Từ lâu ta đã thấy các vị lãnh đạo và báo chí đề cập đến chuyện “trên bảo dưới không nghe, nghe xong không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn”. Nếu phải chọn một cụm từ chỉnh chu thay cho câu nói hơi dài này thì người viết muốn đề xuất bốn từ: “trên bảo, dưới… cải”. Từ “cải” thường được sử dụng giữa những bạn bè thân mật, trong không khí gia đình đầm ấm và đương nhiên bao hàm ý bình đẳng giữa người nghe và người nói. Trải qua mấy chục năm, chuyện “trên bảo, dưới cải” bây giờ hình như đã lạc hậu và hình như đã được nâng cấp...
Sở dĩ nói đã được “nâng cấp” bởi “Cãi” tuy có thể hiện đôi chút “cá mè một lứa” (dân gian gọi là “hỗn”) nhưng chưa đến mức chống đối (dân gian gọi là “láo”). “Cãi” là biểu hiện mạnh mẽ, thể hiện sự phản kháng ra mặt, không còn ngấm ngầm, một khi đã cãi thì không có chuyện “vuốt mặt nể mũi”, thì nghĩa là đã quyết định “nhất là bét”. Trào lưu “cãi” không biết chính xác xuất hiện từ năm nào nhưng có quá nhiều vụ “cãi” được người dân và truyền thông ghi nhận.
Xin nêu một vài ví dụ về “công nghệ cãi”: “Tĩnh Hà Tĩnh phản pháo vụ "vượt quyền Chính phủ cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất" là tít bài đăng trên Infonet.vn ngày 3/3/2015 liên quan đến chuyện UBND Hà Tĩnh lập dự án cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất 70 năm. Nếu dự án thép Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, ai chịu trách nhiệm? Một quan chức tỉnh này chẳng phải úp mở gì: “UBND tỉnh (Hà Tĩnh) cho rằng đây là một quan điểm áp đặt, máy móc, không thấu tình đạt lý trong kết luận của Thanh tra Chính phủ”?
Ví dụ thứ hai: Sau khi bổ nhiệm 44 lãnh đạo trong tổng số 46 người tại Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hải Dương, ông nguyên Giám đốc sở này “cãi” cả với cấp trên và truyền thông, rằng “ông làm vì cán bộ, vì nhân dân”, chứ không hề vì thân quen hay cái gì gì đó? Câu chuyện “cãi” nếu mà tiếp tục sẽ còn nhiều chuyện vừa bi vừa hài. Chẳng hạn có ông nguyên Bộ trưởng bị truy vấn trước Quốc hội đã “cãi” rằng ông hết thời gian rồi, chuyện tồn tại xin nhường Bộ trưởng nhiệm kỳ sau giải quyết...
Vấn đề cần bàn tiếp là đội ngũ tham mưu làm gì khi cung cấp thông tin chưa kiểm chứng cho lãnh đạo và liệu lãnh đạo có cần rà soát những thông tin “nhạy cảm” trước khi phát biểu? Bài học 50 cơ quan báo chí và một số nhà báo bị kỷ luật vừa qua một phần liên quan đến đạo đức người làm báo liên quan về vấn đềm nước mắm bị nhiễm Thạch tín do thông tin chưa được kiểm chứng.
Mặt khác, người ta “cãi” vì biết rằng “nghiêm túc rút kinh nghiệm” hay cao hơn là khiển trách, cảnh cáo cũng chả ảnh hưởng gì đến vị thế, nhất là “tài khoản” của mình. Minh chứng rõ nhất là có cán bộ sau khi “lên báo cãi mấy câu”, thì sau đó có tin ông trở thành thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu mà “cãi” tiếp ông sẽ trở thành “ông gì”?
Phê bình và tự phê bình là một biểu hiện tích cực, đáng khích lệ của cán bộ, đảng viên, nhưng việc “Cãi” không phải lúc nào cũng sai nhưng “trên bảo, dưới cãi” không nên là trào lưu nên khuyến khích, xem đó như là một biểu hiện của “đổi mới tư duy” nhất là những người đại diện quyền lợi chính đáng "Công bộc" của dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét