Blog "LUÔN SAN SẺ VÀ THẤU HIỂU" là nơi để để chúng ta chia sẻ quan điểm cá nhân, nhìn nhận khách quan các sự việc, hiện tượng trong xã hội Việt Nam và trên Thế giới ngày nay. Qua việc chia sẻ chúng ta tự định vị mình trong thế giới phẳng và tự chọn cho mình thế giới quan.
KẺ HÈN MẠO DANH CHỐNG PHÁ ĐẢNG
Xuyên tạc, bịa đặt, đổi trắng thay đen, dựng chuyện, đưa tin lập lờ thật giả lẫn lộn, làm nhiễu loạn thông tin vốn là thủ đoạn xấu xa của kẻ bất lương, bất nghĩa. Hàng ngày, ở Việt Nam có hàng chục triệu người thường xuyên truy cập vào mạng internet với vô vàn thông tin khác nhau. Vì vậy, cần nhìn nhận thấu đáo và thật tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin trên mạng.
Hiện nay trên Internet có các website, blog giả danh các vị lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức xã hội, các tờ báo lớn. Lợi dụng Internet, tận dụng ưu thế có máy chủ đặt tại nước ngoài, những kẻ dựng ra các trang mạng này cố tình cóp nhặt thông tin từ các trang mạng phản động, chống cộng cực đoan để đăng tải. Thủ đoạn thường thấy ở họ là ngụy tạo thông tin, đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt xen lẫn thông tin chính thống, có thật, để tạo lòng tin đối với người đọc. Thậm chí, các trang mạng này còn suy diễn, bịa đặt, vu khống Ðảng và Nhà nước, Quân đội, Công an. Loại thông tin như vậy xuất hiện với tần suất ngày càng cao. Điểm chung của các trang mạng, các bài viết mạo danh trên mạng là chúng thường gắn với tên người cụ thể, rất giống các trang báo điện tử thật, tập trung đăng tải nội dung mà nó giả danh. Những website, blog giả mạo này thường nhằm vào các trang báo điện tử của những tờ báo có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong xã hội và người xem dễ bị mắc lừa vì ngỡ đó là thông tin đúng. Khi website, blog giả mạo này có được lượng người đọc nhất định, lúc đó đối tượng kẻ chủ mưu sẽ đăng tải những thông tin sai lệch về cá nhân, tổ chức, tuyên truyền chống Nhà nước, hô hào ủng hộ cho các tổ chức, đảng phái phản động. Hậu quả mà các đối tượng giả mạo này gây ra là không thể lường hết. Nếu không phát hiện điều này, người đọc rất dễ nhầm lẫn, tưởng đó là thật.
Ý đồ của các cá nhân, các tổ chức chống phá Việt Nam rất thâm độc, họ không từ bỏ âm mưu và sử dụng mọi hình thức, thủ đoạn, kể cả thủ đoạn bẩn thỉu. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet”, mở hướng tấn công mới, chống phá đất nước. Có thể nói rằng, các quốc gia nào thế giới không bao giờ cho phép dân chủ vô hạn độ, thả nổi việc kiểm duyệt thông tin trên Internet. Vì vậy, tạo điều kiện cho phát triển intetrnet không đồng nghĩa với việc “thả nổi” để kẻ xấu mặc sức lợi dụng tuyên truyền, bịa đặt, phải có sự kiểm soát của cơ quan chức năng. Khi tiếp cận với internet, chúng ta cần phải phân biệt rõ ai là người quan tâm sử dụng internet để phục vụ những mục đích tiến bộ, vì sự tự do chân chính của con người và xã hội, còn ai coi internet là “vũ khí” để tấn công, xâm phạm quyền tự do chính đáng và phương hại đến lợi ích của các quốc gia, dân tộc thì phải bị nghiêm trị. Chỉ có nhận thức đúng vấn đề này mới có cơ sở nhận diện, lật tẩy được “chân tướng” của những kẻ lợi dụng mạng internet để chống phá Ðảng và Nhà nước Việt Nam, cố tình bôi nhọ, xuyên tạc những giá trị, thành quả mà nhân dân ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu mới tạo dựng nên.
Để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực thù địch thường đưa các thông tin giả mạo làm nhiễu loạn thông tin, vu cáo, bôi nhọ Đảng, Nhà nước gây hoài nghi, dao động làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Việc giả mạo những tờ báo điện tử chính thống sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, vì những tờ báo thật sẽ bị những kẻ giả danh làm phương hại đến uy tín khi đăng tải những thông tin, hình ảnh xấu. Những thông tin trên các trang báo mạng giả này sẽ gây ra tác hại khôn lường, thậm chí ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống xã hội, cả về chính trị, an ninh quốc gia. Vì vậy, một mặt, các cơ quan chức năng về quản lý nhà nước cần tăng cường quản lý an ninh mạng, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để hoạt động internet đúng hướng, lành mạnh, đồng thời cần có các quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, văn hóa giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mặt khác, đối với mỗi cá nhân khi sử dụng internet cần tỉnh táo, có nhận thức đúng để phân biệt thật giả, tạo ra “bức tường lửa” về tư tưởng, chính trị để phân biệt thật giả, đúng sai, đồng thời phải có thái độ kiên quyết phản bác lại những bài viết xuyên tạc, giả mạo đó./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét