Để cuộc đấu tranh tư tưởng,
lý luận có hiệu quả; chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức
trách nhiệm về đấu tranh tư tưởng, lý luận. Các cấp ủy đảng, các ban, ngành,
địa phương và đơn vị trong hệ thống chính trị, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên,
quần chúng cần thấy rõ: Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay là một nhiệm
vụ chính trị vừa cấp bách, vừa thường xuyên và lâu dài của mỗi tổ chức, mỗi cá
nhân. Đây là cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa tư tưởng vô sản với tư tưởng tư sản,
giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa chống Cộng, dân tộc cực
đoan đang tận dụng thời cơ, nổi lên hết sức quyết liệt hiện nay ở nước ta. Đây
là cuộc đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng lý luận, đường lối, quan điểm của
Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ những giá trị tư
tưởng, lý luận đúng đắn, cũng đồng thời là bảo vệ những thành quả cách mạng mà
nhân dân ta đã đổ bao xương máu, hy sinh mới có được. Đây thực sự đang là cuộc
đấu tranh “một mất, một còn” giữa ta và địch. Mất trận địa tư tưởng, lý luận sẽ
mất tất cả. Do vậy, cần xác định, đấu tranh tư tưởng, lý luận không chỉ là việc
làm của riêng Đảng, Nhà nước và các cơ quan mà là cuộc đấu tranh của chính mỗi
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; mỗi người trước hết phải là một trận
địa vững vàng nhất và là một chiến sĩ đấu tranh có hiệu quả nhất.
Thứ hai, tiếp tục củng cố
“thế trận”, tổ chức lực lượng đấu tranh kịp thời, sắc bén và hiệu quả. Dưới sự
lãnh đạo thống nhất của Đảng, các cấp ủy đảng cần chủ động xây dựng kế hoạch,
nội dung đấu tranh trọng tâm, sát với sự chỉ đạo của trên; dự báo kịp thời với
sự phát triển của tình hình; phát huy triệt để các lực lượng tinh nhuệ, thiện
chiến, các chuyên gia khoa học hàng đầu, đội ngũ cán bộ đầu ngành, các nhà khoa
học, nhà báo và đông đảo các cộng tác viên nhiệt huyết và bản lĩnh cùng tham
gia đấu tranh. Mỗi cơ quan chuyên ngành, mỗi nhà khoa học, lãnh đạo và quản lý,
trước những tư tưởng phản động, thù địch có liên quan đến trực tiếp chuyên
ngành, lĩnh vực của mình phụ trách cần chủ động định hướng nội dung và triển
khai tổ chức, lực lượng đấu tranh kịp thời.
Thứ ba, chủ động định hình,
thiết lập hệ thống khung lý luận, luận cứ, luận điểm đấu tranh tư tưởng, lý
luận khoa học, sẵn sàng tuyên truyền và đáp trả những quan điểm, tư tưởng thù
địch. Đây là việc làm cấp bách hiện nay, cần có sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt,
tập trung, thống nhất từ Trung ương, Bộ, ngành liên quan đến các cơ quan nghiên
cứu và các nhà khoa học. Các cơ quan khoa học, các học viện, nhà trường hàng
đầu về khoa học xã hội và nhân văn trong cả nước phải là lực lượng tiên phong,
nòng cốt trong việc nghiên cứu, tham mưu cho Đảng, Nhà nước để xác lập hệ thống
các luận cứ đấu tranh tư tưởng, lý luận chính xác, thống nhất; đồng thời ra sức
giáo dục, tuyên truyền trong các cơ quan, đơn vị, tạo dựng được một hệ thống
cán bộ chuyên trách, sắc sảo về đấu tranh và hiệu quả trong tuyên truyền, giáo
dục quần chúng.
Thứ tư, kết hợp đa dạng, mở
rộng các hình thức đấu tranh với giáo dục, tuyên truyền, giải thích rộng khắp
trong quần chúng nhân dân. Phải làm cho cuộc đấu tranh giữ vững “trái tim, khối
óc” của nhân dân, không chỉ là việc làm, nhiệm vụ của hệ thống chính trị mà còn
là hành động tự giác của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; nhân dân chính là
người sáng tạo ra các hình thức đấu tranh mới. Phải huy động hết thảy những
người dân thực sự có tinh thần yêu nước chân chính, có năng lực và dũng khí
cùng tham gia đấu tranh, trở thành một phong trào toàn dân đấu tranh, áp đảo
chống các tư tưởng, quan điểm sai trái, thù địch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của Nhà nước, cần có những diễn đàn mới về đấu tranh tư tưởng của nhân
dân, trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên, các nhà
khoa học làm nòng cốt. Mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người dân cần trở thành người
chiến sĩ đấu tranh tích cực ngay từ cơ sở; tăng cường tổ chức các hội thảo, hội
nghị khoa học trong nước và quốc tế; tổ chức nhiều “vệt” đấu tranh tư tưởng, lý
luận phục vụ kịp thời cho các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại quan trọng của đất nước.
Thứ năm, đẩy mạnh công tác
quản lý nhà nước về báo chí và tuyên truyền. Có biện pháp quản lý chặt chẽ mạng
Internet, ngăn ngừa các trang mạng độc hại kết hợp với tăng cường mở mới, đa
dạng các trang mạng, báo chí có nội dung đấu tranh tư tưởng, lý luận của ta.
Đây là một nội dung, biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt quan trọng, nhằm ngăn
chặn tận “gốc” nguồn tuyên truyền, phát tán những tư tưởng, quan điểm sai trái,
thù địch; quản lý chặt chẽ, không để lộ, lọt, sơ hở về đăng tải thông tin theo
quy định của Nhà nước. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng nghiệp vụ về tin học cần
tăng cường theo dõi, kịp thời xử lý, khống chế có hiệu quả các trang mạng có
nội dung phản động; phối hợp cùng các cơ quan tuyên truyền từng bước làm chủ
thế trận tiến công về tư tưởng, lý luận trên mạng Internet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét