Trong cuộc họp với
các địa phương theo hình thức truyền hình trực tuyến về tình hình an ninh trật
tự để bàn về những biện pháp cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu bảo đảm an
toàn cuộc sống nhân dân do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Thời gian gần đây, ở
một số địa bàn tình hình diễn biến phức tạp, trong đó có một số vụ việc nổi cộm
mà dư luận báo chí đã phản ánh như tội phạm có tổ chức, có vũ khí nóng, nhất là
tội phạm ma túy, phá rừng, khai thác cát trái phép, xâm hại tình dục trẻ em,
bán hàng đa cấp, tội phạm mạng… Đặc biệt, thời gian gần đây, lợi dụng sự cố môi
trường biển, các thế lực thù địch trong nước kết hợp với các tổ chức phản động
lưu vong tại nước ngoài gia tăng quyết liệt các hoạt động chống phá; chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ...
Vì vậy, đây là cuộc
họp quan trọng để đề ra các giải pháp về công tác quản lý nhà nước; vai trò của
hệ thống chính trị trong công tác vận động nhân dân; công tác đấu tranh với các
đối tượng đội lốt tôn giáo gây bất ổn chính trị. Vấn đề rút kinh nghiệm trong
việc xử lý những vấn đề nổi cộm theo quy định pháp luật. Đặc biệt, là công tác
phối hợp xử lý, quy trình xử lý các vụ việc nổi cộm; các loại tội phạm...
Phát biểu tại điểm
cầu Nghệ An, Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Hữu Cầu báo cáo về tình hình an ninh
trật tự tại Nghệ An trong thời gian qua. Trong 5 tháng đầu năm, tình hình an
ninh trật tự nổi cộm là sự câu kết của các thế lực phản động ngoài nước với các
đối tượng cực đoan đội lốt tôn giáo. Trong đó nổi lên là 2 đối tượng Đặng Hữu
Nam và Nguyễn Đình Thục - liên tục có các hành vi nói xấu chế độ qua việc rao
giảng trên nhà thờ; bôi nhọ lãnh đạo Đảng và nhà nước; móc nối với các đối
tượng xấu tổ chức biểu tình gây bất ổn xã hội...
Vì thế tỉnh Nghệ An
đề xuất một số vấn đề mang tính chiến lược để sớm ổn định tình hình an ninh
trật tự trên địa bàn. Cụ thể như, phải quyết liệt xử lý các thành phần cực
đoan; các cơ quan truyền thông cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để đấu
tranh trực diện, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngoài nước
và các linh mục cực đoan; khi có các hành vi vi phạm pháp luật cần phải có các
biện pháp mạnh tay, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Kết luận tại hội
nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Trong bối cảnh quốc tế
thay đổi nhanh chóng, Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức... Các thế
lực thù địch không ngừng bôi nhọ, chống phá chế độ. Các đối tượng xấu lợi dụng
tôn giáo, lợi dụng các vụ việc để kích động, gây bất ổn xã hội... Đồng chí nhấn
mạnh, một xã hội muốn phát triển phải có tình hình an ninh trật tự, an ninh
chính trị ổn định trên tinh thần thượng tôn pháp luật...
Vì thế, các địa
phương cần phải huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị phát động phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc... Chủ động xây dựng các phương án, không
để bị động, lúng túng khi xảy ra các vụ việc. Người đứng đầu các địa phương
phải chịu trách nhiệm đối với các vụ việc xảy ra và kéo dài. Trong quá trình xử
lý phải có sự phối hợp đồng bộ từ Trung ương xuống địa phương; phải rà soát các
dự án, không để đối tượng xấu lợi dụng. Giải quyết các vụ khiếu kiện đất đai
thấu tình, đạt lý và dứt điểm; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững
mạnh...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét