Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại
của toàn Đảng, toàn dân ta; là người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng
dân tộc, phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế. Cuộc đời hoạt động vô cùng
trong sáng và đẹp đẽ, vô cùng phong phú và sôi động của Người đã trở thành biểu
tượng của lương tâm và khí phách con người Việt Nam . Trong công việc và cuộc sống
đời thường, Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương mẫu mực về tính kỷ luật, tinh
thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Sau 10 năm hội nhập vào cuộc sống lao động
và phong trào đấu tranh của quần chúng ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Người đã
tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường cứu dân, cứu nước. Từ đó,
Người hiến dâng toàn bộ thời gian, sức lực và trí tuệ phấn đấu cho lý tưởng cao
đẹp là sự nghiệp đấu tranh để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng
con người.
Từ hiểu biết sâu sắc về truyền thống yêu
nước Việt Nam, vốn kiến thức phong phú về văn hoá phương Đông, Người tiếp thu
những tinh hoa của nền văn hoá phương Tây và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đỉnh
cao của trí tuệ nhân loại. Và cũng chính vì vậy mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu
những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách có chọn lọc để vận dụng và
phát triển sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam . Để từ đó, trong hoàn cảnh nào,
Người cũng kiên quyết đấu tranh cho quan điểm đúng đắn của mình, cả về chiến
lược và phương pháp cách mạng, về lý luận và chỉ đạo thực tiễn phong trào đấu
tranh cách mạng của quần chúng.
Một trong những nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam từ buổi đầu thành lập Đảng là giải quyết đúng đắn, hợp lý
mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp để đem lại hiệu quả cao nhất
cho phong trào cách mạng. Nhờ hiểu rõ tình hình và đặc điểm dân tộc và giai cấp
ở Đông Dương, Hồ Chí Minh đã chủ trương giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân
chủ theo kiểu riêng của Đông Dương, với bước đi và cách làm phù hợp. Nhưng sau
khi được thể hiện quan điểm ấy, trong các văn kiện hợp nhất các tổ chức cộng
sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930 đã không được Quốc tế
Cộng sản chấp nhận, Người đã thể hiện tính tổ chức và tính kỷ luật cao trước
Quốc tế Cộng sản. Với cương vị chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm
1930, Hồ Chí Minh đã tán thành Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương do đồng chí Trần Phú khởi thảo, tán thành án nghị quyết của Hội nghị, cho
dù Luận cương và án nghị quyết ấy phủ nhận những văn bản mà Hội nghị thành lập
Đảng đã thông qua. Không những vậy, sau đó 6 tháng, vào tháng 4 năm 1931, Hồ
Chí Minh còn có thư phê bình xứ uỷ Trung Kỳ chưa chịu đổi tên Đảng theo chỉ thị
của Quốc tế Cộng sản. Người yêu cầu: " Tất cả mọi đảng viên và tất cả các chi
bộ phải thảo luận chỉ thị của Quốc tế thứ ba và Nghị quyết của Trung ương, rồi
phải ra Nghị quyết về những Nghị quyết và Chỉ thị nói trên ... có làm như thế
thì mới có thể nâng cao được trình độ đảng viên, tất cả các chỉ thị và Nghị quyết mới được thi hành, tư tưởng và
hành động của Đảng viên mới thống nhất”.
Nguyên tắc về tính kỷ luật ấy được Hồ Chí
Minh thực hành một cách tự giác và hết sức nghiêm túc. Cho dù Nghị quyết của
Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930 có phần không khoa học bởi thiếu cơ sở
thực tiễn và lại do chính những người từng là học trò hoặc vốn là cấp dưới của
Người soạn thảo và quyết nghị. Thậm chí, không dừng lại ở việc ra Nghị quyết
trên, những đồng chí ở Ban chấp hành Trung ương thời kỳ này còn có lúc coi
Người chỉ như người liên lạc giữa TW với Quốc tế Cộng sản, khiến Người phải
thốt lên: " công việc tôi chỉ là như "thùng thơ". Vậy nên
tôi xin đổi chỗ vì "thùng thơ" thì người khác cũng làm
được". Chúng tôi cho rằng sự vĩ đại của Hồ Chí Minh chính là ở điều rất
đời thường này: mặc dù Hồ Chí Minh đúng mà bị hiểu sai, song trong khi các đồng
chí chưa hiểu (do trình độ chưa tới, do áp dụng máy móc chỉ thị từ Mát-
xcơ-va) đã biểu quyết tập thể, Người nghiêm chỉnh phục tùng đa số, phục
tùng một cách tự giác, theo đúng tinh thần của người cộng sản.
Thực tế nghiệt ngã của cuộc đấu tranh và
nhất là trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh phát xít ngày một tới gần, Quốc
tế Cộng sản và những người cộng sản Việt Nam đã dần dần nhận ra chân lý. Từ
tháng 10 năm 1936, những văn kiện của Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiếp cận được
với tư tưởng Hồ Chí Minh, và tới Hội nghị Trung ương tháng 5 năm 1941, tư tưởng
Hồ Chí Minh và nhận thức của Trung ương Đảng đã hoàn toàn thống nhất.
Nhờ bản lĩnh chính trị vững vàng và tính
tổ chức kỷ luật mà Hồ Chí Minh đứng vững và vượt qua được thời kỳ gian truân
ấy, thời kỳ mà Người đã phải sống trong tình trạng: "không hoạt động và
giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng". Sau này, trở thành
người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Hồ Chí Minh vẫn luôn
luôn gương mẫu chấp hành pháp lệnh Nhà nước và kỷ luật của tổ chức, đồng thời
yêu cầu cán bộ các cấp phải rèn luyện để thực sự trở thành công bộc, thành đầy
tớ của nhân dân. Gần đây, Quốc hội nước ta thông qua nhiều đạo luật, thể chế
hoá quyền dân chủ bằng pháp luật để thay thế cho các sắc lệnh. Trước thành tựu
ấy, có người cho rằng sinh thời Hồ Chí Minh chỉ chăm lo đức trị mà ít chú ý
pháp trị. Chúng tôi không tán thành ý kiến này. Bởi vì xét hoàn cảnh thực tế,
trong khi đang tập trung chống Pháp rồi chống Mỹ, Hồ Chí Minh và Quốc hội không
thể có điều kiện tập trung ban hành các bộ luật như Quốc hội hiện nay được: Và
với Hồ Chí Minh, chúng ta tin rằng dù có điều kiện ban hành đầy đủ pháp luật,
thì quan điểm đức trị vẫn cứ được tôn trọng, dù không thể thay thế cho pháp
trị. Trong tập thơ Nhật ký trong tù người đã từng nhắc: "Không dùng
quyền uy, chỉ dùng ân nghĩa. Tuy nhiên, với Hồ Chí Minh ân nghĩa hoàn toàn
không phải là quan hệ riêng tư của một số người, mà ân nghĩa chính là quyền lợi
dân chủ cho đại đa số nhân dân, Người nói: "Việc gì lợi cho dân, ta phải
hết sức làm, Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân,
kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta".
Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự cho mình quyền đứng trên nhân dân. Người luôn tự coi mình và các cộng sự là đầy tớ của nhân dân, và đòi hỏi những đầy tớ ấy phải lấy ý nguyện của dân làm mục đích hoạt động. Năm 1952, Người nói: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân". Theo Hồ Chí Minh, để làm tròn nhiệm vụ phục vụ nhân dân, điều trước tiên đòi hỏi người cách mạng là phải tự mình rèn luyện đạo đức, phẩm chất. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ những năm 20, mở đầu các bài giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh lại bắt đầu từ mục: "Tư cách người cách mệnh", và trong những tư cách ấy, tính tổ chức, kỷ luật và đạo đức của người cán bộ phải được đặt lên hàng đầu.
Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự cho mình quyền đứng trên nhân dân. Người luôn tự coi mình và các cộng sự là đầy tớ của nhân dân, và đòi hỏi những đầy tớ ấy phải lấy ý nguyện của dân làm mục đích hoạt động. Năm 1952, Người nói: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân". Theo Hồ Chí Minh, để làm tròn nhiệm vụ phục vụ nhân dân, điều trước tiên đòi hỏi người cách mạng là phải tự mình rèn luyện đạo đức, phẩm chất. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ những năm 20, mở đầu các bài giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh lại bắt đầu từ mục: "Tư cách người cách mệnh", và trong những tư cách ấy, tính tổ chức, kỷ luật và đạo đức của người cán bộ phải được đặt lên hàng đầu.
Dám làm, dám chịu trách nhiệm là tư cách
đạo đức của Hồ Chí Minh. Cuối thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta
chủ trương thực hiện cải cách ruộng đất để giải phóng nông dân. Đường lối, mục
đích cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh và của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.
Nhưng rồi do một số sai lầm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện mà cải cách
ruộng đất đã phạm sai lầm, dẫn tới tổn thất uy tín của Đảng và hạn chế thắng
lợi ở nông thôn. Khi phát hiện sai lầm, Hồ Chí Minh đã kiên quyết chỉ đạo sửa
chữa và bản thân Người cũng nghiêm khắc tự kiểm điểm. Ngày 25 tháng 8 năm 1956,
trong lời khai mạc Hội nghị Trung ương khoá II lần thứ 10 mở rộng, Hồ Chí Minh
đã nói: "Vì ta thiếu dân chủ nên nghe ít, thấy ít, nên bây giờ ta phải dân
chủ. Tôi nhận trách nhiệm trong lúc sóng gió này. Tất cả Trung ương phải nghe,
thấy, nghĩ, làm như thế. Bài học đau xót này sẽ thúc đẩy chúng ta". Hồ Chí
Minh là người cộng sản Việt Nam
đầu tiên tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin, và cũng chính Người đã chủ tâm học
tập ở chủ nghĩa Mác-Lênin hai điều quan trọng. Hai điều ấy, như chính Người đã
từng bộc bạch: thứ nhất là học phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin và thứ
hai là muốn hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin phải sống với nhau có tình có nghĩa.
Ngày 7 tháng 6 năm 1968, khi bàn với một
số cán bộ về việc xuất bản lại sách Người tốt, việc tốt nhằm động viên
và khuyến khích mọi việc làm tốt đẹp trong nhân dân, Hồ Chí Minh đã nói:
"Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa... Nếu thuộc bao
nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa
Mác-Lênin". Và cho đến những lời dặn cuối cùng trong bản Di chúc để lại
cho toàn Đảng, toàn dân, Hồ Chí Minh lại ân cần nhắc nhở Đảng phải giữ gìn kỷ
luật, đoàn kết, nâng cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, nhưng sự
phê bình ấy "phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". Chúng tôi có
thể viện dẫn ra đây hàng trăm mẩu chuyện người thật, việc thật đã xẩy ra và đang
được lưu truyền trong nhân dân, trong cán bộ, đảng viên về tấm gương mẫu mực về
tự phê bình và phê bình của Bác Hồ, những mẩu chuyện ấy thể hiện sinh động sự
ứng xử văn hoá và đầy nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện sự nhất quán
giữa lời nói và hành động của Người. Trong các câu chuyện ấy, luôn luôn thấy Hồ
Chí Minh là người rất nghiêm khắc với bản thân mình, tự phê bình nghiêm túc và
khi phê bình luôn xuất phát từ "tình đồng chí thương yêu lẫn nhau"-
chính cái "văn hoá phê bình" ấy làm cho tất thẩy mọi người khi được
Hồ Chí Minh phê bình đều dễ dàng tiếp thu và quan trọng hơn là quyết tâm để sửa
chữa điều được phê bình, góp ý. Trong cuộc đấu tranh để tồn tại và phát triển,
không chỉ riêng các chính đảng tư sản, mà ngay cả một số đảng anh em bè bạn ta
cũng đã từng trải qua các cuộc thanh trừng nội bộ khốc liệt. May mắn thay, Đảng
Cộng sản Việt Nam và dân tộc
Việt Nam
có một lãnh tụ kiên quyết mà nhân hậu, đã đứng mũi chịu sào hứng bao sóng gió
hiểm nguy, nhưng lấy TÌNH NGƯỜI làm trọng. Bài học này, truyền thống này mãi
mãi còn giữ nguyên giá trị, mãi mãi là cái cẩm nang để duy trì sức mạnh của một
đảng cầm quyền. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hôm nay, Đảng ta và
nhân dân ta đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhưng vận hội
và thử thách, thời cơ và nguy cơ luôn luôn đan xen. Học tập tấm gương cao đẹp
Hồ Chí Minh về tính kỷ luật, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình là một
việc làm thiết thực để Đảng ta chỉnh đốn và tự đổi mới, làm trọn nhiệm vụ lãnh
đạo toàn dân xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, thực hiện ý tưởng cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng con
người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét