Vạch trần âm mưu lợi dụng tín ngưỡng chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch

     Âm mưu và hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay của các thế lực thù địch, phản động là chúng khai thác triệt để vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số (DTTS); kết hợp giữa lợi dụng vấn đề dân tộc và vấn đề tôn giáo để kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chống Đảng và Nhà nước ta.
     Một mặt, chúng kích động, tạo điều kiện để tôn giáo phát triển vào vùng DTTS, với mục đích thông qua sự ràng buộc thần quyền, giáo lý để nắm và khống chế quần chúng, chi phối các địa bàn chiến lược. Mặt khác, chúng tìm cách nắm, chi phối, lợi dụng tôn giáo ở các vùng DTTS nhằm tuyên truyền gây chia rẽ dân tộc, tập hợp lực lượng tiến hành các hoạt động chống phá hoặc lợi dụng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc để lừa bịp, lôi kéo, kích động quần chúng gây mất ổn định chính trị-xã hội.
     Biểu hiện cụ thể của hoạt động này mà các đối tượng thường sử dụng là lợi dụng sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để khống chế, kích động quần chúng, tuyên truyền chống chế độ; chúng lợi dụng các cơ sở tôn giáo (chùa, nhà nguyện, thánh thất...) ở vùng dân tộc làm nơi cất giấu vũ khí, phương tiện, nơi tụ họp, chỉ đạo hoạt động chống phá. Chúng tác động, lôi kéo một số chức sắc, cốt cán trong các tôn giáo là người DTTS, móc nối, cấu kết giữa trong và ngoài để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; lợi dụng những sơ hở thiếu sót của ta trong giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở vùng DTTS để xuyên tạc, vu cáo, chống phá ta trên lĩnh vực dân chủ nhân quyền.
    Gần đây, các đối tượng ráo riết tiến hành các hoạt động này ở những địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ; thực hiện ý đồ "tôn giáo hóa vùng DTTS". Đáng chú ý, bọn phản động đã tuyên truyền, lôi kéo lập ra một số hình thức "tôn giáo" riêng cho người DTTS như "Tin lành Đề ga" ở Tây Nguyên; kích động luận điệu "Tin lành riêng của người Mông", "Phật giáo riêng của người Khơme".
   Để tạo "cơ sở pháp lý" cho hoạt động lợi dụng tôn giáo, các thế lực thù địch còn "nặn ra" các "đạo luật hỗ trợ", như "Luật về tự do tôn giáo quốc tế", dự luật HR-2386 về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam... Trong các cuộc tiếp xúc về nhân quyền, họ "lên án" ta đàn áp tôn giáo trong vùng DTTS, đàn áp người DTTS, yêu cầu trả tự do cho các đối tượng bị ta bắt vì vi phạm pháp luật trong khi hoạt động lợi dụng tôn giáo trong vùng DTTS, gây rối an ninh trật tự... chúng ngang nhiên tìm cách móc nối, phát triển tổ chức vào trong nước, câu kết, hỗ trợ cho số đối tượng chống đối trong nước bằng cách tuyên truyền chống Việt Nam; vận động số nghị sĩ cực đoan ở một vài nước, tổ chức quốc tế đệ trình các "dự luật", "nghị quyết", "báo cáo" chống phá Việt Nam; thu thập thông tin về những sơ hở thiếu sót của ta trong chính sách tôn giáo, dân tộc ở cơ sở để tạo cớ vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.
    Bọn phản động lưu vong đã tổ chức một số cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ cái gọi là "tiếng nói đấu tranh đòi dân chủ". Số cơ hội chính trị trong nước liên kết với "Đảng Cấp tiến xuyên quốc gia" (TRP) đưa tổ chức "Quỹ người Thượng" của Ksor Kok đến các diễn đàn của Liên hợp quốc vu cáo Việt Nam, phản đối ta "đàn áp người Thượng"? Bọn phản động người Chăm lưu vong lập tổ chức "Văn phòng Chămpa quốc tế - IOC", "Hội bảo tồn văn hoá Chămpa tại Hoa Kỳ", "Liên minh người Chăm tỵ nạn tại Hoa Kỳ", "Hội văn hoá truyền thống Chămpa", "Cộng đồng Muslim Chămpa" tại Hoa Kỳ và Pháp...Thành phần chủ yếu của các nhóm này là số phần tử chống đối cũ, gồm cả ngụy quân, ngụy quyền, FULRO, trí thức, chức sắc bất mãn. Bọn phản động người Khơme Nam bộ lưu vong ở các nước Campuchia, Mỹ, Canada lập các hội nhóm: "Liên đoàn Khơme Campuchia Krôm", "Hội người Khơme", "Quốc hội Khơme Krom hải ngoại", "Hội ái hữu", "Hội bảo vệ nhân quyền", "Hội Phật học"... và xuất bản các tạp chí "Tiếng nói cộng đồng" ở Campuchia, "Tiếng nói Khơme Campuchia Krôm" ở Mỹ. Các tổ chức, hội nhóm người Mông ở Mỹ, Pháp có đài phát thanh riêng, có báo "Người Mông tự do", "Người Mông ở Oribune", "Cuộc sống người Mông ở Wiscosin", "Chim én đưa tin" và nhiều trang Web trên mạng Internet để đẩy mạnh tuyên truyền về truyền thống văn hóa Mông, đoàn kết tập hợp người Mông trên thế giới, vu cáo Việt Nam, Lào đàn áp người Mông, kêu gọi thành lập Nhà nước cho dân tộc Mông.
    Tại vùng dân tộc Khơme, các thế lực thù địch bên ngoài thông qua "Liên đoàn Khơme Campuchia Krôm", tổ chức UNPO có các hoạt động vu cáo Việt Nam "đang thực hiện chính sách đồng hóa các DTTS, trong đó có người Khơme" như "ép họ bỏ đạo, bỏ văn hóa dân tộc để hòa nhập với văn minh của người Việt", kích động sư sãi, đối tượng khiếu kiện là người Khơme chống đối chính quyền, đòi tự do tôn giáo, lập "Nhà nước Khơme Krôm"...
   Vạch trần những âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch để chúng ta nhận rõ và xác định quyết tâm đập tan ý đồ đen tối của chúng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và công cuộc đổi mới ở Việt Nam

XUYÊN TẠC LỰC LƯỢNG PCCC LÀ HÀNH ĐỘNG TÀN ĐỘC HƠN CẢ GIẶC LỬA


Cháy nổ là mối “họa” lớn có từ lâu đời trong lịch sử nhân loại, gây ra nhiều thiệt hại về người và của đối với đời sống xã hội. Chính vị vậy trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), coi công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chúc lực lượng PCCC Việt Nam là: “Bác chúc các chú thất nghiệp”. 
Lời chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là điều mong muốn của lực lượng PCCC Việt Nam. Tuy nhiên với đất nước nhiệt đới gió mùa như đất nước Việt Nam thì hằng năm xẩy ra hàng trăm vụ cháy, gây thiệt hại về người và tài sản cùng với đó là lực lượng cảnh sát PCCC đã làm việc hết sức vất vả nhằm bảo vệ tài sản của nhân dân và đã có nhiều tấm gương hi sinh anh dũng trong khi thực hiện nhiệm để bảo vệ tài sản nhân dân. Gần đây nhất là vụ cháy chung cư Carina Plaza ở thành phố Hồ Chí Minh vào 23/3/2018 hằng trăm cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã tân căng mình đối phó với biển lửa để cứu lấy tài sản và tính mạng của nhân dân và đã cứu được rất nhiều người dân qua cơn nguy hiểm. Nhiều chiến sĩ PCCC dã bị thương nhưng vẫn bám sát hiện trường trong đó có đại úy Trần Tuấn Thanh ôm cánh tay bị bỏng đến tuột da, lưng bị bỏng nặng, nhưng đôi mắt anh vẫn hướng về hiện trường đám cháy. Tuy nhiên, ngay sau đó trên mạng xuất hiện thông tin cho rằng anh chính là người “sơ suất đổ xăng vào máy phát điện đang chạy dẫn đến hỏa hoạn tái phát tại chung cư “Carina Plaza” và đã có nhiều bình luận trái chiều, tiêu cực khi chưa biết rõ sự thật. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về thông tin này, một chiến sỹ Cảnh sát PC&CC Quận 8 cho biết đó là thông tin bịa đặt. Lý do thực sự là máy bơm hoạt động liên tục bị quá tải dẫn tới nổ. Thiếu tá Lê Thị Phương Thanh, Phòng Công tác chính trị Cảnh sát PCCC TP.HCM, khẳng định đây là thông tin không chính xác. Chị là người có mặt ở hiện trường xử lý vụ cháy Carina Plaza xuyên suốt ngày 23-3, chứng kiến toàn bộ vụ việc. Theo thiếu tá Thanh, đại úy Trần Tuấn Thanh đã có hơn 15 năm kinh nghiệm chữa cháy thì không thể phạm sai lầm sơ đẳng như tin đồn. Đang điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy, chân tay và lưng Đại úy Trần Tuấn Thanh vẫn đang được băng kín do bỏng. Mọi hoạt động của anh vẫn còn khó khăn phải có người nhà hỗ trợ. Kể lại tình huống khiến tay anh bị bỏng tuôt da lúc ấy, anh Thanh nói: “Lúc đó tôi đang làm nhiệm vụ ngay kế máy bơm thì nghe thấy có tiếng kêu khác thường. Nhìn lượng nước chảy ra, nghề của mình mà nên tôi biết chắc chắn máy có vấn đề, vừa chạy vội lại kiểm tra thì nó bung nổ, văng ra”, anh Thanh kể lại.
          Thiết nghĩ những chiến sĩ cảnh sát PCCC luôn luôn quên mình vì nhiệm vụ, vì sự yên bình của nhân dân do vậy chúng ta cần hãy có cái nhìn khách quan hơn đối với họ. Chống các thông tin bịa đặt thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của cán bộ chiến sĩ PCCC Việt Nam.

HÃY HỌC BÁC VỀ TINH THẦN TỰ HỌC


       Sau thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặc biệt, khi biết được chủ tịch Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc - một chiến sĩ cách mạng kiên trung đấu tranh cho độc lập dân tộc, dân chủ và phong trào cộng sản quốc tế. Các nhà báo nước ngoài đặc biệt quan tâm đến chủ tịch Hồ Chí Minh, khi được họ hỏi về những ham muốn của mình, Bác giản dị trả lời: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
      Những ham muốn của Bác rất đỗi giản dị nhưng vô cùng cao cả. Sự giản dị về khát vọng được sống trong độc lập, tự do, được đáp ứng những điều kiện sống tối thiểu như cơm ăn, áo mặc và cuối cùng là được học. Nhưng mong muốn ấy lại vô cùng cao cả, vì đó không chỉ là khát vọng của riêng Người mà còn của cả dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại. Ngày nay, trước sự bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì khát vọng tự học để vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ của con người trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Nói đến việc tự học, bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng để mọi người noi theo. Người đã tự học, “tự đào tạo” để có đầy đủ phẩm chất kiến thức của người cộng sản chân chính, lãnh đạo toàn dân đứng lên cứu nước. Từ làm thợ đốt lò trên tàu, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh… viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh…cho đến khi trở thành Chủ tịch Nước, Bác Hồ vẫn không ngừng tự học, coi trọng và đề cao trách nhiệm tự học ở mọi lúc, mọi nơi. Người khẳng định:“học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”, “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ…càng phải học thêm”. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Bác còn nhấn mạnh: “Lấy tự học làm cốt”.
          Khắc sâu lời dạy của Bác, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta hiện nay phải luôn nêu cao ý thức “Tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực toàn diện”. Đồng thời ngăn chặn đẩy lùi tệ nạn “thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục…”, gương mẫu trong đạo đức, lối sống, toàn tâm, toàn ý cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng gia đình, làng xã, quê hương ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng địa phương mình vững mạnh, giàu đẹp.  
Khi nói đến mục đích của việc tự học, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:“Học để làm việc, làm ng­ười, làm cán bộ. Học để phục sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Học để chung sống với người khác, học để khẳng định mình, học để học cách học...”. Điều đó được hiểu là, trong cái sự bao la, rộng lớn của tri thức nhân loại thì có những mục tiêu, thang giá trị thiết thực nhất, gần gũi nhất và quan trọng nhất mà từ mỗi cán bộ cho đến từng người dân trước hết phải hướng tới đó là học để làm việc, làm người tốt, làm một cán bộ, đảng viên mẫu mực, đem hết nhiệt huyết của mình phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VNXHCN... Về phương pháp học, Người khẳng định: “phải lấy tự học làm cốt”. Để làm được điều đó, mọi người phải tích cực học Bác về sự cầu tiến bộ và quyết tâm tự học bất chấp thời gian, không gian và trong mọi điều kiện khó khăn vẫn tự học tập, tự nghiên cứu để vươn lên làm chủ tri thức. Từ đó có đủ “sức đề kháng” với những luận điệu sai trái xuyên tạc của kẻ xấu; tự tu dưỡng đạo đức, lối sống, tự rèn luyện phương pháp công tác khoa học, dân chủ, sâu sát, thận trọng và đặc biệt phải xác định đúng về động cơ của việc tự học.  
       Động cơ tự học của từng cá nhân chỉ có được khi và chỉ khi họ xác định đúng mục đích, vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học. Tức là, chủ thể của việc tự học phải trả lời được những câu hỏi: Tự học để làm gì? Tự học có quan trọng không? Nếu chỉ thụ động trông chờ vào người khác truyền đạt kiến thức mới học thì kết quả có tốt không?... Giá trị cốt lõi của việc tự học là tự học để biết, tự học để dạy cho người học, để tự hoàn thiện bản thân mình và để phục công việc hằng ngày... Ngược lại, nếu không học thì sẽ không tiến bộ, không theo kịp sự phát triển của của xã hội. Trong buổi nói chuyện tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban tuyên giáo Trung ương, 28-11-1959, Bác dặn: “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình...”
      Tóm lại, tự học là một hoạt động đã và đang được toàn xã hội hướng đến. Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra thường xuyên, có chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực, đòi hỏi từ các cơ quan chức năng cho đến mọi người dân phải học Bác, khắc sâu lời dạy của Bác về tự học. Kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện lười biếng, học qua loa, chiếu lệ, học nhiều lý thuyết nhưng không biết vận dụng vào thực tế trong công việc hằng ngày ... Đặc biệt, phải phải kịp thời loại bỏ tư tưởng ngại học tập, rèn luyện, thích ăn chơi, hưởng thụ, chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí trong giới trẻ hiện nay./.



CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC LỊCH SỬ


      Hàng năm cứ mỗi độ tháng 4 về, dân tộc Việt Nam háo hức kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi này không chỉ mở ra kỷ nguyên hoà bình, độc lập, thống nhất cho nhân dân Việt Nam, đưa dân tộc Việt Nam lên đỉnh vinh quang của chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử thời đại. Là người Việt Nam yêu nước, dù ở trong nước hay làm ăn sinh sống ở nước ngoài, không ai lại không cảm thấy tự hào trước thắng lợi vẻ vang của dân tộc mình.
Thế nhưng, vẫn có một số kẻ bất mãn với chế độ, một số phần tử phản động lưu vong, cơ hội chính trị muốn lội ngược dòng lịch sử. Họ xuyên tạc sự thật, phủ định thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, phủ định những trang sử hào hùng vào bậc nhất này của nhân dân Việt Nam.
      Dưới chiêu bài “tranh luận'' về tên gọi của cuộc chiến tranh từ 1955 đến 1975, họ tung lên mạng Internet hàng loạt bản tin, bài viết xoay quanh chủ đề tranh luận đó, đưa ra những tên gọi khác nhau về cuộc chiến tranh, xuất phát từ lập trường, quan điểm của các bên, các phe phái khác nhau. Họ khẳng định 'cuộc chiến tranh 1955-1975 phải được gọi là một cuộc ''nội chiến'' đồng thời là ''chiến tranh uỷ nhiệm'' và cho rằng, cách gọi như vậy mới khách quan, công bằng. Họ phủ định quá khứ là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cho đó là “cuộc chiến tranh vô nghĩa, không đáng có”, chỉ mang lại đau thương cho dân tộc Việt Nam; xuyên tạc, bôi đen hiện thực, phủ nhận những thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam hiện nay.
      Nên nhớ, thắng lợi huy hoàng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30-4-1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc là sự thật lịch sử, là thắng lợi huy hoàng của toàn thể dân tộc Việt Nam, phải trả giá bằng xương máu của hàng triệu người con ưu tú để đánh đuổi ngoại bang xâm lược. Dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ, kỷ niệm và tôn vinh ngày này, cũng như mãi mãi ghi nhớ, kỷ niệm những chiến thắng oai hùng của dân tộc như những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ... Những kẻ mưu toan, muốn phủ nhận lịch sử oai hùng của dân tộc, vừa đắc tội, vừa không thể làm được gì khác mà chỉ chứng tỏ sự “điên khùng, mù quáng” như các ông Nguyễn Cao Kỳ, Đỗ Mậu đã nhận xét.
      Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam chủ trương nhất quán thực hiện chính sách hoà giải, hoà hợp dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực tế đã chứng minh, hàng năm có rất nhiều bà con Việt kiều về thăm quê hương, Tổ quốc, nhiều người đã bỏ công sức, tiền vốn đầu tư xây đựng đất nước. Có rất nhiều nhân vật ''nổi tiếng'', nhiều quan chức cao cấp, tướng lĩnh, trí thức của chế độ Cũ cũng đã trở về thăm quê hương, đất nước, cùng những tướng lĩnh hiện có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh đều nói lên những tiếng nói, sự cảm nhận chân thực, nhận xét tích cực về sự phát triển của đất nước sau hơn 40 năm.
      Tóm lại, những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử của những kẻ bất mãn với chế độ, những kẻ lưu vong chỉ nhận được sự lên án của những người Việt Nam yêu nước, của cả dân tộc Việt Nam. Những luận điệu giả dối, cùng với những hành vi “bỉ ổi” đó sẽ chẳng đi đến đâu, chỉ làm cho họ tự tách rời khỏi khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam./.