Như chúng ta đã biết, sự lãnh đạo của Đảng
là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Xây dựng
chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghhiax sống còn với
Đảng ta, chế độ ta. Thực hiện Nghị quyết XII, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết
định, Hội nghị lần thứ 4 cần thảo luận đề ra Nghị quyết về “Tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.
Đay là vấn đề vừa hệ trọng, vừa cấp bách, và là một trong sáu nhiệm vụ trọng
tâm của nhiệm kỳ này.
Thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI
về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân, đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. Nhưng tình trạng suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt
còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây hậu quả, nguy hại khôn lường.
Nguy hại khôn lường, vì sao? Bởi vì khi
một số cán bộ Đảng viên, đặc biệt người có chức, có quyền suy thoái về tư tưởng
đạo đức thì bản thân sự suy thoái đó sẽ có tác động dây truyền đến các thế hệ
công dân khác. Trước hết những người trong gia đình họ, trong khu chung cư của
họ và trong xã hội dẫn tới hệ lụy mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh,
đó là nguy cơ dẫn tới tự diễn biến. Nói tự diễn biến tức là không phải từ bên
ngoài tác động vào mà là tự mình tha hóa, tự mình biến chất, không còn là mình
nữa.
Bác Hồ trước khi ra đi đã căn dặn chúng ta
“Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung của đạo đức cách mạng”. Nếu
người cán bộ, Đảng viên của Đảng không còn đạo đức cách mạng nữa thì họ có thể
mang danh hiệu Đảng viên Cộng sản không? Chắc chắn là không. Vậy muốn có đạo
đức cách mạng thì phải làm gì? Phải “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”.
Những điều diễn ra hiện nay trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên, đặc biệt những
người có chức có quyền đã chứng tỏ họ đã quên lời dặn của Bác, thậm chí họ
không muốn thực hiện lời dặn của Bác. Sự tự diễn biến, tự chuyển hóa là như
vậy.
Gần đây nhất là vụ nguyên Bộ trưởng Bộ
Công thương Vũ Huy Hoàng. Với những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng khi
còn đương chức của ông ta mà Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng đã kết luận thì
ông ta có đủ tư cách của Đảng viên Cộng sản nữa không? Chưa nói lúc đương nhiệm,
tư cách của ông ta là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn, Bí thư Ban cán
sự của Bộ Công thương, để thấy “tự diễn biến” là nguy hiểm như vậy, tự mình tự
đánh mất mình là như vậy. Hàng loạt những vụ tham nhũng, lợi dụng chức quyền để
đưa người nhà người thân vào những chức vụ béo bở, hiện tượng đó gần đây xuất
hiện nhiều gây nhức nhối trong xã hội. Bác Hồ nói rằng “Đảng ta là đạo đức, là
văn minh”, thì hành động vơ vét cho cá nhân, lối sống bê tha của một bộ phận
cán bộ đảng viên đó có đạo đức, văn minh không?.
Hàng loạt hiện tượng tiêu cực, sai phạm diễn ra hiện nay trong một
số cán bộ đảng viên nói lên điều gì? Họ có còn là Đảng viên Cộng sản về thực
chất nữa không, hay chỉ mang danh là Cộng sản thôi?
Nhớ lại lời dạy của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Bác nói rằng: “Một Đảng mà không dám thừa nhận khuyết điểm
của mình là một Đảng hỏng”. Một Đảng chân chính là Đảng dám nói thẳng, dám thừa
nhận khuyết điểm của mình và chỉ ra cái sai lầm, khuyết điểm đó và biện pháp
khắc phục cái sai lầm khuyết điểm đó là gì. Thậm chí cùng một khuyết
điểm, người Đảng viên có cương vị càng cao thì phải xử lí càng nặng. Vì sao như
vậy? Vì người ở cương vị cao thì sự suy thoái, sai phạm sẽ nguy hiểm hơn nhiều
so với người Đảng viên bình thường. Như thế mới là hợp lí, như thế mới là xây
dựng, củng cố Đảng ta./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét