Học để làm gì?





  
      Đa phần, chúng ta học để tìm được việc làm và để được làm việc đúng với, sở trường, năng lực của mình. Do vậy lâu nay các trường đại học tuyển sinh đầu vào vẫn phải dựa vào khối A, B, C, D... Nhưng nếu như dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2017 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố được thông qua, thì “trật tự cũ” sẽ xóa bỏ mà điều kiện cần nhất để thí sinh đăng ký xét tuyển đại học 2017 là tốt nghiệp THPT, cũng có nghĩa là thí sinh chỉ cần có một năng lực nổi trội nào đó là hoàn toàn có thể trúng tuyển đại học, chứ không nhất thiết 3 môn trong một khối đạt tổng điểm cao.
       Trên thực tế, có nhiều em đam mê công nghệ hay đam mê hội họa, đam mê âm nhạc... dành rất nhiều thời gian cho đam mê ấy. Thậm chí có nhiều em bộc lộ năng khiếu từ lúc còn rất nhỏ, vậy thì khi chọn ngành học đại học, đó là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá năng lực của thí sinh. Học ngành nào cũng được, trường nào cũng được, miễn là giỏi, miễn là làm tốt công việc mà mình đã chọn để học.
       Vì vậy, nếu quy chế tuyển sinh đại học năm 2016 bỏ xét tuyển điểm sàn sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các em có năng khiếu chuyên sâu ở một lĩnh vực nào đó phát triển, đấy chính là điểm tích cực của dự thảo này. Có nghĩa là việc bỏ quy chế xét điểm sàn sẽ tạo thêm cơ hội cho nhiều trường tuyển sinh đạt số chỉ tiêu mong muốn. Tức là yêu cầu về chất lượng đào tạo đại học ở các trường sẽ được nâng cao, đồng thời, các trường cũng dần dần được tự chủ, buộc phải đổi mới, phải dạy sao cho thật chất lượng để thoát ra khỏi tình trạng tốt nghiệp là thất nghiệp.
    Một ý kiến mà Bộ Giáo dục cũng cần tham khảo đó là: chúng ta tổ chức thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, thi lấy bằng lái xe quanh năm, khám sức khỏe làm căn cứ học tập, làm việc cũng làm quanh năm...vậy tại sao cứ phải dồn học sinh vào một kỳ thi đại học khiến cho cả xã hội căng thẳng? Các em đã tốt nghiệp phổ thông có thể lựa chọn thời điểm đăng ký xét tuyển vào các trường tùy theo hoàn cảnh kinh tế và tính thời điểm mà gia đình các em thấy phù hợp chứ "tuyển sinh không phải chơi chứng khoán".
     Tại sao ở các nước phát triển hình thức giáo dục đại học tín chỉ được áp dụng rộng rãi ở các đơi tượng không cần thiết phải yêu cầu thời gian nộp hồ sơ, thời gian xét duyệt hồ sơ mà hoàn toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh học đại học ở mọi cấp, mọi ngành học, mọi lứa tuổi...nhưng ở nước ta việc học đại học là một quá trình "nhà có điều kiện". Tình trạng cứ tốt nghiệp THPT là ùn ùn kéo nhau vào đại học nhưng học xong đại học mà cũng chẳng biết học để làm gì cũng là điều kiện phổ biến nếu  "nhà không có điều kiện" ? Thế rồi nhiều em phải dấu bằng để xin làm công nhân, nhiều em quay sang học một ngành trung cấp, cao đẳng phù hợp với nhu cầu tuyển dụng thì mới có việc làm. Như vậy là rất lãng phí cho gia đình lãng phí mà nhà nước cũng bị lãng phí, gánh nặng với xã hội ngày càng nhiều thêm. Vì vậy, trước khi thí sinh đăng ký học một ngành nào đó cần phải suy ngẫm đó là học ngành nào, học để làm gì và theo thống kê mới nhất so với thế giới, tỷ lệ lao động có trình độ cao của Việt Nam vẫn ở mức rất thấp trong khi Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
    Ví dụ nhìn sang Hàn Quốc, hơn 40 năm trước, họ cũng có xuất phát điểm khó khăn như chúng ta, thế mà bây giờ họ là cường quốc của thế giới, vì họ thực sự biết đầu tư cho giáo dục. Đến bây giờ, Hàn Quốc có nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới. Ngay trong khu vực, Singapore là một quốc gia cũng đi lên từ chủ trương đầu tư cho giáo dục. Họ cũng mất tới trên dưới 40 năm để có được nền giáo dục tiên tiến như bây giờ. Nếu chúng ta không nghĩ đến những điều lớn lao hơn, không có định hướng rõ ràng và không kiên trì với mục tiêu ấy thì chúng ta mãi mãi không phát triển được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét