TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC BẦU LÀM CHỦ TỊCH NƯỚC, SỰ KIỆN HỢP Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN


 Ngày 23/10/2018, với 476/477 phiếu tán thành (99,79%), Tổng bí thư  Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội  nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ VI bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam được dư luận xã hội đánh giá là sự kiện hợp ý Đảng, lòng dân. Tuy nhiên trên số một trang mạng xã hội cả trong và ngoài nước Việt Nam còn khá nhiều ý kiến và quan điểm có tính quy chụp, xuyên tạc, cố tình tạo dư luận nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thông qua các trang mạng xã hội, Internet, họ cho rằng đây là việc “nhất thể hóa”, “một bản sao” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, còn có ý kiến nói rằng, thực chất đó là việc “thâu tóm quyền lực cá nhân”…
Trên thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước đã xuất hiện và là lẽ đương nhiên trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây, ở Liên Xô, các Tổng Bí thư đều là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Xô-viết tối cao. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1993 đến nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đều đồng thời là Chủ tịch nước. 
Ở Đông Nam Á, nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào thực hiện mô hình này từ năm 2006 đến nay. Ở Cuba, từ năm 1976 đến tháng 4-2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Thực tế trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam thì từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam  đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.
Vì vậy, Quốc hội Việt Nam bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc Việt Nam và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào cả.
Hơn nữa, những việc làm và cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại rất nhiều ấn tượng tốt đẹp, sâu đậm và uy tín trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư đã có nhiều công lao trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố vị thế đối ngoại của Việt Nam. Nhân dịp Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Lãnh đạo các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Cuba, Liên bang Nga… đã gửi điện mừng. Điều này khẳng định tình cảm và sự trân trọng của bạn bè quốc tế đối với sự kiện và phản ánh rõ nét hơn về uy tín và khả năng cống hiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Có thể nói, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam phản ánh nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho Tổng Bí thư, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo đất nước Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc, sai sự thật chỉ là chiêu trò của một số cá nhân phản động, nhằm chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng không thể làm thay đổi ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét