để kẻ xấu thực hiện âm mưu biểu tình, gây rối và kích



Đoàn kết, hòa hợp dân tộc là truyền thống, đạo lý và sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Mới đây “Cánh Dù lộng gió” lại đăng lên trên trang mạng Danlambao bài viết “Một chế độ vô cùng dã man và vô nhân tính”. Nội dung bài viết, với những lời lẽ của kẻ hằn học thâm thù chế độ XHCN, “Cánh Dù lộng gió” đã cố tình bóp méo, xuyên tạc chủ trương đoàn kết, hòa hợp dân tộc của Đảng nhằm kích động, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị – xã hội, hòng lật đổ chế độ. Những luận điệu xuyên tạc kiểu này không còn xa lạ gì, ai nghe đến cũng phát chán, nhưng nhân đây cũng gửi đến “Cánh Dù lộng gió” đôi điều về truyền thống dân tộc và tình hình đất nước, để Y đừng tiếp tục dùng ngòi bút để đổi trắng thay đen, viết những điều xuyên tạc, tầm bậy để người đời oán trách.
Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh dân tộc Việt Nam luôn có truyền thống đoàn kết, hòa hợp dân tộc. Thực tiễn lịch sử cho thấy, nhiều thế hệ người Việt Nam đã từng thấm thía nỗi đau chia rẽ, tàn phá của chiến tranh. Cho nên, lòng yêu nước và sự nhân ái luôn được lấy làm nền tảng tinh thần cho sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc, từ đó đã tạo nên sức mạnh phi thường để chống ngoại xâm, chiến thắng kẻ thù, xây dựng đất nước.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, với đường lối đúng đắn, tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc tiếp tục được phát huy và nâng lên tầm cao mới. Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để đối phó với thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài, nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ. Ta phải nhận ra rằng, đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít nhiều lòng ái quốc”. Tinh thần đó được tiếp tục vận dụng thực hiện sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, thống nhất.  Đặc biệt, tối 2/5/1975, trong buổi lễ trả tự do cho ông Dương Văn Minh và nội các chế độ Sài Gòn tại Dinh Độc lập, Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 đã phát biểu: “Trong cuộc chiến đấu lâu dài này, toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng… Đây là niềm hãnh diện chung của tất cả nhân dân Việt Nam chúng ta”. Đáp lời, người từng đứng đầu chế độ Việt Nam Cộng hòa – ông Dương Văn Minh cũng chân tình: “Ngày hôm nay, đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước… ”. Đoàn kết, hòa hợp dân tộc là điều kiện cần thiết cho sự ổn định và phát triển của mọi quốc gia. Đó cũng là truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, được nhân dân ta xây đắp, gìn giữ từ ngàn đời và hiện nay đang được tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hỗ trợ bảo hiểm y tế trẻ em thuộc hộ nghèo, là người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, dưới sáu tuổi được miễn 100% chi phí khám, chữa bệnh. Đặc biệt, trong công tác giáo dục, từ năm 2011 đã có 100% số tỉnh miền núi có trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú dành cho trẻ em là người dân tộc thiểu số.
 Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều chủ trương, chính sách đã được ban hành theo hướng tạo điều kiện ngày càng thuận lợi như: xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương, quốc tịch, hộ tịch, về đầu tư kinh doanh; về quyền được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài; Luật Quốc tịch sửa đổi đã tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài có thể giữ quốc tịch Việt Nam trong khi mang quốc tịch nước khác; Luật Đất đai sửa đổi và Luật Nhà ở đã mở rộng thêm đối tượng và quyền cho kiều bào được mua và sở hữu nhà ở trong nước … Đại hội lần thứ XII của Đảng một lần nữa khẳng định các quan điểm, chủ trương về đoàn kết, hòa hợp dân tộc: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia – dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước”.  Như vậy, mấy lời nhảm nhí mà kẻ bồi bút mang danh “Cánh Dù lộng gió” đăng trên Danlambao, là việc làm bẩn thỉu của các phần tử cơ hội, phản động, hòng xuyên tạc, bóp méo chủ trương đoàn kết, hòa hợp dân tộc của Đảng và thực tiễn phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của Nhà nước ta. Thái độ, lời nói, hành vi theo lối cực đoan, bệnh hoạn của “Cánh Dù lộng gió” cần phải bị lên án và đấu tranh bác bỏ./.

MẠO NHẬN ĐẠI TÁ, GIÁO SƯ, ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI
LÔI KÉO THÀNH LẬP TỔ CHỨC TRÁI PHÉP
Từ tháng 10-2016 đến nay, ông ta (Nguyễn Ngọc Luân) đã mạo nhận là đại tá, giáo sư, tiến sĩ quân đội; lợi dụng hình ảnh, uy tín của một số đồng chí nguyên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội để vận động, lôi kéo nhiều người tham gia cái gọi là “Ban liên lạc Người có công Việt Nam” (sau đây gọi tắt là ban liên lạc). Đây là một tổ chức hoạt động tự phát, hoạt động trái phép khi chưa đủ điều kiện pháp lý…
Cựu thượng sĩ mạo nhận là đại tá, giáo sư
Đầu tháng 7-2018, trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện một nhóm người tự xưng là ban liên lạc đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo một số cựu chiến binh (CCB) và cán bộ nghỉ hưu các bộ, ban, ngành trên địa bàn thành phố tham gia nhằm thành lập “một tổ chức xã hội đặc thù” để thực hiện cái gọi là: Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, bảo vệ những người có công.
Hoạt động của tổ chức này thời gian vừa qua có một số dấu hiệu bất thường, gây bức xúc dư luận. Từ thông tin phản ảnh, kiến nghị, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) đã vào cuộc tìm hiểu, xác minh, làm rõ. Thông tin từ Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cho biết: Ban liên lạc do ông Nguyễn Ngọc Luân, sinh năm 1942, quê ở xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; trú tại số 8, Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP Hà Nội lập ra từ tháng 10-2016 với mục đích vận động, kêu gọi số CCB và cán bộ nghỉ hưu các bộ, ban, ngành tham gia để tiến hành thành lập “Hội Người có công Việt Nam” trên toàn quốc.
Để gây dựng thanh thế, ông Nguyễn Ngọc Luân đã mạo nhận là đại tá, giáo sư, tiến sĩ trong quân đội; đồng thời tự ghi tên một số đồng chí nguyên là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội vào danh sách ban liên lạc để tuyên truyền, vận động, lôi kéo, tập hợp người tham gia. Trên thực tế, ông ta có quá trình công tác trong quân đội từ năm 1966-1977, cấp bậc chỉ là thượng sĩ, đơn vị công tác ban đầu là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 229 Công binh, Quân khu 4 sau đó chuyển sang Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 144. Tháng 5-1977, ông Luân chuyển ngành sang Ngân hàng Nhà nước và đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Đến năm 1979, ông này về nước làm giáo viên Trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng. Năm 1989, ông Luân nghỉ chế độ mất sức lao động và tham gia sinh hoạt Đảng, hội CCB ở nơi cư trú trước đây (phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP Hà Nội). Vừa qua, Hội CCB phường Quang Trung đã đề nghị xóa tên ông Nguyễn Ngọc Luân khỏi danh sách CCB của quận vì không tham gia sinh hoạt.
Tùy tiện đưa tên nhiều tướng lĩnh để gây thanh thế
Theo danh sách ban liên lạc ngày 6-1-2018, có chữ ký của ông Nguyễn Ngọc Luân: Có 89 thành viên, trong đó có 55 thành viên nguyên là cán bộ quân đội là Trưởng, phó ban; ủy viên ban liên lạc. Trong đó có nêu tên cả một số tướng lĩnh.
Tuy nhiên, theo Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, qua tiếp xúc với một số đồng chí có tên trong danh sách ban liên lạc, trong đó có các tướng lĩnh, các đồng chí đều khẳng định không biết, không tham gia vào tổ chức nói trên, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Cục trưởng Cục Chính sách cho biết trên trang cá nhân, ông và nhiều đồng đội đã bị “lừa ngoạn mục”. “Trong một số lần tham gia các hoạt động tình nghĩa của Ban liên lạc truyền thống CCB Quân khu Trị Thiên, tôi thấy xuất hiện một ông chừng hơn 70 tuổi, mặc lễ phục màu trắng, mang quân hàm đại tá, luôn tự giới thiệu là giáo sư, tiến sĩ ngành quân y, chủ tịch "Ban liên lạc Người có công Việt Nam". Trong một số cuộc lễ lạt kỷ niệm tôi đều thấy người dẫn chương trình giới thiệu về ông như vậy. Thậm chí, có lúc giới thiệu ông ấy lên trao quà của các nhà tài trợ tặng đối tượng chính sách. Qua chuyện trò, ông ấy kể với tôi: Trước là bác sĩ làm việc trong Ban Quân y Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (ông ấy còn kể vanh vách về các thủ trưởng từ năm 1977 trở về trước). Sau đó, được biệt phái sang viện Hữu nghị Việt-Xô... Hiện tại, ông ấy đang vận động thành lập "Ban liên lạc Người có công Việt Nam", do ông ấy làm chủ tịch. Ngay từ khi mới tiếp xúc, tôi đã thấy ngờ ngợ: Chắc đây là một sự lừa đảo và có trao đổi riêng với một số đồng đội. Các anh ấy cũng chung suy nghĩ như tôi nhưng chưa có dịp “bóc mẽ” sự lọc lừa dối trá đó”, Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu cho biết.
Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân ngày 18-8, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho biết đã lên án việc này từ ngày 7-7-2018. “Mấy ngày hôm nay, tôi liên tục lên án trên mạng xã hội và đề nghị các cơ quan pháp luật vào cuộc”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói. Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Phó tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Binh đoàn 12, khẳng định: “Đây là lần đầu tiên tôi được nghe tới tổ chức này. Không rõ họ đặt tên mình vào danh sách ban liên lạc nhằm mục đích gì, nhưng như vậy là không đúng. Cơ quan chức năng cần phải xác minh, đồng thời tuyên truyền để mọi người biết”.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu, nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) không hiểu vì sao ông lại có tên trong ban liên lạc của hội này. “Những người thành lập hội đã tự viết tên tôi vào danh sách. Tôi không biết ông Nguyễn Ngọc Luân là ai. Rõ ràng, việc thành lập ban liên lạc này xuất phát từ mục tiêu mờ ám, vì họ tự tiện lấy hình ảnh, uy tín của một số cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội để lôi kéo người tham gia”, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu bức xúc.
Tổ chức tự phát, hoạt động trái phép
Trong quá trình lôi kéo mọi người tham gia, Nguyễn Ngọc Luân thường thông tin: Năm 2017, đã có 8 ban liên lạc cấp quận, huyện và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức ra mắt và khi có đủ điều kiện sẽ báo cáo Đảng, Nhà nước và cơ quan hữu quan để thành lập hội. Đến nay, ban liên lạc đã được tổ chức thành 3 cấp: Trung ương-tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện. Ngoài ra, ban liên lạc còn có đại diện tại: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Sơn La, Thái Bình, Hải Phòng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Qua xác minh, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội xác định ban liên lạc là tổ chức tự phát của một số người, hoạt động chưa có cơ sở pháp lý, chưa có tôn chỉ, mục đích, quy chế và điều lệ hoạt động. “Hoạt động của ban liên lạc không đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội...”, lãnh đạo Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cho biết.
Cụ thể, hoạt động của cái gọi là "Ban liên lạc Người có công Việt Nam" đã vi phạm nhiều quy định trong Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo Điều 5 và Điều 6 của nghị định thì điều kiện thành lập hội là hội phải có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ, có điều lệ, có trụ sở, có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội theo quy định. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Ban vận động thành lập hội phải được bộ, cơ quan ngang bộ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh... Đối chiếu với các quy định trên thì tổ chức do ông Luân vận động thành lập chưa hề đáp ứng được các yêu cầu đó và cũng không hề báo cáo cơ quan chức năng.
Thời gian qua, hiện tượng một số đối tượng lợi dụng uy tín, hình ảnh quân đội để trục lợi và lừa đảo dưới nhiều hình thức, trong đó có việc lập một số hội, nhóm bất hợp pháp có xu hướng gia tăng. Để kịp thời ngăn chặn hoạt động lợi dụng uy tín của các đồng chí nguyên cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội để lôi kéo tham gia cái gọi là "Ban liên lạc Người có công Việt Nam", hội CCB các cấp từ Trung ương tới địa phương và chính quyền, đoàn thể các địa phương cần tuyên truyền để hội viên biết, không tham gia và thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện.
Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cho biết, đến nay ông Nguyễn Ngọc Luân xin rút không triển khai tiếp các hoạt động. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ và xử lý sự việc theo quy định của pháp luật.


HÔM NAY XÉT XỬ TỔ CHỨC KHỦNG BỐ "CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI" CỦA ĐÀO MINH QUÂN.
Hôm nay 21/8/2018,TAND TP HCM đã mở phiên tòa xét xử Trương Nguyễn Minh Trí, Đỗ Tài Nhân cùng 10 đồng phạm khác về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Dự kiến TAND TP HCM sẽ xét xử vụ án này trong vòng 3 ngày, từ ngày 21 đến 23/8.
Đây là các đối tượng nằm trong tổ chức gọi là "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do đối tượng lưu vong đang bị truy nã Đào Minh Quân cầm đầu.
Theo cáo trạng của VKSND TP HCM, từ ngày 19/4/2017 đến ngày 17/5/2017, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an và Công an TP HCM, Công an tỉnh Long An đã thực hiện lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Trương Nguyễn Minh Trí, Đỗ Tài Nhân cùng 10 đối tượng khác. Nhóm 12 người này có hành vi tham gia tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" do Đào Minh Quân (66 tuổi, sống tại Mỹ) cầm đầu, hoạt động chống nhà nước Việt Nam nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hồ sơ thể hiện, Đào Minh Quân đã thành lập tổ chức này vào năm 1990 tại Mỹ. Đồng thời, Quân tự phong là thủ tướng. Đến năm 2009, Đào Minh Quân công bố bản "Hiến ước lâm thời" thể hiện cương lĩnh và điều lệ hoạt động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bằng bạo động vũ trang.
Thông qua mạng xã hội, Quân và các đối tượng trong tổ chức đã chiêu mộ, lôi kéo, dụ dỗ những người trong nước và Việt kiều cùng tham gia. Băng này thường kích động khủng bố, rải truyền đơn, kêu gọi biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, Tết của đất nước.
Cuối tháng 2/2017, tổ chức này đã đưa Phan Angel và Nguyen James Han về Việt Nam để móc nối liên lạc, tập hợp các thành viên tại Việt Nam để thực hiện chống phá nhân dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2017.
Ngày 22/2/2017, Phan Angel về Việt Nam với lý do thăm thân nhân rồi liên lạc với Nguyễn Quang Thanh (được tổ chức phong là tỉnh trưởng Quảng Nam) cùng nhiều đối tượng khác để chọn địa điểm tổ chức tuần hành gây rối.
Riêng Nguyen James Han đã cung cấp kềm, bình xịt sơn với mục đích bôi bẩn tượng đài Bác Hồ. Ngoài ra, Nguyen James Han còn bàn bạc in 4.000 truyền đơn rải ở những nơi đông công nhân. Đồng thời, băng này còn lên kế hoạch tấn công, đột nhập các đài phát thanh chèn sóng, tuyên truyền cho Đào Minh Quân và các hoạt động chống phá.
Kết quả xác minh đến nay, các bị can trong vụ án đã liên hệ, móc nối 100 đối tượng viết đơn tham gia tổ chức, viết phiếu bầu Đào Minh Quân làm tổng thống, thực hiện hoạt động chống phá. Trong số những người tham gia có người bệnh tật, già yếu, có con nhỏ…
Tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" được xác định đã chỉ đạo đặt bom tại sân bay Tân Sơn Nhất và đốt nhà xe ở Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai), làm cháy 300 xe máy. Vụ án này, TAND TP HCM đã xét xử và tuyên phạt Đặng Hoàng Thiện (SN 1992; ngụ TP HCM) 16 năm tù; 14 đồng phạm khác bị phạt từ 5 năm tù đến 14 năm tù.
Cũng liên quan đến tổ chức này, mới đây Nguyễn Tấn Thành (28 tuổi; ngụ Đồng Nai) cùng với cha ruột là Nguyễn Khanh (54 tuổi) đã được Lisa Phạm (đối tượng đang bị truy nã) cung cấp 20 triệu đồng mua thuốc nổ, chế tạo bom và cho người ném vào trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình (TP HCM) khiến 3 người bị thương và làm hư hỏng một số tài sản.
Tháng 1/2018, Bộ Công an đã truy nã 7 đối tượng trong tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời".
Bảy đối tượng bị truy nã, gồm: Đào Minh Quân (66 tuổi), Kelly Triệu Thanh Hoa (50 tuổi; sống tại Mỹ), Lâm Ái Huệ (50 tuổi; sống tại Canada), Phạm Thị Anh Đào (tức Lisa Phạm, 39 tuổi; sống tại Mỹ), Lý Hồng Thái (56 tuổi; sống tại Mỹ), Nguyễn Đức Thắng (88 tuổi; sống tại Mỹ), Quách Thế Hùng (70 tuổi; bác sĩ, sống tại Mỹ).
Bộ Công an thông báo tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là tổ chức khủng bố, tiền thân là tổ chức "Tân Dân Chủ". Tổ chức khủng bố này có trụ sở đặt tại Mỹ.