MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN  VỚI CÁI TÂM TRONG SÁNG  LÒNG TRONG SẠCH VÌ DÂN
Đồng chí là một tấm gương sáng trong những tấm gương sáng nhất, người cộng sản bôn sơ vích chân chính trong mọi thời đại.
Cuộc đời hoạt động một lòng lo cho dân, cho nước, không màng tư lợi cho gia đình, bản thân  rất đúng với lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu của chúng ta là. Việc gì có lợi cho dân thì phải làm bằng được, việc gì  hại với dân thì phải hết sức tránh,công cuộc chống tham nhũng của Đảng ta mà đồng chí là người đứng đầu bước đầu làm nhưng rất quyết liệt, mạnh mẽ, và rốt ráo mang lại hiệu quả tốt, lấy lại lòng tin trong nhân dân trong công cuộc phòng chống tham nhũng của đảng, được mọi tầng lớp nhân dân tin tưởng ủng hộ mạnh mẽ nhất.
Sinh thời HỒ CHỦ TỊCH đã dạy phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch như giữ gìn chính con ngươi của mắt mình, quyết tâm chính trị là rất rõ ràng đưa ra cho bằng được những cán bộ, đảng viên yếu kém về đạo đức, phẩm chất chính trị thoái hóa biến chất tự diễn biến, tự chuyển hóa tạo cho sự trong sạch nội bộ để đảng ta mạnh hơn .
  Đã có nhiều cán bộ tuy có những sai phạm bị bắt và đưa ra xử lý nhưng họ thực sự tâm phục, khẩu phục với quan điểm xử lý có tình, có lý đúng người đúng tội, tội sai đến đâu xử lý đến đó rất nhân văn, vẫn mở một con đường cho họ sống để có ngày đoàn tụ.

Bác bỏ hành động xuyên tạc chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Nguyễn Hùng


Thực tiễn lịch sử Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh, kiên định con đường, mục tiêu chủ nghĩa xã hội là trung thành với lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phù hợp với yêu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, có cơ sở khoa học, đảm bảo cho nước ta giành được độc lập, thống nhất và vững bước đi lên thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Ấy vậy, mà phần tử cơ hội chính trị Nguyễn Hùng vẫn hoài nghi hỏi rằng: “Việt Nam là nước có lẽ là duy nhất trên thế giới vẫn còn các chữ “Xã hội chủ nghĩa” trong tên nước. Đây có phải là điều sai trái không?”.… Thực chất, đó là cách hỏi, cách nhận xét phiến diện, phi lịch sử, âm mưu nhằm xuyên tạc, phủ nhận những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội đang hiện hữu ở Việt Nam, tiến tới đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Từ lý luận và thực tiễn chúng ta khẳng định, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những giá trị mới, to lớn, bền vững; là sự lựa chọn duy nhất đúng trên con đường phát triển ở Việt Nam:
1. Con đường, mục tiêu Chủ nghĩa xã hội đã đem lại độc lập, thống nhất cho dân tộc ta. Ở Việt Nam, khi chưa có Đảng, rất nhiều người yêu nước, thương nòi, đầy tâm huyết, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân nhưng đều phải chịu thất bại trước sự đàn áp dã man, tàn bạo của kẻ thù, đất nước vẫn trong vòng nô lệ, dân tộc vẫn không có độc lập, nhân dân vẫn không có tự do, chứ chưa thể mơ đến ấm no, hạnh phúc. Thực tiễn đã chứng minh: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, tất yếu phải đi theo con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là con đường duy nhất đúng đắn, có thể cứu nước, cứu nhà, giải phóng dân tộc, đưa nhân dân thoát khỏi thân phận bị áp bức, bóc lột, nô lệ của ngoại bang.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã tìm thấy và khẳng định, hơn bất cứ con đường nào khác, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Quan điểm, chủ trương đó được thể hiện nhất quán, xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam, là con đường đưa dân tộc ta, nhân dân ta, đất nước ta đi đến độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Chủ nghĩa xã hội là phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam, đã tạo nên động lực vô cùng to lớn, hội tụ và kết tinh sức mạnh của cả một dân tộc để “rời non, lấp biển”, làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và Đại thắng mùa Xuân vĩ đại năm 1975, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Sự thật đó, đã được lịch sử ghi nhận, nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ; không ai có thể chối cãi được.
2. Chủ nghĩa xã hội là cơ sở nền tảng vững chắc đảm bảo cho thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng, muốn dân giàu, nước mạnh thực sự, lâu dài và phổ biến trong toàn xã hội thì không thể đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, con đường đầy máu và nước mắt với việc duy trì áp bức, bóc lột và bất công, người dân lao động mất hết tự do, dân chủ, như học giả người Pháp Rơnê Đuymông đã phải thốt lên rằng, chủ nghĩa tư bản là “một thế giới không thể chấp nhận được”. Muốn dân giàu, nước mạnh, hiểu theo nghĩa đầy đủ, trọn vẹn của cụm từ này, không có con đường nào khác là phải kiên trì xây dựng chủ nghĩa xã hội, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù đây là sự nghiệp lâu dài, khó khăn, gian khổ và không thể tránh khỏi những lúc vấp váp, sai lầm, khuyết điểm.
Hiện nay, nhân dân ta đang vững bước đi trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, ra sức đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với một vị thế mới của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình, bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia – dân tộc. Với những định hướng, chủ trương và giải pháp lớn, nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, nhân dân Việt Nam vững tin hướng tới tương lai. Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao đã và đang đem lại cho dân tộc ta, nhân dân ta sự tự tin và sức mạnh mới, không có thế lực nào có thể cản bước, ngăn đường chúng ta đi.
Cuộc đấu tranh cho thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta đòi hỏi chúng ta không chỉ phải nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mà còn là một quá trình đấu tranh phê phán, vạch trần những quan điểm sai trái, thù địch cố tình xuyên tạc, phủ nhận giá trị, bản chất cách mạng, khoa học của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, của nội dung định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; góp phần đắc lực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi trên con đường Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã chọn.



NHỮNG KẺ RẮP TÂM HẠI ĐẢNG, HẠI DÂN
Niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam được xây đắp, thử thách thông qua thực tiễn cách mạng.
Thời gian gần đây, lợi dụng việc một vài cá nhân tự nguyện viết đơn xin ra khỏi Đảng, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị lại được dịp “đục nước béo cò”, thông qua một số trang điện tử và mạng xã hội để xuyên tạc bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với những giọng điệu hết sức hằn học theo kiểu “bới lông tìm vết”, các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị ra sức cổ xúy, cho rằng việc xin ra khỏi Đảng của một vài cá nhân là “hết sức đúng đắn”, “là sự tỉnh táo”, “là những người có danh dự”…
Trước hết cần nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ về việc một số cá nhân xin ra khỏi Đảng thời gian qua và âm mưu lợi dụng xuyên tạc nhằm chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị.
Điểm qua tên tuổi những người xin ra khỏi Đảng được những kẻ rắp tâm hại Đảng, hại dân liệt kê trong các bài viết đăng trên một số trang báo điện tử ở nước ngoài, hoặc qua mạng xã hội thì việc xin ra khỏi Đảng của họ cũng không khó hiểu.
Không phải đến bây giờ, những người một thời mang danh đảng viên mới bộc lộ tư tưởng, mà một thời gian dài, họ đã lợi dụng dân chủ nói và viết trái với quan điểm, đường lối của Đảng; trái với chủ trương, chính sách của Nhà nước; trái với nguyện vọng và tình cảm của tuyệt đại đa số nhân dân.
Sau khi được một vài trang báo nước ngoài cổ xúy, được một số kẻ lưu vong, nhất là tổ chức khủng bố Việt Tân “hà hơi”, số người này ảo tưởng cho rằng, tiếng nói của mình là quan trọng, là “khuôn vàng, thước ngọc” có thể từ đó tạo dựng nên một xã hội tốt đẹp (!).
Việc những người từng mang danh đảng viên có quan điểm, tư tưởng trái với quan điểm, đường lối của Đảng không phải mới diễn ra, mà đã kéo dài trong nhiều năm.
Nhưng với bản chất tốt đẹp, nhân nghĩa, trên tình đồng chí, đồng đội, các tổ chức đảng và đảng viên đã có nhiều biện pháp giúp đỡ để họ nhận ra lỗi lầm, mà sửa chữa, phấn đấu.
Tuy nhiên, khi họ đã cố tình đi ngược lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc, thì sự giúp đỡ dù chân tình đến đâu cũng đều không mang lại hiệu quả.
Với bản chất và truyền thống cách mạng, một chính đảng chỉ biết chiến đấu, hy sinh vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trân trọng, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp công sức, trí tuệ của từng cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dung túng, mà luôn xử lý nghiêm minh với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có suy nghĩ, hành động đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Đó cũng là việc làm bình thường không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên thế giới.
Vì vậy, những đảng viên có quan điểm, tư tưởng trái ngược nhằm mục đích chống phá Đảng, chống phá Nhà nước phải sớm loại ra khỏi hàng ngũ của Đảng.
Cần nói thêm rằng, mọi công dân Việt Nam, trước khi vào Đảng đều phải trải qua những lớp bồi dưỡng kiến thức về Đảng.
Thông qua những lớp học này giúp những quần chúng ưu tú có động cơ phấn đấu vào Đảng nắm chắc và hiểu rõ được bản chất và truyền thống cách mạng của Đảng, mục tiêu của Đảng; đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mình khi trở thành đảng viên.
Ngay ở Chương 1, Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, thể hiện sự tự nguyện của đảng viên:
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Có thể thấy trách nhiệm, nghĩa vụ và sự tự nguyện cống hiến, hy sinh của người đảng viên đối với Tổ quốc, với dân tộc và nhân dân là rất rõ ràng.
Bởi vậy, những ai tự nhận thấy mình không còn đủ tư cách, trí tuệ và năng lực; cũng như không chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thì việc tự nguyện xin ra khỏi Đảng là điều nên làm và đó là việc làm bình thường.
Mặt khác, theo quy luật chọn lọc tự nhiên thì mọi tổ chức, mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động, phát triển không ngừng.
Theo đó, những nhân tố không còn phù hợp, hoặc không đáp ứng được yêu cầu, sớm muộn cũng bị đào thải, loại bỏ.
Sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó.
Vì vậy, những đảng viên không còn thấy mình xứng đáng đứng trong hàng ngũ của những người cộng sản tiên phong; không còn đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, nhất là những người “mang danh đảng viên” nhưng có tư tưởng đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân tộc thì tốt hơn hết là tự nguyện xin ra khỏi Đảng.
Việc những người này sớm rút ra khỏi đội ngũ không làm cho Đảng yếu đi, mà càng làm cho Đảng thêm trong sạch, vững mạnh.
Cần nói thêm rằng, không phải ai xin ra khỏi Đảng cũng là hết tình yêu với Đảng, mà không ít đảng viên do điều kiện, hoàn cảnh gia đình hay cá nhân; hoặc do tuổi cao, sức yếu; cũng có những người tự thấy mình không xứng đáng với danh hiệu đảng viên, nên tự nguyện xin ra khỏi Đảng.
Đó là những con người có danh dự, thể hiện phẩm giá cá nhân và không thể "vơ đũa cả nắm" xếp họ cùng những người “mang danh đảng viên” nhưng đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong hàng chục vạn cán bộ và đảng viên xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về tinh thần đạo đức cách mạng…
Họ sống và làm việc một cách riêng rẽ, không đoàn kết và hợp tác với người khác. Hễ có đôi chút hiểu biết, đôi chút thành công thì tự cao tự đại, vênh vang kiêu ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn người.
Ở cương vị phụ trách thì tự cho mình có quyền hơn hết thảy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi đó như một giang sơn riêng, không biết đến lợi ích toàn cục…
Số người đó coi Đảng như cái cầu thang để thăng quan phát tài...”.
Thực tiễn xã hội Việt Nam có rất nhiều điều để dẫn chứng, để khẳng định việc tuyệt đại đa số người dân, không chỉ riêng đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn tin tưởng vào Đảng, nguyện đi theo Đảng.
Niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam được xây đắp, thử thách thông qua thực tiễn cách mạng.
Kể từ khi được thành lập cho tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục tiêu nào khác là phấn đấu, hy sinh vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc, để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
Vì vậy, bất kỳ đảng viên nào, dù ở cương vị nào, nếu thấy mình không đủ dũng khí, phẩm chất để hy sinh, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc thì việc xin ra khỏi Đảng là điều cần thiết.
Bởi, “vào Đảng là để làm đầy tớ phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp…”.
Đó vừa là mục tiêu luôn hướng tới, vừa là bản chất, truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà không một thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận được.
Báo Quân đội nhân dân

Mạc Văn Trang và Nguyên Ngọc 2 kẻ thoái hoá biến chất tuyên bố xin ra khỏi Đảng hôm 26/10.


TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC, SỰ KIỆN HỢP Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN


 Ngày 23/10/2018, với 476/477 phiếu tán thành (99,79%), Tổng bí thư  Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ VI bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam được dư luận xã hội đánh giá là sự kiện hợp ý Đảng, lòng dân. Tuy nhiên trên số một trang mạng xã hội cả trong và ngoài nước Việt Nam còn khá nhiều ý kiến và quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, “một bản sao” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, còn có ý kiến nói rằng, thực chất đó là việc “thâu tóm quyền lực cá nhân”…
Trên thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước đã xuất hiện và là lẽ đương nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. 
Ở Đông Nam Á, nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Thực tế trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam thì từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam  đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.
Vì vậy, Quốc hội Việt Nam bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào cả.
Hơn nữa, những việc làm và cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm và uy tín trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư đã có nhiều công lao trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố vị thế đối ngoại của Việt Nam. Nhân dịp Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Lãnh đạo các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Cuba, Liên bang Nga… đã gửi điện mừng. Điều này khẳng định tình cảm và sự trân trọng của bạn bè quốc tế đối với sự kiện và phản ánh rõ nét hơn về uy tín và khả năng cống hiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Có thể nói, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam phản ánh nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho Tổng Bí thư, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo đất nước Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật chỉ là chiêu trò của một số cá nhân phản động, nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng không thể làm thay đổi ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam.

KẺ PHẢN QUỐC LƯU VONG
 Tội phá hoại đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc đối tượng Mẹ nấm đã nhiều lần bị các cơ quan, chính quyền sở tại nhắc nhở  thậm chí phải vào tù tuy nhiên vẫn không thay đổi bản chất chống phá cách mạng của thị phải trục xuất.
Ngày 18/10/2018, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (mẹ Nấm) cùng với mẹ đẻ và hai con đã đặt chân tới  Mỹ sau chặng bay dài
Sau khi đặt chân tới “thiên đường dân chủ” thì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  trả lời hãng tin Reuters vào chiều ngày 19/10/2018 rằng nếu được quyền lựa chọn thì Quỳnh sẽ ở lại Việt Nam.
Tuy nhiên chó đã phán chủ thì một đi hai là chết sao đất nước lại có thể chấp nhận một con nặc nô này.
Sang Mỹ rồi ả không còn đất sống phải lương tựa vào sựbố thí của đám phản động ở ngoại quốc xin ăn hàng ngày thật nhục nhã, cóc chết 3 năm quay đầu về núi  con người cũng vậy liệu có thèm chết ở Việt Nam như bùi tín, hay như  cao kỳ và nhiều những tên khác không, con đường đi này khó có thể về