Cảnh giác với các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để chống phá cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay, internet phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống của nhân loại. Bên cạnh những lợi ích mà internet đưa lại thì đây cũng là môi trường thuận lợi mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá các nước XHCN trong đó có Việt Nam. Và một trong những thủ đoạn phổ biến trong thời gian qua là chúng đã sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá, xuyên tạc sự thật.
Khi mạng internet phát triển mạnh, các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng lợi thế không bị ngăn cách bởi không gian địa lý để tăng tính cập nhật, diện phủ sóng các thông tin chống phá của chúng. Thanh niên, học sinh, sinh viên chính là một trong những mục tiêu được chúng lựa chọn để tác động.
Trang mạng xã hội cũng là một phương tiện để các thế lực thù địch thông qua đó để tác động phá hoại tư tưởng. Một bộ phận những người mà có tư tưởng chống đối chế độ cũng lợi dụng để tập hợp lực lượng, hình thành những tổ chức trên mạng để tìm mọi cách chống đối chế độ chúng ta.Nguyễn Văn Hải, tức Hải "điếu cày" đã tạo ra "Blog CLB Nhà báo tự do" để liên lạc trao đổi, viết bài và phát tán các tài liệu xuyên tạc sự thật nói xấu Đảng, Nhà nước hòng gây nghi ngờ làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ; tranh thủ lôi kéo, cổ vũ cho những phần tử chống đối nhằm gây dựng và chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ sẽ lật đổ chính quyền.
Nếu chúng ta nhìn tận gốc rễ thật ra vẫn là cái muốn xóa bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, muốn thay đổi chính trị ở nước ta, mục đích của chúng là như vậy nhưng mà hình thức và thủ đoạn tấn công của chúng tinh vi và đôi khi làm cho đối tượng tấn công không nhận thức được và từ đó dẫn đến việc là tin rằng cần phải như vậy, cần phải đổi mới hay cái gì đó mà nó vô nguyên tắc.
Nhìn lại câu chuyện đau lòng của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, chỉ vì không có lập trường vững vàng, Kha và Uyên đã thông qua Facebook làm quen với Nguyện Thiện Thành sống tại Thái Lan.
Sau đó, Thành đã giới thiệu 2 người vào tổ chức "tuổi trẻ yêu nước" - một tổ chức phản động chống phá Việt Nam. Nhiệm vụ của Kha và Uyên được Thành chỉ đạo là rải truyền đơn để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá đất nước.Đây là ví dụ điển hình về một bộ phận nhỏ trong giới trẻ hiện nay. Những con người sẽ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước nhưng không có suy nghĩ và nhận thức đúng đắn nên đã bị các thế lực thù địch, phản động lôi kéo.
Thanh thiếu niên, sinh viên bây giờ rất nhạy cảm, người ta tiếp xúc ngay được những vấn đề cái mới nhưng mà cái đó là cái mặt tích cực thì ngoài cái vấn đề tiếp xúc những vấn đề nhạy cảm hiện nay thì do về mặt nhận thức thì còn có những cái chưa được chín chắn cho nên là bị những kẻ xấu lợi dụng.
Chân tướng của các thế lực phản động là tập trung tiến hành các hoạt động tác động vào các thế hệ trẻ, hy vọng rằng là trong tương lai thì đây là những người sẽ tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp thì tự những người Việt Nam này, những người cộng sản này sẽ thay đổi thể chế chính trị ở đất nước Việt Nam. Do được hà hơi, tiếp sức, chỉ đạo về đường hướng hoạt động từ chủ nghĩa đế quốc, các đối tượng phản động đã lập ra các tổ chức, hội, nhóm phản động ở trong nước mang màu sắc "xã hội dân sự" hòng lôi kéo sự tham gia, ủng hộ, đặc biệt là giới trẻ. Những hứa hẹn tài trợ, giúp đỡ về tài chính, tài trợ học bổng, tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo để tiếp cận, tác động, tuyên truyền, lôi kéo, đưa người ra nước ngoài kết nạp vào tổ chức phản động và huấn luyện về cái gọi là "đấu tranh bất bạo động.
Không thể phủ nhận tiện ích mà mạng xã hội, truyền thông xã hội đem lại trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, trong thế giới ảo đó thật giả lẫn lộn, có những điều tốt nhưng cũng có cả thuốc độc. Cần sự tỉnh táo, một cái đầu lạnh, một trái tim nóng trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ mạng xã hội, truyền thông xã hội là việc cần làm ngay của các cơ quan chức năng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét