Vừa qua, các hoạt động phản biện và phản biện xã hội đã diễn
ra khá sôi động và mang lại hiệu quả khá tích cực trên toàn quốc. Tuy nhiên, do
nhận thức chưa đúng hoặc do động cơ sai trái nên một số người hoặc nhóm người ở
cả trong nước và nước ngoài đã mượn danh phản biện, phản biện xã hội để kích động,
làm phức tạp tình hình, thậm chí là phản lại cả lợi ích của quốc gia, dân tộc. Phản
biện là một nhu cầu của cuộc sống, bởi nhờ nó con người có thể loại bỏ những yếu
tố sai để tiếp cận tới sự hợp lý, hoàn mỹ hơn trong mỗi quyết định, hành vi của
mình. Trong khoa học, phản biện cũng là một trong các cách thức chủ yếu để các
nhà khoa học nâng cao trình độ. Còn trong đời sống xã hội, phản biện là một
công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ.
Với nhiều bạn trẻ, hiểu về phản biện còn đơn giản và nhiều
lý giải không giống nhau. Mặc dù chưa có định nghĩa chính xác nhất bởi chính nó
là một hiện tượng xã hội phức tạp, nhưng chúng ta có thể hiểu nôm na phản biện
xã hội là sự huy động trí tuệ, cảm xúc của xã hội, để góp ý, phân tích, nhận diện
những cái hay, cái dở, cái đúng, cái sai, cái tiến bộ, cái trì trệ trong những
sự việc xảy ra trong xã hội hay trong chính sách, chủ trương, đặc biệt là những
quyết sách lớn của nhà nước mà liên quan đến lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội,
làm cho chính sách ấy, quyết sách ấy hoàn thiện hơn.
Có thể nói phản biện xã hội có vai trò rất quan trọng. Tuy
nhiên sự phát triển của phản biện xã hội còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển
của xã hội, đặc biện phụ thuộc trình độ nhận thức của xã hội. Có một thực tế là
ở bất cứ quốc gia nào đều rất khó để xây dựng được những chính sách phù hợp với
cuộc sống nếu không có những ý kiến phản biện, góp ý chân thành và thẳng thắn.
Trong quá trình xây dựng đất nước, Nhà nước ta cũng sẽ gặp phải một số thiếu
sót, vướng mắc cần tiếp tục điều chỉnh và hoàn thiện. Thế nhưng, hiện nay có những
ý kiến của một số ít người tự cho là nhà dân chủ và bất đồng chính kiến trên mạng
internet, đang cố tình xuyên tạc, bóp méo nội hàm phản biện theo nghĩa hẹp, để
mượn cớ công kích các thiếu sót này. Đặc biệt những người này còn lợi dụng phản
biện xã hội, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để xuyên tạc các hoạt động
thể hiện chức năng của của nhà nước, lôi kéo người dân tham gia chống phá Đảng
và Nhà nước.
Các thế lực thù địch và những kẻ chống đối thường chờ những
lúc khó khăn, khủng hoảng để kích động người dân phản biện chống đối Đảng, tạo
khoảng cách giữa nhân dân và chính phủ. Điển hình như vụ việc khởi tố hành vi bắt
giữ người trái pháp luật ở Đồng Tâm để điều tra làm rõ vụ việc, cơ quan chức
năng chỉ khởi tố vụ án chứ chưa khởi tố bị can, nhưng những đối tượng chống đối
Đảng và Nhà nước đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết người dân Mỹ Đức về pháp luật để
nói xấu, bôi nhọ chính quyền. Hay trước đó, vụ việc nổ thiết bị lọc bụi ở lò
vôi Formosa Hà Tĩnh, mặc dù Chính quyền và các cơ quan chức năng đã làm rõ
nguyên nhân và đưa ra các cách khắc phục cũng như xử phạt hợp lý nhưng những đối
tượng chống đối cả trong và ngoài nước vẫn lợi dụng sự lo lắng, trăn trở
của người dân, dùng lời lẽ mê hoặc để lôi kéo người dân "phản biện",
bóp méo chủ trương, nói xấu Đảng, và chính quyền các cấp của Nhà nước ta.
Những đối tượng chống đối bịa đặt, thổi phồng vụ việc đổ lỗi
cho chính quyền dù không có những bằng chứng xác thực, nhân cơ hội này chúng vu
khống, phản đối, làm mất uy tín của các cơ quan chức năng, làm suy giảm lòng
tin của người dân. Nhiều người đã lợi dụng mạng internets, các phương tiện truyền
thông hiện đại, lợi dụng tâm lý đám đông, núp dưới danh nghĩa phản biện xã hội
đưa ra những ý kiến trái chiều, thiếu tính xây dựng, thậm chí mang tính chống đối,
phủ định chế độ. Bằng những chiêu trò, mánh khoé, thủ đoạn khác nhau, chúng suy
diễn, thổi phồng bôi đen những tiêu cực xã hội, gây rối loạn thông tin với mục
đích reo rắc lòng thù hận, chia rẽ, làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc, chia
rẽ tình quân dân của chúng ta. Những quan điểm, ý kiến họ nêu ra đã đi ngược lại
mong muốn của Đảng và nhân dân ta.
Phản biện xã hội đang tiếp tục diễn ra trong cuộc sống với
những tín hiệu tích cực, tuy nhiên chúng ta vẫn luôn luôn cần phải cảnh giác với
những thế lực chống phá. Vì vậy, hãy thật tỉnh táo trước những lời mời gọi tham
gia các hoạt động diễu hành, cảnh giác trước các luận điệu mị hoặc của các đối
tượng xấu, đừng để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng. Đặc biệt trong những sự
kiện lớn, những quyết sách lớn, nên thường động chạm đến nhiều tầng lớp, nhiều
người, chính vì thế có rất nhiều ý kiến khác nhau, đa chiều trong các luồng ý
kiến.
Không giang mạng là nơi để mọi người dân nói lên tiếng lòng
của mình, là một trong những điều kiện để tiếp tục mở rộng dân chủ, trưởng
thành về trí tuệ và cảm xúc nhân dân, nhưng đồng thời đây cũng là "mảnh
đất màu mở" mà các thế lực thù địch, những kẻ chống phá thường xuyên
tác động, lợi dụng lôi kéo, phản bác, phản đối, chống đối. Vì thế, khi phản
biện xã hội chúng ta cần phải chú ý đến mục đích của phản biện, đó là xây dựng,
xây dựng vì sự nghiệp chung, vì lợi ich chung, vì sự phát triển của đất nước.
Tiếp theo là phải có thái độ phản biện khoa học, cầu thị, góp ý chân thành, phải
có đủ luận điểm, luận cứ, luận chứng, chứ không phải thổi phồng, vu khống làm
sai lệch nội dung ban đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét