Một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Đảng vừa nêu ra mới đây là: “Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”.
Quan điểm của Đảng ta về Nhà nước pháp
quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là quá trình đúc kết, kế thừa có chọn
lọc và vận dụng sáng tạo tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng
nhân loại và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
kiểu mới. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình, Nhà nước ta đã
mang những yếu tố của một Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân
tộc. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực to lớn nhằm phát huy dân chủ XHCN,
quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. Thực tiễn của 30 năm đổi
mới đã khẳng định, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng
như một xu thế khách quan tất yếu mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ
nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền dân chủ chân chính của nhân dân,
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế. Trong quá trình đổi mới, những nhận thức lý luận của Đảng ta trong vấn đề
Nhà nước pháp quyền ngày càng đầy đủ, sâu sắc.
Chủ trương của Đảng ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã trở
thành nguyên tắc hiến định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013:
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân
dân;
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức;
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Trong những bước đi đầu tiên xây dựng
nhà nước pháp quyền, bên cạnh những thành tựu lớn đã được nhân dân, cộng đồng
quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, chúng ta không tránh khỏi những hạn chế, khuyết
điểm và điều đó Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN là vấn đề mới đối với nước ta. Sự phân định vai trò lãnh đạo của Đảng và
vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước còn những nội dung chưa rõ; phương thức
và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở các cấp còn nhiều điểm chưa được
chế định rõ và phù hợp với nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền. Tổ chức thực hiện
pháp luật và pháp chế XHCN chưa nghiêm”. Tuy nhiên, sự chưa hoàn thiện đó không
đồng nghĩa với việc phải tìm kiếm bản sao mô hình nhà nước pháp quyền ở một nước
nào đó và trên thực tế cũng chứng minh, chưa khi nào và không bao giờ có “bản
sao nhà nước pháp quyền” của chung hai quốc gia. Kinh nghiệm thực tiễn
xây dựng nhà nước pháp quyền trên thế giới cũng cho thấy, mọi sự “bắt chước,
sao chép” mô hình nhà nước pháp quyền mà không dựa trên điều kiện lịch sử, truyền
thống văn hóa, đặc điểm dân tộc, chế độ chính trị của mỗi quốc gia, thì mô hình
nhà nước đó khó có thể phát huy hiệu lực, hiệu quả. Thế nên, nếu ai đó lên tiếng
đòi hỏi nước ta phải từ bỏ Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, để sao chép mô hình thể chế “tam quyền phân lập” một cách máy móc,
là thiếu tính khoa học, không có cơ sở thực tiễn. Hay ai đó còn xuyên tạc con
đường xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta là “đảng trị thay pháp trị”, cũng
là biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và vô hình trung tiếp tay cho các
thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta, nên cần phải cảnh tỉnh, phê phán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét