“Tiến sĩ để làm gì?”


       Tiến sĩ để làm gì? Bao nhiêu phần trăm tiến sĩ có đáp án cho câu hỏi này là để làm khoa học? nếu đưa ra phép so sánh rất thú vị: ở Mỹ 45 đời tổng thống chỉ có một người có trình độ tiến sĩ nhưng ở Mỹ có nền kinh tế và khoa học công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Trong khi tại Việt Nam, dù đã sở hữu đến hơn 20.000 tiến sĩ nhưng vẫn đang loay hoay tìm cách đặt “hàng rào” ngoại ngữ từ đầu vào, nâng chuẩn đầu ra bằng công bố quốc tế hay những nghiên cứu có giá trị...Học vị tiến sĩ ở Việt Nam có vẻ đang được xem là thứ trang sức mà khi khoác lên, nhiều người nghĩ mình sẽ có một giá trị khác... Trên thế giới, nhiều nước định nghĩa rất ngắn gọn người được trao bằng tiến sĩ dứt khoát không thể không có cái mới, không có phát minh, cho dù những cái mới ấy có tầm vóc khác nhau.
    Trong thực tế cho thấy, muốn nâng cao chất lượng tiến sĩ thì trước hết phải định nghĩa được tiến sĩ là ai, xác định rõ tiến sĩ để làm gì. Không khó để nhận ra cũng như học vị tiến sĩ, nhiều quan chức ở nước ta dù không giảng dạy và phải vào cơ sở đào tạo để “xin” giờ dạy, rồi quay đi quay lại cũng được công nhận PGS, GS... Đến lúc này, cơ quan chức năng đã buộc lòng phải thừa nhận việc tăng quy mô đào tạo tiến sĩ trong điều kiện đào tạo chưa đáp ứng chuẩn mực cao nhất trong nghiên cứu khoa học so với các nước dẫn đến tình trạng lạm phát văn bằng 
tiến sĩ.
     Đứng trước số PGS, GS tăng đều, thậm chí tăng mạnh lên đến hơn 700 GS, PGS được công nhận mới năm 2016, người đứng đầu Hội đồng chức danh GS nhà nước có nhận định “số GS, PGS của nước ta so với thế giới còn khiêm tốn”. Nghe sơ qua thì có lý, nhưng nhìn số lượng GS, PGS tăng hằng năm lại không khỏi ngẫm ngợi. Ví dụ thực tế một cơ sở đào tạo thuộc khối khoa học xã hội một năm có đến 350 chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, nghĩa là cứ tính trung bình thì gần như mỗi ngày “ra lò” một tân tiến sĩ...Hẳn nhiên những con số ấy sẽ chẳng đáng bàn nếu như các đề tài nghiên cứu của các tiến sĩ từ các cơ sở đào tạo thật sự có giá trị khoa học, hay đem lại những lợi ích trong thực tiễn? 
    Một sự bất cập khác trong đào tạo, sự nghi ngờ về chất lượng tiến sĩ đã làm “vàng thau lẫn lộn”, khiến dư luận đánh đồng những tiến sĩ thật sự chất lượng, có đề tài nghiên cứu giá trị với những tiến sĩ thiếu thực học, thực tài. Đừng đem số nhiều đọ với tinh hoa, cũng đừng đơn thuần so với thế giới để thấy số lượng ấy “chưa thấm vào đâu”, trong khi GS ở nhiều nước đơn giản là do trường ĐH bổ nhiệm, là danh xưng dành cho người giảng dạy ĐH, còn Việt Nam đã lâu xem GS là tinh hoa đất nước. 
      Đành rằng có nhiều cách lý giải về số lượng tiến sĩ, PGS, GS Việt Nam đang tăng mạnh - trong đó có cả cách lý giải tăng thế vẫn chưa thấm vào đâu, chưa đuổi kịp thế giới... nhưng bản chất chỉ có một: Chất lượng khoa học có nâng lên, xã hội có được hưởng lợi tương xứng nhờ các nghiên cứu khoa học, từ nguồn nhân lực đào tạo do tăng số lượng các chức danh này đem lại? Từ góc nhìn ấy thì nỗi lo về nguy cơ “lạm phát” chức danh GS, PGS so với mặt bằng trình độ khoa học - công nghệ thực tế, cũng như không ít trường hợp tiến sĩ đào tạo ra không biết để làm gì là chuyện rõ như ban ngày...







Bản chất cách mạng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng vừa nêu ra mới đây là: “Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”.

Quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là quá trình đúc kết, kế thừa có chọn lọc và vận dụng sáng tạo tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực to lớn nhằm phát huy dân chủ XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Thực tiễn của 30 năm đổi mới đã khẳng định, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng như một xu thế khách quan tất yếu mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền dân chủ chân chính của nhân dân, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới, những nhận thức lý luận của Đảng ta trong vấn đề Nhà nước pháp quyền ngày càng đầy đủ, sâu sắc.
Chủ trương của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã trở thành nguyên tắc hiến định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân;
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Trong những bước đi đầu tiên xây dựng nhà nước pháp quyền, bên cạnh những thành tựu lớn đã được nhân dân, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, chúng ta không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm và điều đó Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là vấn đề mới đối với nước ta. Sự phân định vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước còn những nội dung chưa rõ; phương thức và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp còn nhiều điểm chưa được chế định rõ và phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Tổ chức thực hiện pháp luật và pháp chế XHCN chưa nghiêm”. Tuy nhiên, sự chưa hoàn thiện đó không đồng nghĩa với việc phải tìm kiếm bản sao mô hình nhà nước pháp quyền ở một nước nào đó và trên thực tế cũng chứng minh, chưa khi nào và không bao giờ có “bản sao nhà nước pháp quyền” của chung hai quốc gia. Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới cũng cho thấy, mọi sự “bắt chước, sao chép” mô hình nhà nước pháp quyền mà không dựa trên điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, đặc điểm dân tộc, chế độ chính trị của mỗi quốc gia, thì mô hình nhà nước đó khó có thể phát huy hiệu lực, hiệu quả. Thế nên, nếu ai đó lên tiếng đòi hỏi nước ta phải từ bỏ Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, để sao chép mô hình thể chế “tam quyền phân lập” một cách máy móc, là thiếu tính khoa học, không có cơ sở thực tiễn. Hay ai đó còn xuyên tạc con đường xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta là “đảng trị thay pháp trị”, cũng là biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và vô hình trung tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, nên cần phải cảnh tỉnh, phê phán.


Thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có phải là một giải pháp cho công tác cán bộ?

          Gần đây, báo chí thông tin nhiều đến sự chuyển động của các địa phương trong đổi mới công tác cán bộ. Qua báo chí, cán bộ, đảng viên và nhân dân biết được các tỉnh Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thái Bình đã thực hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và cấp sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh. Và tới đây là Quảng Nam, Bắc Ninh và Đồng Tháp cũng sẽ triển khai việc làm này. 
          Theo cấp ủy những địa phương đã, đang và sẽ thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, thi tuyển là một cách làm mới, dân chủ, công khai và có thể chọn được người thực tài hơn so với cách làm công tác cán bộ truyền thống. Thi tuyển cũng sẽ hạn chế được tình trạng chạy chức, chạy quyền vốn đang là vấn đề bức xúc trong dư luận hiện nay. 
          Công bằng mà nói thì đây là những lý do đầy thuyết phục trong bối cảnh công tác cán bộ đang còn nhiều biểu hiện bất cập và đòi hỏi cần có những giải pháp mang tính đột phá. Tuy nhiên, việc làm mới này không phải không có những vấn đề rất cần được phân tích mổ xẻ trước khi được áp dụng ra diện rộng. 
          Như đã biết, công tác cán bộ là một chỉnh thể thống nhất của rất nhiều khâu: Từ qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, đến bố trí, sử dụng, chính sách cán bộ. Trong đó, các khâu đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khâu này vừa là cơ sở, vừa là kết quả của khâu kia. Ví như: Có làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, mới có thể tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng đúng và hiệu quả đội ngũ cán bộ. Và ngược lại, có bố trí đúng cán bộ mới có cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt các khâu còn lại khác của công tác cán bộ. 
          Mối quan hệ biện chứng này đã được kiểm chứng trong thực tiễn lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng qua các thời kỳ cách mạng. Ở đâu và khi nào, các cấp ủy thực hiện và vận dụng một cách có trách nhiệm mối quan hệ này, ở đó công tác cán bộ được tiến hành một cách chủ động đáp ứng kịp thời việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Thực tế này cho thấy, việc vận dụng sáng tạo mối quan hệ biện chứng giữa các khâu của công tác cán bộ cần được xem như một nguyên tắc trong quá trình thực hiện đổi mới công tác bộ hiện tại. 
          Trở lại với chủ trương thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý mà một số địa phương đang tiến hành, kết quả như thế nào, cần phải có thêm thời gian mới có thể đánh giá. Nhưng vấn đề nảy sinh thì không ít điều đã có thể nhìn thấy. Trước hết là tính chỉnh thể thống nhất của các khâu trong công tác cán bộ rất có thể bị phá vỡ. Thi tuyển chỉ thực sự có tác dụng khi có nhiều đối tượng tham gia. Với một chức danh, số cán bộ dự thi không thể chỉ bó hẹp trong 3 người nằm trong qui hoạch. Phải mở rộng đối tượng tham dự, như vậy thi tuyển mới thực sự dân chủ và mới có thể chọn ra những người có năng lực nhất để phụ trách công việc. 
          Nhưng nếu khi có nhu cầu về cán bộ là cứ tổ chức thi, còn các khâu khác của công tác cán bộ như đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đặc biệt là qui hoạch cán bộ sẽ như thế nào. Đây là vấn đề không thể không tính đến. Đề cao thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý rất có thể dẫn đến tâm lý xem nhẹ, thậm chí cho rằng không cần phải qui hoạch cũng như không cần phải tiến hành các khâu còn lại của công tác cán bộ. Và khi đó điều gì sẽ xảy ra với công tác cán bộ? Sự manh mún, chắp vá trong công tác này hiện tại liệu có thể được khắc phục? Câu trả lời thế nào ai trong chúng ta cũng là người biết rõ. 
          Một vấn đề nữa không thể không đề cập, đấy là nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ. Liệu thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, nguyên tắc này có được đảm bảo tốt hơn so với cách làm truyền thống. Bất kỳ sự khẳng định tốt hơn vào lúc này đều chưa có cơ sở. 
          Có người nói rằng: Đảng đề ra chủ trương, rồi Đảng tổ chức thi tuyển. Đấy là sự lãnh đạo. Quan niệm như vậy không sai. Nhưng cho rằng qua thi tuyển, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ sẽ đảm bảo hơn lại là điều cần có sự cân nhắc. Kết quả lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ chỉ có thể được khi Đảng thực sự chọn được những cán bộ có đủ cả tài và đức tham gia vào đảm đương các cương vị chủ chốt trong bộ máy của Đảng và nhà nước. Thi tuyển nếu được tổ chức một cách công tâm, khách quan, có thể chọn được người nổi trội về năng lực. Cách bố trí cán bộ theo truyền thống nếu được thực hiện như vậy, kết quả cũng sẽ không khác là mấy. 
          Nhưng thi tuyển có chọn được người cán bộ nổi trội về đạo đức hay không lại là điều không ai dám chắc. Bởi phẩm chất đạo đức của một người cán bộ, không thể đánh giá chính xác trong một thời điểm tức thì, qua một hai vòng thi tuyển. Vấn đề này cần phải có thời gian, cũng như sự dày công của các cấp ủy khi nhìn nhận người cán bộ rèn luyện trong thực tiễn. Về điểm này, thi tuyển chưa giải quyết được vấn đề, và chắc chắn, kết quả đánh giá, lựa chọn không chính xác bằng quá trình theo dõi sự rèn luyện, phấn đấu của người cán bộ theo nguyên tắc, phương pháp truyền thống. 
          Còn về vấn đề chạy chức, chạy quyền, nhiều ý kiến cho rằng, thi tuyển sẽ khắc phục được triệt để vấn nạn này. Và cũng từ đây, những người có quan điểm này đưa ra kết luận thi tuyển ưu việt hơn cách đề bạt cán bộ bấy lâu nay. Về mặt lý thuyết thi đây là một ý kiến đúng trong điều kiện đó là một cuộc thi nghiêm túc. Một người có mong muốn thăng tiến bằng con đường chạy chọt không thể cùng một lúc đến gõ cửa tất cả các đồng chí trong ban thường vụ để có thể nhận được điểm số ưu ái hơn trong cuộc thi. Tuy nhiên, nếu thử đặt vấn đề ngược lại, có người muốn biến cuộc thi trở thành thứ bình phong hợp lý hóa cho ý đồ cá nhân của mình, điều gì sẽ xảy ra, nhất là trong trường hợp người đó là một trong những cán bộ đứng đầu cấp ủy, có tiếng nói chi phối tất cả các thành viên khác trong hội đồng thi. Trong hoàn cảnh này, liệu có ai dám chắc việc tổ chức thi sẽ hạn chế được tình trạng chạy chức, chạy quyền. 
          Có thể thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý là một cách làm mới và có những ưu điểm nhất định, nhưng để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ hiện nay thì chưa phải là giải pháp mang tính căn cơ và bài bản. 
          Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Trong bối cảnh hiện tại, rất cần có sự đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, bởi tính hệ trọng của công tác cán bộ nên bất kỳ một sự đổi mới nào liên quan đến công tác này đều cần được tiến hành một cách thận trọng, tránh tư tưởng vội vàng khi nhân rộng những cách làm chưa được thực tế kiểm nghiệm.

Sự chân thành

        Ngày xưa, các bậc hiền nhân đã dạy, muốn thành người quân tử thì phải rèn luyện các bước: Cách vật, trí tri, chính tâm, thành ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Hiểu một cách đơn giản là phải học hỏi, tích lũy sự hiểu biết, phải chân thành, tu dưỡng bản thân thì mới lo được việc của xã hội. Như vậy, sự chân thành, cái chính tâm - thành ý cũng cần phải có sự rèn luyện mới đạt được.
         Chân thành là thực sự thật thà, xuất phát từ trong tâm, khác hẳn với sự dối trá, lừa lọc, mánh khóe… Một sự thật dù xấu xí còn hơn những điều dối trá hào nhoáng. Các cụ xưa từng dạy: “Thật thà hơn cha mánh khoé”, “đường đi hay tối, nói dối hay cùng”. Chân thành ở bề sâu là sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan khác hẳn với sự khôn ranh cầu lợi. Có nhà hiền triết đã nói rất ngắn gọn mà sâu sắc: “Chân thành là sự khôn ngoan cao cấp”.
         Trong cuộc sống, ai cũng thích sự chân thành và thích sống với những người thành thực. Những người chân thành luôn có tâm sáng, hướng về sự thật, về chân lý, có tinh thần cầu thị, có sức hấp dẫn với mọi người. Họ tạo cho người khác sự tin tưởng, ấm áp và bình yên. Sống với họ không cần phải dò xét, quanh co, hoài nghi, không sợ bị những mẹo vặt hay “bẫy việt vị”.
         Chân thành khác hẳn với sự thô thiển, dại dột, ngờ nghệch. Chân thành là chân thực, đôn hậu ở nội dung, bản chất, nhưng lại tế nhị, điềm đạm, nhẹ nhàng trong cách thức. Chân thành không phân biệt đẳng cấp, trình độ học vấn. Rất nhiều người dân lao động bình thường có lối sống, phẩm chất chân thành. Những kẻ sĩ, những nhà lãnh đạo chân thành thì luôn được mọi người kính trọng, kỳ vọng. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay có không ít trí thức, quan chức ở nước ta đã và đang thiếu sự chân thành...
         Kẻ dối trá thường lợi dụng người chân thành. Người chân thành thì không thích sự dối trá, biết cảnh giác trước kẻ dối trá nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh thẳng thắn với những con người không thành thật. Ai cũng biết “thật thà thẳng thắn thường thua thiệt” nhưng những người chân thành vì dân, vì nước dù có bị “thù lâu, nhớ dai” cũng vẫn thành thật tự phê bình và phê bình vì sự tiến bộ chung. Đáng trách và đáng thương cho những người thiếu trung thực, không biết cầu thị, chuyên ứng xử theo kiểu “mẹo vặt” mà cứ tưởng mình che được mắt thiên hạ! Chính họ đã tự tách mình ra khỏi “cộng đồng chân thành”. Có thể nói, "cuộc chiến" giữa chân thành và dối trá, chính trực và gian xảo là cuộc chiến không bao giờ ngưng nghỉ, nhưng chắc chắn “Chân, Thiện, Mỹ” sẽ là những giá trị vĩnh cửu, là đích đến của mỗi người.
         Hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chừng nào, nơi nào thiếu sự chân thành thì không thể thành công. Quan trọng là phải tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở, dũng cảm, xây dựng và cầu thị - nhất là từ những người đứng đầu của mỗi tổ chức, đơn vị, địa phương...

Tư tưởng cục bộ địa phương cần được loại trừ trong quá trình phát triển

          Trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước do Đảng ta lãnh đạo, song hành với những thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội cũng đã phát sinh những hiện tượng tiêu cực làm cản trở sự phát triển. Trong đó tư tưởng cục bộ địa phương là một trong những nguy cơ cần phải được nghiêm túc xem xét chấn chỉnh, loại trừ. 

          Tư tưởng cục bộ địa phương được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bài viết này xin nêu một vài hiện tượng làm ví dụ bàn luận, góp phần tìm cách khắc phục.
          Các địa phương không tính đến lợi ích chung, bằng nhiều cách khác nhau kéo cho được nguồn vốn quốc gia về mình, gây ra tình trạng lãng phí đầu tư. Như, nhiều nơi cùng một lúc lập đề án xây dựng cảng biển, khi thực hiện xong đề án không phát huy tác dụng. Vì trên thực tế không hội đủ điều kiện để có thể hình thành một cảng với qui mô theo đề án đó tại địa phương.
          Có trường hợp cấp trên hoặc nhà đầu tư muốn xây dựng công trình phúc lợi như cây cầu qua sông, một cơ sở y tế… tại một xã. Lẽ ra công trình được đặt ở vị trí này là hợp lý, nhưng ông bí thư, ông chủ tịch xã có quê ở làng khác nên muốn đầu tư về làng mình, không nhất trí với nhà đầu tư. Cuối cùng, chính người có trách nhiệm cao nhất của xã lại làm mất cơ hội đầu tư vào nơi đang phụ trách. 
          Không xuất phát từ lợi ích toàn cục, các địa phương không phối hợp với nhau để tiến hành tốt một công việc chung. Chúng ta đi ô tô hoặc xe máy trên các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn, thấy rất rõ điều này. Cùng trên một tuyến đường, đoạn ở địa phương này tốt, qua địa phương kia xấu, nhất là ở đoạn giáp giới giữa hai địa bàn thường bị bỏ trống, không nơi nào chịu lập dự án hoặc trực tiếp xây dựng.
          Khi đề nghị xét thi đua thì báo cáo phát triển tốt với tốc độ cao, khi cần sự viện trợ thì báo cáo nghèo khó, kêu ca đủ điều; giấu những hiện tượng tiêu cực, những mặt hạn chế sợ địa phương kém điểm thi đua. Từ việc báo cáo sai sự thật ấy dẫn đến điều nguy hại hơn là làm cho cấp trên đánh giá sai tình hình, có những quyết định không sát với cuộc sống.
          Có cơ quan, đơn vị tư tưởng cục bộ địa phương đã nảy sinh trong quá trình tiến hành công tác tổ chức. Đã có câu “một người làm quan cả họ được nhờ”. Khi tư tưởng cục bộ địa phương xuất hiện trong những người có quyền, có chức thì bằng nhiều cách khéo léo họ vận dụng những chỗ hở trong những điều quy định để quyết định vấn đề về tổ chức có lợi cho quê hương, cho người thân cận của họ. Đôi khi họ cố tình lợi dụng chỗ hở của quy định, qua mắt rất tinh vi cả tập thể và cấp trên để từng bước cơ cấu được một bộ máy cơ quan, đơn vị theo ý mình.
          Cũng do tư tưởng này nên đẻ ra “cái dù che cái cán”. Những người có trách nhiệm cao đôi khi không tính đến lợi ích chung, từ cấp cao hơn quay lại che chở không chân chính cho quê mình, cho những người đồng hương mình. 
          Ở Quảng Nam cũng có cơ quan, người đứng đầu quê ở một huyện nọ đã tập hợp khá nhiều người dưới quyền là đồng hương. Khi ông ta chuyển về Đà Nẵng thì nhiều người trong số đó cũng tìm mọi cách để ra đi. Và hiện nay nếu các nhà lãnh đạo thử cải trang thường dân, bí mật vi hành, có thể nghe được những điều tương tự như vậy đang xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị.
          Là con người sống trên thế gian này, do hoàn cảnh lịch sử quy định, ai cũng có thể có tư tưởng cục bộ địa phương với những mức độ khác nhau. Chúng ta, những cán bộ, đảng viên xuất thân từ làng quê, chịu ảnh hưởng tư tưởng nông dân của nền sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp lâu đời, không quen với tầm nhìn xa, trông rộng, mặc dầu có học tập nhiều, rèn luyện nhiều cũng khó mà gột rửa hết tư tưởng cục bộ địa phương.
          Người ta cũng thường nói “ở đời thì lòng tham vô đáy”. Lòng tham biểu hiện nhiều cách khác nhau: kẻ tham danh, người tham lợi. Người làm cho quê mình hơn quê người khác, người đồng hương mình hơn người quê khác theo một phương cách không lành mạnh, không chân chính cũng là một kiểu tham lam được nguỵ trang bằng lòng yêu quê hương. “Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người”. Nhưng nếu vì quê mình mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, làm hạn chế sức mạnh của khối đại đoàn kết, cản trở bước tiến chân chính của người quê khác… thì hoàn toàn trái với tư tưởng và mục đích của người cộng sản. Tư tưởng đó cần được loại trừ trong quá trình phát triển xã hội.
          Trước đây, ở nước ta nhằm hạn chế tư tưởng cục bộ địa phương, ngăn chặn nạn cát cứ của quan đứng đầu các cấp, nhiều triều đại phong kiến đã đề ra và thực hiện luật Hồi tỵ: Quan đầu tỉnh, đầu huyện, đầu ngành quan trọng không được nhậm chức tại quê nhà. Người được điều động đến làm quan không được làm nhà, tậu ruộng đất, làm sui gia với người tại nơi nhậm chức. Cha con, người thân cận trong dòng tộc, bạn thân từ trước đều không được làm cùng một công sở, chỉ trừ nghề y gia truyền và một vài nghề đặc biệt khác... Cùng với những quy định trên, triều đình thường xuyên thực hiện luân chuyển quan lại để hạn chế bè phái và hiện tượng tiêu cực khác.
          Thiết tưởng, những điều quy định trong luật Hồi tỵ xưa vẫn còn nguyên giá trị khoa học và thực tiễn. Ngày nay, cần nghiên cứu, vận dụng như một nội dung của khoa học tổ chức nhằm hạn chế nảy sinh tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái trong bộ máy công quyền, góp phần điều chỉnh xã hội ngày càng phát triển theo hướng lành mạnh, công bằng hơn.

Donald Trump ngày càng khó đoán

Kiên quyết khai tử TPP


Rất nhiều người đã nhìn thấy trước rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ bị ‘khai tử’ nếu Trump thắng cử. Donald Trump là người thổi bùng chủ nghĩa dân tộc, phản đối toàn cầu hóa và tự do thương mại. Ông diễn giải cho những người ủng hộ mình rằng, đây chính là nguồn gốc của thất nghiệp trong nước.
Hôm 22/11, Trump đã khẳng định sẽ rút khỏi đàm phán TPP, vì coi đây là ‘thảm họa tiềm tàng với đất nước’. Ông có thể dễ dàng thực hiện điều này với một chữ ký của riêng ông, mà không cần thông qua Quốc hội.
TPP vốn là một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Obama. Ông Obama nói rằng: “TPP đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ viết lại ‘các quy tắc đi đường’ trong thế kỷ 21’”. Lợi ích chính mà Mỹ nhắm tới trong thỏa thuận này là bảo vệ các lợi ích chính trị trong khu vực.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho rằng, tới năm 2023, TPP sẽ thúc đẩy nhập khẩu của Mỹ thêm 0,2% - một mức không đáng kể so với lúc không có hiệp định. TPP thậm chí còn tác động ít hơn thế lên xuất khẩu của Mỹ. Tựu chung lại, TPP không mở rộng thương mại của Mỹ lên bao nhiêu, nên nó sẽ không thúc đẩy tăng trưởng đáng kể. Đa số các công dân Mỹ không thấy TPP tác động gì tới họ.
Thay vào đó, một trùm tài phiệt thực dụng như Donald Trump chọn cách thỏa thuận thương mại song phương, bình đẳng với các đối tác ở Thái Bình Dương. Về khía cạnh này, Donald Trump đang tìm mọi cách để đưa việc làm và công nghiệp trở lại các bờ biển của Mỹ, theo đúng những gì ông đã nói với các cử tri ủng hộ ông.
Những lời nói gió bay
Trong khi vẫn cương quyết rút khỏi TPP, ông Trump lại cho thấy sự khôn khéo khi thay đổi hoặc làm nhẹ hơn một số quan điểm cứng rắn mà ông nêu ra trong thời gian tranh cử. Điều đó cho thấy, ông thực sự khôn ngoan và đầy bản lĩnh, biết xoay chuyển tình thế khi cần.
Chỉ hơn chục ngày sau khi đắc cử, ông Trump đã dịu giọng, thậm chí đổi giọng với nhiều tuyên bố khác, hoặc trái ngược với lúc tranh cử. Chẳng hạn, ngay sau khi trúng cử, trên website chiến dịch của ông Trump lập tức xóa đi nội dung có hướng bài xích người Hồi giáo.
Ông từng tuyên bố trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên trên đài CBS, trong chương trình 60 phút, ông rút con số này xuống còn 2-3 triệu người.
Một trong những mũi dùi chỉ trích của ông trong suốt chiến dịch là chương trình Obamacare, hay còn gọi là chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của chính phủ liên bang dành cho những gia đình, cá nhân người Mỹ có thu nhập thấp.
Sau khi hội đàm với Tổng thống Barack Obama, ông Donald Trump đã gây bất ngờ khi quyết định giữ lại một số nội dung trong chương trình Obamacare, chứ không hủy bỏ hoàn toàn chương trình này.
Ngay đến bức ‘trường thành’ mà Trump từng đề xuất xây dựng dọc biên giới Mexico, ông cũng rút lại quy mô đáng kể. Trả lời CBS, ông nói sẽ cho xây dựng hàng rào ở một số địa điểm dọc biên giới để ngăn người nhập cư, chứ không nhất thiết phải xây tường lớn như từng nói. Ông cũng không đề cập tới việc đòi Mexico trả tiền cho bức tường này.
Một trong những tuyên bố gây sốc và được chú ý nhiều nhất của ông Trump, đó  đe dọa điều tra bà Hillary Clinton, nếu ông thắng cử.
Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times hôm 22/11, ông thay đổi hẳn quan điểm về vấn đề này: “Tôi không muốn làm tổn hại gia đình Clinton, tôi thật sự không muốn làm vậy”.
Ông Trump cũng khiến những người lo ngại về biến đổi khí hậu cảm thấy dễ thở hơn đôi chút, khi nói rằng ông vẫn để ngỏ phương án đối với Thỏa thuận Paris 2015. Đầu tháng này, ông vẫn giữ quan điểm sẽ tìm cách để Mỹ nhanh chóng rút khỏi thỏa thuận ứng phó với biến đổi khí hậu đã được khoảng 200 nước nhất trí.

Cũng trong bài phỏng vấn của New York Times, ông Trump thể hiện mềm mỏng hơn. Ông thừa nhận có ‘vài mối liên hệ’ giữa hoạt động của con người với việc trái đất nóng lên. “Tôi đang nghiên cứu kỹ vấn đề này. Tôi rất cởi mở với chuyện này” – ông nói.

Nỗi buồn lặng lẽ của thầy cô trong ngày 20/11


     Hằng năm, cứ đến ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 là nhiều cảm xúc hứng khởi tuôn lên trong mỗi giáo viên. Ngày tôn vinh và tri ân những ai hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Dù là giáo viên đã nghỉ hưu hay vẫn đang đứng bục giảng thì hôm đó luôn là một ngày vui nhất.
     Nhưng, lẻ bóng và cảm giác bị bỏ rơi nhất trong ngày vui là giáo viên không làm công tác chủ nhiệm, là giáo viên dạy "môn phụ" như thể dục, công nghệ... Còn nếu thầy cô nào kết hợp cả hai, vừa dạy môn phụ vừa không chủ nhiệm, có lẽ rất buồn...
       Các giáo viên ở những trường hợp này cảm thấy bị tổn thương, vì phụ huynh thường chỉ chuẩn bị quà cho con tặng giáo viên chủ nhiệm, chứ không thể tặng quà cho hết mọi giáo viên dạy con mình. Các em tặng quà cho những giáo viên dạy thêm môn chính để thi cử...  Cùng cống hiến, cùng thăng trầm rèn nhân cách cho thế hệ trẻ mà trên bàn cân nặng - nhẹ thấy rõ trong một ngày. Ái ngại thay, hiện trạng trên vẫn đang diễn ra làm nhiều giáo viên thấy mình không được đặt ở vị trí xứng đáng. 

BỘ MẶT THẬT ĐẰNG SAU CÁI GỌI LÀ NHÂN QUYỀN

BỘ MẶT THẬT ĐẰNG SAU CÁI GỌI LÀ NHÂN QUYỀN


     Bất cứ một quốc gia, dân tộc nào trên thế giới này khi khai sinh ra cái tên nước của mình đều trịnh trong công bố trước toàn thể quốc dân đồng bào của mình, và cũng như thể cho thế giới biết ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền, đây là thứ nhất.
 đều phải làm việc thứ 2 là.
       Thành lập ngay 03 cơ quan quan trong ngay đó là 1- Cơ quan tư pháp  2- Hành pháp 3- Luật pháp,tên gọi của các quốc gia có thể khác đôi chút tuy nhiên cái cách mà quản lí điều hành đất nước thì đều vậy, thế thì không thể nói có một quốc gia nào mà lại không có những luật pháp kể trên, từ đó suy cho cùng phải nói rằng không thể lợi dụng vào vấn đề nhân quyền, dân chủ để rồi nói xấu, áp đặt cho một nước này hay nước kia, như hiện nay một số nước lớn thường làm.
      Bàn về vấn đề Việt Nam trải qua hàng ngàn năm bắc thuộc nhân dân ta phải sống trong cảnh thù trong giặc ngoài, không có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc sống trên đất nước của chính mình mà phải làm kiếp trâu ngựa đi làm không công cho địa chủ và bè lũ bán nước, lũ cướp nước, không chịu được cảnh áp bức bóc lột bất công nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi đế quôc dành độc lập, chính quyền đã về tay nhân dân.
                                                 Ảnh thế hệ thanh niên cách mạng hôm nay   
 Đất nước được thống nhất Nam Băc một nhà đời sống nhân dân cải thiện đi lên rõ nét từ chỗ cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, giờ ăn phải ăn ngon, áo mặc phải đẹp rồi, nhà tầng xe hơi không phải phố xá mới có mà ở các vùng nông thôn đã nhiều, chúng ta đã phá được thế bao vây cấm vận, mở cửa làm ăn quan hệ với gần 200 quốc gia vùng lãnh thổ và  VIỆT NAM TA GIỜ có vi trí quan trọng TIN CẬY TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ. người dân sống thượng tôn pháp luật.
TUY NHIÊN HIỆN NAY MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG PHẢN ĐỘNG TRONG NƯỚC, CŨNG NHƯ Ở NƯỚC NGOÀI CỐ TÌNH KHÔNG THỪA NHẬN NHỮNG THÀNH TỰU MÀ ĐẢNG CSVN ĐÃ DÀNH ĐƯỢC CHÚNG CỐ TÌNH XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG LÀ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC KÉM, NHÂN QUYỀN KHÔNG ĐƯỢC THỰC THI, ĐÒI PHẢI ĐA ĐẢNG, TỰ DO BÁO CHÍ, TỰ DO TÔN GIÁO vvv..
      kết luận lại vậy một chế độ thối nát trước những năm 1930 khi đó chưa có Đảng cộng sản dân khổ thế nào người sống không ra người, vật không thành vật. 
Chỉ có con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện tại là hiện thân của sự văn minh tiên tiến nhất.

“Sĩ hóa công chức" vấn đề cần xem xét trong giáo dục hiện nay


         Ở Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, phó Giáo sư, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy  trung bình cứ 1,76 ngày lại cho ra lò một tiến sĩ. Còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 giờ 15 phút lại có một Tiến sĩ. Hàng ngày bật tivi và xem bất cứ chương trình nào chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều Tiến sĩ trả lời phỏng vấn, nhưng ngược lại đang thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia làm việc ở các công trình trọng điểm quốc gia, nơi cần hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao.
        Mới đây, dự án trắc lượng khoa học Việt Nam công bố số tiền ngân sách được cấp cho Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong 5 năm qua là 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng Tiến sĩ ở nước ta đã lên đến 24.000 người. Theo thông lệ quốc tế, học vị Tiến sỹ chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ các nhà sư phạm, nhà khoa học có công trình nghiên cứu, ứng dụng, thậm chí phải có đội ngũ cộng sự và phòng thí nghiệm riêng. Ngược lại, ở Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính, chẳng biết những học hàm học vị ấy có ý nghĩa gì ngoài việc để giới thiệu trong các hội nghị, cuộc họp nhằm giải quyết khâu “oai”. Bởi vậy, trong số 24.000 Tiến sỹ hiện tại, có một số lượng không nhỏ không liên quan gì đến nghiên cứu khoa học.
     Theo số liệu: “Từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1.628 GS và 9.469 PGS” và theo thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tổng số sinh viên Đại học là 1.730.000, số giảng viên Đại học là gần 74.630, trong đó có 4.155 GS, PGS. Theo số liệu nêu thì số giáo sư, phó giáo sư làm việc trong các trường học chỉ chiếm 37,5% , nghĩa là hơn 1/3 số giáo sư, phó giáo sư hiện có trong cả nước, còn lại gần 2/3 số người có học hàm giáo sư, phó giáo sư không phải là nhà giáo, không làm việc đúng với chức danh được nhà nước phong.
      Về chủ trương, đường lối, đương nhiên việc đào tạo sau đại học nhằm mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, đủ khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,…phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và “Tiến sĩ” vốn là học vị  lớn nhất, vinh dự nhất được phong cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học, có công trình đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, có tính sáng tạo, hoàn toàn mới, chưa có ai công bố...Nhưng thiết nghĩ có bao nhiêu % trong hơn  11.097 (tính đến năm 2014) đội ngũ Tiến sĩ, phó Giáo sư, Giáo sư của cả nước làm việc đúng chuyên môn, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay Tiến sĩ, phó Giáo sư, Giáo sư chỉ là tấm "bình phong lót đường" cho việc "Sĩ hóa công chức" tạo nên gánh nặng ngân sách để người dân phải gồng mình đóng thuế duy trì hoạt động nghiên cứu khoa học kém hiệu quả của đội ngũ Tiến sĩ, phó Giáo sư, Giáo sư hiện nay.