Ở nước ta, quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những quyền tự do cơ bản của công
dân được ghi nhận lần đầu trong Hiến pháp năm 1959, được khẳng định lại trong
các bản Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Theo quy
định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền tự do ngôn luận, tự
do báo chí tiếp cận thông tin. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định.
Hiện nay, Việt
Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có tốc độ phát triển internet
mạnh mẽ. Không khí dân chủ, cởi mở để mọi người tiếp cận với mạng xã hội ở nước
ta được dư luận quốc tế đánh giá cao. Song tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự
do internet không có nghĩa là tự do đăng tải những loại thông tin trái với
thuần phong mỹ tục, trái với quy định của pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Với
bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc sử dụng mạng xã hội để đăng tải thông
tin cũng phải tuân thủ Hiến pháp và luật pháp, vì lợi ích quốc gia, tôn trọng
quyền riêng tư của con người, thể hiện có văn hoá và lòng tự tôn dân tộc đó. Do
vậy, những kẻ lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, bịa đặt, xúc phạm người khác,
nguy hại hơn là xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước là hành vi
vừa trái đạo lý, vừa trái pháp luật, cần kiên quyết loại bỏ và xử lý thích
đáng.
Nhiều tờ báo
đăng quá nhiều tin tiêu cực, giật gân câu khách, trái thuần phong mỹ tục; thông
tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của
nhân dân. Đây chính là kẽ hở để các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và báo
chí nước ngoài lợi dụng để “xào sáo thông tin”, xuyên tạc, bịa đặt như chúng đã
làm thời gian qua./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét