Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con
người, đã được cụ thể hóa trong Hiến
pháp và Pháp luật của Việt Nam, quyền tự do đó được mọi người tôn trọng và pháp
luật bảo vệ. Ngày 18/11/2016,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật tín
ngưỡng, tôn giáo, và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2018,được coi là bước ngoặt lớn
trong chính sách tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam Luật đã cụ thể hóa các
quy định của Hiến pháp và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước về
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với với các văn
bản pháp lý quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia. So với các
quy định của pháp luật trước đây, Luật tín ngưỡng, tôn giáo lần
này có
nhiều điểm mới bảo đảm tốt hơn quyền của công dân và của mọi người.
Thực tế là như vậy, nhưng các
thế lực thù địch vẫn tìm mọi phương thức, thủ đoạn thâm hiểm chống phá cách mạng
nước ta, nhằm kích động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đặc biệt gần đây khi
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực (01/01/2018), nhân cơ hội này chúng ráo
riết tìm mọi cách phá hoại nhằm làm giảm lòng tin của các tín đồ, đồng bào theo
tôn giáo đối với chính sách và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Chúng bịa đặt cho rằng Luật tín ngưỡng, tôn
giáo Việt Nam “đi ngược với tự do tôn giáo thế
giới”, chúng rêu rao rằng sự kiểm soát của Nhà nước, can thiệp rất sâu vào công việc nội bộ của tôn
giáo như phong chức phẩm, rồi các việc giảng đạo, đào tạo tu sĩ... đây là thông tin hoàn toàn bịa đặt, không có
căn cứ, đi ngược lại với chính sách đúng đắn, và truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam.
Chúng ta có thể khẳng định rằng Luật tín ngưỡng, tôn giáo là một chính sách đúng đắn, kế thừa, phát triển quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta được cụ thể hóa
trong Hiến pháp qua các thời kỳ. Tại Điều thứ 10, Chương II trong bản Hiến pháp1946 khẳng định: “Tự do tín ngưỡng”. Đến bản Hiến pháp năm
1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và được
mở rộng theo hướng công dân được theo hoặc không theo một tôn
giáo nào, cụ thể tại Điều 26 quy định: “Công dân
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có các quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào”. Hiến pháp năm 1980, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn tiếp tục được khẳng định
và bổ sung nội dung phòng ngừa, không
được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật, cụ thể Điều 68 đã khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của
Nhà nước”. Tiếp tục kế thừa và phát triển, Hiến
pháp 1992 và Hiến pháp 2013 tiếp tục được khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và
bổ sung đầy đủ nội dung, phù hợp hơn với xu thế phát triển của xã hội dân chủ và tiến bộ, theo hướng tạo điều kiện để các tín đồ và tôn giáo
hoạt động vì mục tiêu “Tốt đời đẹp đạo”. Đặc
biệt Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 có nhiều điểm mới bảo đảm tốt
hơn quyền của công dân và của mọi người.
Cụ thể: Quyền
tự do, tín ngưỡng tôn giáo được mở rộng thành “quyền của mọi người”, kể cả người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, chứ không riêng của công dân Việt Nam.
Việc Nhà nước quản lý, giám sát các hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo đó là thuộc chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, nhất là trong giai
đoạn hiện nay chúng ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, thượng tôn pháp luật, thì mọi người, mọi tổ chức sống và làm
việc đều phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, do đó Nhà nước quản lý hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật là điều hiển nhiên, phù hợp với luật pháp
quốc tế và xu hướng phát triển của xã hội. Tại Khoản 1,2, Điều 32 về: Phong phẩm, bổ nhiệm,
bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc quy
định: “Tổ
chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện việc phong phẩm, bổ
nhiệm, bầu cử, suy cử theo hiến chương của tổ chức tôn giáo”, “Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không
có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật
về tố tụng hình sự”. Như vậy quyền tự chủ trong việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu
cử, suy cử chức sắc, chức việc vẫn
thuộc các tổ chức tôn giáo, Nhà nước chỉ quy định về năng lực hành vi của
những người đảm nhiệm các chức sắc, chức việc theo quy định của pháp luật Việt
Nam, nếu các tổ chức tôn giáo thực hiện đúng quy định thì được pháp luật tôn trọng
và bảo vệ, ngược lại thì bị xử lý theo pháp luật, cụ thể tại Khoản 4, Điều 33
quy định: “Trường hợp người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc
không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo hủy kết quả
phong phẩm hoặc suy cử chức sắc”.
Các minh chứng trên cho thấy
Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thực sự đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển
xã hội,đồng thời Luật góp phần thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước, thể hiện trách nhiệm quốc gia đối với việc thực hiện pháp
luật quốc tế. Mọi âm mưu hành động
phủ nhận tính đúng đắn của Luật tín ngưỡng, tôn giáo là sai trái, đi ngược lại
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta hãy tỉnh táo trước những
luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực phản động. Gương mẫu chấp hành
pháp luật Nhà nước, thực hiện sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp luật, đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước văn minh,
giàu mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét