ĐẶC KHU KINH TẾ

Thời gian qua cả nước nóng lên về vấn đề Quốc hội bấm nút cho thuê đất của 3 đặc khu nhiều ý kiến ủng hộ có, không ủng hộ có , vui có buồn có ai tâm huyết với đất nước cũng không đứng ngoài cuộc bởi cho thuê thì kinh tế sẽ tốt lên, nhưng lại buồn vì cho láng giềng thuê, đối tượng truyền kiếp thâm, nguy hiểm không khéo nỏ thần vô ý trao tay giặc 
Nhưng cũng có những đối tượng có nợ máu với đất nước thì lợi dụng đục nước béo cò tưng hô nhà nước ta bán nước đất nước này là của toàn dân không phải của mấy ông quốc hội  Vvv
Suy cho cùng dân no cũng có cái lý của họ, vì cho ông thâm lại lạc hậu về công nghệ rất sợ về chính trị  về môi trường  chứ cho Nga, hay Nhật, Ấn độ thì có 100 năm cũng yên tâm.
Xét cho cùng làm ăn phải có lòng tin mới làm, và giữ cái mối đoàn kết nhưng không thể giao toàn bộ cho an ninh quân đội, và ở luật của ta khi họ sang làm ăn vì cái gì cũng có thể xẩy ra.

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG CHỐNG THAM NHŨNG, SUY THOÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY


Chống tham nhũng, suy thoái là cuộc đấu tranh khó khăn, gian khổ, lâu dài bảo vệ cái đúng, cái tích cực, loại trừ cái xấu, cái ác diễn ra ngay trong nội bộ, ngay trong đồng chí, ngay trong cấp lãnh đạo của tổ chức Đảng, đụng chạm rất nhiều vấn đề về quan hệ giữa con người với con người. Việc chúng ta phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn gần đây thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta và sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ Đảng. 
Lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, một số phần tử chống phá đã tung ra luận điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công”, tham nhũng, suy thoái là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền; vì xã hội ta thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng, suy thoái thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, suy thoái nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Luận điểm này chỉ là lẻ tẻ của một số người và chỉ dựa trên mấy luận chứng chủ quan, võ đoán. Bởi đánh giá cuộc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái về khả năng có thành công hay không phải dựa trên những chứng cứ lịch sử, đồng thời lại phải có cách đánh giá khách quan, toàn diện, dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình.
Quốc gia nào cũng vậy, trong mỗi thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều do người của đảng đó đảm nhiệm; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn thường xảy ra, kể cả các nước phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế, xã hội cao.
Như vậy, từ thực tế nền chính trị các quốc gia trên thế giới và lịch sử chế độ chính trị Việt Nam thời hiện đại đã chứng tỏ chế độ một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng, suy thoái trong xã hội.
Với vấn đề dân chủ trong xã hội, đây là một vấn đề lớn, không một quốc gia nào dám tự coi là đã thực hiện một cách hoàn hảo. Mỗi quốc gia, dân tộc thực hiện dân chủ xã hội tùy thuộc vào tình hình chính trị - xã hội, sự hoàn thiện  hệ thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc và trình độ dân trí... Rõ ràng, không thể khẳng định một quốc gia nào đó có nền dân chủ đã phát triển đến mức hoàn thiện, nhưng cần khẳng định chắc chắn chống tham nhũng, suy thoái là việc làm xuất phát từ đòi hỏi khách quan của xã hội. Ở nước ta, chống tham nhũng, suy thoái là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết cả trong công tác xây dựng Ðảng Cộng sản Việt Nam và phát triển đất nước.  
Sức hút của vấn đề chống tham nhũng, suy thoái đang trở thành mảnh đất mà một số phần tử chống phá chuyên dựng chuyện, xuyên tạc hoặc thêm thắt, đánh lận giữa chuyện thực và chuyện ảo, đánh vào tâm lý, thị hiếu tò mò của người dân, gây hoang mang, hoài nghi, thậm chí gây mất niềm tin vào quyết tâm và hành động của Đảng, Nhà nước. Họ mượn cớ bình luận vấn đề chống tham nhũng để tuyên truyền phá hoại, xuyên tạc vấn đề nội bộ của Đảng ta. Các thông tin có liên quan mà họ đưa ra dù không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng; có thông tin thất thiệt và có cả thông tin bịa đặt lại được truyền tai người này sang người kia với tốc độ chóng mặt. Nó luôn có sức hút cũng bởi lí do người nghe không rõ thực hư của thông tin. Các thế lực thù địch nắm được đặc điểm tâm lý này của người dân nên luôn tìm cách nhào nặn thông tin, gây chú ý, tò mò nhất và tạo ra một kịch bản để người nghe tin là thật.
Do đó, chúng ta, với trách nhiệm là những công dân chân chính cần tỉnh táo khi tiếp cận và tìm hiểu các thông tin có liên quan đến vấn đề chống tham nhũng, suy thoái hiện nay trên không gian mạng; đồng thời, kiên quyết bài trừ các thông tin có nội dung phản động, xuyên tạc, bóp méo sự thật.


Kê khai tài sản của cán bộ là điều kiện cần thiết trong chiến lược phòng chống tham nhũng

     Việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23-5-2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thể hiện tính nêu gương đối với cán bộ cấp cao trong công tác kê khai và kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, thu nhập ngoài lương của người có chức vụ, quyền hạn, tăng lên và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau.
      Việc xác minh tài sản, thu nhập còn cứng nhắc và chưa linh hoạt cho các mục tiêu PCTN nói chung, đặc biệt là chưa tạo sự chủ động cho các cơ quan trong phát hiện dấu hiệu tham nhũng như việc xác minh tài sản ngẫu nhiên hoặc theo phương pháp quản lý rủi ro để phát hiện tham nhũng. Đồng thời, cũng chưa có cơ chế bắt buộc người có nghĩa vụ kê khai phải tự chứng minh tính hợp pháp của tài sản mà người đó không kê khai và cơ chế thu hồi đối với tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp đó. Về trách nhiệm, pháp luật cũng chỉ mới quy định đối với việc chậm kê khai tài sản, thu nhập hoặc kê khai không đúng thì bị xử lý như áp dụng hình thức khiển trách, cảnh cáo đối với người kê khai chậm hoặc một hình thức khác nặng hơn như cách chức, bãi nhiệm, hạ bậc lương…
      Nguyên nhân quan trọng khác khiến cho việc kiểm soát thu nhập còn nhiều hạn chế là nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được quy định và triển khai thực hiện trong chi trả lương và các khoản phụ cấp. Các quy định về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng còn có những nội dung chưa chặt chẽ, hình thức, không có tính khả thi và thiếu chế tài xử lý vi phạm. Quy định về trình tự báo cáo, nộp lại quà, nhất là đối với quà tặng bằng hiện vật rườm rà, phức tạp, khó thực hiện, không khuyến khích các cơ quan, cá nhân thực hiện; chưa có chế tài xử lý nghiêm vi phạm quy định về tặng quà, nhận quà; ranh giới giữa quà tặng và tài sản hối lộ khó phân biệt dẫn đến khó khăn cho việc xử lý và kiểm soát. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện còn thiếu nghiêm túc, không mang lại hiệu quả thiết thực.
      Một thống kê cho thấy, trên cả nước, tỷ lệ xác minh tài sản thu nhập đối với tổng số bản kê khai trong cả nước là 0,057% tức là cứ 12.000 người thực hiện kê khai chỉ có 6 người được xác minh tài sản thu nhập. Việc triển khai, thực hiện xác minh còn bị động, thủ công, thiếu thống nhất, lãng phí nguồn lực cho cả các cơ quan quản lý công tác kê khai cũng như người có nghĩa vụ phải kê khai, trong khi đó việc kê khai tài sản thu nhập chưa giúp cơ quan nhà nước kiểm soát được tính trung thực của bản kê khai.
     Mới đây nhất, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2017, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia và doanh nhân về tham nhũng trong khu vực công. Trong đó, Việt Nam đạt 35/100 điểm, xếp hạng 107/180 toàn cầu.
Tổ chức này cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, củng cố và xây dựng các thể chế hiệu quả, gắn với trách nhiệm giải trình và có sự tham gia của toàn xã hội.
      Trước yêu cầu của công tác PCTN, vấn đề đặt ra là cần thực hiện việc kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là việc kiểm soát cần được thực hiện trước hết trên cơ sở tạo một cơ chế đồng bộ và có sự kết nối giữa các phương thức hiện nay như về minh bạch tài sản, thu nhập, về nộp thuế thu nhập cá nhân, về thanh toán không dùng tiền mặt và quy định về việc nhận quà tặng và nộp lại quà tặng. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối giữa các phương thức trên trong việc giám sát, phát hiện và xác minh các khoản thu nhập có nguồn gốc bất hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn.

CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM LÀ NGUYỆN VỌNG, Ý CHÍ CỦA TOÀN DÂN TỘC


Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, là vấn đề không của riêng một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, không phân biệt trình độ phát triển. Để tồn tại và phát triển các quốc gia đều phải chống tham nhũng. Việt Nam cũng vậy, chống tham nhũng là một hoạt động bình thường trong tiến trình phát triển đất nước, không phải là một hiện tượng xã hội hay một động cơ chính trị; trong thời gian gần đây, khi công cuộc chống tham nhũng ở nước ta bước vào giai đoạn quyết liệt, nhiều vụ án tham nhũng đã được đưa ra xét xử, có những vụ án liên quan đến cán bộ cấp cao thì lúc này các đối tượng xấu, thế lực thù địch xuyên tạc chúng cho rằng chống tham nhũng ở Việt Nam là “một cuộc chiến thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực”,... Từ đó, tạo sự hoài nghi trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Thực tiễn thời gian qua cho thấy công cuộc chống tham nhũng của Đảng và nhân dân ta đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sự quyết tâm lớn của Đảng và nhân dân ta, tạo khí thế lan tỏa, được dư luận, nhân dân đồng tình, đánh giá cao. Một số vụ án đã đưa ra xét xử như: Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, phạm tội tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); Vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, phạm tội “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land); Vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN); vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, “Trốn thuế”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, liên quan đến vụ án này khởi tố 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến về các hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai”. Các cơ quan chức năng đã tích cực điều tra, mở rộng vụ án “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn; rửa tiền và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương. Cơ quan điều tra đã khởi tố bắt tạm giam 88 bị can, trong đó có 2 cán bộ cấp tướng Công an; Đã khởi tố, điều tra làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thái Sơn, Bộ Quốc phòng; đã bắt tạm giam để điều tra đối với đại tá Bùi Văn Tiệp, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân và đại tá Phùng Danh Thắm, tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn. Ngoài ra, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra liên quan đến các cấp, các ngành và các địa phương có dấu hiệu sai pham; đã kết luận rõ ràng và đề nghị xử lý đúng người, đúng tội nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân, như vụ Phan Thị Mỹ Thanh – nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, bị cách hết các chức vụ về Đảng và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội...
Kết quả xử lý các vụ việc trên đã khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong phòng, chống tham nhũng; củng cố niềm tin và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cán bộ, đảng viên, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao; tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội
Hiện nay công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam đang vào giai đoạn quyết liệt, tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo Kế hoạch năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Những nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng và toàn dân ta trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang được khẳng định rõ bằng hiệu quả thiết thực, thể hiện sâu sắc nguyện vọng, ý chí của toàn dân tộc. Tuy nhiên, các đối tượng xấu, phản động coi đó là cơ hội để tăng cường các thủ đoạn xuyên tạc chống phá về tính đúng đắn, tích cực của cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam phải hết sức cảnh giác, không để chúng lợi dụng, hay mắc mưu chúng, phải tuyệt đối tin tưởng vào quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị rằng: Công cuộc phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới sẽ tiếp tục có chuyển biến tích cực, hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm mong đợi của Nhân dân.


LẠI MỘT CHIÊU TRÒ “MỴ DÂN” CỦA NGUYÊN THẠCH


Theo dòng lịch sử lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua đã chứng minh tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang xây dựng.
Thế nhưng, trên trang mạng xã hội facebook “Dân Làm Báo VN” ngày 16 tháng 5 năm 2018 lại có bài viết “Có phải chăng tinh thần đấu tranh của dân Việt đã tê liệt”, tác giả không ai khác chính là “Điếm Chính trị” Nguyên Thạch. Xin trả lời ngay với Nguyên Thạch rằng: “Tinh thần đấu tranh của mỗi người dân đất Việt không bao giờ tê liệt khi mà những kẻ phản động như Nguyên Thạch với bao điều xấu xa vẫn còn đó; Đảng, Nhà nước và dân tộc Việt Nam sẽ đấu tranh đến cùng đối với những kẻ bán nước cầu vinh, quay lưng lại lợi ích quốc gia, dân tộc”. Bài viết với những lời lẽ kích động, gây chia rẽ, phủ nhận và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với sự nghiệp cách mạng. Với luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật đưa người đọc đến những nhận thức, hành động  sai trái. Âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Nguyên Thạch là rõ ràng, đó là muốn thay đổi chế độ ở nước ta, hướng đất nước ta đi theo một mô hình do chúng đặt ra, có lợi cho bọn chúng.
Quay trở lại với bài viết cho thấy Nguyên Thạch mù lịch sử hoặc cố gắng xuyên tạc lịch sử. Nhưng điều đó đó không quan trọng vì lịch sử đã chứng minh vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam mà không có bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào làm được đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Dân tộc Việt Nam luôn tin theo Đảng quang vinh, Bác Hồ kính yêu trước những biến cố, thăng trầm lịch sử; vì Đảng được sinh ra từ quần chúng nhân dân, Đảng luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, lợi ích của Đảng không nằm ngoài lợi ích của quốc gia dân tộc. Một bài viết cho thấy bản chất ngày càng phản động của Nguyên Thạch, đáng bị lên án và trừng trị.


Trung Quốc - ASEAN và Biển Đông

      Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước ASEAN cùng nhau nỗ lực, tình hình Biển Đông tương đối ổn định, không xảy ra xung đột lớn. Vấn đề quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, trong bối cảnh thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống (như tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khủng bố…) đang hiển hiện, khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần cùng đàm phán giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, thay vì đối đầu, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương.
     Từ thực tiễn và khả năng tự quyết của mỗi quốc gia cũng cần có sự hỗ trợ một cách vô tư, công bằng, khách quan, vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn. Việt Nam kiên định và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC); thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và khẳng định mọi hành động vi phạm chủ quyền của nước khác, quân sự hóa và gia tăng sức mạnh quân sự đều không phù hợp với luật pháp quốc tế, đi ngược lại các cam kết khu vực.
      Trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã cho tiến hành nhiều hoạt động phi pháp, như triển khai tên lửa tầm xa và cho máy bay ném bom H-6K, diễn tập cất-hạ cánh trên các thực thể địa lý nằm trong hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhằm phản đối hành động này Mỹ cho hai tàu chiến áp sát một số thực thể địa lý bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép. Ngày 29.5 Washington khẳng định sẽ tiếp tục đối phó với những hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc, bất chấp cường quốc châu Á phản đối.
      Việt Nam ủng hộ chiến lược của Washington, tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) phải đảm bảo tính thống nhất, hòa bình và xây dựng cấu trúc an ninh khu vực Biển Đông là một mẫu hình hợp tác, liên kết thành công của các nước ngày càng thịnh vượng, tránh xung đột và đóng vai trò tích cực, trung tâm cho những nỗ lực hòa bình chung của Thế giới.
XỬLY NGHIÊM NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BÔI NHỌ LÃNH ĐẠO

Thời gian vừa qua đối tượng phạm thành sinh ngày 02 tháng 8 năm 1952 trú quán tại Hà nội nguyên là phóng viên Đài tiếng nói việt nam nghỉ hưu năm 2012, thành đã từng giữ chức vụ phó trưởng phòng báo tiếng nói việt nam do suy đồi về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống vì vậy mà thành phải nghỉ hưu sớm.
Khi nghỉ hưu thành tham gia viết nhiều bài báo nói xấu chế độ Đảng ta, nói xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước, đặc biệt là kịch liệt chống đồng chí Tổng bí thư trong việc chống tham nhũng của Đảng, đây phải nói là loại ăn cháo đái bát bởi thành đang ăn tiền lương hưu của đảng chế độ XHCN ở cương vị như thành không phải nghiễm nhiên có được cần phải có lý lịch nhân thân tốt, tuy nhiên truyền thông gia đình trong một lúc thành đã phá nát. Thể chế chính trị nào cũng vậy thôi mọi công dân phải chấp hành nghiêm đường lối chính trị của Đảng nhà nước không thể bát nháo bất đồng quan điểm rồi kích động nói xấu bôi nhọ, sống làm việc theo hiến pháp , và pháp luật.
Thiết nghĩ những trường hợp hợp như thành này các cấp chính quyền cần phải cho bắt xử lý ngay để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật làm gương cho những kẻ khác coi thường phép nước.