Ở Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, phó Giáo sư, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình cứ 1,76 ngày lại cho ra lò một tiến sĩ. Còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 giờ 15 phút lại có một Tiến sĩ. Hàng ngày bật tivi và xem bất cứ chương trình nào chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều Tiến sĩ trả lời phỏng vấn, nhưng ngược lại đang thiếu trầm trọng đội ngũ chuyên gia làm việc ở các công trình trọng điểm quốc gia, nơi cần hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao.
Mới đây, dự án trắc lượng khoa học Việt Nam công bố số tiền ngân sách được cấp cho Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong 5 năm qua là 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng Tiến sĩ ở nước ta đã lên đến 24.000 người. Theo thông lệ quốc tế, học vị Tiến sỹ chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ các nhà sư phạm, nhà khoa học có công trình nghiên cứu, ứng dụng, thậm chí phải có đội ngũ cộng sự và phòng thí nghiệm riêng. Ngược lại, ở Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính, chẳng biết những học hàm học vị ấy có ý nghĩa gì ngoài việc để giới thiệu trong các hội nghị, cuộc họp nhằm giải quyết khâu “oai”. Bởi vậy, trong số 24.000 Tiến sỹ hiện tại, có một số lượng không nhỏ không liên quan gì đến nghiên cứu khoa học.
Theo số liệu: “Từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1.628 GS và 9.469 PGS” và theo thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tổng số sinh viên Đại học là 1.730.000, số giảng viên Đại học là gần 74.630, trong đó có 4.155 GS, PGS. Theo số liệu nêu thì số giáo sư, phó giáo sư làm việc trong các trường học chỉ chiếm 37,5% , nghĩa là hơn 1/3 số giáo sư, phó giáo sư hiện có trong cả nước, còn lại gần 2/3 số người có học hàm giáo sư, phó giáo sư không phải là nhà giáo, không làm việc đúng với chức danh được nhà nước phong.
Mới đây, dự án trắc lượng khoa học Việt Nam công bố số tiền ngân sách được cấp cho Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam trong 5 năm qua là 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng Tiến sĩ ở nước ta đã lên đến 24.000 người. Theo thông lệ quốc tế, học vị Tiến sỹ chỉ có ý nghĩa đối với đội ngũ các nhà sư phạm, nhà khoa học có công trình nghiên cứu, ứng dụng, thậm chí phải có đội ngũ cộng sự và phòng thí nghiệm riêng. Ngược lại, ở Việt Nam, hàng ngàn Tiến sỹ, Giáo sư đang làm công tác quản lý hành chính, chẳng biết những học hàm học vị ấy có ý nghĩa gì ngoài việc để giới thiệu trong các hội nghị, cuộc họp nhằm giải quyết khâu “oai”. Bởi vậy, trong số 24.000 Tiến sỹ hiện tại, có một số lượng không nhỏ không liên quan gì đến nghiên cứu khoa học.
Theo số liệu: “Từ năm 1976 cho đến hết năm 2014, sau 38 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 11.097, gồm có 1.628 GS và 9.469 PGS” và theo thống kê năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: tổng số sinh viên Đại học là 1.730.000, số giảng viên Đại học là gần 74.630, trong đó có 4.155 GS, PGS. Theo số liệu nêu thì số giáo sư, phó giáo sư làm việc trong các trường học chỉ chiếm 37,5% , nghĩa là hơn 1/3 số giáo sư, phó giáo sư hiện có trong cả nước, còn lại gần 2/3 số người có học hàm giáo sư, phó giáo sư không phải là nhà giáo, không làm việc đúng với chức danh được nhà nước phong.
Về chủ trương, đường lối, đương nhiên việc đào tạo sau đại học nhằm mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên sâu, đủ khả năng nghiên cứu, giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,…phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và “Tiến sĩ” vốn là học vị lớn nhất, vinh dự nhất được phong cho những người làm công tác nghiên cứu khoa học, có công trình đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, có tính sáng tạo, hoàn toàn mới, chưa có ai công bố...Nhưng thiết nghĩ có bao nhiêu % trong hơn 11.097 (tính đến năm 2014) đội ngũ Tiến sĩ, phó Giáo sư, Giáo sư của cả nước làm việc đúng chuyên môn, phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay Tiến sĩ, phó Giáo sư, Giáo sư chỉ là tấm "bình phong lót đường" cho việc "Sĩ hóa công chức" tạo nên gánh nặng ngân sách để người dân phải gồng mình đóng thuế duy trì hoạt động nghiên cứu khoa học kém hiệu quả của đội ngũ Tiến sĩ, phó Giáo sư, Giáo sư hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét