CHỐNG THAM NHỮNG XƯA VÀ NAY


       Nói đến tham nhũng và chống tham nhũng thì ai cũng biết đó là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang tiến hành tranh đấu bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là bằng tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã nêu rõ, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
     Thực ra từ ngày xưa con người đã phải đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng cũng không kém phần cam go và quyết liệt nên trong dân gian có câu:
                                                  " Con ơi nhớ lấy câu này
                                                  Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan…”                         
     Quan liêu, tham nhũng là hiện tượng xã hội thuộc phạm trù lịch sử, gắn liền với sự ra đời của nhà nước và quyền lực nhà nước. Đúng như câu nói rất chí lý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tham nhũng là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực”.
     Chuyện cổ dân gian Việt nam từng kể: Có ông quan tuổi Tý, ngày sinh nhật, hạ cấp mừng thọ con chuột bằng vàng. Bà vợ quan đay nghiến chồng, sao ông không bảo là tuổi Sửu, để được đút lót con trâu bằng vàng, có phải là được nhiều và lớn hơn không! Hay lịch sử tiền phong kiến, ngay từ cổ đại cũng đã cho thấy rõ việc tham nhũng và chống tham nhũng. Thời Đông Chu, trong chiến tranh Ngô (Phù Sai) - Việt (Câu Tiễn) đã có chuyện đút lót hối lộ giữa Ngũ Tử Tư và Phạm Lãi mà của đút lót là nàng Tây Thi, nguyên cớ làm cho nước Ngô sụp đổ tan tành.
    Tham nhũng vắt qua, chạy dài theo lịch sử loài người, ở nơi nào cũng có, dù ở mức độ khác nhau. Không chỉ các nước tư bản mà ta đã biết, xã hội chủ nghĩa, nét đặc trưng, là nền kinh tế kế hoạch hóa, nạn tham nhũng cũng đâu có ít. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, chúng ta buộc phải chấp nhận một sự thật đau lòng, quan liêu, tham nhũng là một trong những nguyên nhân đục ruỗng nhà nước, dẫn đến tan rã không thể cứu vãn.Tham tựu trung lại đều nằm ở hai hình thức:
      Thứ nhất: Tham nhũng bằng các quan hệ kinh tế (vật chất, tiền bạc, của quý quy ra tiền bạc) do những tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế gây ra. Loại tham nhũng này xảy ra phổ biến ở mọi thời kỳ kinh tế.
     Thứ hai: Tham nhũng bằng quyền lực và kết hợp kinh tế với quyền lực. Đây là loại tham nhũng nguy hiểm và tai hại nhất. Loại tham nhũng này xảy ra khi đã có nhà nước. Nhà nước ở trình độ phát triển cao cũng chưa ngăn chặn được mà chỉ hạn chế ở những nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh. Cách đây hơn 2.500 năm, Lã Bất Vi, người tạo dựng nên nhà Tần, nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc đã thực hiện hoàn hảo hình thức tham nhũng kết hợp (cấu kết) giữa tham nhũng bằng các quan hệ kinh tế và quyền lực, để lại bài học nằm lòng cho những kẻ tham nhũng hậu sinh.
     Một khi kinh tế kết hợp với quyền lực thì sẽ trở thành sức mạnh vô địch, phá hủy mọi thể chế nhà nước. Cũng chính vì vậy mà những vụ án lớn ở nước ta bị phát hiện trong thời gian đã qua: Vụ Năm Cam có bóng dáng của công an, viện kiểm sát, báo chí, tòa án. Vụ Dầu khí có bóng dáng của thanh tra nhà nước. Vụ MPU 18 cho thấy tổ hợp chạy tiền, chạy chức quyền, hối lộ quy mô lớn. Mới đây nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh càng thấy rõ điều này. Không chỉ dính dáng tới một số cán bộ có chức, quyền ở Trung ương như Bộ Công thương, Bộ Nội vụ mà cả một số quan chức địa phương như tỉnh Hậu Giang…
     Chống tham nhũng xưa và nay, khác chăng là ngày nay chúng ta có sự lãnh đạo kiên định của Đảng, nhận diện tham nhũng như quốc nạn. Công tác phòng chống tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng, đề ra nhiều giải pháp, coi đó là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách. Vì thế, thời gian qua nhiều vụ án tham nhũng lớn, nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình ủng hộ và ngày càng tin tưởng vào cuộc chiến “diệt giặc nội xâm” này, tham nhũng sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.

Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong chi bộ


Đoàn kết là thuộc tính tất yếu, là sức mạnh của Đảng, vì vậy, Hồ Chí Minh mong muốn Đảng phải luôn giữ gìn sự đoàn thống nhất, xem đó là một nhiệm vụ đặc biệt, một nguyên tắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Người chỉ dẫn: Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng; phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Theo đánh giá của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương  khóa XII nhận định: công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Nội dung sinh hoạt đảng ỏ nghiều nơi còn đơn điệu, hình thức hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi còn mất sức chiến đấu…Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty. Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lung túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao…  
Vì vậy, việc thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “giữ gìn sự đoàn nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” càng có ý nghĩa hơn  bao giờ hết. Thực hiện hiện Di huấn của Người, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng thiết nghĩ rằng trước hết phải bắt đầu từ chi bộ, bởi Hồ Chí Minh đã khẳng định: chi bộ tốt thì mọi việc đều tốt. Để giữ gìn, củng cố đoàn kết thống nhất trong chi bộ cần tập trung vào một số vấn đề sau:

+ Đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng, coi trọng rèn luyện đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tình yêu thương đồng chí, tôn trọng lẫn nhau cho cán bộ, đảng viên. Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trước hết bắt nguồn từ sự hiểu biết và giác ngộ chính trị của mỗi đảng viên. Vì vậy, công tác tuyên truyền trong Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng cao trình độ nhận thức cho mỗi đảng viên, có như vậy mới tạo sự đoàn kết thống nhất cao.
+ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc xây dựng Đảng. Đổi mới nội dung hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi ủy phải nắm chắc tình hình tư tưởng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên được chi bộ phân công. Kịp thời biểu dương những đảng viên gương mẫu và giúp đỡ giáo dục, xử lý những đảng viên có thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm để chi bộ thực sự là nơi quan lý, giáo dục, đào tạo, rèn luyện và sàng lọc đội ngũ đảng viên.  Chi bộ, chi ủy và đảng viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa, phương pháp tiến hành tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh “Muốn đoàn kết càng chặt chẽ, tiến bộ càng mau chóng thì mọi người phải sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Mà muốn được như thế thì không có cách gì hơn là thật thà tự phê bình và phê bình”. “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để…đoàn kết và thống nhất nội bộ”.
+ Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của chi ủy, chi bộ đối với cán bộ, đảng viên. Công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong chi bộ. Công tác kiểm tra giúp kịp thời phát hiện và ngăn chặn nguyên nhân, hiện tượng mất đoàn kết. Đồng thời biểu dương kịp thời và có biện pháp cụ thể, thiết thực giúp cho cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, giáo dục cán bộ, đảng viên không ngừng chăm lo vun đắp cho khối đoàn kết thống nhất trong Đảng.
+  Chăm lo xây dựng chi ủy trong sạch, vững mạnh, đảm bảo hạt nhân trung tâm đoàn kết chi bộ.Chi ủy giữ vai trò quy tụ trong đoàn kết chi bộ. Quan tâm xây dựng, củng cố chi ủy gắn với việc lựa chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực. Chủ chốt của chi bộ phải là người mẫu mực về đoàn kết, biết kết hợp, xử lý hài hòa giữa các lợi ích, đặt lợi ích tập thể, lợi ích chi bộ lên trên hết, có khả năng quy tụ tinh thần đoàn kết trong chi bộ. Thực tiễn đã chứng minh rằng, ở chi bộ nào có người đứng đầu chi bộ như thế thì chi bộ đó đoàn kết thống nhất và ngược lại.



KẺ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẢNG BẰNG CÁCH BÔI NHỌ NÓI XẤU CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẢNG NHÀ NƯỚC


Lợi dụng  vấn đề dân chủ, nhân quyền tự do ngôn luận hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện dầy đặc, tần xuất ngày một nhiều những thông tin sai sự thật nếu không muốn nói là ghê tởm sặc mùi đế quốc, chúng bịa đặt bôi nhọ,nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng.
Thưc hư thật giả với nhiều những thông tin trên khiến cho không ít người lầm tưởng tin ở những lời nói trên, và nghĩ phải chăng đây là sự thật, xin hiểu cho rằng  tất cả những thông tin nói xấu chế độ Đảng ta, và các đồng chí lãnh đạo Đảng là muc tiêu hàng đầu của các thế lực thù địch phản cách mạng, chúng chống phá ta bằng nhiều con đường không được giờ đây chúng phá ta trên mặt trận chính trị tư tưởng văn hóa, mục tiêu của chúng là làm cho bằng được chia rẽ Đảng với nhân dân, để dân không còn tin tưởng vào Đảng, từ đó sẽ dẫn đến tự chuyển hóa chế độ theo quỹ đạo mà chúng đã giăng ra.
Để miễn dịch, đồng thời để mọi tằng lớp nhân dân ta hiểu rõ bản chất thâm độc trên của chúng thiết nghĩ các cấp ủy chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, kịp thời  điều tra làm rõ các thông  tin thù địch sai sự thật, đưa ra sét xử công khai, đồng thời cũng định hướng tốt công  tác tư tưởng để các tầng lớp nhân dân ta hiểu tin tưởng ở Đảng ta hơn,
 Thành quả cách mạng mà nhân dân ta, Đảng ta hôm nay có được là cả một quãng đường dài đánh đổi biết bao xương máu mới có được. Đảng ta theo con đường xã hội chủ nghĩa, hệ chính trị của ta là không thay đổi, chúng ta  coi trọng , tôn trọng thể chế chính trị của các nước, nhưng cũng mong mỏi thiết tha các  đảng phái tôn trọng quan điểm của Đảng  CỘNG SẢN VIỆT NAM, bắt tay hợp tác làm ăn sao cho cùng có lợi, để nhân dân mỗi nước có một cuộc sống ngày một tươi đẹp, sống trong hòa bình hợp tác phát triển. TÔN TRỌNG KHÔNG CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NHAU, MỘT HÀNH TINH HÒA BÌNH KHÔNG CÓ TIẾNG SÚNG VÀ CHIẾN TRANH MIỆNG

“ Sự biến tướng của các lễ hội là có tội với thế hệ sau”


      Lễ hội vốn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt với mong ước cầu an, may mắn, sức khỏe, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt... trong năm mới. Bởi lễ hội là của cộng đồng đưa lại lợi ích, nguồn lợi cho xã hội. Đấy cũng là định hướng trong việc gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, biến di sản thành tài sản cho các cộng đồng để phát triển kinh tế địa phương. 
     Những nét đẹp của các lễ hội ngày nay thể hiện sự biến tướng khi tại nhiều lễ hội gần đây diễn ra sự tranh giành, thậm chí là đổ máu chỉ để cướp các vật phẩm tượng trưng cho sự may mắn. Trong lễ hội hiện nay có nhiều hoạt động, dịch vụ phát sinh mà không phải là văn hóa truyền thống, người ta tự tổ chức, mang danh lễ hội truyền thống để trục lợi. 
      Dưới góc độ quản lý một thực tế là các doanh nghiệp đứng ra tổ chức hội lễ hội, lấy danh nghĩa là mong muốn của cộng đồng, nhưng thực chất là để bán vé, thu tiền. Ví dụ như  Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng, vào xem lễ hội được ban quản lý bán vé thu tiền, trâu thắng hay trâu thua đều đem thịt hết, rồi bán với giá rất cao để kiếm lời.  Rồi kéo theo nhiều hiện tượng như cá cược, làm phát sinh những vấn đề bất ổn về an ninh trên địa bàn.
    Nhiều nơi tổ chức khai ấn, phát ấn cũng là một biểu hiện của biến tướng với ý nghĩa khai ấn là mang lại “thăng quan tiến chức” để trục lợi lợi bằng các dịch vụ bán vé, kinh doanh... Nhiều nghiên cứu chỉ ra là không có một chứng cứ nào của lễ hội khai ấn giúp thăng quan tiến chức. Vài năm trở lại đây bỗng dưng nổ ra việc khai ấn, nhiều nơi tổ chức khai ấn, thành “dịch”, thành hiện tượng khai ấn... Không hiểu việc tuyên truyền như thế nào mà ai cũng tin rằng có ấn đấy là sẽ may mắn, có lộc. Đó là những hiện tướng mới trong công tác quản lý di sản văn hóa, hoạt động lễ hội hiện nay.
     Bên cạnh đó, hiện nay có hiện tượng lãnh đạo địa phương tham gia vào ban này, ban kia để tổ chức lễ hội, đưa ra nhiều hoạt động để tạo nguồn thu, coi mùa lễ hội là mùa kiếm tiền, nó làm bùng ra những biến tướng mới. Vì vậy, không có sự quản lý của cơ quan nhà nước thì việc đảm bảo an toàn trật tự, vệ sinh môi trường sẽ diễn biến phức tạp. Chưa kể trước đây người ta tham gia lễ hội rất lành mạnh, để tỏ lòng thành kính, cầu mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc. Còn bây giờ người ta thổi phồng vào đó quá nhiều yếu tố tâm linh, để thu hút người dân, tạo hiệu ứng kích động tâm lý.
         Thiết nghĩ, để mùa lễ hội là một mùa của tâm linh, là những ngày đầu năm mới thực sự là nét đẹp văn hóa của con người Việt từ bao đời nay, về lâu dài đề Nghi Bộ VHTT&DL cần đề xuất, xây dựng những quy định về hoạt động lễ hội để trình Chính phủ ban hành trong trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, căn cứ vào từng địa bàn (Bắc, Trung, Nam), Bộ sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử khi tham gia lễ hội để lễ hội trở về đúng giá trị, nét đẹp vốn có của nó làm cho các di sản văn hóa Việt được quảng bá và là một nét hưởng thụ độc đáo của du khách thế giới cũng như người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh như lời Bác dạy

            Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân tộc ta đã căn dặn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu rất rõ vai trò của Đảng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Thực tiễn 80 năm qua, từ ngày thành lập Đảng đến nay cho thấy, vận mệnh của dân tộc ta đã gắn liền với vận mệnh của Đảng. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ViệtNam.
            Để xây dựng Đảng vững mạnh, ngang tầm với đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải thật trong sạch. Sức sống, sự lớn mạnh của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc đã chứng minh: bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, Đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng, được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì Đảng vững mạnh, lãnh đạo cách mạng thành công; còn nếu xa rời quần chúng, không được quần chúng tin tưởng, ủng hộ thì sẽ suy yếu, giảm sút sức chiến đấu và có khi vấp phải thất bại. Muốn vững mạnh, muốn được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, Đảng phải luôn trong sạch!
            Là người lãnh đạo cách mạng, Đảng đề ra đường lối, chiến lược đưa nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là đảng cầm quyền, Đảng chịu trách nhiệm về mọi mặt đời sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.
            Bác cho rằng, từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng, do vậy, “Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Muốn thế, Đảng phải trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Quan điểm cách mạng đó là nguyên nhân, là nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh của Đảng để Đảng lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vĩ đại. “Dễ trăm lần, không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
            Sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân cho thấy, Đảng luôn vì dân, đặt dân ở vị trí là gốc, Đảng không phải ở trên dân mà ở trong dân. Đảng và dân gắn bó, hòa quyện là một, không tách rời và không thể tách rời.
            Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là việc của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên nhưng đó cũng là việc của dân. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cũng thể hiện mối quan hệ giữa Đảng với dân; không phải “đóng cửa lại” để xây dựng Đảng mà phải xây dựng Đảng từ phong trào hành động cách mạng của quần chúng nhân dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thắng lợi trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng chính là Đảng đã biết phát huy trí tuệ của toàn dân vào việc xây dựng đường lối của Đảng. Đảng tin dân, đưa mọi vấn đề để dân góp ý, thảo luận và cùng tìm cách giải quyết, từ đó có những quyết sách đúng đắn.
            Một Đảng trong sạch để cho dân tin yêu phải gồm những đảng viên trong sạch, có lý tưởng, đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư vì đảng viên chính là cầu nối giữa Đảng với dân. Là “đầy tớ” của nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên phải tận tụy phục vụ nhân dân, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân. Vì sao vậy? Vì nhân dân theo Đảng làm cách mạng trước hết là do lợi ích thiết thân của chính họ. Đảng được dân tin và một lòng theo Đảng vì trong bất cứ hoàn cảnh nào Đảng cũng toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết và trước hết.
            Là đảng cầm quyền, đặc biệt trong thời kỳ đất nước tiến hành CNH, HĐH, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, sự trong sạch của bộ máy Đảng càng là một đòi hỏi khách quan. Đó là bởi “ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là lý lưởng, là mục tiêu đấu tranh và cũng là lý do tồn tại của Đảng. Đảng ra đời, tồn tại vì điều đó và toàn bộ hoạt động của Đảng cũng là nhằm đạt được điều đó. “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Chính vì thế, những “ông quan cách mạng” xa dân, nhũng nhiễu, hạch sách dân luôn bị nhân dân khinh bỉ, căm ghét. Họ đã làm tổn hại đến uy tín, làm suy yếu Đảng. Để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, phải kiên quyết đưa những đảng viên thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng.
            Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa khiến người đảng viên mắc những căn bệnh nguy hiểm như kiêu ngạo, hống hách, tham ô, lãng phí chính là chủ nghĩa cá nhân. “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
            Chính chủ nghĩa cá nhân đã khiến những đảng viên thoái hóa, biến chất, sa ngã, vi phạm kỷ luật Đảng. Vì lợi ích cá nhân, họ kéo bè kéo cánh, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong Đảng, từ đó gây hậu quả nghiêm trọng: làm giảm sức mạnh của Đảng, làm mất cán bộ, đảng viên, khiến người dân giảm sút niềm tin với Đảng. Thực tế đã cho thấy, ở những nơi Đảng bộ mất đoàn kết thì không chỉ tổn hại đến nội bộ Đảng mà còn hại đến nhân dân vì Đảng bộ đó đã không còn là chỗ dựa tin cậy, là nơi gửi gắm niềm tin yêu của quần chúng nhân dân. Đó cũng là kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với dân, gây nguy cơ đến sự tồn vong của Đảng.
            Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng phải xây dựng, chỉnh đốn để ngày càng vững mạnh về mọi mặt. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được thực hiện sâu rộng trong Đảng và trong toàn xã hội sẽ thúc đẩy bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự thống nhất đoàn kết trong Đảng, làm cho Đảng ngày càng vững mạnh và trong sạch, đủ sức lãnh đạo và tổ chức nhân dân vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa đất nước ngày càng giàu mạnh, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.

Đảng thể hiện quyết tâm và hành động quyết liệt nhằm củng cố niềm tin yêu của nhân dân

             Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng đặt ra mục tiêu, yêu cầu là nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để cương quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ; góp phần khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức, có quyền; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Nghị quyết cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; vừa tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, nhất là những việc chưa làm và làm chưa tốt, những việc đã làm tốt cần phải làm tốt hơn, với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
             Đồng thời, Nghị quyết lần này có một số nội dung mới quan trọng, đó là: xây dựng Đảng về đạo đức gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị...
             Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 lần này tiếp tục có bước đổi mới; nội dung ngắn gọn, cụ thể và coi trọng tính hiệu quả, khả thi. Nghị quyết đã đánh giá tình hình, phân tích nguyên nhân; đề ra mục tiêu, yêu cầu; đưa ra hệ thống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Đây lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống 27 biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa."
             Việc đưa ra hệ thống những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" là để làm "tấm gương chung," giúp mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình; làm cơ sở để góp ý cho người khác và làm căn cứ để xử lý đối với những tập thể, cá nhân vi phạm. Hệ thống những biểu hiện này cũng là căn cứ để góp phần xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Đây là vấn đề khó, mà lâu nay chưa cụ thể hóa được nên còn lúng túng khi xem xét, đánh giá cán bộ.
             Nghị quyết lần này có một số giải pháp mới, mạnh mẽ, quyết liệt như đổi mới và bắt buộc học tập lý luận chính trị; cam kết rèn luyện giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa;" cơ chế kiểm soát quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước, công khai kết quả xử lý vi phạm; sự thống nhất về chính sách và kỷ luật giữa Đảng và Nhà nước; hợp đồng có thời hạn với viên chức; tăng thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu để xử lý cán bộ thuộc quyền; tăng cường sự giám sát của nhân dân trong xây dựng Đảng; phát huy vai trò của báo chí, các cơ quan truyền thông; có cơ chế tạo động lực như chính sách tiền lương, nhà ở...
             Điểm mới lần này là Nghị quyết thể hiện được tinh thần "mọi lúc, mọi nơi, mọi người" cùng tham gia thực hiện; trong đó vai trò quyết định vẫn là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và Bí thư cấp ủy các cấp.
             Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ là cuộc chiến đầy cam go, nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến vận mệnh của Đảng và chế độ. Quan điểm chỉ đạo của Đảng là kiên quyết, kiên trì thực hiện, khó mấy cũng phải thực hiện, thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, tiến hành thường xuyên, liên tục ở các cấp, các ngành, đồng bộ cả ở Trung ương và cơ sở. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với Đảng, với Tổ quốc để thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm, đứng ngoài cuộc hoặc có tư tưởng chỉ trông chờ, phán xét người khác.
             Ngay sau Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai để sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/TW, xác định rõ nhiệm vụ, lộ trình thực hiện cho các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
             Điểm mới của Kế hoạch thực hiện Nghị quyết lần này là xác định rõ 14 nhiệm vụ thực hiện ngay và thường xuyên ở các cấp mà không cần chờ đợi quy định, hướng dẫn của Trung ương và những nhiệm vụ thực hiện theo lộ trình; Phân công nhiệm vụ cụ thể cho 25 cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương. Tinh thần của Nghị quyết là phải hành động, hành động thiết thực, rõ hiệu quả; tránh nói nhiều làm ít hoặc chỉ nói mà không làm.

             Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc để quán triệt nội dung Nghị quyết và Kế hoạch thực hiện của Bộ Chính trị với sự có mặt đông đủ của tất cả các thành viên trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên Trung ương Đảng và sự tham gia của toàn thể cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
             Lần đầu tiên, một Nghị quyết Trung ương được quán triệt bằng hình thức trực tuyến từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với số lượng lớn và thành phần phong phú nhất từ trước đến nay. Điều đó thể hiện tinh thần nghiêm túc, quyết tâm cao của Đảng ngay từ khi học tập, quán triệt để tổ chức thực hiện Nghị quyết.
             Hội nghị này giúp cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, các địa phương nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung cơ bản của Nghị quyết; nắm vững những quan điểm chỉ đạo, những công việc cần triển khai, trang bị thêm tư duy, phương pháp luận trong tổ chức thực hiện; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động; đề cao trách nhiệm, gương mẫu, tự giác thực hiện và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết có hiệu quả.
             Trong tháng 12-2016, các Đảng ủy, các cơ quan Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước đã tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết. Nhiều Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng, bí thư cấp ủy các cấp; bí thư đảng đoàn, ban cán sự đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp quán triệt Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết ở ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
             Căn cứ vào nội dung Nghị quyết, Kế hoạch thực hiện và chức năng, nhiệm vụ, tình hình cụ thể, các địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết. Các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền nội dung Nghị quyết bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả; tuyên truyền hoạt động triển khai học tập Nghị quyết.
             Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thực hiện đồng bộ với các nghị quyết khác của Trung ương, của Quốc hội và của Chính phủ để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, ổn định tình hình; tạo niềm tin trong Đảng, trong nhân dân.
             Ngày 03-11-2016 và ngày 08-12-2016, Ban Bí thư Trung ương Đảng công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng quyết định kỷ luật một số tổ chức cán bộ cấp cao liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh. Việc xử lý nghiêm và công khai kết quả xử lý vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên là minh chứng khẳng định quyết tâm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xử lý triệt để và nghiêm minh những vi phạm của cán bộ, đảng viên.
             Ngày 19-12-2016, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; quy định rất rõ những điều "nghiêm cấm," chỉ rõ những việc cần làm ngay, nhằm chấn chỉnh, khắc phục, sớm chấm dứt những tồn tại, bất cập đã diễn ra trong nhiều năm, gây tốn kém, lãng phí, phản cảm trong dư luận xã hội.
             Một ngày sau, ngày 20-12-2016, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về việc tổ chức Tết năm 2017, yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
             Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể Trung ương không tổ chức đi thăm, chúc Tết địa phương; các địa phương không chúc Tết Trung ương. Thực hiện chủ trương nghiêm cấm tặng quà Tết cho cấp trên dưới mọi hình thức. Các địa phương không bắn pháo hoa trong dịp Tết; dành thời gian và kinh phí chăm lo Tết cho người nghèo, khó khăn, gia đình chính sách.
             Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm việc sử dụng ngân sách, phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động trong dịp Tết, lễ hội… Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, nhất là người đứng đầu và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp phải thật sự gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để mọi người học tập, làm theo.
             Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều 29-11 và tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 28, 29-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tất cả hệ thống hành chính không chúc tết lãnh đạo, không biếu xén, không phong bao, phong bì.
Những việc làm trên cho thấy, Đảng và Nhà nước quyết tâm xây dựng một Chính phủ đổi mới, kiến tạo, hành động, phục vụ, được mọi tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là một bước cụ thể hóa, hiện thực hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
             Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn và tư tưởng nhất quán của Đảng về tầm quan trọng đặc biệt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa;" thể hiện tầm nhìn và thái độ quyết liệt của Đảng, nghiêm túc, nghiêm khắc chỉ rõ những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
             Với truyền thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng, với ý thức tự giác của từng cán bộ, đảng viên, sự gương mẫu của từng Ủy viên Trung ương, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và được nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhất định việc thực hiện Nghị quyết này sẽ được triển khai thực hiện nghiêm túc, mang lại những kết quả tích cực, tạo chuyển biến rõ nét trên thực tế.

Cách chức hiệu trưởng, hiệu phó Trường Nam Trung Yên

Quyết định cách chức hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương đã được công bố trước toàn thể cán bộ, giáo viên Trường tiểu học Nam Trung Yên.
Sáng 21-2, tại Trường tiểu học Nam Trung Yên, đại diện UBND quận Cầu Giấy và phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, Hà Nội, đã công bố quyết định cách chức hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và hiệu phó Nguyễn Thị Hương trước toàn thể cán bộ, giáo viên Trường tiểu học Nam Trung Yên.
UBND quận Cầu Giấy giao cô Nguyễn Thanh Tịnh, phó trưởng Phòng Đào tạo quận Cầu Giấy, tạm thời phụ trách Trường tiểu học Nam Trung Yên cho tới khi có hiệu trưởng mới.
Tại buổi công bố quyết định kỉ luật, bà Trịnh Thị Dung, phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy, bày tỏ lời cảm ơn với báo chí trong thời gian qua đã góp phần đưa sự việc ra ánh sáng.
Đại diện quận Cầu Giấy đọc quyết định cách chức hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc- Clip: Nam Trần
Việc cách chức hai lãnh đạo nhà trường được thực hiện sau khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã họp cùng các sở ban ngành nghe báo cáo và xem xét các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, thống nhất hình thức xử lý vào chiều 20-2.
Tại cuộc họp này, báo cáo với chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về kết quả điều tra ban đầu vụ học sinh Trần Chí Kiên, Trường tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị gãy chân, thiếu tướng Đoàn Duy Khương, giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan điều tra đã xác định ngày 1-12-2016, bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức.
Sau khi khám xong, cả hai lên xe taxi di chuyển về trường. Khi qua phố Phủ Doãn, các cô giáo này yêu cầu lái xe dừng lại để mua thuốc cho bà Ngọc.
Tuy nhiên, do đường Phủ Doãn cấm dừng đỗ nên lái xe taxi biển kiểm soát 30A-702.54 là ông Trần Quốc Tuấn đã đưa các-vi-dít cho bà Hương, hẹn khi mua xong thuốc sẽ quay lại đón.
Sau khi mua thuốc xong, bà Hương gọi điện cho lái xe đón và đi về trường. Về đến cổng sau nhà trường, bà Hương điện thoại cho bảo vệ trường là ông Trung ra mở cửa để cho xe taxi đi vào mặc dù nhà trường có quy định cấm xe ô tô đi vào trong trường.
Khi vào đến sân trường, cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa đã chạy về phía đầu xe và bị xe ô tô đâm phải, ngã bệt xuống đất.
Lái xe dừng lại thì hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đi thẳng vào phòng hội đồng. Còn hiệu phó Nguyễn Thị Hương đã dìu cháu Kiên lên, do cháu Kiên đau nên đã cùng bảo vệ đưa lên phòng chức năng của nhà trường để thăm khám.
Lái xe taxi sau đó do chưa biết hậu quả nên đã lái xe ra khỏi trường.
Ngay trong chiều 20-2, UBND quận Cầu Giấy đã họp kỷ luật đối với hai giáo viên trên, thống nhất hình thức kỷ luật cách chức đối với hai cán bộ này.
MÃI ÔM HẬN THÙ SẼ KHÔNG CÓ HẠNH PHÚC GÁC LẠI QUÁ KHỨ
 HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI



        Hòa hợp dân tộc là ước vọng cao nhất của người Việt Nam! Sau hơn 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất Nam Bắc một nhà, biết bao sự hi sinh, mất mát đau thương của các thế hệ cha anh đi trước để giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc Việt Nam. Đó là thành quả vĩ đại của con người, đất nước Việt Nam và đó cũng là sự thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết một lòng, kiên cường, anh dũng chiến đấu để bảo vệ non sông đất nước của mỗi người con đất Việt. 
        Tuy nhiên, cuộc chiến tranh nào cũng để lại bao thương tích, bao nỗi đau mất mát cho cả đất nước cũng như mỗi gia đình. Những người phía bên kia “chiến tuyến” cũng phải di tản trong nỗi sợ hãi, họ cũng mất mát người thân, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, tài sản cả đời chắt chiu giành giụm. Thế nhưng mình đều là người Việt Nam, cùng tổ tiên nòi giống và dòng máu lạc hồng, do chiến tranh mà phải chia ly. Và trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang ngày càng ổn định, phát triển trên mọi lĩnh vực và khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, đã đến lúc phải dũng cảm vượt qua quá khứ đau thương đó, bằng tấm lòng vị tha, bao dung để thực hiện hòa hợp, đoàn kết dân tộc Việt Nam ở cả trong ngoài nước để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu đẹp
   Thiết nghĩ rằng, hai quốc gia Việt Nam và Mỹ đã cùng nhau gác lại, hàn gắn quá khứ để hướng tới một mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng… vậy thì những người “bên kia” chiến tuyến, những kẻ chống Cộng cực đoan mang trong mình dòng máu Việt lại cứng đầu, ảo tưởng sức mạnh về chế độ tay sai, bù nhìn Việt Nam Cộng hòa mà không biết ăn năn, hối cải để cùng nhau xây dựng quê hương đất nước Việt Nam.