Kiên quyết khai tử TPP
Rất nhiều người đã nhìn thấy trước rằng Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) sẽ bị ‘khai tử’ nếu Trump thắng cử. Donald Trump là người
thổi bùng chủ nghĩa dân tộc, phản đối toàn cầu hóa và tự do thương mại. Ông
diễn giải cho những người ủng hộ mình rằng, đây chính là nguồn gốc của thất
nghiệp trong nước.
Hôm 22/11, Trump
đã khẳng định sẽ rút khỏi đàm phán
TPP, vì coi đây là ‘thảm họa tiềm tàng với đất nước’. Ông có thể dễ dàng thực
hiện điều này với một chữ ký của riêng ông, mà không cần thông qua Quốc hội.
TPP vốn là một
phần trong chiến lược xoay trục về châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền
Tổng thống Obama. Ông Obama
nói rằng: “TPP đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ viết lại ‘các quy tắc đi đường’ trong
thế kỷ 21’”. Lợi ích chính mà Mỹ nhắm tới trong thỏa thuận này là bảo vệ các
lợi ích chính trị trong khu vực.
Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho rằng, tới năm 2023, TPP sẽ thúc
đẩy nhập khẩu của Mỹ thêm 0,2% - một mức không đáng kể so với lúc không có hiệp
định. TPP thậm chí còn tác động ít hơn thế lên xuất khẩu của Mỹ. Tựu chung lại,
TPP không mở rộng thương mại của Mỹ lên bao nhiêu, nên nó sẽ không thúc đẩy
tăng trưởng đáng kể. Đa số các công dân Mỹ không thấy TPP tác động gì tới họ.
Thay vào đó, một trùm tài phiệt thực dụng như Donald Trump chọn
cách thỏa thuận thương mại song phương, bình đẳng với các đối tác ở Thái Bình
Dương. Về khía cạnh này, Donald Trump đang tìm mọi cách để đưa việc làm và công
nghiệp trở lại các bờ biển của Mỹ, theo đúng những gì ông đã nói với các cử tri
ủng hộ ông.
Những lời nói gió bay
Trong khi vẫn cương quyết rút khỏi TPP, ông Trump lại cho thấy
sự khôn khéo khi thay đổi hoặc làm nhẹ hơn một số quan điểm cứng rắn mà ông nêu
ra trong thời gian tranh cử. Điều đó cho thấy, ông thực sự khôn ngoan và đầy
bản lĩnh, biết xoay chuyển tình thế khi cần.
Chỉ hơn chục ngày sau khi đắc cử, ông Trump đã dịu giọng, thậm
chí đổi giọng với nhiều tuyên bố khác, hoặc trái ngược với lúc tranh cử. Chẳng
hạn, ngay sau khi trúng cử, trên website chiến dịch của ông Trump lập tức xóa
đi nội dung có hướng bài xích người Hồi giáo.
Ông từng tuyên bố trục xuất 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên trên đài CBS, trong chương trình 60 phút, ông rút
con số này xuống còn 2-3 triệu người.
Một trong những mũi dùi chỉ trích của ông trong suốt chiến dịch
là chương trình Obamacare, hay còn gọi là chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt
buộc của chính phủ liên bang dành cho những gia đình, cá nhân người Mỹ có thu
nhập thấp.
Sau khi hội đàm với Tổng thống Barack Obama, ông Donald Trump đã
gây bất ngờ khi quyết định giữ lại một số nội dung trong chương trình
Obamacare, chứ không hủy bỏ hoàn toàn chương trình này.
Ngay đến bức ‘trường thành’ mà Trump từng đề xuất xây dựng dọc
biên giới Mexico, ông cũng rút lại quy mô đáng kể. Trả lời CBS, ông nói sẽ cho
xây dựng hàng rào ở một số địa điểm dọc biên giới để ngăn người nhập cư, chứ
không nhất thiết phải xây tường lớn như từng nói. Ông cũng không đề cập tới
việc đòi Mexico trả tiền cho bức tường này.
Một trong những
tuyên bố gây sốc và được chú ý nhiều nhất của ông Trump, đó là đe dọa điều tra bà Hillary Clinton, nếu ông thắng cử.
Trả lời phỏng vấn của tờ New York Times hôm 22/11, ông thay đổi
hẳn quan điểm về vấn đề này: “Tôi không muốn làm tổn hại gia đình Clinton, tôi
thật sự không muốn làm vậy”.
Ông Trump cũng khiến những người lo ngại về biến đổi khí hậu cảm
thấy dễ thở hơn đôi chút, khi nói rằng ông vẫn để ngỏ phương án đối với Thỏa
thuận Paris 2015. Đầu tháng này, ông vẫn giữ quan điểm sẽ tìm cách để Mỹ nhanh
chóng rút khỏi thỏa thuận ứng phó với biến đổi khí hậu đã được khoảng 200 nước
nhất trí.
Cũng trong bài phỏng vấn của New York Times, ông Trump thể hiện
mềm mỏng hơn. Ông thừa nhận có ‘vài mối liên hệ’ giữa hoạt động của con người
với việc trái đất nóng lên. “Tôi đang nghiên cứu kỹ vấn đề này. Tôi rất cởi mở
với chuyện này” – ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét