“CHIÊU TRÒ” KÍCH ĐỘNG VIỆT NAM VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRƯỚC THỀM APEC BỊ THẤT BẠI

Trước khi Tuần lễ Cấp cao APEC được khai mạc, trên nhiều trang mạng, tờ báo hải ngoại, xuất hiện không ít thông tin mang tính kích động về câu chuyện nhân quyền ở Việt Nam. Trang Việt ngữ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lại việc Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Canada Ngô Thanh Hải-nguyên sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hòa đưa ra nhiều thông tin sai sự thật trong bức thư gửi lãnh đạo nhà nước Canada, nói về tự do tôn giáo, tự do nhân quyền và cả vấn đề Formosa tại Việt Nam. Ông Hải cố tình gọi 7 người vi phạm pháp luật Việt Nam là những “tù nhân lương tâm”. Ông này kêu gọi lãnh đạo nhà nước Canada nêu vấn đề nhân quyền khi gặp lãnh đạo Việt Nam và kêu gọi thực hiện luật Magnitsky (luật trừng phạt những người vi phạm nhân quyền).
Coi APEC là một cơ hội tốt để “la làng” như thường thấy, Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch-HRW) gây sự chú ý bằng việc đưa ra tới danh sách 105 blogger và “nhà hoạt động nhân quyền” mà tổ chức này cho là Việt Nam đang giam giữ, trong đó có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức blogger Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Cấn Thị Thêu, Trần Thị Xuân. HRW đã cố tình quên rằng những đối tượng này đều vi phạm pháp luật Việt Nam, bị kết án về tội tuyên truyền chống Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền chứ không phải là những “nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai”, “nhà hoạt động vì môi trường” hay “nhà hoạt động nhân quyền”. Tổ chức này kêu gọi lãnh đạo các nền kinh tế dự APEC can thiệp để Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho 15 trường hợp.
Những lời kêu gọi trên không nhận được sự ủng hộ của truyền thông quốc tế và công luận nhưng một số bài trên trang Youtube vẫn tiếp tục chiêu thổi phồng sự việc. Ngay như bài trả lời phỏng vấn của một giáo sư tại Hoa Kỳ nói về APEC không đề cập nhiều đến vấn đề nhân quyền nhưng vẫn được đăng với tiêu đề “Quốc tế kêu gọi tẩy chay hội nghị APEC vì Việt cộng đàn áp nhân quyền”. Lố bịch hơn, họ còn bịa ra chuyện Tổng thống Donald Trump “dằn mặt” Việt Nam vì vi phạm nhân quyền.
"Gậy ông đập lưng ông", trong phần phản hồi bình luận, nhiều bạn đọc thẳng thắn phê phán trò đưa tin kiểu “xàm láo”, bịa đặt đó. Họ chỉ ra rõ chẳng có “quốc tế” nào kêu gọi tẩy chay APEC mà thực tế tại APEC, chương trình nghị sự bàn nhiều vấn đề thiết thực và những thông tin sai sự thật trên đã không được quan tâm.
Trả lời một tờ báo hải ngoại, ngay cả Giáo sư Ngô Vĩnh Long ở Hoa Kỳ, cũng thừa nhận thực tế, không có chuyện Tổng thống Hoa Kỳ can thiệp vấn đề nhân quyền tại APEC.
Ngược lại, trong bài phát biểu của mình tại APEC, Tổng thống Hoa Kỳ đã ghi nhận nhiều thành tựu, nỗ lực của Việt Nam vì quyền con người. Ông nói: “Ngày nay, chúng ta không còn là kẻ thù nữa. Chúng ta là bạn. Và thành phố cảng này ngày càng tấp nập, nhộn nhịp với tàu, thuyền từ khắp nơi trên thế giới đổ về. Những công trình kỳ công, như Cầu Rồng, chào đón hàng triệu người đến tham quan, tận hưởng, những bãi biển tuyệt đẹp, ánh đèn rực rỡ, cũng như những nét quyến rũ cổ xưa của Đà Nẵng... Đầu thập niên 1990, gần một nửa người dân Việt Nam sống với chỉ vài USD mỗi ngày và cứ 4 người lại có một người phải chịu cảnh thiếu điện. Ngày nay, Việt Nam, với nền kinh tế mở cửa, là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tăng hơn 30 lần. Sinh viên, học sinh Việt Nam được xếp vào hàng những người trẻ ưu tú nhất toàn cầu. Điều đó thật ấn tượng!”.
Thực tế cũng cho thấy, trong Tuyên bố chung Việt Nam-Canada nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Canada Justin Trudeau trong dịp tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC cũng nêu rõ: “Canada và Việt Nam ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy nhân quyền tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế, bao gồm việc thực thi Công ước Liên hợp quốc và Tuyên bố phổ quát về nhân quyền”. Như vậy, việc bảo vệ nhân quyền phải tuân theo hiến pháp của mỗi nước và các cam kết quốc tế.


TỪ BỎ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ MỘT SAI LẦM LỚN VÀ ĐI NGƯỢC LẠI XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI NGƯỜI

Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 là một cơn động đất chính trị lớn của thế kỷ 20. Nó có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với thế giới XHCN và độc lập dân tộc mà còn cả đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Các ông trùm chiến lược, chiến lược gia và chính khách cỡ bự của chủ nghĩa tư bản đều hoan hỷ ăn mừng rằng đây là hồi chuông báo tử, rằng chủ nghĩa xã hội (CNXH) sẽ diệt vong vào cuối thế kỷ 20. Ta nhận định hoàn toàn ngược lại. Sự sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu kéo theo thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là một tổn thất lớn, nhưng đó là tạm thời chứ không phải tất yếu, tin rằng, các nước XHCN còn lại sẽ giữ vững trận địa, đảng cộng sản và công nhân sẽ khôi phục hoạt động trong điều kiện mới, và xu thế XHCN sẽ tiếp tục đi dưới hình thức này hay hình thức khác.              
Câu trả lời bước đầu đã có vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. CNXH không hề diệt vong. Các nước XHCN còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào XHCN kiểu Mỹ Latinh, khởi đầu từ Venezuela rồi lan ra một số nước khác... Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của nó cũng lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay, vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia "toàn cầu hóa" và "hội nhập quốc tế", vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.
Điểm qua như thế để thấy rõ rằng, gần 30 năm qua, xung quanh vấn đề nên theo hay không theo CNXH, diễn biến tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và trong xã hội ở nước ta cũng không thuần nhất và khá phức tạp, nhưng về cơ bản vẫn kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Quan điểm cho rằng CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH" không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng đòi "Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa...". Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành "phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", có người mang danh đảng viên, còn ngạo mạn nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930) mà là từ Hội nghị Tua (năm 1921). Ý tứ đằng sau những giọng điệu ấy là gì, chắc mỗi người chúng ta đều biết.
          Với quan điểm ấy, họ đã sai lầm ít nhất là ở 8 điểm sau đây:
Về sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu:
Thứ nhất: Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng CNXH, chứ không phải sự sụp đổ của CNXH nói chung, với tư cách là một nấc thang phát triển của xã hội loài người, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thứ hai: Chế độ Xô viết ngay từ lúc mới ra đời ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917) và sau này trên toàn Liên bang Xô viết, đã tỏ rõ được tính ưu việt so với các chế độ chính trị-xã hội trước đó. Chính quyền Xô viết thực sự là chính quyền của công-nông-binh và của nhân dân lao động nói chung. Nhờ tính ưu việt đó, nó đã đánh thắng cuộc chiến tranh can thiệp của các nước đế quốc sau Cách mạng Tháng Mười, lập lại hòa bình và xây dựng chế độ mới, thực hiện công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp thành công, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức-Nhật, dẫn tới sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới. Vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20 sự nghiệp xây dựng CNXH ở Liên Xô đạt được những thành công lớn, khiến cho Đảng và Nhà nước Xô viết ngộ nhận là CNXH đã xây dựng xong và chủ trương Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Sự thật thì cũng thời gian đó, nhiều nhược điểm và khuyết tật trong nội bộ Nhà nước Xô viết cũng bắt đầu hé lộ, nhất là khi so sánh với những bước phát triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa thời đó. Nếu vì sự sụp đổ sau này mà phủ nhận sạch trơn những gì chế độ Xô viết đã giành được là một sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ ba: Vào những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, sau khi phát hiện sự chậm trễ của mình, Liên Xô đề ra chính sách cải tổ; các nước XHCN Đông Âu cũng đề ra cải cách. Cải tổ và cải cách nhằm mục tiêu tăng tốc về kinh tế và thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi hơn. Sai lầm của Liên Xô và các nước Đông Âu lúc đó là đã sa vào chủ nghĩa đa nguyên, đa đảng đối lập, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng, gây hoang mang, dao động trong đông đảo quần chúng, dẫn đến hỗn loạn xã hội, khiến cho ở Đông Âu, chính quyền bị các thế lực thù địch cướp lấy, còn Liên Xô thì chia rẽ sâu sắc trong nội bộ lãnh đạo, cuối cùng chính quyền cũng lọt vào tay nhóm chống đối trong Bộ Chính trị, những kẻ chống chính quyền Xô viết từ rất sớm. Không thấy nguyên nhân trực tiếp của sự sụp đổ là ở đây, mà coi sự sụp đổ là tất yếu của chính quyền Xô viết cũng là sai lầm trong cách nhìn lịch sử.
Thứ tư: Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan nêu trên (tuy chưa hết), còn có một nguyên nhân trực tiếp khác nữa là âm mưu và thủ đoạn trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang. Trong khi lãnh đạo Liên Xô chủ trương thi đua hòa bình thì chúng một mặt đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác đề ra chiến lược "diễn biến hòa bình" để xóa bỏ CNXH mà không cần chiến tranh và súng đạn. Liên Xô và nhiều nước khác đã sa vào cái bẫy này của chúng mà không tự giác phát hiện.
Về sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt Nam.
Thứ năm: Đúng là ngay từ ngày mới thành lập, Đảng ta đã đề ra chủ trương "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản". Như cách nói ngày nay, đó là làm cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên làm cách mạng XHCN. Đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH được đề ra xuất phát từ thực tế tình hình nước ta lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp, cũng xuất phát từ xu thế phát triển có tính quy luật của thời đại mới sau Cách mạng Tháng Mười Nga là tiến lên CNXH. 87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?
Thứ sáu: Trong xây dựng CNXH, Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô và các nước XHCN đi trước nhưng hoàn toàn không có sự sao chép. Mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam không phải là mô hình Xô viết của Liên Xô, bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ, một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1). CNXH đối với Bác, như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhầm lẫn giữa mô hình xây dựng CNXH ở Việt Nam với mô hình Xô viết là một sự sai lầm lớn.
Thứ bảy: Vào những năm Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải tổ và cải cách, Việt Nam cũng đề ra đuờng lối đổi mới. Những nhân tố đầu tiên của đổi mới xuất hiện từ những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng đổi mới toàn diện trở thành đường lối chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối năm 1986 theo Nghị quyết Đại hội VI của Đảng. Đổi mới của chúng ta không đi theo vết xe đổ của cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu. Đảng ta đã nêu rõ 6 nguyên tắc của đổi mới, trong đó vấn đề giữ vững định hướng XHCN, đổi mới chứ không đổi màu là nguyên tắc đầu tiên. Chúng ta cũng bác bỏ quan điểm cho rằng “đổi mới là nửa vời, không nhất quán”. Sự thật là đổi mới của chúng ta qua hơn 30 năm đã đưa lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho Việt Nam càng vững bước đi lên trên con đường độc lập dân tộc và CNXH. Đánh đồng đổi mới của Việt Nam với cải tổ và cải cách ở Liên Xô và Đông Âu là một sai lầm có dụng ý.
Thứ tám: Tổng kết 30 năm đổi mới cho thấy: Nhận thức của Đảng ta về CNXH và về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"(2) .
Cương lĩnh nêu lên 8 đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, trong đó 3 đặc trưng đầu tiên là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thử hỏi, con đường độc lập dân tộc đi lên CNXH xán lạn như vậy tại sao chúng ta phải từ bỏ chỉ vì mô hình XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Trong khi nêu lên 8 sai lầm cơ bản như trên, người viết bài này muốn đặt ra câu hỏi đối với các tác giả đòi chúng ta từ bỏ con đường XHCN, ý đồ thực sự của các vị phía sau đòi hỏi này là gì?


Bùi Tín - Kẻ phản bội và những luận điệu vu khống, xuyên tạc lịch sử

         Trên trang Blog Đài tiếng nói Hoa Kỳ có bài viết “72 năm, một chuỗi dài bội ước” của tác giả Bùi Tín. Bài viết thể hiện cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan,  cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử 72 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
         1Bùi Tín cho rằng: “72 năm chuyên chính, đảng cộng sản cần tự chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, thành khẩn sửa mình, tạ tội với dân tộc và toàn dân…. bù đắp lại những trì trệ, thất bại và lạc hậu không đáng có trong suốt 72 năm qua”Đây là nhận định hết sức phản động, cố tình xuyên tạc sự thật lịch sử với động cơ chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân ta. Bùi Tín cần thấy rằng, cách đây 72 năm, ngày 19/8/ 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công và ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – Đây là một mốc son chói lọi, bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta. Thắng lợi vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nguồn sức mạnh to lớn, là tiền đề quan trọng để dân tộc ta liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi này, cách mạng nước ta chuyển sang một bước ngoặt mới, đưa nước ta trở thành một trong những nước đi tiên phong ở Đông Nam Á trong việc xây dựng chế độ mới – chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước. Sau 72 năm đất nước độc lập, Đảng ta luôn quan tâm xây dựng Nhà nước của dân , do dân và vì dân, coi đó là nhiệm vụ trọng yếu. Điều đó khẳng định qua những thành tựu to lớn của hơn 30 năm đổi mới. Từ một nước nghèo, kém phát triển, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên trở thành một quốc gia đang phát triển, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt gần 7% năm, quy mô và tiềm lực của nền kinh tế không ngừng tăng lên, GDP tăng gấp gần 7 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng gấp hơn 200 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, công nghiệp và dịch vụ năm 2016 đã chiếm trên 73% trong tổng GDP, GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt khoảng 2.215 USD… Tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển văn hóa và công cuộc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, năm 2016 còn dưới 10%; đã có hơn 98% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Tuổi thọ trung bình tăng từ 64,8 tuổi năm 1986 lên khoảng 73,4 tuổi năm 2016. Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tốt. Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao, thương mại và đầu tư với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính đến tháng 7/2017, cả nước có 23.737 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 307,86 tỷ USD. Vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, thế và lực nước ta ngày càng lớn mạnh, cơ sở vât chất, kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, môi trường hòa bình, hợp tác được mở rộng, đó là cơ hội lớn để chúng ta tạo ra những bước phát triển mới. Nhà nước ta từng bước được củng cố theo hướng ngày càng vững mạnh. Hoạt động của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp liên tục được đổi mới. Quản lý nhà nước bằng pháp luật được bổ sung và tăng cường, các cơ chế chính sách để thực hiện và phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở được xây dựng và thực hiện có hiệu quả.
         2. Lợi dụng một số vấn đề còn bất cập, tồn tại trong xử lý các vụ án tham nhũng ở nước ta thời gian qua, Bùi Tín đã cố tình xuyên tạc cho rằng chúng ta “bội ước, sợ đánh chuột vỡ bình”Thời gian qua, cùng với những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế xã hội, đối ngoại, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, công tác phòng chống tham nhũng có nhiều chuyển biến tích cực cả về phòng ngừa và phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được thống nhất cao tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì ngày 17/4/2017, đó là truy tố, xét xử dứt điểm 12 vụ đại án. Tại cuộc họp, Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã thảo luận, cho ý kiến về tiến độ, kết quả trong điều tra, truy tố, xét xử dứt điểm đối với các vụ đại án trong năm 2017, thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm tại một số địa phương. Đồng chí Tổng bí thư khẳng định xử lý tham nhũng thời gian tới sẽ không có vùng cấm, không có chuyện hạ cánh an toàn.
         Công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được những kết quả tích cực; công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các vụ việc, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được tăng cường; nhiều vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân trong phòng chống tham nhũng từng bước được phát huy; hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng tiếp tục được mở rộng, củng cố. Tham nhũng bước đầu được kiềm chế, góp phần thiết thực giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đạt được những kết quả trên đây là do có sự quyết tâm chính trị cao của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, ráo riết với nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng và của các cấp ủy, tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương, nhất là sự nỗ lực rất cao của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng chống tham nhũng và các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, nhân dân và báo chí.
         Tóm lại, những vấn đề mà Bùi Tín nêu ra trong bài viết của mình đã bộc lộ bản chất phản động, thiếu khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật, lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Do vậy, chúng ta cần hết sức cảnh giác trước những âm mưu, luận điệu xuyên tạc của Bùi Tín./.
NVV

Xuyên tạc lịch sử - luận điệu của những kẻ đội lốt dân chủ

          Ngày 18/8 vừa qua, bộ sách 15 tập “Lịch sử Việt Nam” được ra mắt, với chi tiết gây tranh cãi là việc sử dụng cách gọi “chế độ Việt Nam Cộng Hòa”. Mục đích của các nhà sử học khi sử dụng cụm từ này là tôn trọng tính khách quan của lịch sử. Tuy nhiên, vin vào sự kiện này, các thế lực thù địch tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử, hòng đạt được những mưu đồ chính trị đen tối mà chúng theo đuổi bấy lâu đó là phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể kể đến bài viết Nếu đã công nhận VNCH thì trước đây CSVN giải phóng cho ai? của một “nhà dân chủ” núp bóng dưới cái tên Cánh Dù lộng gió. Với vốn kiến thức lịch sử “mù mờ” và tâm địa xấu xa “nhà dân chủ” này đã cố tình đánh tráo bản chất cuộc chiến, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng cùng những hy sinh, mất mát của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
          Thứ nhất, thực tiễn lịch sử khẳng định cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc đối đầu giữa nhân dân Việt Nam chống lại đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước nhằm giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước. Đó hoàn toàn không phải là cuộc “nội chiến” giữa hai miền Nam – Bắc do xung đột về ý thức hệ. Trong cuộc chiến này, Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hoà làm công cụ phục vụ cho chiến lược thực dân ở miền Nam Việt Nam. Nói về bản chất của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, Nguyễn Cao Kỳ – nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà khi trả lời trong cuộc phỏng vấn Báo Thanh Niên, số Xuân Ất Dậu (năm 2005) thú nhận: Mỹ lúc nào cũng đứng ra làm kép chính, chúng tôi không có quyền lực và vai trò gì quan trọng, vì vậy đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê. Sự thực giới chức Mỹ, chưa bao giờ đặt chính quyền Việt Nam Cộng hoà ở tư thế một “đối tác” ngang hàng với Mỹ. Việt Nam Cộng hòa chỉ là con bù nhìn, là tay sai của đế quốc Mỹ, là “ngụy quân, ngụy quyền” không hơn, không kém. Trong suốt cuộc kháng chiến, quân và dân ta đã chú trọng đánh Mỹ với cả 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, ngoại giao. Bởi, khi đã đánh được cho Mỹ “cút” thì ngụy cũng “nhào” nhanh chóng. Do đó, dù có gọi tên là “ngụy quân, ngụy quyền” hay “Việt Nam Cộng hòa” thì bản chất và sự thật lịch sử vẫn không hề thay đổi, đó là chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, gây bao tội ác, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Những kẻ mượn cớ sự thay đổi cách gọi này để phủ nhận, xuyên tạc lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc thật ngu muội, vô liêm!
          Thứ hai, không thể phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng và những hy sinh to lớn của quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, trước dã tâm xâm lược và những tội ác tày trời của đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam – dân tộc vốn yêu chuộng hoà bình, lại một lần nữa phải đứng lên cầm súng tự bảo vệ mình. Sự nghiệp giải phóng dân tộc nói chung, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng là sứ mệnh cao cả mà lịch sử đã phó thác cho Đảng và nhân dân ta. Để thắng Mỹ, thu non sông về một mối, hơn 3 triệu đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống; hàng ngàn làng mạc, thành phố bị san phẳng; nhiều di chứng của cuộc chiến đến nay vẫn dày vò hàng chục vạn gia đình. Những mất mát đau thương đó của chúng ta đã để lại cho hậu thế và bạn bè quốc tế sự kính trọng và nể phục về sự anh dũng, kiên cường, bất khuất của quân và dân Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh này, chiến thắng đã thuộc nhân dân Việt Nam anh hùng, Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Những luận điệu gian trá kiểu như: Tại sao miền Nam giàu có đầy đủ, ấm no hơn miền Bắc mà CSVN lại đi giải phóng cho miền Nam của bè lũ “dân chủ” không chỉ là sự ngu muội, mà còn là sự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, chính nghĩa của cả một dân tộc; xúc phạm đến anh linh của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
          Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là một trong những giá trị cao cả của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Sự thật lịch sử về chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước đã quá rõ ràng, không thể bị phủ nhận, lẫn lộn trắng đen. Những luận điệu lạc lõng hòng đánh tráo bản chất của cuộc chiến, phủ nhận, hạ thấp ý nghĩa chiến thắng của nhân dân ta, chủ yếu nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự hy sinh, đóng góp của nhân dân và quân đội ta ở cả hai miền Nam – Bắc, của bạn bè quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Đồng thời, nhằm kích động các phần tử chống đối, lực lượng tay sai, phản động chống phá cách mạng Việt Nam. Nhưng, sự thật lịch sử thuộc về chúng ta và chắc chắn âm mưu thâm độc đó của các thế lực thù địch sẽ bị vạch mặt và loại bỏ./.
NVV

Cảnh giác với bài viết của Thanh Thanh - Sự vu không trắng trợn!

       Trên mạng xã hội xuất hiện bài viết “Mặt tối của Đảng và tương lai không sáng của ĐCSVN” của tác giả có bút danh Thanh Thanh, với dụng ý, vu khống chế độ và làm sai lệch những thông tin liên quan đến tình hình chính trị trong nước. Bài viết của Thanh Thanh là tập hợp của một mớ hỗn độn những trích dẫn và lập luận hết sức nhảm nhí và phản động về chính trị.
       Trước hết, Thanh Thanh vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh. Mở đầu bài viết của mình, Thanh Thanh đã trích dẫn các bài viết ở nước ngoài xung quanh việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú sau một thời gian lẩn trốn ở nước ngoài mà ông ta xuyên tạc là “bắt cóc”. Sự thật là việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú là hành động tự nguyện của ông ta. Trịnh Xuân Thanh nhận thấy việc làm sai trái của mình và biết không thể trốn thoát được. Sau khi về nước, Trịnh Xuân Thanh đã đầu thú tại cơ quan điều tra của Bộ Công an. Những việc làm sai trái của Trịnh Xuân Thanh đang được các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam tiếp tục điều tra làm sáng tỏ. Vấn đề này đã được người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng trả lời rất rõ ràng và minh bạch không có gì phải bàn luận.
       Thứ hai, Thanh Thanh vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam đã “đàn áp” những người bất đồng chính kiến. Thanh Thanh đã viện dẫn thông tin của hãng thông tấn Reuters khi nói về việc bắt giam những kẻ vi phạm pháp luật tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Thanh Thanh đã liên tưởng hết sức hồ đồ và viện dẫn thiếu căn cứ cho rằng: ĐCS Việt Nam ngày càng “đàn áp thô bạo hơn” đặc biệt là từ sau sự kiện ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống. Đây là những trích dẫn vô căn cứ cần phải được bác bỏ. Bởi thời gian qua, những kẻ cố tình chống đối chính quyền, bất chấp pháp luật bị bắt là do vi phạm Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Đây là điều diễn ra hết sức bình thường ở bất cứ quốc gia nào, bởi mọi người dân đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. Việc một số kẻ chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước ta, kích động người dân biểu tình, gây rối trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, chúng đã bị bắt giữ và xét xử, đây là việc làm hoàn toàn đúng với tinh thần thượng tôn pháp luật ở Việt Nam. Rõ ràng, điều này không liên quan gì đến việc ai là tổng thống Mỹ đương nhiệm như Thanh Thanh suy diễn.
       Thứ ba, Thanh Thanh nói xấu, vu khống chế độ, đả phá sự điều hành của chính phủ. Thanh Thanh viện dẫn cho người đọc thấy “đánh giá” của một số vị mà không ai biết tên tuổi liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung. Ông ta đã trích dẫn rằng “Trường hợp Formosa cho thấy, Chính phủ Việt Nam tham nhũng, bất tài và có thể “mua chuộc” được bằng lợi ích nước ngoài”… Thanh Thanh còn trích dẫn khá nhiều nguồn tin để nói xấu bôi nhọ chế độ, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, thậm chí gã còn cho rằng “Chế độ đã đạt đến một “điểm chết”.v.v..cần phải thay đổi bằng chế độ khác”.
       Thực tế cho thấy, vụ việc liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung do nhà máy Formosa gây ra đã quá rõ ràng, những cá nhân, tổ chức vi phạm đều đã bị xử lý theo pháp luật, ngư dân ven biển bị thiệt hại đã được bồi thường thỏa đáng và nhà máy Formosa đã cam kết không để tái diễn vi phạm. Hơn ai hết, mỗi người Việt Nam đều thấy rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc đưa vụ việc ra ánh sáng và cương quyết đứng về phía nhân dân để công ty Formosa và những người thiếu trách nhiệm phải khắc phục hậu quả. Một chính phủ hết lòng vì người dân thì làm sao có thể gọi là “tham nhũng, bất tài và có thể “mua chuộc” được bằng lợi ích nước ngoài” như cách xuyên tạc của Thanh Thanh. Rõ ràng những lời bịa đặt trong bài viết của Thanh Thanh chỉ nhằm một mục đích duy nhất là nói xấu, vu khống chế độ, kích động chống Đảng, Nhà nước.
       Toàn bộ bài viết của Thanh Thanh đều thiếu căn cứ, lập luận mơ hồ, hết sức phản động nhằm bịa đặt để nói xấu, vu khống Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy mỗi cư dân mạng cần hết sức cảnh giác không để các thế lực thù địch lừa bịp, lôi kéo. Cho dù chúng có mưu mô, xảo trá, quỷ quyệt đến đâu cũng bị lật tẩy, vạch mặt trước tinh thần cảnh giác của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta./.
NVV

Bè lũ chống Đảng, Nhà nước, chống nhân dân - cần nghiêm trị

         Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta, đưa thông tin “thật, giả lẫn lộn” với mục đích không đổi là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN ở Việt Nam, điển hình là bài viết “Đất nước Việt là của riêng đảng cướp sạch Việt Nam” của tác giả có bút danh Năm xích lô, đăng trên trang danlambao. Qua bài viết, tôi xin nêu ra một số vấn đề chia sẻ với bạn đọc như sau:
         Thứ nhất, Tác giả bài viết đã cố tình biện minh, bào chữa cho những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của những phần tử chống đối lại Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua. Năm xích lô cho rằng: Đảng và Nhà nước ta khép tội một cách khiên cưỡng những người tuyên truyền chống Nhà nước XHCNVN, hoặc âm mưu lật đổ Nhà nước Cộng sản. Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, phản động, thể hiện rõ dã tâm đen tối cố tình xuyên tạc sai sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước và xã hội.
         Như mọi người đã biết, luật pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là rất rõ ràng: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Bất kỳ ai, dù ở cương vị nào, nếu vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích tạo điều kiện và có những chính sách ưu đãi hợp lý, cụ thể, đúng đắn để các tổ chức và mọi người dân làm giầu chính đáng đóng góp cho đất nước. Đồng thời, cũng nghiêm trị đối với những ai cố tình vi phạm pháp luật của Nhà nước, cản trở quá trình kiến thiết, xây dựng đất nước; hoạt động, âm mưu chống đối, lật đổ Nhà nước. Lợi dụng dân chủ các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chống đảng, Nhà nước. Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm nay đã phát hiện và đấu tranh ngăn chặn hơn 12.000 loại tài liệu chiến tranh tâm lý, phản động; ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả 16 chiến dịch kích động biểu tình, kêu gọi trả tự do cho cái gọi là “tù nhân lương tâm, nhà dân chủ yêu nước” và hàng nghìn tài liệu, tin, bài có nội dung phản động trên 280 trang web, blog, mạng xã hội. Do đó, cần kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng, nhất là các đối tượng đã nhiều lần phạm tội về tuyên truyền, xuyên tạc hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, đòi lật đổ chế độ XHCN. Việc xử nghiêm các đối tượng này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dư luận, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật đối với các đối tượng có hành vi chống Đảng và Nhà nước. Pháp luật của Nhà nước Việt Nam sẽ không bao che, dung túng cho những kẻ bịa đặt, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, xâm phạm đến lợi ích Quốc gia, dân tộc.
         Thứ hai, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước ta đều vì lợi ích của quốc gia, dân tộc. Hơn 87 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng nước ta đã thu được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử trọng đại không ai có thể phủ nhận được. Dư luận quốc tế đánh giá: Những thành tựu trong việc cụ thể hóa một con đường thích hợp quá độ lên chủ nghĩa xã hội không chỉ là tài sản vô giá của những người cộng sản Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng và tin tưởng đối với những người cộng sản và cách mạng trên toàn thế giới; khẳng định một cách vững chắc tiềm năng vĩ đại và sinh động của chế độ xã hội chủ nghĩa… Việc cho rằng, cộng sản tồn tại là tàn phá quê hương, không tin theo cộng sản, đây là những luận điệu hết sức phản động, thiếu thiện trí, phủ nhận những công lao, đóng góp to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn quan tâm, chăm lo đến quyền lợi và đảm bảo hài hoà lợi ích cho các giai cấp, giai tầng trong xã hội, những hành động, việc làm của Đảng, Nhà nước ta đều vì dân, vì nước. Nhờ đó, mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng được củng cố, tăng cường; uy tín, niềm tin của nhân dân vào chế độ ngày càng tăng.
         Thực tiễn lịch sử mãi mãi là bằng chứng kiểm nghiệm tính xác thực của mọi vấn đề và loại bỏ những cái bất hợp lý ra khỏi đời sống xã hội. Những ai cố tình đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc, cản trở con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát và bị loại ra khỏi xã hội./.
NVV

Sự xuyên tạc trắng trợn kết quả Hội nghị Trung ương 6/XII của Đảng

        Sau khi Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng bế mạc thì trên trang mạng xã hội xuất hiện một loạt bài viết xuyên tạc về kết quả của Hội nghị; trong đó có bài viết với tiêu đề “Hai kỳ hội nghị, một sự thất bại” của kẻ có danh xưng là “Bạch Hoàn”. Trong bài viết y đã cố tình xuyên tạc việc chống tham nhũng và xử lý kỷ luật cán bộ của Đảng nhằm tạo ra dư luận trái chiều, nhận thức sai lệch về kết quả Hội nghị Trung ương 6, khóa XII.
         Thứ nhất, bài viết xuyên tạc về công tác cán bộ của Đảng qua việc xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh.
        Thực tế không đúng như các luận điểm xuyên tạc của Bạch Hoàn về công tác cán bộ của Đảng thời gian qua. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm công tác xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên, xác định đây là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế về cán bộ và công tác cán bộ, như Nghị quyết số 03-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” và Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Kết luận số 37-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị quyết số 12-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Gần đây, ngày 7/10/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 98-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về luân chuyển cán bộ. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, đảng viên luôn là tấm gương sáng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
        Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, tham nhũng, lãng phí, vụ lợi cá nhân… Do đó, Đảng ta đã xử lý kỷ luật một số cán bộ lãnh đạo, quản lý điển hình như: Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Minh Quang, Trần Lưu Hải, Huỳnh Minh Chắc, Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Anh là những việc cần phải làm để làm trong sạch bộ máy của Đảng, Nhà nước.
        Thứ hai, bài viết đã xuyên tạc hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước qua việc xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh.
        Trong bài viết, Bạch Hoàn đã cố tình xuyên tạc việc Đảng, Nhà nước đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước của một số cán bộ cấp cao gần đây; việc xử lý kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh nhằm gây ra sự hoài nghi, chia rẽ nội bộ trong Đảng và gây hoài nghi trong nhân dân ta. Những năm qua, Đảng ta đã ban hành rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt, Hội nghị BCHTW lần thứ 4 (khóa XII) ban hành Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những kết quả nhất định. Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã bị phát hiện và xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật.
         Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) đã xét kỷ luật đồng chí Nguyễn Xuân Anh vì đã vi phạm các khuyết điểm sau: Chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm; thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng ôtô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội. Dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình, tâm phục khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc, không có chuyện đấu đá nội bộ như Bạch Hoàn đã cố tình xuyên tạc, bịa đặt.
        Qua đọc bài viết “Hai kỳ hội nghị, một sự thất bại” của kẻ có danh xưng là “Bạch Hoàn” cho thấy đây là luận điệu bịa đặt nhằm xuyên tạc kết quả Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của Đảng ta nhằm chia rẽ, gây hoài nghi trong nội bộ Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, mọi người hãy nêu cao tinh thần cảnh giác với những luận điệu phản động, xuyên tạc trên!./.
NVV

Những luận điệu xuyên tạc, vu khống của bọn phản động

         Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng về: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Bởi vì, Đảng ta đã thẳng thắn thừa nhận những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng và chỉ rõ những biểu hiện cụ thể của hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay. Thế nhưng, các thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách chống phá, công kích, xuyên tạc, cố tình lái dư luận hiểu sai nội dung của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
          Với tựa đề: “Giải mã hiện tượng suy thoái về tư tưởng chính trị của đảng viên cộng sản” đăng trên báo Tiếng dân, Nguyễn Hữu Đổng đã đưa ra những luận điệu hết sức phản động về công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng ta.
         Thứ nhất, Nguyễn Hữu Đổng nêu nên những khái niệm về “suy thoái”, về “tư tưởng” và “suy thoái về tư tưởng chính trị” một cách mập mờ, suy diễn và không có cơ sở khoa học. Ông ta cho rằng: suy thoái được hiểu là “suy yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài” của một cá nhân hay nhóm người về địa vị, tổ chức và hoạt động; tư tưởng chính trị được nhìn nhận là “ý tưởng” hoặc “khái niệm mơ hồ hay tưởng tượng” của “cá nhân, riêng của một người”. Từ cách lập luận không có cơ sở khoa học, Nguyễn Hữu Đổng suy diễn rằng: “trong thực tế chỉ có “tư tưởng chính trị bị suy thoái” hay ý tưởng chính trị của một cá nhân nào đó ngày càng được nhận thấy rõ là không khoa học, chứ không có suy thoái về tư tưởng chính trị một cách chung chung cho nhiều người”.
         Như vậy, Nguyễn Hữu Đổng không hiểu: Bản chất của suy thoái là sự yếu kém, hư hỏng, làm mất dần đi cái tốt, cái tiến bộ, làm tăng dần cái xấu, cái lạc hậu, làm chậm lại quá trình phát triển dẫn đến sự thoái hóa và biến chất của sự vật, hiện tượng, quá trình hay chính bản thân con người và tổ chức xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Trong thế giới cái gì cũng biến hóa, tư tưởng con người cũng biến hoá. Có cái thì biến hóa tiến bộ lên, tức là phát triển; có cái thì biến hóa lạc hậu đi, tức là suy thoái. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là sự giảm sút ý chí chiến đấu, phai nhạt lý tưởng, dao động về chính trị, sa sút phẩm chất đạo đức, xuống cấp về lối sống. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống khác với những băn khoăn, lo lắng, bức xúc. Đối với suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, từ suy thoái về mặt này dẫn đến hay tất yếu sẽ kéo theo sự suy thoái mặt khác, làm hư hỏng, làm biến chất cán bộ, đảng viên.
         Thứ hai, Nguyễn Hữu Đổng cho rằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sai lầm, không khoa học. Đây là luận điệu sai trái, bời vì:
         Chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là khoa học, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người. Đó là sự cụ thể hóa lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, tài tình, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam mà trước đó trên thế giới chưa từng có tiền lệ. Chính thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga đã là tiền đề, là động lực và ảnh hưởng trực tiếp đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
         Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng sáng tạo rất thành công những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười vào sự nghiệp cách mạng nước ta. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, Người đã đứng hẳn về phía những đảng viên Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Quốc tế Cộng sản thứ ba do V.I. Lênin sáng lập. Năm 1920, khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin, Người đã rất cảm động, phấn khởi, vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong phòng mà Người nói to thể như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
         Thực tiễn lịch sử Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua đã cho thấy, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu khách quan, hợp quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam. Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn của Đảng, Bác Hồ, của nhân dân và của lịch sử. Sự ra đời của Đảng ta năm 1930; thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954; thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc năm 1975; thắng lợi của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay là những mốc son chói lọi, minh chứng hùng hồn cho sự lựa chọn đó là hoàn toàn đúng đắn và khoa học.
         Về vấn đề chuyên chính, bất kỳ một giai cấp, một kiểu nhà nước nào trên thế giới đều dùng công cụ bạo lực của mình để chống lại các hành vi xâm hại đến lợi ích của nhà nước mà giai cấp đó xây dựng nên. Đối với Việt Nam, quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền là: phải giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước XHCN, nghĩa là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước; bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân, đồng thời chuyên chính với các thế lực thù địch, với những âm mưu, hành động đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
         Tóm lại, những vấn đề mà Nguyễn Hữu Đổng đưa ra trong bài viết của mình đã bộc lộ rõ bản chất phản động, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học, cố tình bóp méo sự thực, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và trong quản lý, điều hành đất nước. Vì vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác trước những âm mưu, luận điệu xuyên tạc của Nguyễn Hữu Đổng./.
Theo NVV