TAND tỉnh Thái
Nguyên vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên phạt 6 năm tù giam đối với bị cáo
Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, nguyên là sinh viên khoa Quốc
tế, Đại học Thái Nguyên về tội tuyên truyền chống phá Nhà nước với hành vi móc
nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để
đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tuy nhiên, sau khi TAND tỉnh Thái Nguyên tuyên án thì trên mạng internet, các
đài báo của người Việt ở hải ngoại và các trang block cá nhân lại xuất hiện rất
nhiều bài viết mang tính vu khống Đảng và Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền,
bắt bớ “tù nhân lương tâm”, bịt miệng những người dám đứng lên đấu tranh, dám
nói lên sự thật của đất nước. Sự thật có phải
như vậy không? Chúng ta không khó để khẳng định rằng đây là lời lẽ của những kẻ
xuyên tạc, bóp méo sự thật với âm mưu đen tối là nhằm hạ thấp uy tín, vai trò
lãnh đạo của Đảng, tạo ra dư luận không tốt ở trong nước và cả nước ngoài. Là
âm mưu của những kẻ cơ hội lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” để hạ thấp, bôi nhọ
Đảng và Nhà nước ta, nhằm mục đích đánh lừa dư luận, vụ lợi cá nhân, đánh bóng
tên tuổi, lôi kéo, vận động lừa bịp người Việt nhẹ dạ, cả tin ở hải ngoại quyên
góp ủng hộ quỹ cho đấu tranh đòi “dân chủ”, “nhân quyền” ở trong nước để rồi
dùng các khoản đóng góp đó tiêu sài, thỏa mãn nhu cầu cá nhân, phục vụ cho mục
đích riêng tư, những chiêu trò rẻ tiền, lừa lọc của những kẻ cơ hội đã không ít
lần bị chính người Việt ở hải ngoại lật mặt nạ phơi bày, đó chính là bộ mặt thật
của các nhà chuyên đi đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” ở trong nước. Xin
khẳng định một lần nữa là ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”
như kẻ thù vu khống mà chỉ có các cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam bị đem ra
xét xử theo đúng quy định pháp luật Việt Nam. Có thể nói đây là việc làm hết sức
bình thường của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, không phân biệt chế độ chính
trị nhằm mục đích bảo vệ đất nước, loại bỏ những nguy cơ gây mất ổn định, điều
này không nói thì có lẽ ai cũng biết, ấy vậy mà vẫn có một số kẻ ngu ngốc hoặc
giả vờ ngu ngốc cố tình không biết. Lời khai báo thành khẩn của bị cáo Phan Kim
Khánh tại phiên tòa là do kém hiểu biết về chính trị và pháp luật nên đã bị các
đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật và bày tỏ sự hối
hận về việc làm sai trái của mình, xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để
có cơ hội làm lại cuộc đời, đây chính là bằng chính sinh động nhất đã phơi bày
tất cả bộ mặt thật của những nhà “dân chủ”.
Blog "LUÔN SAN SẺ VÀ THẤU HIỂU" là nơi để để chúng ta chia sẻ quan điểm cá nhân, nhìn nhận khách quan các sự việc, hiện tượng trong xã hội Việt Nam và trên Thế giới ngày nay. Qua việc chia sẻ chúng ta tự định vị mình trong thế giới phẳng và tự chọn cho mình thế giới quan.
NHỮNG TRÒ BIẾN TƯỚNG CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG
CHIẾC ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜÌ PHỤ NỮ VIỆT NAM CHÚNG TA MỖI KHI
MẶC NÓ ĐI LÀM VIỆC TRONG NƯƠC HAY RA NƯỚC NGOÀI DU LỊCH HỌC TẬP, CÔNG TÁC BẠN BÈ
QUỐC TẾ AI LẤY ĐỀU KHEN NGỢI MỘT VẺ ĐẸP VIỆT NAM THÂN THIỆN, ĐẸP CHIẾC ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG NÀY KHÔNG THỂ LẪN VÀO MỘT QUỐC GIA, DÂN TỘC NÀO KHÁC. CHỈ TIẾC CHO CÁI GỌI LÀ THỜI GIAN QUA MỘT SỐ THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG ĐÃ KHAI THÁC CHO CHỊ EM MẶC NHỮNG BỘ ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG NHƯNG QUẤN CỜ, CẮM CỜ BA SỌC, BIẾN TƯỚNG GÂY PHẪN LỘ CHO NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH. THIẾT NGHĨ SỐ CHỊ EM NÀY NẾU KHÔNG CÒN YÊU CHẾ ĐỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, YÊU ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI VIỆT THÌ MẶC NHỮNG BỘ QUẦN ÁO NÀY LÀ LỐ BỊCH PHẢN CẢM, LỐI GIÁO CHO GIẶC TUYÊN TRUYỀN KIỂU NÀY LÀ CÓ TỘI VỚI TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ
Cần cảnh giác cao độ với chiêu bài lợi dụng "dân chủ", "nhân quyền" của các thế lực thù địch
Nhiều năm nay đối với Việt Nam, các thế lực xấu, thù địch liên tục triển khai các hoạt động truyền bá, gieo rắc thông tin sai trái, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền. Họ khai thác trên biên độ rất rộng từ tự do tôn giáo, tự do ngôn luận đến các chính sách của Nhà nước, thực thi pháp luật... Để thực hiện mưu đồ, họ lập nhiều tổ chức nhân danh dân chủ, nhân quyền, có “tổ chức” chỉ gồm vài ba người, hoặc một người ghi tên ở mấy nơi khác nhau.
Với sự phối hợp chặt chẽ trong - ngoài, những việc làm này được tiến hành thường xuyên, có lớp lang, kẻ tung người hứng, không câu nệ thời gian, sử dụng nhiều website, blog, facebook đăng tải tin tức, bình luận bịa đặt, luôn được sự phụ họa, hỗ trợ của RFA, BBC, VOA, RFI... Rồi khi đánh giá dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, các tổ chức như Nhà Tự do (FH), Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),... và một số cơ quan, cá nhân như Ủy ban nhân quyền châu Âu, Nghị viện châu Âu, Bộ Ngoại giao và Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ, một số nghị sĩ Hoa Kỳ, Ca-na-đa, CHLB Đức, Ô-xtrây-li-a, nghị sĩ Nghị viện châu Âu,... lại dựa vào đó để phê phán.
Với sự phối hợp chặt chẽ trong - ngoài, những việc làm này được tiến hành thường xuyên, có lớp lang, kẻ tung người hứng, không câu nệ thời gian, sử dụng nhiều website, blog, facebook đăng tải tin tức, bình luận bịa đặt, luôn được sự phụ họa, hỗ trợ của RFA, BBC, VOA, RFI... Rồi khi đánh giá dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, các tổ chức như Nhà Tự do (FH), Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),... và một số cơ quan, cá nhân như Ủy ban nhân quyền châu Âu, Nghị viện châu Âu, Bộ Ngoại giao và Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ, một số nghị sĩ Hoa Kỳ, Ca-na-đa, CHLB Đức, Ô-xtrây-li-a, nghị sĩ Nghị viện châu Âu,... lại dựa vào đó để phê phán.
Xuyên tạc, bóp méo vấn đề dân chủ, nhân quyền để tiến công vào Đảng Cộng sản và chế độ xã hội ở Việt Nam,... mấy kẻ nhân danh dân chủ, nhân quyền triệt để khai thác một số hiện tượng tiêu cực để xuyên tạc thành bản chất xã hội, tiến hành thủ đoạn tuyên truyền với hình thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt, phát tán tin tức bịa đặt với tần số cao, biên độ rộng... Họ kêu gào phải sao chép mô hình dân chủ phương Tây, gieo rắc các quan niệm mơ hồ, lệch lạc như: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “nhân quyền không biên giới”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia”,... bằng thủ đoạn như Trần Kiêm Đoàn tổng kết: “Khi những bóng ma đã cố tình sử dụng hết các chiêu thức tưởng tượng để phóng ra những đòn phép bôi lem người ngay thì sẽ sản xuất ra vô số “thắc mắc”...” Một trong những thủ đoạn mà các thế lực xấu, thù địch thường xuyên sử dụng nhằm vu cáo, bịa đặt về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là cắt xén một số văn bản chính thức của Nhà nước Việt Nam và Liên hợp quốc (LHQ), rồi dựa vào đó xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các cam kết về dân chủ, nhân quyền...
Họ cho rằng Hiến pháp Việt Nam cho phép tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận và lấy đó làm cơ sở để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Về việc này, Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013) khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, tức là những quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Họ cố tình biến Tuyên ngôn thành “luật pháp quốc tế”, trong khi văn bản này mang tính khuyến nghị, khuyến khích các quốc gia phấn đấu đạt tới, và là cam kết chính trị - đạo đức hơn là ràng buộc về chính trị - pháp lý. Như Điều 29 Tuyên ngôn yêu cầu: “1. Mọi người đều có các nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng các quyền và quyền tự do của người khác, đáp ứng các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy theo LHQ, việc thực thi quyền của cá nhân luôn phải đặt trong tương quan với luật pháp, cộng đồng, quyền của người khác và thực hiện các nghĩa vụ đối với cộng đồng,...
Họ coi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước) là cơ sở thực hành tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội không giới hạn! Trong khi đó, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khoản 3 Điều 18 Công ước khẳng định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”; về tự do ngôn luận, khoản 3 Điều 19 viết: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”; về tự do lập hội, khoản 2 Điều 22 Công ước khẳng định: “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe của công chúng hoặc nhân cách, hoặc các quyền và tự do của người khác...”. Nghĩa là theo Công ước, để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tôn trọng quyền của người khác, bảo đảm về đạo đức,... việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội phải được đặt trong khuôn khổ luật pháp.
Là dân tộc phải đem xương máu để giành độc lập và xóa bỏ sự bóc lột, hơn ai hết, mọi người Việt Nam đều hiểu rằng, dân chủ, nhân quyền là các giá trị thiêng liêng, cao cả và xã hội mới phải tiếp tục bảo vệ, phát triển dân chủ, nhân quyền. Vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề này, thể hiện trong các quan niệm, chủ trương, chính sách, qua hành động thiết thực làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành các giá trị chung, nhân dân thật sự làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát triển.
Họ cho rằng Hiến pháp Việt Nam cho phép tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận và lấy đó làm cơ sở để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Về việc này, Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013) khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, tức là những quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Họ cố tình biến Tuyên ngôn thành “luật pháp quốc tế”, trong khi văn bản này mang tính khuyến nghị, khuyến khích các quốc gia phấn đấu đạt tới, và là cam kết chính trị - đạo đức hơn là ràng buộc về chính trị - pháp lý. Như Điều 29 Tuyên ngôn yêu cầu: “1. Mọi người đều có các nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng các quyền và quyền tự do của người khác, đáp ứng các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy theo LHQ, việc thực thi quyền của cá nhân luôn phải đặt trong tương quan với luật pháp, cộng đồng, quyền của người khác và thực hiện các nghĩa vụ đối với cộng đồng,...
Họ coi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước) là cơ sở thực hành tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội không giới hạn! Trong khi đó, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khoản 3 Điều 18 Công ước khẳng định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”; về tự do ngôn luận, khoản 3 Điều 19 viết: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”; về tự do lập hội, khoản 2 Điều 22 Công ước khẳng định: “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe của công chúng hoặc nhân cách, hoặc các quyền và tự do của người khác...”. Nghĩa là theo Công ước, để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tôn trọng quyền của người khác, bảo đảm về đạo đức,... việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội phải được đặt trong khuôn khổ luật pháp.
Là dân tộc phải đem xương máu để giành độc lập và xóa bỏ sự bóc lột, hơn ai hết, mọi người Việt Nam đều hiểu rằng, dân chủ, nhân quyền là các giá trị thiêng liêng, cao cả và xã hội mới phải tiếp tục bảo vệ, phát triển dân chủ, nhân quyền. Vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề này, thể hiện trong các quan niệm, chủ trương, chính sách, qua hành động thiết thực làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành các giá trị chung, nhân dân thật sự làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát triển.
Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, khẳng định “phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng”; sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 29/1998/NĐ-CP (đến năm 2003 thay thế bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP) kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định về nội dung, phương thức, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân; năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Đây là các bước đi thống nhất, đồng bộ về chủ trương kết hợp hành động cụ thể tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Về nhân quyền, Chỉ thị 12-CT/TW Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta của Ban Bí thư (khóa VII) khẳng định “Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột” và “giải phóng con người (trong đó có việc đảm bảo các quyền con người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được đảm bảo rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng luôn nhấn mạnh phải quan tâm hơn nữa đến việc chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết. Và kết quả của sự phát triển nhận thức, tư duy về dân chủ, nhân quyền thể hiện cụ thể tại Chương II nhan đề Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân Hiến pháp năm 2013, được khẳng định tại Điều 14: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Do đó, cần khẳng định dứt khoát rằng, bản chất nhân văn của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn là không thể phủ nhận. Bản chất ấy thể hiện qua đường lối, chủ trương, chính sách bảo đảm dân chủ trong xã hội, bảo đảm quyền của con người, chú trọng tuyên truyền ý nghĩa và chuẩn mực về dân chủ, nhân quyền giúp mọi người nắm bắt các quyền của mình, qua đó xác định mục đích phấn đấu, cống hiến và hưởng các quyền lợi xã hội. Đó là cơ sở để hơn nửa thế kỷ qua, nhất là sau 30 năm của sự nghiệp đổi mới, đất nước đã đạt được các thành tựu cụ thể về dân chủ, nhân quyền mà dư luận thế giới đã ca ngợi và ghi nhận.
Thực hiện quyết liệt Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII, nhất là, “hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái. Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Xây dựng, bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chống lại luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực xấu, thù địch là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nào thì tác động của luận điệu sai trái không phụ thuộc vào thế lực xấu, thù địch mà trước hết phụ thuộc vào bản lĩnh, sức đề kháng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta. Lơ là mất cảnh giác, xem nhẹ quyền chính đáng của con người,... là tạo cơ hội cho các thế lực xấu, thù địch, những kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị thao túng nhân tâm.
Thực hiện quyết liệt Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII, nhất là, “hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái. Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Xây dựng, bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chống lại luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực xấu, thù địch là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nào thì tác động của luận điệu sai trái không phụ thuộc vào thế lực xấu, thù địch mà trước hết phụ thuộc vào bản lĩnh, sức đề kháng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta. Lơ là mất cảnh giác, xem nhẹ quyền chính đáng của con người,... là tạo cơ hội cho các thế lực xấu, thù địch, những kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị thao túng nhân tâm.
Để xây dựng một xã hội ngày càng dân chủ, tiếp tục phát triển quyền con người, đấu tranh thắng lợi với quan điểm sai trái, thù địch về dân chủ, nhân quyền, cần nhận thức rằng, dân chủ, nhân quyền là bộ phận cấu thành bản chất chế độ, là một mục tiêu phấn đấu của cách mạng, là một trong các yếu tố tiên quyết để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các thế hệ đi trước từng hy sinh xương máu giành lấy chủ quyền, dân chủ, nhân quyền, chúng ta có nhiệm vụ phải giữ vững chủ quyền, phải làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành tài sản chung của toàn dân, trở thành điều kiện để các thế hệ người Việt Nam hiện tại và trong tương lai cùng có cơ hội phát triển.
Không để bất kỳ thế lực nào có thể phá hoại đất nước
Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến tranh để bảo vệ và giải phóng, thống nhất đất nước mình nên càng thấu hiểu thế nào là tự do độc lập, thế nào là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo. Hơn 30 năm qua kể từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI tháng 12 năm 1986, cùng với sự đổi mới đồng bộ nền kinh tế, nhân dân ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Vị thế của đất nước Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện.
Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Vì vậy, việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, vạch trần các âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch là một nhiệm vụ tất yếu, cần phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các dạng quan điểm sai trái, những luận điệu thù địch để có những đối sách phù hợp. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - một thứ giặc nội xâm nguy hại để giữ vững niềm tin của nhân dân, bảo vệ pháp luật, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN.
Hơn 87 năm qua, Đảng ta luôn coi trọng công tác đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những luận điệu thù địch chống phá cách mạng. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân dân.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Cùng với đó là phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, tích cực xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân tộc, củng cố và tăng cường thế trận lòng dân vững chắc. Góp phần bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, tăng cường sức đề kháng làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa quân đội”... của các thế lực thù địch.
Hơn 87 năm qua, Đảng ta luôn coi trọng công tác đấu tranh chống những quan điểm sai trái, những luận điệu thù địch chống phá cách mạng. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân dân.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn. Cùng với đó là phối hợp làm tốt công tác vận động quần chúng, tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, tích cực xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp sự đồng thuận xã hội trong cộng đồng dân tộc, củng cố và tăng cường thế trận lòng dân vững chắc. Góp phần bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân, tăng cường sức đề kháng làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa quân đội”... của các thế lực thù địch.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)