Mặc dù chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch không ngớt tung ra những đòn tiến công chiến lược xuyên tạc chủ nghĩa
Mác - Lê Nin nhằm làm phân tâm những người cộng sản. Bằng chiến lược “diễn biến
hòa bình” để thực hiện âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, chúng đã làm cho Liên Xô
và nhiều nước XHCN đi chệch hướng dẫn đến khủng hoảng và tan rã.
Trên lĩnh vực tư tưởng, chúng ra sức tuyên truyền rằng CNXH là một
hiện tượng “quái thai” không phù hợp với quy luật lịch sử, vì chủ nghĩa Mác đã
sai lầm khi kết luận CNXH sẽ thay thế CNTB như một quá trình lịch sử tự nhiên.
Hoặc là: CNXH đã ra đời ở các nước lạc hậu là không đúng theo kịch bản của Mác.
Là đỉnh cao trí tuệ của nhân loại, là thế
giới quan phương pháp luận vạch phương hướng đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản,
thực hiện mục tiêu vĩ đại giải phóng dân tộc, giải phóng con người; do đó ngay
từ khi mới ra đời, các thế lực phản động gọi là “bóng ma chủ nghĩa Mác” ám ảnh
châu Âu đến khi học thuyết vĩ đại này trở thành hiện thực, trở thành hệ thống
XHCN hùng mạnh trên thế giới, và mỗi thành quả đạt được của CNXH càng làm cho
chủ nghĩa đế quốc hằn học thì học thuyết Mác - Lê Nin càng bị lực lượng tư sản
phản động tấn công điên cuồng.
Thực tế đã cho thấy cuộc Cách mạng tháng
Mười Nga vĩ đại năm 1917 và sự ra đời của chế độ XHCN ở nước Nga đã mở ra con
đường giải phóng các dân tộc; giải phóng 1,5 tỷ người lao động thoát khỏi ách
thống trị của CNĐQ và các giai cấp bóc lột.Con đường này hoàn toàn đối lập với
con đường TBCN dựa trên việc duy trì quan hệ áp bức và bóc lột giữa các giai
cấp trong một nước và giữa các dân tộc trên thế giới. Con đường mới này đồng
nghĩa với sự bắt đầu của một thời đại lịch sử mới mà trong đó địa vị lịch sử
của CNTB bị thách thức.
Sau khi cách mạng tháng Mười thành công đã
khai sinh ra chế độ XHCN ở Nga, lập tức CNTB thế giới và các thế lực phản động
đã xúm lại, muốn dùng sức mạnh quân sự gây chiến tranh để bóp chết CNXH. Chúng
phát động cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc vào nước Nga Xô Viết non
trẻ trong những năm 1918-1922. Chúng đã hướng sức mạnh tàn phá của chủ nghĩa
phát xít vào tiêu diệt Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1941-1945).
Song những nỗ lực đó của CNĐQ đều bị thất bại, CNXH ở Liên Xô vẫn đứng vững.
Hơn thế nữa, CNXH đã đóng vai trò là nhân tố quyết liệt cứu loài người khỏi
thảm họa phát xít và giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Trong đó cách mạng Việt Nam là một bộ
phận đi tiên phong.
Tính khoa học và cách mạng của CNXH thể
hiện trong bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê Nin đã có sức
hấp dẫn to lớn sự mẫn cảm trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc. Trên đường đi tìm chân lý
cho dân tộc đã dẫn Người đến với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin. Chủ nghĩa Mác - Lê Nin
và cách mạng tháng Mười đã củng cố nhận thức tư tưởng và niềm tin vững chắc cho
Nguyễn Ái Quốc. Nó tạo ra bước chuyển căn bản, then chốt về lập trường chính
trị đánh dấu bước ngoặt quyết định về cuộc đời và sự nghiệp của Người và lịch
sử dân tộc Việt Nam .
Thực hiện bước ngoặt đó, Nguyễn Ái Quốc
đã hoàn tất chặng đường hành trình tìm đường cứu nước và truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lê Nin vào Việt Nam, chuẩn bị từng bước về chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho sự ra đời của Đảng Mác xít ở Việt Nam, nhân tố cơ bản đầu tiên bảo đảm cho
mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.
Hơn bảy thập kỷ qua, dưới ánh sáng của chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người học trò
xuất sắc của Lê Nin, đã vận dụng sáng tạo, linh hoạt lãnh đạo cách mạng nước ta
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thành công lớn nhất là giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng nhân dân lao động.
Với cuộc cách mạng bao hàm hai nội dung dân tộc và dân chủ, Đảng ta đã phát
dộng phong trào cách mạng thực sự mang tính nhân dân sâu sắc, quy tụ mọi gia
tầng dưới ngọn của mình ghi rõ khẩu hiệu cốt tử là: “Độc lập dân tộc và người
cày có ruộng”. Tiếp theo đó là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
Nhân dân ta đã viết nên những bản hùng ca lịch sử trong thiên anh hùng ca của
thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ lịch sử dân tộc. Đó chính là trí tuệ Việt Nam được kiểm
nghiệm bằng tính đúng đắn của chân lý của học thuyết Mác - Lê Nin.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, các nước
XHCN đã bộc lộ sự trì trệ về nhiều mặt do sự quan liêu về chính trị, giáo điều
trong tư duy lý luận. Việc cải tổ mô hình là cần thiết nhưng do nhận thức sai
lầm về nội dung và nóng vội dẫn đến bước đi chệch hướng. Mặt khác, có những
nhân tố biến chất trong ban lãnh đạo, CNĐQ đã phát hiện ra và thực hiện “ném đá
giấu tay” biến bọn họ thành lực lượng ly
khai phản động. Chúng ra sức móc nối nuôi dưỡng, lôi kéo và khuyến khích rồi tăng
cường hoạt động từ hai phía cả bên trong và bên ngoài chống phá để hòng xóa bỏ
CNXH.
Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ chúng
dùng lợi dụng cơ hội đó, dùng lý luận - lô gích không ngớt rêu rao “CNXH đã cáo
chung”. Chúng lập luận ngược lại rằng: Chủ nghĩa Mác khẳng định thực tiễn là
tiêu chuẩn của chân lý; tính đúng đắn của một học thuyết, một chủ nghĩa phải
được chân lý kiểm nghiệm. Chúng lập lờ đánh tráo các khái niệm để phủ định chủ
nghĩa Mác - Lê Nin, bác bỏ CNXH như: Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu đã bác bỏ
CNXH như một học thuyết khoa học vì CNXH không có sức sống (!). Nó chỉ được nặn
ra từ đầu óc ngông cuồng của những người cộng sản! Đây là một trong những lời
ngụy biện của dã tâm đen tối nhằm xóa bỏ hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin
giờ đây, chúng đang chuyển trọng tâm sang chống phá cách mạng Việt Nam . Đảng cộng
sản Việt Nam đã dõng dạc tuyên bố lấy chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây
dựng đất nước Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH. Đó là sự khẳng định dứt khoát con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa
chọn. Sự lựa chọn đó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đáp ứng xu
thế phát triển của xã hội loài người, đáp ứng lòng mong mỏi và lợi ích của toàn
dân tộc. Đó chính là con đường biện chứng của lịch sử. Trước sự lựa chọn đó,
các thế lực thù địch càng điên cuồng, lời lẽ chống phá càng cay độc hơn. Trước
những đòn tiến công về mặt tư tưởng của các thế lực thù địch vào hệ tư tưởng
chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vào cương lĩnh chính trị của
Đảng, muốn biến chất phân tâm những người đảng viên nhằm phá hoại uy tín chính
trị của Đảng. Một số cá nhân lợi dụng dân chủ để gây mất ổn định về chính trị
phục vụ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”
của CNĐQ và các thế lực thù địch. Chúng ta nhớ tới lời dạy của Lê Nin vĩ đại.
“Vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: Hệ tư tưởng tư sản hoặc hệ tư tưởng XHCN.
Không có hệ tư tưởng trung gian (vì nhân loại không tạo ra một hệ tư tưởng “thứ
ba” nào cả)… mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng XHCN, mọi sự xa rời hệ tư tưởng xã hội
chủ nghĩa đều có nghĩa là tăng cường hệ tư tưởng tư sản” và Lê Nin còn chỉ rõ
“Không tiến lên tức là thụt lùi” không tiến lên chủ nghĩa xã hội… thì không thể
tiến lên.
Đảng ta tiếp tục đổi mới phát huy dân chủ
để lãnh đạo nhân dân ta xây dựng đất nước ta theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã
lựa chọn “Độc lập dân tộc gắn liền với CHXH” Xây dựng một xã hội với mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác Lê
Nin mãi mãi vẫn là học thuyết cách mạng, khoa học và cách mạng luôn là sự đổi
mới sáng tạo và khoa học. Chúng ta tin vào sức sống mãnh liệt của Chủ nghĩa Mác
- Lê Nin và càng tin yêu Đảng của mình. Trong cuộc đọ sức với chủ nghĩa tư bản,
nhất định Chủ nghĩa Mác-Lê Nin sẽ giành thắng lợi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét