Nhiều năm nay đối với Việt Nam, các thế lực xấu, thù địch liên tục triển khai các hoạt động truyền bá, gieo rắc thông tin sai trái, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền. Họ khai thác trên biên độ rất rộng từ tự do tôn giáo, tự do ngôn luận đến các chính sách của Nhà nước, thực thi pháp luật... Để thực hiện mưu đồ, họ lập nhiều tổ chức nhân danh dân chủ, nhân quyền, có “tổ chức” chỉ gồm vài ba người, hoặc một người ghi tên ở mấy nơi khác nhau.
Với sự phối hợp chặt chẽ trong - ngoài, những việc làm này được tiến hành thường xuyên, có lớp lang, kẻ tung người hứng, không câu nệ thời gian, sử dụng nhiều website, blog, facebook đăng tải tin tức, bình luận bịa đặt, luôn được sự phụ họa, hỗ trợ của RFA, BBC, VOA, RFI... Rồi khi đánh giá dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, các tổ chức như Nhà Tự do (FH), Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),... và một số cơ quan, cá nhân như Ủy ban nhân quyền châu Âu, Nghị viện châu Âu, Bộ Ngoại giao và Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ, một số nghị sĩ Hoa Kỳ, Ca-na-đa, CHLB Đức, Ô-xtrây-li-a, nghị sĩ Nghị viện châu Âu,... lại dựa vào đó để phê phán.
Với sự phối hợp chặt chẽ trong - ngoài, những việc làm này được tiến hành thường xuyên, có lớp lang, kẻ tung người hứng, không câu nệ thời gian, sử dụng nhiều website, blog, facebook đăng tải tin tức, bình luận bịa đặt, luôn được sự phụ họa, hỗ trợ của RFA, BBC, VOA, RFI... Rồi khi đánh giá dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, các tổ chức như Nhà Tự do (FH), Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW),... và một số cơ quan, cá nhân như Ủy ban nhân quyền châu Âu, Nghị viện châu Âu, Bộ Ngoại giao và Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ, một số nghị sĩ Hoa Kỳ, Ca-na-đa, CHLB Đức, Ô-xtrây-li-a, nghị sĩ Nghị viện châu Âu,... lại dựa vào đó để phê phán.
Xuyên tạc, bóp méo vấn đề dân chủ, nhân quyền để tiến công vào Đảng Cộng sản và chế độ xã hội ở Việt Nam,... mấy kẻ nhân danh dân chủ, nhân quyền triệt để khai thác một số hiện tượng tiêu cực để xuyên tạc thành bản chất xã hội, tiến hành thủ đoạn tuyên truyền với hình thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt, phát tán tin tức bịa đặt với tần số cao, biên độ rộng... Họ kêu gào phải sao chép mô hình dân chủ phương Tây, gieo rắc các quan niệm mơ hồ, lệch lạc như: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “nhân quyền không biên giới”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia”,... bằng thủ đoạn như Trần Kiêm Đoàn tổng kết: “Khi những bóng ma đã cố tình sử dụng hết các chiêu thức tưởng tượng để phóng ra những đòn phép bôi lem người ngay thì sẽ sản xuất ra vô số “thắc mắc”...” Một trong những thủ đoạn mà các thế lực xấu, thù địch thường xuyên sử dụng nhằm vu cáo, bịa đặt về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là cắt xén một số văn bản chính thức của Nhà nước Việt Nam và Liên hợp quốc (LHQ), rồi dựa vào đó xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm các cam kết về dân chủ, nhân quyền...
Họ cho rằng Hiến pháp Việt Nam cho phép tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận và lấy đó làm cơ sở để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Về việc này, Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013) khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, tức là những quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Họ cố tình biến Tuyên ngôn thành “luật pháp quốc tế”, trong khi văn bản này mang tính khuyến nghị, khuyến khích các quốc gia phấn đấu đạt tới, và là cam kết chính trị - đạo đức hơn là ràng buộc về chính trị - pháp lý. Như Điều 29 Tuyên ngôn yêu cầu: “1. Mọi người đều có các nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng các quyền và quyền tự do của người khác, đáp ứng các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy theo LHQ, việc thực thi quyền của cá nhân luôn phải đặt trong tương quan với luật pháp, cộng đồng, quyền của người khác và thực hiện các nghĩa vụ đối với cộng đồng,...
Họ coi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước) là cơ sở thực hành tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội không giới hạn! Trong khi đó, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khoản 3 Điều 18 Công ước khẳng định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”; về tự do ngôn luận, khoản 3 Điều 19 viết: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”; về tự do lập hội, khoản 2 Điều 22 Công ước khẳng định: “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe của công chúng hoặc nhân cách, hoặc các quyền và tự do của người khác...”. Nghĩa là theo Công ước, để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tôn trọng quyền của người khác, bảo đảm về đạo đức,... việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội phải được đặt trong khuôn khổ luật pháp.
Là dân tộc phải đem xương máu để giành độc lập và xóa bỏ sự bóc lột, hơn ai hết, mọi người Việt Nam đều hiểu rằng, dân chủ, nhân quyền là các giá trị thiêng liêng, cao cả và xã hội mới phải tiếp tục bảo vệ, phát triển dân chủ, nhân quyền. Vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề này, thể hiện trong các quan niệm, chủ trương, chính sách, qua hành động thiết thực làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành các giá trị chung, nhân dân thật sự làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát triển.
Họ cho rằng Hiến pháp Việt Nam cho phép tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận và lấy đó làm cơ sở để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Về việc này, Điều 25 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013) khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, tức là những quyền đó phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
Họ cố tình biến Tuyên ngôn thành “luật pháp quốc tế”, trong khi văn bản này mang tính khuyến nghị, khuyến khích các quốc gia phấn đấu đạt tới, và là cam kết chính trị - đạo đức hơn là ràng buộc về chính trị - pháp lý. Như Điều 29 Tuyên ngôn yêu cầu: “1. Mọi người đều có các nghĩa vụ đối với cộng đồng mà ở đó có thể thực hiện được sự phát triển tự do và đầy đủ nhân cách của bản thân. 2. Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận, tôn trọng các quyền và quyền tự do của người khác, đáp ứng các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy theo LHQ, việc thực thi quyền của cá nhân luôn phải đặt trong tương quan với luật pháp, cộng đồng, quyền của người khác và thực hiện các nghĩa vụ đối với cộng đồng,...
Họ coi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước) là cơ sở thực hành tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội không giới hạn! Trong khi đó, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, khoản 3 Điều 18 Công ước khẳng định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng hoặc những quyền và tự do cơ bản của người khác”; về tự do ngôn luận, khoản 3 Điều 19 viết: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để: a. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”; về tự do lập hội, khoản 2 Điều 22 Công ước khẳng định: “Việc thực hiện quyền này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng, để bảo vệ sức khỏe của công chúng hoặc nhân cách, hoặc các quyền và tự do của người khác...”. Nghĩa là theo Công ước, để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tôn trọng quyền của người khác, bảo đảm về đạo đức,... việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội phải được đặt trong khuôn khổ luật pháp.
Là dân tộc phải đem xương máu để giành độc lập và xóa bỏ sự bóc lột, hơn ai hết, mọi người Việt Nam đều hiểu rằng, dân chủ, nhân quyền là các giá trị thiêng liêng, cao cả và xã hội mới phải tiếp tục bảo vệ, phát triển dân chủ, nhân quyền. Vì thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề này, thể hiện trong các quan niệm, chủ trương, chính sách, qua hành động thiết thực làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành các giá trị chung, nhân dân thật sự làm chủ xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền, coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức thiết của phát triển.
Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, khẳng định “phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng”; sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 29/1998/NĐ-CP (đến năm 2003 thay thế bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP) kèm theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã quy định về nội dung, phương thức, trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân; năm 2007, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn… Đây là các bước đi thống nhất, đồng bộ về chủ trương kết hợp hành động cụ thể tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Về nhân quyền, Chỉ thị 12-CT/TW Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta của Ban Bí thư (khóa VII) khẳng định “Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là thành quả đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại mọi áp bức, bóc lột” và “giải phóng con người (trong đó có việc đảm bảo các quyền con người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội; chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới có điều kiện được đảm bảo rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng luôn nhấn mạnh phải quan tâm hơn nữa đến việc chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết. Và kết quả của sự phát triển nhận thức, tư duy về dân chủ, nhân quyền thể hiện cụ thể tại Chương II nhan đề Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân Hiến pháp năm 2013, được khẳng định tại Điều 14: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Do đó, cần khẳng định dứt khoát rằng, bản chất nhân văn của sự lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn là không thể phủ nhận. Bản chất ấy thể hiện qua đường lối, chủ trương, chính sách bảo đảm dân chủ trong xã hội, bảo đảm quyền của con người, chú trọng tuyên truyền ý nghĩa và chuẩn mực về dân chủ, nhân quyền giúp mọi người nắm bắt các quyền của mình, qua đó xác định mục đích phấn đấu, cống hiến và hưởng các quyền lợi xã hội. Đó là cơ sở để hơn nửa thế kỷ qua, nhất là sau 30 năm của sự nghiệp đổi mới, đất nước đã đạt được các thành tựu cụ thể về dân chủ, nhân quyền mà dư luận thế giới đã ca ngợi và ghi nhận.
Thực hiện quyết liệt Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII, nhất là, “hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái. Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Xây dựng, bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chống lại luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực xấu, thù địch là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nào thì tác động của luận điệu sai trái không phụ thuộc vào thế lực xấu, thù địch mà trước hết phụ thuộc vào bản lĩnh, sức đề kháng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta. Lơ là mất cảnh giác, xem nhẹ quyền chính đáng của con người,... là tạo cơ hội cho các thế lực xấu, thù địch, những kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị thao túng nhân tâm.
Thực hiện quyết liệt Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII, nhất là, “hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái. Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Xây dựng, bảo vệ dân chủ, nhân quyền, chống lại luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực xấu, thù địch là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nào thì tác động của luận điệu sai trái không phụ thuộc vào thế lực xấu, thù địch mà trước hết phụ thuộc vào bản lĩnh, sức đề kháng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chúng ta. Lơ là mất cảnh giác, xem nhẹ quyền chính đáng của con người,... là tạo cơ hội cho các thế lực xấu, thù địch, những kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị thao túng nhân tâm.
Để xây dựng một xã hội ngày càng dân chủ, tiếp tục phát triển quyền con người, đấu tranh thắng lợi với quan điểm sai trái, thù địch về dân chủ, nhân quyền, cần nhận thức rằng, dân chủ, nhân quyền là bộ phận cấu thành bản chất chế độ, là một mục tiêu phấn đấu của cách mạng, là một trong các yếu tố tiên quyết để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các thế hệ đi trước từng hy sinh xương máu giành lấy chủ quyền, dân chủ, nhân quyền, chúng ta có nhiệm vụ phải giữ vững chủ quyền, phải làm cho dân chủ, nhân quyền trở thành tài sản chung của toàn dân, trở thành điều kiện để các thế hệ người Việt Nam hiện tại và trong tương lai cùng có cơ hội phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét