Phạm Minh Hoàng là ai? Vì sao ông ta lại bị tước Quốc tịch Việt Nam?

Thông tin Phạm Minh Hoàng – Đảng viên Việt Tân bị tước quốc tịch Việt Nam đã khiến các đối tượng núp bóng “dân chủ” phản ứng điên cuồng. Không ít những lời lẽ miệt thị, xúc phạm, bôi nhọ Nhà nước xung quanh sự việc này. Vậy Phạm Minh Hoàng là ai? Vì sao ông ta lại bị tước Quốc tịch Việt Nam?
Phạm Minh Hoàng, sinh ngày 8/8/1955 tại Bà Rịa-Vũng Tàu, là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn chế độ VNCH. Năm 1973, ông ta sang Pháp du học và tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học ứng dụng, sau đó nhập quốc tịch tại đây. Trong khoảng thời gian này, với tư tưởng bất mãn, Phạm Minh Hoàng đã nhiều lần viết bài, gửi cho một số tờ báo, tạp chí của các hội đoàn người Việt chống chống đối ĐCSVN ở Pháp, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Ngay sau khi tham gia Đảng Việt Tân năm 1998, Phạm Minh Hoàng xin thủ tục quay về Việt Nam. Với chính sách hòa hợp dân tộc, kêu gọi máu mủ Kiều bào Việt Nam trở về cội nguồn nên năm 2000, Nhà nước ta vẫn tạo điều kiện cho Phạm Minh Hoàng trở về. Sau đó, Phạm Minh Hoàng còn được tạo điều kiện làm giảng viên hợp đồng tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM.
Tưởng chừng, với tất cả nỗ lực, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con dân đất Việt từ khắp thế giới trở về để sinh sống và đóng góp vào sự phát triển đất nước thì người trở về sẽ hiểu tấm lòng của tổ quốc mình. Thế nhưng, Phạm Minh Hoàng không lấy đó làm điều vinh dự mà coi là may mắn trong kế hoạch trở về đầy âm mưu của mình. Mục đích trở về của ông ta là theo chỉ đạo của Việt Tân để hoạt động, công kích, chống phá Nhà nước. Vì vậy, từ tháng 7/2002 đến tháng 5/2010, dưới bút danh Phan Kiến Quốc, Phạm Minh Hoàng đã viết 29 bài có nội dung xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam gửi cho “Việt Tân” để phát tán trên mạng Internet.
Không những vậy, tháng 11/2009, Phạm Minh Hoàng còn lôi kéo Lê Thị Kiều Oanh, cùng Nguyễn Thanh Hùng đi Malaysia tham dự khóa huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức. Khóa huấn luyện này do Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân ở Pháp phụ trách với nội dung là hướng dẫn kỹ năng bảo mật thông tin trên mạng Internet, cách sử dụng các phần mềm để bảo mật thông tin, tài liệu khi trao đổi qua internet; thảo luận về phương pháp “đấu tranh bất bạo động”; xem một số phim về các cuộc “đấu tranh bất bạo động” để vận dụng vào thực tế nhằm thay đổi thể chế chính trị hiện nay tại Việt Nam.
          Từ tháng 1 đến tháng 5/2010, Phạm Minh Hoàng tiếp tục lôi kéo một số người để thực hiện mưu đồ của tổ chức “Việt Tân”, Hoàng cùng ba thành viên trong tổ chức là Phạm Duy Khánh, Jolie Trang Huỳnh và Huỳnh Châu, tổ chức hai khóa huấn luyện, tổng cộng 4 lớp huấn luyện về kỹ năng tuyên truyền, tập hợp xây dựng lực lượng nòng cốt cho tổ chức “Việt Tân” tại Việt Nam… Trước những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng nói trên, ngày 13/8/2010, CQANĐT đã thi hành lệnh bắt Phạm Minh Hoàng khi ông ta đang tuyên truyền những quan điểm chống Nhà nước cho các em học sinh núp bóng là lớp tập “kỹ năng mềm” tại quán cà phê BB ở TP HCM.
Ngày 10/8/2011, Phạm Minh Hoàng bị kết án sơ thẩm với hành vi tương ứng với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Khoản 2, Điều 79 Bộ luật Hình sự, đã bị tuyên phạt 03 năm tù giam. Tuy nhiên với chính sách khoan hồng của pháp luật, tại phiên tòa phúc thẩm vào ngày 29/11/2011, Phạm Minh Hoàng bị kết án 17 tháng tù.
Phạm Minh Hoàng bị kết án sơ thẩm với hành vi tương ứng với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 2, điều 79 Bộ luật Hình sự, đã bị tuyên phạt 03 năm tù giam.
       Phạm Minh Hoàng bị kết án sơ thẩm với hành vi tương ứng với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 2, điều 79 Bộ luật Hình sự, đã bị tuyên phạt 03 năm tù giam.
Sau khi được tự do, Phạm Minh Hoàng vẫn nhận lệnh từ các tổ chức phản động chống phá Việt Nam. Từ khi ra tù, Phạm Minh Hoàng lợi dụng quốc tịch Pháp thường xuyên sang Pháp gặp gỡ, móc nối với các phần tử phản động, xuyên tạc, vu cáo về tự do nhân quyền Việt Nam và là một trong những phần tử cốt cán của tổ chức khủng bố Việt Tân. Trưa ngày 20/3/2016, tại TP HCM, lực lượng công an đã tạm giữ Phạm Minh Hoàng vì bị tố cáo mở lớp huấn luyện trái pháp luật, lợi dụng giảng dạy kỹ năng mềm để tuyên truyền chống nhà nước.  Rõ ràng, 17 tháng tù trong sự khoan hồng của pháp luật không đủ để Phạm Minh Hoàng hồi tâm, tỉnh trí, thậm chí sau đó còn điên cuồng có các hành vi chống phá hơn.
Bộ Công an chỉ rõ, hiện nay, Việt Tân tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon…
Đối với trường hợp Phạm Minh Hoàng, căn cứ theo Khoản 2 Điều 31 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008: “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”. Đối chiếu vào Khoản 1 Điều 31, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Từ 2 quy định trên có thể thấy rõ ràng, những hành vi chống đối của Phạm Minh Hoàng thuộc trường hợp bị tước quốc tịch.
Chính vì vậy, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ra quyết định số 832/QĐ-CTN kí ngày 17/5/2017 về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng. Quyết định này hoàn toàn phù hợp, vì căn cứ vào Khoản 4 Điều 88 Hiến Pháp quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước, “Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam”. Và căn cứ vào Điều 91 Hiến pháp Việt Nam về hình thức thực hiện quyền của Chủ tịch nước “Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình“.
Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự: “Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Đối với những đối tượng thuộc tổ chức phản động thì không có lý do nào được ở lại để làm phương hại đến an ninh quốc gia. Với những diễn biến mới nhất về tổ chức khủng bố IS ở Philippines và sự gia tăng khủng bố tại Pháp, quyết định của Chủ tịch nước trong thời điểm này thể hiện trách nhiệm và thái độ kiên quyết của người đứng đầu Nhà nước trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, không cho khủng bố tồn tại và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó nhằm đảm bảo sự bình yên, hòa bình cho đất nước.
Và tất nhiên, quyết định đã khiến cho các đối tượng núp bóng “dân chủ” sợ hãi, bởi chúng cũng đang có hàng loạt các hoạt động điên cuồng chống phá Nhà nước. Chúng lên tiếng dưới cái vỏ bọc mỹ miều “đấu tranh cho Phạm Minh Hoàng” nhưng thực chất là đang lo sợ cho tương lai của chính mình.

      CTV An Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét