"Trên bảo...dưới cãi"


       Từ lâu ta đã thấy các vị lãnh đạo và báo chí đề cập đến chuyện “trên bảo dưới không nghe, nghe xong không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn”. Nếu phải chọn một cụm từ chỉnh chu thay cho câu nói hơi dài này thì người viết muốn đề xuất bốn từ: “trên bảo, dưới… cải”. Từ “cải” thường được sử dụng giữa những bạn bè thân mật, trong không khí gia đình đầm ấm và đương nhiên bao hàm ý bình đẳng giữa người nghe và người nói. Trải qua mấy chục năm, chuyện “trên bảo, dưới cải” bây giờ hình như đã lạc hậu và hình như đã được nâng cấp...
        Sở dĩ nói đã được “nâng cấp” bởi “Cãi” tuy có thể hiện đôi chút “cá mè một lứa” (dân gian gọi là “hỗn”) nhưng chưa đến mức chống đối (dân gian gọi là “láo”). “Cãi” là biểu hiện mạnh mẽ, thể hiện sự phản kháng ra mặt, không còn ngấm ngầm, một khi đã cãi thì không có chuyện “vuốt mặt nể mũi”, thì nghĩa là đã quyết định “nhất là bét”. Trào lưu “cãi” không biết chính xác xuất hiện từ năm nào nhưng có quá nhiều vụ “cãi” được người dân và truyền thông ghi nhận.
      Xin nêu một vài ví dụ về “công nghệ cãi”:  “Tĩnh Hà Tĩnh phản pháo vụ "vượt quyền Chính phủ cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất" là tít bài đăng trên Infonet.vn ngày 3/3/2015 liên quan đến chuyện UBND Hà Tĩnh lập dự án cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất 70 năm. Nếu dự án thép Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, ai chịu trách nhiệm? Một quan chức tỉnh này chẳng phải úp mở gì: “UBND tỉnh (Hà Tĩnh) cho rằng đây là một quan điểm áp đặt, máy móc, không thấu tình đạt lý trong kết luận của Thanh tra Chính phủ”?
     Ví dụ thứ hai: Sau khi bổ nhiệm 44 lãnh đạo trong tổng số 46 người tại Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hải Dương, ông nguyên Giám đốc sở này “cãi” cả với cấp trên và truyền thông, rằng “ông làm vì cán bộ, vì nhân dân”, chứ không hề vì thân quen hay cái gì gì đó? Câu chuyện “cãi” nếu mà tiếp tục sẽ còn nhiều chuyện vừa bi vừa hài. Chẳng hạn có ông nguyên Bộ trưởng bị truy vấn trước Quốc hội đã “cãi” rằng ông hết thời gian rồi, chuyện tồn tại xin nhường Bộ trưởng nhiệm kỳ sau giải quyết...
      Vấn đề cần bàn tiếp là đội ngũ tham mưu làm gì khi cung cấp thông tin chưa kiểm chứng cho lãnh đạo và liệu lãnh đạo có cần rà soát những thông tin “nhạy cảm” trước khi phát biểu? Bài học 50 cơ quan báo chí và một số nhà báo bị kỷ luật vừa qua một phần liên quan đến đạo đức người làm báo liên quan về vấn đềm nước mắm bị nhiễm Thạch tín do thông tin chưa được kiểm chứng.
      Mặt khác, người ta “cãi” vì biết rằng “nghiêm túc rút kinh nghiệm” hay cao hơn là khiển trách, cảnh cáo cũng chả ảnh hưởng gì đến vị thế, nhất là “tài khoản” của mình. Minh chứng rõ nhất là có cán bộ sau khi “lên báo cãi mấy câu”, thì sau đó có tin ông trở thành thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu mà “cãi” tiếp ông sẽ trở thành “ông gì”?
      Phê bình và tự phê bình là một biểu hiện tích cực, đáng khích lệ của cán bộ, đảng viên, nhưng việc “Cãi” không phải lúc nào cũng sai nhưng “trên bảo, dưới cãi” không nên là trào lưu nên khuyến khích, xem đó như là một biểu hiện của “đổi mới tư duy” nhất là những người đại diện quyền lợi chính đáng "Công bộc" của dân.


Những hình ảnh đẹp thì ít người biết đến


Người ta chỉ chú trọng vào những cái xấu của cảnh sát giao thông còn những việc làm tốt thì ít ai biết đến, dưới đây là một ví dụ.
Dưới nắng trưa gay gắt, gần 10 chiến sĩ đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn cùng một số người dân hì hục quét dọn bãi đá dăm vương vãi dài gần 1km, để tránh nguy hiểm cho các xe qua lại.


 Để tránh nguy hiểm cho các phương tiện qua lại, các chiến sĩ CSGT đã đội nắng quét dọn hiện trường.
 
            Thông tin ban đầu, khoảng 7g sáng 9-12, một chiếc xe chở vật liệu xây dựng chạy trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn gần cầu Gò Dưa (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) đã làm rơi vãi một lượng lớn đá dăm ở làn xe 4 bánh.
Sau khi làm rơi vãi đá trên đường tài xế không dừng lại xử lý mà lái xe chạy tiếp, bỏ mặc các khối đá ngổn ngang giữa mặt đường gây nguy hiểm cho các xe lưu thông qua khu vực. 
Tiếp nhận thông tin phản ánh, đội CSGT Tuần tra dẫn đoàn, thuộc PC67 công an TP.HCM đã huy động gần 10 chiến sĩ đến phân luồng giao thông, dọn dẹp hiện trường.
Vị lãnh đạo này cho biết, nhận thấy mức độ nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn nên đơn vị đã chủ động liên hệ với UBND phường, công ty dịch vụ công ích quận Thủ Đức nhưng không thấy ai đến khắc phục nên đã huy động các chiến sĩ đang trong đơn vị đến hiện trường quét dọn.


Đến hơn 10g, hiện trường vụ việc được khắc phục, các phương tiện lưu thông bình thường.
Lượng đá dăm vương vãi kéo dài gần 1km. Các xe phải chạy thật chậm khi qua đây để tránh nguy hiểm

Kiên quyết miễn nhiệm cán bộ, công chức yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức

Ngày 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã họp tổng kết công tác năm 2016 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2017. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Báo cáo do Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa trình bày cho thấy, tính đến tháng 11/2016, các thành viên Ban Chỉ đạo tại các bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành gần 160 nghị định để hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh và điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội mới phát sinh, trong đó phần lớn là các nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh và nhiều nghị định quy định về các nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ, tiền lương và trợ cấp xã hội. 


                                                Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình phát biểu
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực, chủ động trong việc rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, giúp kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các văn bản hết hiệu lực, trái pháp luật hoặc văn bản không còn phù hợp với tình hình thực tế. Các bộ, ngành đã tích cực rà soát, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, góp phần từng bước loại bỏ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm một việc chỉ do một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 
Trong năm 2016, các bộ, ngành và địa phương đã cơ bản hoàn thành công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính và đang cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Cho tới tháng 9/2016, các bộ, ngành đã hoàn thành đơn giản hóa 4.527/4.723 thủ tục hành chính (đạt 95.85%). Công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính tiếp tục được thực hiện thường xuyên và mang lại nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện. 
Thực hiện Đề án 896, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực xây dựng và hoàn thiện các thể chế cho việc cấp số định danh cá nhân. Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích và hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch triển khai thiết lập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. 
Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được các thành viên Ban Chỉ đạo quan tâm, đôn đốc và chỉ đạo trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương quán triệt thực hiện nghiêm túc, giúp tăng cường công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, từng bước nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Bộ Nội vụ đang tích cực nghiên cứu, hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Cán bộ, công chức hoặc sửa đổi, bổ sung, giải quyết các vướng mắc, bất cập trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo các quy định. Tính đến hết tháng 11/2016, đã thực hiện tinh giản biên chế được 18.839 người, trong đó, các cơ quan Đảng, đoàn thể là 789 người; các cơ quan hành chính là 2.342 người; các đơn vị sự nghiệp công lập là 12.041 người; cán bộ, công chức cấp xã là 3.553 người; khối doanh nghiệp nhà nước là 114 người. 
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã phân tích, làm rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Các đại biểu cho rằng, với chủ trương xây dựng một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ nhân dân, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và thành viên Chính phủ đã quyết tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác cải cách thể chế, tạo chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Việc đánh giá tác động của các quy định mới về thủ tục hành chính chưa nghiêm túc. 
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chỉ rõ, trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2016, còn tới 5 dự án Luật phải rút ra, rút vào bổ sung. Tình trạng nợ đọng văn bản mặc dù đã được hạn chế thấp nhất nhưng ở đây mới là ở cấp Chính phủ và Thủ tướng tức là nghị định và quyết định, còn thông tư của các bộ, ngành thì theo thống kê thì còn nợ đọng tới 21 thông tư hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn chỉ ra rằng, chất lượng xây dựng thể chế có vấn đề, nhiều chính sách ban hành không đi vào cuộc sống, có luật chưa ban hành đã phải sửa, nhiều luật chồng chéo nhau (Luật đầu tư công, Luật xây dựng), nguyên nhân là do cách xây dựng thể chế “có vấn đề” và sự phối hợp giữa các bộ, ngành kém. 
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa nhìn nhận lĩnh vực tài nguyên môi trường là lĩnh vực bị "kêu ca" nhiều nhất. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nếu thực hiện được theo đúng Luật đất đai 2013 sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho cơ quan quản lý nhà nước. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hồng đề nghị hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, chuyển đổi 1.400 tổ chức sự nghiệp khoa học công nghệ nằm rải rác trong các bộ, ngành, gắn với thực tế. 
Ghi nhận những kết quả đạt được, phân tích các hạn chế, nguyên nhân, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục xây dựng thể chế pháp luật, các văn bản hướng dẫn, khắc phục cho được tình trạng luật trình rồi rút, luật khung, luật ống, luật, nghị định vừa ban hành đã phải sửa. Việc xây dựng thể chế phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn thông qua việc nhận phản ánh thông tin của xã hội, kiến nghị của cử tri, phản ánh của doanh nghiệp, qua Mặt trận và các đoàn thể, báo chí, qua công tác kiểm tra của bộ máy nhà nước, phản ánh của doanh nghiệp trong, ngoài nước để đánh giá các vấn đề đặt ra, thiết kế chính sách phù hợp, để luật, văn bản hướng dẫn đi vào cuộc sống, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. 
Thẳng thắn đánh giá hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo là chưa “đều tay”, phát hiện, đề xuất vấn đề chưa tới nơi, tới chốn, chưa đầy đủ, Phó Thủ tướng đề nghị cải cách ngay cách làm việc của Ban Chỉ đạo, phát huy trách nhiệm phát hiện và kiến nghị chính sách, thảo luận để xây dựng thể chế, không để trở thành hình thức. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo, của các bộ, ngành, phát hiện cho được những vấn đề đang là trở ngại của công cuộc cải cách hành chính, đề xuất các giải pháp cụ thể. 
Phó Thủ tướng nêu rõ, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ cần tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tiếp tục đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách hành chính. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, công bố công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tháo gỡ những điểm nghẽn, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. 
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ, kiên quyết loại bỏ tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ công. Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật cán bộ, công chức để khắc phục những bất cập, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo quản lý, hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ với quy định của Đảng, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, kỷ luật cán bộ; thực hiện đồng bộ các giải pháp tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hoàn thành chỉ tiêu tinh giản đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng, tập trung tinh giản số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập. 

Phó Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trọng tâm là công tác bổ nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, tiếp tục hoàn thiện thể chế xây dựng văn bản về tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu, đặc biệt là giám sát chặt chẽ quy trình xử lý các vụ án về người đứng đầu mà dư luận đặc biệt quan tâm. “Tổ chức thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, kiên quyết miễn nhiệm, thay thế đối với cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh./. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an truy tìm kẻ tung tin 'nhảm' về đổi tiền

Yêu cầu này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016- 2020 diễn ra chiều 6/12.
Thủ tướng đánh giá, việc tung tin đổi tiền có mục đích trục lợi và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư cũng như sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Đề cập đến tin đồn về việc đổi tiền vừa qua, tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016- 2020 diễn ra chiều 6/12) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Tin đổi tiền là thất thiệt, có dụng ý xấu". Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng cho rằng, xã hội cần phải lên ánh mạnh mẽ hành vi này để ổn định kinh tế vĩ mô. "Không có gì xáo trộn xảy ra ở đất nước này. Phải bố cáo với quốc dân đồng bào để mọi người yên tâm sản xuất kinh doanh. Tôi nhấn mạnh ý này" - người đứng đầu Chính phủ nêu.
Thủ tướng giao cho ngành công an và một số đơn vị chức năng "tìm ra thủ phạm, tìm ra những kẻ phao tin đồn nhảm làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đến kinh tế vĩ mô". Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ làm hết sức mình để tăng niềm tin trên thị trường. Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, thực hiện mục tiêu Chính phủ kiến tạo, liêm chính. Tin đồn đổi tiền xuất hiện vào khoảng cuối tháng 11 đã khiến thị trường ngoại tệ, vàng trong nước biến động, gây tâm lý bất ổn trong xã hội. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã bác bỏ thông tin này.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn thất thiệt, xã hội cần phải hết sức cảnh giác trước những thông tin sai lệch như vậy, không để tin đồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và đặc biệt là đối với an ninh tiền tệ quốc gia. Ông Tú đề nghị, "các cơ quan báo chí cần tuyên truyền, lưu ý người dân hết sức cảnh giác, kể cả trong điều kiện kinh tế của chúng ta đang ổn định và phát triển, tất cả những thông tin như vậy đều là bất lợi. Tôi khẳng định lại đây là thông tin bịa đặt".

Xóa quan hệ thân hữu



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Phải xóa bỏ ngay tình trạng quan hệ thân hữu đang bóp chết việc làm ăn chân chính”, tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam diễn ra cuối tuần qua.
TS Trần Đình Thiên (viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cũng cho rằng các mối quan hệ thân hữu ở Việt Nam rất nặng nề, thể hiện qua cơ chế “xin - cho” giữa khu vực nhà nước với khối tư nhân.
Đây là sân sau nhằm phục vụ lợi ích riêng cho một ai đó, một nhóm nào đó nên họ cố giữ bằng được. Chính vì vậy, có không ít những thiết chế công đã bị thương mại hóa, cát cứ, manh mún và thiếu sự giám sát.
Nói cách khác, quan hệ thân hữu tràn lan đã và đang làm môi trường kinh doanh méo mó, sai lệch và thiếu minh bạch.
Thủ tướng đã điểm trúng huyệt căn bệnh đã di căn từ bao năm nay. Nhưng chữa căn bệnh này như thế nào? Theo TS Trần Đình Thiên, một cơ chế thông thoáng, xóa bỏ tình trạng “xin - cho” và phải có một chính quyền thật sự liêm chính, xã hội nghiêm minh và đảm bảo công khai, minh bạch.
Như Báo cáo Việt Nam năm 2035 khuyến cáo các cơ quan nhà nước tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quy định kinh tế sẽ không được tham gia bất cứ hoạt động kinh doanh nào nhằm tránh xung đột lợi ích.
Để đạt được mục tiêu xóa bỏ quan hệ thân hữu thì cộng đồng doanh nghiệp, hay người dân không thể làm được mà phải cả hệ thống cùng nỗ lực, trong đó trước tiên và quyết liệt nhất phải là các cơ quan nhà nước.
Khi xây dựng bất kỳ chính sách nào, nếu các cán bộ công chức đều vì lợi ích chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân và sự phát triển chung của xã hội thì chắc chắn thiết chế, chính sách bị thương mại hóa sẽ giảm, quan hệ thân hữu cũng sẽ dần được xóa bỏ.
Không xóa được quan hệ thân hữu, không chỉ làm nền kinh tế trì trệ mà hệ thống chính trị, cấu trúc quyền lực cũng bị suy yếu. Do đó, phải bắt đầu từ hệ thống quyền lực để xử lý.
“Hệ thống quyền lực, hệ thống chính trị, xã hội nghiêm minh, minh bạch, công khai... mới xóa bỏ được dần quan hệ thân hữu” như nhận định của TS Trần Đình Thiên.

Fidel Castro - NGƯỜI BẠN LỚN của Việt Nam


Nhiều người thắc mắc.... Ngày 04/12 Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang để tưởng nhớ Fidel Castro - NGƯỜI BẠN LỚN của Việt Nam. Sao phải quốc tang?
Tôi hiểu không phải vì năm 1969 Cu Ba để Quốc tang chủ tịch Hồ Chí Minh 7 ngày đâu. Còn nhớ ngày nhỏ khi Mỹ còn đang ném bom Miền Bắc, gia đình nào được ký đường cát Cu Ba là quý lắm, hạt đường to và hơi vàng... Hạt đường trong thời điểm khó khăn nó ngọt ngào và nhiều năng lượng làm sao... Nhiều những công trình, đường xá, bệnh viện... những kỹ sư cầu đường, bác sỹ vượt nửa vòng trái đất tới đội bom, ăn độn khoai sắn với Việt Nam và hy sinh vì Việt Nam. Ngày còn chiến tranh, thật cảm động với câu nói của Fidel “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Hình như chưa một nguyên thủ quốc gia nào có một câu nói như thế với Việt Nam. Và có ai đếm được đã có bao nhiêu người dân, những chiến sĩ Việt Nam đã mang trong mình những giọt máu người Cu Ba ở những ngày chiến tranh khó khăn ấy.
Ít người biết Fiedel khi đọc cuốn tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, ông đã biết đến Anh hùng Núp. Năm 1964, Nhà nước Cu Ba đã mời Anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, hai người anh hùng ở hai đầu địa cầu đã kết tình huynh đệ. Fidel là em kết nghĩa của Anh hùng Núp, hàng năm vẫn gửi quà cho anh hùng Núp. Khi anh hùng Núp mất, ông cũng gửi vòng hoa qua viếng. Một câu chuyện ít người biết ấy là tháng 9/1973 lúc ấy Quảng Trị vừa giải phóng 1 phần, Fidel chính là nguyên thủ quốc gia duy nhất tới 1 vùng mới giải phóng, trên đường đi qua Quảng Bình gặp một cô gái Thanh niên xung phong trong lúc làm nhiệm vụ bị bom bi làm bị thương ruột đứt ra nhiều khúc, máu mất nhiều. Chính ông ấy với cương vị của mình đã giúp cứu chữa cho cô ấy, mãi về sau này ông ấy vẫn hỏi thăm và gửi quà. Ông ấy thương và quý người Việt Nam còn hơn một số người Việt Nam thương đồng loại mình. Sau thời điểm ấy Cu Ba đã giúp xây dựng và trang bị dụng cụ y tế cho một bệnh viện ở Đồng Hới và chính là bệnh viện Việt Nam - Cu Ba bây giờ. Fidel khi còn sống ông ấy là con người của nghĩa tình.
Có một chi tiết là hồi 1979 khi Trung Quốc xua quân sang xâm lược biên giới phía Bắc, chính Cuba là một trong những nước XHCN lên tiếng ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ nhất và đích thân Chủ tịch Fidel đã đứng diễn thuyết kêu gọi cộng đồng quốc tế và người dân Cuba ủng hộ cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; yêu cầu phía bên kia phải rút quân ngay lập tức. NHớ một điều rằng: Phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam thì dễ, bởi Cu Ba đứng ngay bên Mỹ, bị Mỹ cô lập và âm mưu lật đổ, còn Trung Quốc cũng là một nước có cùng thể chế chính trị, có quan hệ ngoại giao. Ông ấy là một con người biết nhân nghĩa ghét sự phản bội lừa lọc...
Trong mấy ngày nay, trong khi nhiều người trên thế giới và cả trong nước thương tiếc ông thì một số kẻ vui mừng, nói Fidel là "độc tài" và dùng những lời lẽ tục tĩu thấp hèn để nói về một con người mà 11 đời tổng thống Mỹ với 638 lần tổ chức ám sát ông mà không thành.
Xin đừng mất dạy với Fidel và hãy đọc những lời danh thủ Diego Maradona, một trong những người rất trân trọng và khâm phục Phidel đã nói về ông và đất nước Cu Ba:
“Không có một “chế độ độc tài” nào chỉ với 20 người đàn ông dám thách thức một đế quốc Mỹ.
Không một nơi nào khác xóa hẳn mù chữ trong vòng 1 năm.
Không một nơi nào khác giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ 42% xuống 4%.
Không một nơi nào khác trên thế giới có 130 ngàn bác sĩ để đảm bảo sao cho cứ 130 người dân có 1 bác sĩ.
Không một nơi nào khác tìm ra những phương thuốc thần kì nhất thế giới, mỗi năm đào tạo cho hơn 1500 bác sĩ ngoại quốc, với 25000 bác sĩ tốt nghiệp của 84 quốc gia khác nhau.
Không một ai khác gửi 30 ngàn bác sĩ tới hơn 68 quốc gia để thực hiện hơn 600 ngàn nhiệm vụ cứu trợ.
Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh là nước duy nhất không có trẻ suy dinh dưỡng.
Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh là nước duy nhất không có tệ ma túy.
Không một nơi nào khác 100% trẻ em được đi học.
Không một nơi nào khác trên thế giới là nước duy nhất mà người ta không thể thấy cảnh trẻ em phải ngủ ngoài đường.
Không một nơi nào khác trên thế giới là nước duy nhất có hệ sinh thái bền vững.
Không một nơi nào khác tuổi thọ trung bình của người dân là 79 tuổi.
Không một nơi nào khác là quốc gia duy nhất có thể ngăn HIV lây truyền từ mẹ sang con.
Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh giành được số lượng huy vàng nhiều nhất các kì thế vận hội Olympic.
Không một ai khác thoát khỏi 600 cuộc ám sát của nỗ lực 11 đời tổng thống Mỹ.
Không một nơi nào khác trải qua 50 cuộc cấm vận kinh tế và chiến tranh.
Không phải ai cũng có thể sống đến 90 tuổi, nhất là một trong những danh nhân lịch sử.
Ông là tình yêu của hàng triệu người. Bị hiểu lầm bởi nhiều người khác. Điều bạn có thể dễ dàng làm lúc này và bất cứ ai cũng có có thể làm…hãy vị tha.
Hãy yên nghỉ, Fidel"
Thương tiếc và vĩnh biệt ông.



VŨ KHÍ BẤT KHẢ XÂM PHẠM LÀ CHÚNG TA TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI VỀ ĐẢNG


       Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói Đoàn kết đoàn kết đại đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công, câu nói chí tình  Bác căn dặn chúng ta những cán Bộ Đảng viên, Đoàn viên, quần chúng nhân dân hản phải luôn luôn khắc nhớ, ngược lại thời gian những năm tháng trước kia  cả nước chung tay đánh pháp - chống mỹ cứu nước giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, hay dùng thuổng, gậy gộc sự quyết tâm  đồng lòng đồng sức đoàn kết đến cao độ đánh đuổi đế quốc tay sai giành cho đươc độc lập tự do, cuộc chiến tranh mà nhân dân ta giành được thống nhất chọn vẹn non sông cho đến nay các chuyên gia chiến tranh cũng không sao lí giải cho được tại sao nước Pháp- nước Mỹ là những quốc gia hùng mạnh về con người và vũ khí mà sao không thắng được một quốc gia được coi là đất không rộng, người không đông vũ khí thì nghèo nàn trình độ lái máy bay của phi công có khi chỉ mới lớp 7 ấy nhưng lại đánh thắng nhiều cường quốc mạnh.
           Họ không hiểu cái sức mạnh con người Việt Nam đó là sự đoàn kết lòng yêu nước bản sắc cuội nguồn trong văn hóa việt, hiện nay trên mạng xã hội tần xuất, xuất hiện nhiều các trang mạng xã hội kẻ đich thường tận dụng xuyên tạc bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng nhà nước, nói xấu chia rẽ trong nội bộ Đảng, thực ra những chiêu trò này của chúng không phải là mới tuy nhiên nếu ta không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những luồng thông tin xấu độc này lớp trẻ sẽ có phần nào hiểu sai lệch về Đảng cũng như các cá nhân các đồng chí lãnh đạo.